Những câu hỏi liên quan
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Doraemon
31 tháng 3 2017 lúc 20:01

1. Sông hồng

2. Sông Thái Bình

3. Sông Kì Cung - Bằng Giang

4. Sông Mã

5. Sông Cả

6. Sông Thu Bồn

7. Sông Ba (Đà Rằng)

8. Sông Mê Công (Cửu Long)

Bình luận (0)
Alone
31 tháng 3 2017 lúc 20:05

- Sông Hồng

- Sông Thái Bình

- Sông Bằng Giang- Kỳ Cùng

- Sông Mã

- Sông Cả

- Sông Thu Bồn

- Sông Đà Nẵng ( Ba)

- Sông Đồng Nai

- Sông Cửu Long

Bình luận (0)
dương thùy
1 tháng 4 2017 lúc 20:29

1.sông hồng

2.sông thái bình

3.sông kì cùng-bằng giang

4.sông mã

5.sông cả

6.sông thu bồn

7.sông ba(đà rằng)

8.sông đồng nai

9.sông mê công(cửu long)

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 22:59

Tham khảo
1.

- Hướng dẫn: quan sát bản đồ lưu vực các hệ thống sông ở Việt Nam và xác định:

+ Hệ thống sông Hồng

+ Hệ thống sông Thu Bồn

+ Hệ thống sông Cửu Long.
2.

(*) Lựa chọn: phân tích đặc điểm của hệ thống sông Hồng

(*) Trình bày:

a. Đặc điểm mạng lưới sông:

- Là hệ thống sông lớn thứ 2 cả nước sau hệ thống sông Mê Kông.

- Hệ thống sông được cung cấp nước bởi hơn 600 phụ lưu, trong đó có 2 phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô. Các phụ lưu lớn hợp với dòng chính sông Hồng tạo thành mạng lưới sông hình nan quạt, hội tụ tại Việt Trì (Phú Thọ).

- Sông Hồng đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa chính Ba Lạt và nhiều chi lưu khác.

b. Đặc điểm chế độ nước sông:

- Chế độ nước sông có hai mùa rõ rệt (mùa lũ và mùa cạn)

+ Mùa lũ: bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10 phù hợp với mùa mưa. Lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm.

+ Mùa cạn: bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.

- Do mạng lưới sông có dạng nan quạt, nên khi mưa lớn, nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt.

- Các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng có ảnh hưởng quan trọng, làm chế độ nước sông điều hoà hơn.

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phước Thịnh
14 tháng 8 2023 lúc 22:59

2:

Tham khảo:

 

Hệ thống sông Cửu Long:

- Chiều dài dòng chính: 4300km, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy tới Phnom Pênh chia thành 3 nhánh:

+ Một nhánh chảy vào hồ Tông-lê Sáp (Cam-pu-chia)

+ Hai nhanh sông Tiền và sông Hậu chảy vào Việt Nam.

- Có nhiều phụ lưu.

- Chế độ nước đơn giản, điều hòa.

- Mùa lũ kéo dài 5 tháng, chiếm hơn 75% tổng lượng nước cả năm.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
14 tháng 8 2023 lúc 22:57

Tham khảo

Đặc điểm sông ngòi:

-Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước, chủ yếu là sông nhỏ.

-Sông chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung, một số sông chảy theo hướng tây - đông,...

-Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta phân hai mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn, do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm tới 70 ~ 80% tổng lượng nước cả năm.

-Sông ngòi nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ m)/năm) và lượng phù sa khá lớn (tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm).

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Toru
13 tháng 8 2023 lúc 21:14

#Tham_khảo:

- Nước ta có 9 hệ thống sông lớn là: Hồng, Thái Bình, Kỳ Cùng - Bằng Giang, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba (Đà Rằng), Đồng Nai và Cửu Long.

- Chế độ nước của hệ thống sông Hồng:

+ Là hệ thống sông lớn nhất ở phía bắc nước ta, chảy theo hướng tây bắc - đông nam.

+ Toàn bộ hệ thống sông có trên 600 phụ lưu, trong đó có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô.

+ Ở vùng đồng bằng, sông Hồng có nhiều chi lưu kết nối với hệ thống sông Thái Bình trước khi đổ ra biển.

+ Chế độ dòng chảy khá đơn giản với mùa lũ dài khoảng 5 tháng, tập trung tới 75 - 80% tổng lượng nước cả năm. Do mùa lũ xảy ra đồng thời giữa sông chính và các phụ lưu nên lũ thường lên nhanh.

- Chế độ nước của hệ thống sông Thu Bồn:

+ Là hệ thống sống lớn ở duyên hải miền Trung nước ta.

+ Toàn bộ hệ thống sông có hơn 80 phụ lưu chảy theo các hướng khác nhau, nhưng đoạn dòng chảy chính ở hạ lưu khi đổ ra biển có hướng tây - đông.

+ Mùa lũ thường kéo dài khoảng 3 tháng vào thu - đông nhưng tập trung khoảng 65% tổng lượng nước cả năm.

+ Do độ dốc địa hình lớn, hình dạng sông và chế độ mưa phân mùa mạnh mẽ nên sông thường xảy ra lũ lớn, lũ lên nhanh và rút nhanh.

- Chế độ nước của hệ thống sông Cửu Long:

+ Là phần dòng chảy thuộc hạ lưu hệ thống sông Mê Công.

+ Hệ thống sông Mê Công có rất nhiều phụ lưu (trong đó có hơn 280 phụ lưu trên lãnh thổ nước ta). Khi chảy về lãnh thổ Việt Nam, sông chia thành hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu.

+ Chế độ nước đơn giản và khá điều hòa, mùa lũ dài khoảng 5 tháng, chiếm 75 - 80% tổng lượng nước cả năm.

+ Do sông có diện tích lưu vực lớn, độ dốc nhỏ nên lũ thường lên chậm và rút chậm. Tuy nhiên, hệ thống sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển, đặc biệt là trong mùa cạn.

Bình luận (0)
Thanh Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền My
27 tháng 4 2016 lúc 21:31

1. 9 hệ thống sông lớn của nước ta là: S.Hồng, S.Thái Bình, S.Kì cùng, S.Bằng Giang, S.Mã, S.Cả, S.Thu Bồn, S.Ba(S.Đà Rằng), S.Đồng Nai, S.Mê Công(S.Cửu Long)

2. T.Phố Hà Nội nằm trên bờ con sông Đáy; T.Phố Hồ Chí Minh nằm trên bờ con sông Đồng Nai; Đà Nẵng nằm trên bờ con sông Thu Bồn; Cần Thơ nằm trên bờ con sông Hậu.

3. Cách phòng chống :

_ Đồng bằng sông Hồng: đắp đê lớn chống lụt, tiêu lũ theo sông nhánh và ô trũng, bơm nước từ đồng ruộng ra sông.

_ Đồng bằng sông Cửu Long: đắp đê bao hạn chế lũ nhỏ, tiêu lũ ra vùng biển phía tây theo các kênh rạch, làm nhà nổi, làng nổi, xây dựng các làng tại các vùng đất cao hạn chế tác động của lũ.

Chúc bạn học tốt.haha

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Xuân Diệu
20 tháng 2 2018 lúc 10:36

1.Tên 9 hệ thống sông chính ở nước ta:-s.Hồng

-s.Thái Bình

-s.Kì Cùng -Bằng Giang

-s.Mã

-s.Cả

-s.Thu Bồn

-s.Ba

-s.Đồng Nai

-s.Mê Công

2. - Hà Nội nằm bên bờ sông Hồng

- TP.HCM nằm cạnh sông Mê Công

- Đà Nẵng nằm cạnh sông Ba

- Cần Thơ nằm cạnh sông Hậu Giang

Bình luận (1)
Nguyễn Thị Xuân Diệu
20 tháng 2 2018 lúc 10:38

mk quên còn 3 .bổ sung:

đồng bằng sông Hồng

đồng bằng sông Cửu Long.

- Đắp đê lớn chống lụt.

- Tiêu lũ theo sông nhánh và ô trũng.

- Bơm nước từ đồng ruộng ra sông.

- Đắp đê bao hạn chế lũ nhỏ.

- Tiêu lũ ra vùng biển phía tây theo các kênh rạch.

- Làm nhà nổi, làng nổi.

-Xây dựng làng tại các vùng đất cao, hạn chế tác động của lũ.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 5 2019 lúc 14:31

Đáp án D

Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 10:

B1. Quan sát bảng chú giải để nhận biết tên của 9 hệ thống sông lớn.

B2. Xác định được:

- Các hệ thống sông lớn là sông Hồng, sông Mã, sông Thu Bồn.

=> Loại đáp án A, B, C

 

- Sông nhỏ là: sông Gianh

Bình luận (0)
Thư Nguyễn
Xem chi tiết
_chill
21 tháng 3 2022 lúc 20:38

A

Bình luận (0)
Lê Michael
21 tháng 3 2022 lúc 20:38

A

Bình luận (0)
Mỹ Hoà Cao
21 tháng 3 2022 lúc 20:39

A

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 3 2017 lúc 4:56

Dựa vào kí hiệu ở bảng chú giải để tìm vị trí và lưu vực của chin hệ thống sông nêu trong bảng 34.1

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 23:37

Tham khảo
1.
loading...
2.

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước:

+ Việt Nam có 2360 con sông có chiều dài dài trên 10km.

+ 93% các sông nhỏ và ngắn. Một số sông lớn là: sông Hồng, sông Mê Công,…

- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà,...) và hướng vòng cung (sông Thương, sông Lục Nam,…); một số sông chảy theo hướng tây - đông.

- Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta có hai mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.

- Sông ngòi nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ m3/ năm) và lượng phù sa khá lớn (khoảng 200 triệu tấn/năm).

Bình luận (0)