Hãy cho biết quan hệ giữa tính phi kim và độ âm điện của một nguyên tố.
Hãy cho biết quan hệ giữa sự biến đổi độ âm điện và sự biến đổi tính phi kim của các nguyên tố (thuộc các nhóm A) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố thì tính phi kim của các nguyên tố biến thiên cùng chiều với độ âm điện của chúng.
Hãy cho biết quan hệ giữa tính kim loại và tính phi kim của một nguyên tố.
Tính kim loại của một nguyên tố càng mạnh thì tính phi kim của nó càng yếu.
Bài 1 : Cho biết nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình tổng quát : 11X ; 6Y ; 19R ; 14T. Từ cấu hình electron, hãy so sánh độ âm điện, bán kính nguyên tử, tính kim loại giữa các nguyên tố trên.
Bài 2 : Cho biết quy luật biến thiên tính phi kim theo chu kỳ và nhóm của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học. Nêu tên 1 nhóm nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất?
Bài 3 : Cho các nguyên tố mà nguyên tử có ký hiệu: 9A, 15B, 16C, 17D. Từ cấu hình electron, hãy xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn và sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần
huhu giúp em gấp 3 bài này với ạ
Hãy cho biết chiều biến đổi tính kim loại, bản kính nguyên tử, tính phi kim, độ âm điện của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn theo chu kỳ và nhóm A. Hướng dẫn: Vẽ bảng biến đổi với 2 góc là F và Fr
Trình bày các quy luật về xu hướng biến đổi bán kinh, tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm.
- Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố:
+ Bán kính: xu hướng giảm dần do điện tích tăng dần nên hạt nhân sẽ hút electron lớp ngoài cùng mạnh hơn.
+ Tính kim loại có xu hướng giảm dần còn tính phi kim có xu hướng tăng dần. Do lực hút của hạt nhân tới electron hóa trị tăng, làm giảm khả năng nhường electron của nguyên tố.
+ Độ âm điện: xu hướng tăng dần do điện tích hạt nhân tăng lên, bán kính nguyên tử giảm dần nên khả năng hút cặp e liên kết càng mạnh.
- Trong một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố:
+ Bán kính: xu hướng tăng dần do số lớp electron tăng dần.
+ Tính kim loại có xu hướng tăng dần còn tính phi kim có xu hướng giảm dần.. Do lực hút của hạt nhân tới electron hóa trị giảm dần, làm tăng khả năng nhường electron.
+ Độ âm điện: xu hướng giảm dần do theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, lực hút của hạt nhân tới cặp electron liên kết giảm.
Ghi chú: Các quy luật về xu hướng biến đổi bán kinh, tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm chỉ áp dụng cho nguyên tố nhóm A.
Câu 1. Yếu tố nào sau đây không biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân của các nguyên tố nhóm A?
A. Độ âm điện.
B. Tính kim loại và tính phi kim.
C. Nguyên tử khối.
D. Tính axit và bazơ của các oxit cao nhất
2 .Cho: Na (Z=11), K (Z=19), P (Z=15), Cl (Z=17). Chiều tăng dần tính axit của dãy nào sau đây đúng?
A. Na2O<K2O<P2O5< Cl2O7.
B. K2O<Na2O<P2O5< Cl2O7.
C. P2O5< Cl2O7 <Na2O<K2O.
D. P2O5<Cl2O7<K2O<Na2O.
3. Các nguyên tố sau O, K, Al, F, Mg, P. Hãy chỉ ra thứ tự sắp xếp đúng theo chiều tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần
A. Mg, Al, K, F, P, O. B. Al, K, Mg, O, F, P. C. K, Mg, Al, F, O, P. D. K, Mg, Al, P, O, F.
4. Nhóm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là
A. O, F, N, P. B. F,O,N, P.
C. O, N, P, F. D. P, N, O, F.
11.Sự biến đổi tuần hoàn theo chu kì và theo nhóm A về:
+ Cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố.
+ Tính chất của nguyên tố hóa học (tính kim loại, phi kim, độ âm điện)
+ Tính chất của hợp chất (tính axit, tính bazơ)
nguyên tử của nguyên tố X có số hạt mang điện tích dương bằng số hạt không mangdieejn tích.Số hạt mang điện tích âm của nó là 20
a.Hãy tính toán xác định tên nguyên tố,số khối và kí hiệu nguyên tử của X
b. cho biết X là kim loại phi kim hay khí hiếm . Vì sao
a)
- Tên nguyên tố: Canxi
- Số khối: 40
- Kí hiệu: \(_{20}^{40}Ca\)
b) Cấu hình electron: \(\left[Ar\right]4s^2\)
\(\Rightarrow\) Canxi là kim loại vì có 2 electron lớp ngoài cùng
Dựa vào giá trị độ âm điện (F: 3,98; O: 3,44; Cl: 3,16; N: 3,04) hãy xét xem tính phi kim thay đổi như thế nào của dãy nguyên tố sau : F, O, N, Cl.
F | O | Cl | N | |
Độ âm điện | 3,98 | 3,44 | 3,16 | 3,04 |
Nhận xét: Tính phi kim của dãy nguyên tố : F, O, N, Cl giảm dần