Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 7 2018 lúc 15:17

- Khái niệm: Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lý. (0,25 điểm)

- Biểu hiện: Trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại ảnh hưởng nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ. (0,5 điểm)

- Ý nghĩa thực tiễn: Cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lý của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng. (0,25 điểm)

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Doraemon
1 tháng 4 2017 lúc 22:47

- Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.
- Biểu hiện của quy luật: Trong tự nhiên bất kì lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

- Ý nghĩa thực tiễn: Cho chúng ta thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
1 tháng 4 2017 lúc 22:47

- Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.
- Biểu hiện của quy luật: Trong tự nhiên bất kì lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

- Ý nghĩa thực tiễn: Cho chúng ta thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng



Bình luận (0)
Mai Hà Chi
1 tháng 4 2017 lúc 22:48

- Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh cùa lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ cùa lớp vỏ địa lí.

- Biểu hiện: Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sỗ dẫn tới sự thay đổi cùa các thành phần còn lại. Ví dụ: khi khí hậu biến đổi từ khô hạn sang ẩm ướt kéo theo một loạt các biến đổi cùa các thành phần tự nhiên khác: chế độ dòng chảy thay đổi; quá trình xói mòn đất tăng cường; làm thực vật phát triển mạnh; quã trình phá hủy đá và hình thành đất nhanh hơn...

- Quy luật này giúp chúng ta nhận thức sâu sắc sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí cùa bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí:

- Khái niệm: Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.

- Biểu hiện:

+ Trong vỏ địa lí, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần tác động và phụ thuộc lẫn nhau.

+ Nếu 1 thành phần thay đổi => sự thay đổi các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

- Ý nghĩa thực tiễn:

+ Có thể dự báo trước về sự thay đổi các thành phần tự nhiên khi sử dụng chúng.

+ Cần nghiên cứu tỉ mỉ, chính xác tất cả các đặc điểm địa lí của mọi lãnh thổ trước khi sử dụng, khai thác.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
1 tháng 9 2023 lúc 16:23

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 1 (Quy luật địa đới).

Lời giải chi tiết:

- Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và các cảnh quan theo vĩ độ (từ Xích đạo về cực).

- Biểu hiện:

+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất: phụ thuộc lượng bức xạ mặt trời.

+ Sự phân bố các đai khí áp và gió trên Trái Đất: các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ nhau qua đai áp thấp xích đạo.

+ Các đới khí hậu trên Trái Đất: sự phân hóa theo vĩ độ, hình thành 7 đới khí hậu từ Xích đạo về 2 cực.

+ Sự hình thành các đới đất và các đới thực vật trên Trái Đất.

- Ý nghĩa: Có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống và sản xuất.

Bình luận (0)

- Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và các cảnh quan theo vĩ độ (từ Xích đạo về cực).

- Biểu hiện:

+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất: phụ thuộc lượng bức xạ mặt trời.

+ Sự phân bố các đai khí áp và gió trên Trái Đất: các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ nhau qua đai áp thấp xích đạo.

+ Các đới khí hậu trên Trái Đất: sự phân hóa theo vĩ độ, hình thành 7 đới khí hậu từ Xích đạo về 2 cực.

+ Sự hình thành các đới đất và các đới thực vật trên Trái Đất.

- Ý nghĩa: Có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống và sản xuất.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
1 tháng 9 2023 lúc 16:23

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 2 (Quy luật phi địa đới).

Lời giải chi tiết:

Quy luật phi địa đới:

- Khái niệm: Là quy luật phân bố của các thành phần địa lí và các cảnh quan không phụ thuộc vào sự phân bố của bức xạ mặt trời (địa đới).

- Biểu hiện: Sự phân hóa địa ô và sự hình thành các vành đai theo vĩ độ.

Quy luật địa ô:

+ Khái niệm: là sự phân hóa theo kinh độ của các thành phần tự nhiên tùy theo mức độ xa bờ đại dương tới trung tâm lục địa.

+ Nguyên nhân: ảnh hưởng của biển không đồng nhất và địa hình.

+ Biểu hiện: sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.

Quy luật đai cao:

+ Khái niệm: là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo độ cao địa hình.

+ Nguyên nhân: nhiệt độ giảm theo độ cao, sự thay đổi lượng mưa và độ ẩm.

+ Biểu hiện: sự phân bố các vành đai đất, thực vật theo độ cao.

- Ý nghĩa thực tiễn:

+ Tác động đến sự phân bố nhiệt, ẩm trên Trái Đất và quyết định thành phần khoáng của đất, nước, các chất hữu cơ,…

+ Làm đa dạng, phong phú các đới thiên nhiên => phát triển kinh tế - xã hội (đặc biệt là nông nghiệp).

Bình luận (0)

- Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật về sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ và theo độ cao.

- Biểu hiện:

+ Theo kinh độ (quy luật địa ô):

Là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ.

Sự phân bố lục địa và đại dương => khí hậu và một số thành phần tự nhiên (nhất là thực vật) thay đổi từ đông sang tây.

+ Theo đai cao (quy luật đai cao):

Là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình.

Sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao ở miền núi kéo theo sự phân bố các vành đai thực vật và nhóm đất theo độ cao địa hình.

 

- Ý nghĩa thực tiễn: Quy luật đai cao cho phép xác định được các định hướng chung và biện pháp cụ thể để ứng xử với tự nhiên một cách hợp lí trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống hằng ngày.

- Ví dụ minh họa: Gần biển có tính chất đại dương rõ rệt, càng vào sâu trong lục địa thì tính chất lục địa càng tăng.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 1 2019 lúc 15:13

Giải thích :Mục II, SGK/75 địa lí 10 cơ bản.

Đáp án: B

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
13 tháng 11 2017 lúc 3:05

Đáp án là B

Biểu hiện không thể hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là những trận động đất lớn trên lục địa gây ra hiện tượng sóng thần vì động đất là do các hoạt động của nội lực gây ra.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Ví dụ 1: Khí hậu (lượng mưa tăng) thì sông ngòi (lưu lượng nước, dòng chảy tăng) dẫn tới địa hình (mức độ xói mòn tăng) và thổ nhưỡng (lượng phù sa tăng).

- Ví dụ 2: Thực vật rừng bị phá hủy sẽ làm cho địa hình (xói mòn), khí hậu bị biến đổi và thổ nhưỡng (đất biến đổi).

- Ví dụ 3: Khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến sông ngòi (thay đổi chế độ dòng chảy) làm cho địa hình (xói mòn mạnh, phá hủy đá) và quá trình hình thành đất diễn ra nhanh hơn (thổ nhưỡng), thực vật phát triển mạnh (sinh quyển).

Bình luận (0)