Tìm giá trị của m để: Hai đường thẳng ( d 1 ): 5x – 2y = 3; ( d 2 ): x + y = m cắt nhau tại một điểm trên trục Oy. Vẽ hai đường thẳng này trên cùng một mặt phẳng tọa độ.
Nếu đường thẳng d1: x+2y-11=0 cắt đường thẳng d2: 5x-3y-3=0 tại điểm M(x;y). Tìm giá trị căn bậc hai của x^2+y^2
\(M=d_1\cap d_2\)
\(\Leftrightarrow\)M là nghiệm của hệ phương trình: \(\left\{{}\begin{matrix}x+2y-11=0\\5x-3y-3=0\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=3\\y=4\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow M\left(3;4\right)\)
\(\Rightarrow\sqrt{x^2+y^2}=\sqrt{3^2+4^2}=\sqrt{25}=5\)
Cho parabol (P): \(y=2x^2+6x-1\)
Tìm giá trị của k để đường thẳng Δ: \(y=x\left(k+6\right)+1\) cắt parabol tại hai điểm phân biệt M,N sao cho trung điểm của đoạn thẳng MN nằm trên đường thẳng d: \(4x+2y-3=0\)
Tìm giá trị của m để đường thẳng (d): y = (2m – 5)x – 5m đi qua giao điểm của hai đường thẳng ( d 1 ): 2x + 3y = 7 và ( d 2 ): 3x + 2y = 13
Gọi I là giao điểm của ( d 1 ) và ( d 2 ). Khi đó tọa độ của I là nghiệm của hệ phương trình:
Tọa độ điểm I là I(5; -1)
Đường thẳng (d): y = (2m – 5)x – 5m đi qua I(5; -1) nên tọa độ của I nghiệm đúng phương trình đường thẳng:
Ta có: -1 = (2m – 5).5 – 5m ⇔ -1 = 10m – 25 – 5m
⇔ 5m = 24 ⇔ m = 24/5
Vậy với m = 24/5 thì đường thẳng (d) đi qua giao điểm của hai đường thẳng ( d 1 ) và ( d 2 ).
Tìm giá trị của m để hai đường thẳng (d1): mx + y =1 và (d2): x - my = m + 6 cắt nhau tại một điểm M thuộc đường thẳng (d): x +2y = 8
MÌNH CẦN GẤP. MAI MÌNH THI RỒI
tìm giá trị của m để hai đường thẳng d1:mx+y=1 và d2:x-my=m+6 cắt nhau tại điểm M thuộc đường thẳng d:x+2y=8
Gọi A (x;y) là giao điểm của d, d1 và d2. tọa độ giao điểm điểm của A là nghiệm của hpt : d và d1. ( giải được nghiệm x, y sẽ chứa tham số m ), nếu có m ở mẫu thì tìm đk của xác định của m nhé
sau đó thay tọa độ A tìm được vào d2 sẽ tìm ra m .
cho hàm số:y=(m-1)x+2m-5 (d)
a)tìm giá trị của m để hàm số trên là hàm số đồng biến
b)tìm giá trị của m để đường thẳng (d) đi qua điểm M(2;1)
c)tìm giá trị của m để đường thẳng (d)//với đường thẳng y=3x+1
d)tìm giá trị của m để đường thẳng (d) cắt đường thẳng y=2x+3 tại 1 điểm trên trục tung
e)CMR: đường thẳng (d) luôn luôn đi qua 1 điểm cố định khi m thay đổi
a) Để hàm số đồng biến thì a>0 => m-1>0 <=> m>1
b) Thay M(2;1) vào h/s
1=(m-1).2+2m-5 => m=2
c) Để d song song với đường thẳng trên thì a=a' \(m-1=3\Leftrightarrow m=4\)
d) Cắt 1 điểm trên trục tung thì b=b' \(\Leftrightarrow2m-5=3\Leftrightarrow m=4\)
Tiếp tục với bài của bạn Elza Julius Ruventaren
e) Gọi điểm cố định là \(M\left(x_0;y_0\right)\)
\(\Leftrightarrow\left(m-1\right)x_0+2m-5=y_0\) \(\left(\forall m\right)\)
\(\Leftrightarrow mx_0-x_0+2m-5=y_0\) \(\left(\forall m\right)\)
\(\Leftrightarrow m\left(x_0+2\right)=y_0+x_0+5\) \(\left(\forall m\right)\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_0+2=0\\y_0+x_0+5=0\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_0=-2\\y_0=-3\end{matrix}\right.\)
Vậy (d) luôn đi qua điểm cố định \(\left(-2;-3\right)\)
1) a) Tính giá trị của biểu thức \(\sqrt{\left(\sqrt{3}-2\right)^2}\)+\(\sqrt{3}\)
b) Tìm các giá trị của tham số m để hai đường thẳng (d):y=(m+2).x-m (m≠-2) và (d'):y = -2x-2m+1 cắt nhau.
c) Tìm hệ số góc của đường thẳng (d):y=(2m-3)x+m ( với m≠\(\dfrac{3}{2}\)) biết (d) đi qua điểm A (3;-1)
a) √(√3 - 2)² + √3
= 2 - √3 + √3
= 2
b) Để (d) và (d') cắt nhau thì:
m + 2 ≠ -2
m ≠ -2 - 2
m ≠ -4
Vậy m ≠ -4 thì (d) cắt (d')
c) Thay tọa độ điểm A(3; -1) vào (d) ta có:
(2m - 3).3 + m = -1
⇔ 6m - 9 + m = -1
⇔ 7m = -1 + 9
⇔ 7m = 8
⇔ m = 8/7 (nhận)
Thay m = 8/7 vào (d) ta có:
(d): y = -5x/7 - 8/7
Vậy hệ số góc của (d) là -5/7
tìm giá trị của tham số m để hai đường thẳng sau song song : y=(2m+1)x+1 và y= 5x-3m+1
để 2 đt song song
\(\left\{{}\begin{matrix}2m+1=5\\-3m+1\ne1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}m=2\\-3m\ne0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}m=2\\m\ne0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow m=2\)
Hai đường thẳng song song khi:
\(\left\{{}\begin{matrix}2m+1=5\\1\ne-3m+1\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}2m=4\\-3m\ne0\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow m=2\)
Để hai đường song song thì 2m+1=5
hay m=2
Tìm giá trị của a và b để hai đường thẳng:
( d 1 ): (3a – 1)x + 2by = 56 và ( d 2 ): 1 2 a x - 3 b + 2 y = 3 cắt nhau tại điểm M(2; -5).
Hai đường thẳng:
( d 1 ): (3a – 1)x + 2by = 56 và ( d 2 ): 1 2 a x - 3 b + 2 y = 3 cắt nhau tại điểm M(2; -5) nên tọa độ của M là nghiệm của hệ phương trình:
Thay x = 2, y = -5 vào hệ phương trình, ta có:
Vậy khi a = 8, b = -1 thì hai đường thẳng (d1): (3a – 1)x + 2by = 56 và (d2): 1 2 a x - 3 b + 2 y = 3 cắt nhau tại điểm M(2; -5).