Trình bày đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ờ nước ta
Trình bày đặc điểm phát triển, phân bố của ngành trồng trọt và chăn nuôi ở nước ta
Đặc điểm phát triển, phân bố của ngành trồng trọt và chăn nuôi ở nước ta là:
*Ngành trồng trọt:
a)Cây lương thực
- Lúa là cây lương thực chính
- Lúa được trồng ở nhiều nơi nhưng tập trung chủ yếu ở đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
b)Cây công nghiệp
- Cây công nghiệp phân bố hầu hết trên 7 vùng sinh thái nông nghiệp cả nước
- Tập trung nhiều ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
c)Cây ăn quả
- Nước ta ó nhiều tiềm năng về thiên nhiên để phát triển các loại cây ăn quả
- Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả nhiều nhất nước ta
*Ngành chăn nuôi
- Chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp
a)Chăn nuôi trâu,bò
-Trâu,bò nuôi nhiều ở Trung du và miền núi chủ yếu để lấy thịt,sữa,sức kéo
b)Chăn nuôi lợn
-Lợn nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng,đồng bằng sông Cửu Long, là nơi có nhiều lương thực và đông dân,chủ yếu để lấy thịt
c)Chăn nuôi gia cầm
- Gia cầm nuôi nhiều ở vùng đồng bằng,chủ yếu để lấy thịt và trứng
1 Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở Châu Á
2 Tình hình phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp của các nước châu Á
3 Tình hình phát triển và phân bố của ngành công nghiệp của các nước châu Á
Em hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ?
- Trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Điều này thể hiện rõ trong quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ. (0,25 điểm)
- Số dân, cơ cấu độ tuổi, giới tính, sức mua của dân cư... đề ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu của các ngành dịch vụ. (0,25 điểm)
- Sự phân bố các ngành dịch vụ cần phải gắn với người tiêu dùng, vì vậy gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư. (0,25 điểm)
- Truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của dân cư có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dịch vụ. (0,25 điểm)
- Đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân bố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. (0,25 điểm)
Trình bày sự phát triển và phân bố của các ngành nông nghiệp-dịch vụ-bưu chính viễn thông
Trình bày tình hình phát triển và phân bố của các ngành kinh tế Châu Á ( Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ)?
+ Nêu tình hình phát triển về nông nghiệp của các nước châu Á?
+ Sự phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu của các khu vực châu Á?
+ Nêu đặc điểm tình hình phát triển công nghiệp Châu Á?
+ Nêu một số nét về ngành dịch vụ châu Á?
Một số nét về ngành dịch vụ châu Á
- Các hoạt động dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, viễn thông, du lịch,...) được các nước rất coi trọng.
- Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc là những nước có ngành dịch vụ phát triển cao.
Đặc điểm tình hình phát triển công nghiệp Châu Á
Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa dạng, nhưng phát triển chưa đều:
- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu.
- Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo (máy công cụ, phương tiện giao thông vận tải), điện tử,... phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,...
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt, chế biến thực phẩm,...) phát triển ở hầu hết các nước.
Tình hình phát triển về nông nghiệp của các nước châu Á
- Ở châu Á, lúa gạo là loại cây lương thực quan trọng nhất. Cây lúa thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Trái lại, cây lúa mì và cây ngô được trồng chủ yếu ở các vùng đất cao và khí hậu khô hơn.
- Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và khoảng 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới (năm 2003).
- Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước đây thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.
- Một số nước như Thái Lan, Việt Nam hiện nay trở thành những nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ nhì thế giới.
- Các vật nuôi ở châu Á cũng rất đa dạng:
+ Ở các vùng khí hậu ẩm ướt, vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà, vịt,...
+ Ở các vùng khí hậu tương đối khô hạn, vật nuôi chủ yếu là dê, bò, ngựa, cừu,... Đặc biệt, Bắc Á thuộc vùng khí hậu lạnh, vật nuôi quan trọng nhất là tuần lộc.
1 - Nêu tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm ??
2 - Kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm.
3 - Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những ngành nào ?? Trình bày đặc điểm và phân bố các ngành đó
4 -Tại sao cần phát triển công nghiệp xanh ??
Câu 1:
Tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam có sự thay đổi theo thời gian. Dưới đây là một số ngành công nghiệp trọng điểm và tình hình phát triển của chúng:
1. Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất:
- Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất đã đóng góp lớn vào nền kinh tế Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao trong GDP và xuất khẩu. Các ngành công nghiệp như sản xuất điện tử, ô tô, máy móc, dệt may, gỗ và nông nghiệp chế biến đã phát triển mạnh mẽ.
2. Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng:
- Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước. Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành này với các dự án khai thác dầu khí và mỏ gas, cũng như phát triển năng lượng tái tạo như điện gió và năng lượng mặt trời.
3. Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản:
- Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản đã có sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt trong các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Việc đầu tư vào hạ tầng giao thông, nhà ở và các dự án đô thị đã thúc đẩy sự phát triển của ngành này.
4. Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp:
- Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguồn thực phẩm cho dân số. Sản xuất lương thực, chế biến thủy sản, chế biến gia cầm và sản xuất đường là những ngành được đặc biệt quan tâm.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm không đồng đều giữa các khu vực và kinh đô thị của Việt Nam. Các thành phố lớn và khu vực ven biển thường có sự tập trung cao hơn các vùng nông thôn hay khu vực nội địa. Đồng thời, việc hỗ trợ và khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm vẫn được chính phủ Việt Nam quan tâm và thúc đẩy để đạt được sự cân bằng phát triển kinh tế và xã hội.
Câu 2:
Dưới đây là một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam:
1. Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất:
- Ngành điện tử và viễn thông.
- Ngành ô tô và xe máy.
- Ngành máy móc và thiết bị công nghiệp.
- Ngành dệt may và da giày.
- Ngành gỗ và sản phẩm gỗ.
2. Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng:
- Ngành khai thác dầu khí và mỏ gas.
- Ngành điện lực và nhiệt điện.
- Ngành năng lượng tái tạo (điện gió, năng lượng mặt trời).
3. Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản:
- Ngành xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.
- Ngành bất động sản và quản lý nhà ở.
4. Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp:
- Ngành sản xuất lương thực và chế biến thực phẩm.
- Ngành chế biến thủy sản.
- Ngành chế biến gia cầm.
- Ngành sản xuất đường.
5. Ngành công nghiệp hóa chất:
- Ngành sản xuất phân bón và hóa chất công nghiệp.
- Ngành sản xuất sơn và chất tẩy rửa.
6. Ngành công nghiệp điện tử và tin học:
- Ngành sản xuất linh kiện điện tử.
- Ngành sản xuất máy tính và thiết bị viễn thông.
Câu 3:
Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm các ngành chính sau:
1. Ngành năng lượng tái tạo:
- Điện gió: Sản xuất điện từ sức gió thông qua việc lắp đặt các tuabin gió trên mặt đất hoặc trên biển.
- Năng lượng mặt trời: Sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời để chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng.
- Năng lượng thủy điện: Sử dụng lực nước chảy để sản xuất điện.
2. Ngành khai thác và chế biến năng lượng hóa thạch:
- Khai thác và chế biến dầu mỏ: Bao gồm quá trình khai thác, vận chuyển, xử lý và chế biến dầu mỏ thành các sản phẩm như xăng, dầu diesel và dầu mỡ.
- Khai thác và chế biến than: Sản xuất điện từ than đá và sử dụng than cốc trong quá trình sản xuất thép.
- Khai thác và chế biến gas: Bao gồm quá trình khai thác và chế biến gas tự nhiên.
Đặc điểm và phân bố của các ngành công nghiệp năng lượng có thể được mô tả như sau:
1. Ngành năng lượng tái tạo:
- Đặc điểm: Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, không gây ra khí thải ô nhiễm và có tiềm năng tái tạo không giới hạn.
- Phân bố: Các dự án điện gió và điện mặt trời phân bố rải rác trên toàn quốc, với sự tập trung cao ở các khu vực có điều kiện thuận lợi như miền Trung và Tây Nguyên.
2. Ngành khai thác và chế biến năng lượng hóa thạch:
- Đặc điểm: Sản xuất năng lượng từ nguồn năng lượng hóa thạch, góp phần vào cung cấp năng lượng phổ biến và ổn định.
- Phân bố: Các ngành công nghiệp này phân bố chủ yếu tại các khu vực có tiềm năng khoáng sản giàu, chẳng hạn như Bắc Bộ (đá vôi) và miền Nam (dầu mỏ).
Trình bày những điều kiện thuận lợi , vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp Khai thác dầu khí
Trình bày những điều kiện thuận lợi , đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp điện lực
Trình bày đặc điểm phân bố ngành dịch vụ? Sự phân bố ngành dịch vụ phụ thuộc chủ yếu vào những yếu tố nào?
Đặc điểm phân bố :
- Sự phân bố ngành dịch vụ gắn liền với phân bố dân cư và sự phát triển sản xuất.
- Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta.
Sự phân bố của dịch vụ phụ thuộc nhiều yếu tố như địa hình ; khí hậu; sự phân bố công nghiệp, nhưng quan trọng nhất là sự phân bố của dân cư.
Trình bày đặc điểm phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ của châu phi
Tham Khảo
- Các mặt hàng xuất khẩu : sản phẩm cây công nghiệp và khoáng sản chưa chế biến.
- Các mặt hàng nhập khẩu : máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng và lương thực.
⇒ Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước ở châu Phi tương đối đơn giản do kinh tế phát triển phiến diện.
- Có các cảng biển : Ca-xca-blan-ca; An-giê; Mom-ba-xa; Đuôc-ban; Kêp-tao; La-gôt; A-bit-gian; Đa-ca.
Đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp châu Phi:
-Công nghiệp châu Phi chậm phát triển (chiếm 2% giá trị sản lượng công nghiệp của thế giới).
-Chủ yếu là công nghiệp khai thác khoáng sản
Đặc điểm dịch vụ châu Phi:
- Các mặt hàng xuất khẩu : sản phẩm cây công nghiệp và khoáng sản chưa chế biến.
- Các mặt hàng nhập khẩu : máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng và lương thực.
⇒ Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước ở châu Phi tương đối đơn giản do kinh tế phát triển phiến diện.
- Có các cảng biển : Ca-xca-blan-ca; An-giê; Mom-ba-xa; Đuôc-ban; Kêp-tao; La-gôt; A-bit-gian; Đa-ca.