TAM GIÁC ABC VUÔNG TẠI A. GÓC B CÓ SỐ ĐO LÀ 60 ĐỘ. BA=4.5CM. TÍNH BC
Tam giác ABC vuông tại A, có góc B= 60 độ. Tia phân giác của góc B cắt AC ở D. Từ D kẻ DE vuông góc với BC tại E
a) Chứng minh rằng BA=BE
b) Tính số đo góc EDC
a: Xét ΔBAD vuông tại A và ΔBED vuông tại E có
BD chung
góc ABD=góc EBD
=>ΔBAD=ΔBED
=>BA=BE
b: góc ADE=180-60=120 độ
=>góc EDC=60 độ
Tam giác ABC vuông tại A, có góc B=60 độ. Tia phân giác của góc B cắt AC ở D. Từ D kẻ DE vuông góc với BC tại E
a) chứng minh rằng: BA=BE
b) tính số đo góc EDC
a) Xét hai tam giác vuông: ∆ABD và ∆EBD có:
∠ABD = ∠EBD (BD là phân giác của B)
BD chung
⇒ ∆ABD = ∆EBD (cạnh huyền - góc nhọn)
⇒ BA = BE (hai cạnh tương ứng)
b) Do ∆ABC vuông tại A
⇒ ∠B + ∠C = 90⁰
⇒ ∠C = 90⁰ - ∠B
= 90⁰ - 60⁰
= 30⁰
∆DEC vuông tại E có
∠C = 30⁰
∠EDC + ∠C = 90⁰
⇒ ∠EDC = 90⁰ - ∠C
= 90⁰ - 30⁰
= 60⁰
cho tam giác abc vuông tại a có góc b = 60 độ. trên bc lấy điểm h sao cho hb = ba, từ h kẻ he vuông góc bc tại h (e thuộc ac)
a) tính số đo góc C
b) chứng minh be là tia phân giác góc b
c) gọi k là giao điểm của ba và he. chứng minh rằng be vuông góc với kc
a: góc C=90-60=30 độ
b: Xét ΔBAE vuông tại A và ΔBHE vuông tại H có
BE chung
BA=BH
=>ΔBAE=ΔBHE
=>góc ABE=góc HBE
=>BE là phân giác của góc ABC
c: Xét ΔEAK vuông tại A và ΔEHC vuông tại H có
EA=EH
góc AEK=góc HEC
=>ΔEAK=ΔEHC
=>EK=EC và AK=HC
mà BA=BH
nên BK=BC
mà EK=EC
nên BE là trung trực của KC
=>BE vuong góc KC
Tam giác ABC vuông tại A có góc B = 60 độ,AB=3cm. AM là đường trung tuyến của tam giác. Tính độ dài cạnh BC và số đo góc MAC?
cho tam giác ABC vuông tại A có góc B = 60 độ
a, tính số đo góc C
b, trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BE = BA ,tia phân giác của góc B cắt AC tại D. Chứng minh DE vuông góc với BC
c, đường thẳng DE cắt đường thẳng ABc tại I, BD cắt IC tại K. Chứng minh K là trung điểm của IC
a: \(\widehat{C}=90^0-60^0=30^0\)
b: Xét ΔBAD và ΔBED có
BA=BE
\(\widehat{ABD}=\widehat{EBD}\)
BD chung
Do đó: ΔBAD=ΔBED
Suy ra: \(\widehat{BAD}=\widehat{BED}=90^0\)
hay DE⊥CB
Cho tam giác ABC vuông tại A có góc B = 60 độ
a)Tính số đo góc C và so sánh độ dài 3 cạnh của tam giác ABC.
b)Vẽ BD là tia phân giác của góc ABC (D thuộc AC). Qua D vẽ DK vuông góc với BC (K thuộc BC). Chứng minh tam giác BAD=tam giác BKD.
c)Chứng minh tam giác BDC cân và K là trung điểm BC.
d)Tia KD cắt BA tại I. Tính độ dài cạnh ID biết AB=3cm (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất).
GIÚP MÌNH VỚI CÁC BẠN ƠI!!!
ARIGATO!!!
Cho tam giác ABC vuông tại A, có góc ABC = 60*. Trên tia BC lấy điểm D sao cho BD = BA. Đường thẳng vuông góc với BC tại D cắt cạnh AC tại E, cắt tia BA tại F.
a) Tính số đo góc ACB và so sánh độ dài các cạnh của tam giác ABC.
b) Chứng minh: BE là đường trung trực của đoạn thẳng AD và BE là tia phân giác của góc ABC.
c) Chúng minh: AD // FC.
d) Chứng minh: AC = 3DE.
Bài làm
a) Xét tam ABC vuông tại A có:
\(\widehat{ACB}+\widehat{ABC}=90^0\)( hai góc phụ nhau )
hay \(\widehat{ACB}+60^0=90^0\)
=> \(\widehat{ACB}=90^0-60^0=30^0\)
b) Xét tam giác ABE và tam giác DBE có:
\(\widehat{BAE}=\widehat{BDE}=90^0\)
Cạnh huyền: BE chung
Cạnh góc vuông: AB = BD ( gt )
=> Tam giác ABE = tam giác DBE ( cạnh huyền - cạnh góc vuông )
=> \(\widehat{ABE}=\widehat{DBE}\)( hai góc tương ứng )
=> BI là tia phân giác của góc BAC
Mà I thược BE
=> BE là tia phân giác của góc BAC
Gọi I là giao điểm BE và AD
Xét tam giác AIB và tam giác DIB có:
AB = BD ( gt )
\(\widehat{ABE}=\widehat{DBE}\)( cmt )
BI chung
=> Tam giác AIB = tam giác DIB ( c.g.c )
=> AI = ID (1)
=> \(\widehat{BIA}=\widehat{BID}\)
Ta có: \(\widehat{BIA}+\widehat{BID}=180^0\)( hai góc kề bù )
Hay \(\widehat{BIA}=\widehat{BID}=\frac{180^0}{2}=90^0\)
=> BI vuông góc với AD tại I (2)
Từ (1) và (2) => BI là đường trung trực của đoạn AD
Mà I thược BE
=> BE là đường trung trực của đoạn AD ( đpcm )
c) Vì tam giác ABE = tam giác DBE ( cmt )
=> AE = ED ( hai cạnh tương ứng )
Xét tam giác AEF và tam giác DEC có:
\(\widehat{EAF}=\widehat{EDC}=90^0\)
AE = ED ( cmt )
\(\widehat{AEF}=\widehat{DEF}\)( hai góc đối )
=> Tam giác AEF = tam giác DEC ( g.c.g )
=> AF = DC
Ta có: AF + AB = BF
DC + BD = BC
Mà AF = DC ( cmt )
AB = BD ( gt )
=> BF = BC
=> Tam giác BFC cân tại B
=> \(\widehat{BFC}=\widehat{BCF}=\frac{180^0-\widehat{FBC}}{2}\) (3)
Vì tam giác BAD cân tại B ( cmt )
=> \(\widehat{BAD}=\widehat{BDA}=\frac{180^0-\widehat{FBC}}{2}\) (4)
Từ (3) và (4) => \(\widehat{BAD}=\widehat{BFC}\)
Mà Hai góc này ở vị trí đồng vị
=> AD // FC
d) Xét tam giác ABC vuông tại A có:
\(\widehat{ACB}+\widehat{ABC}=90^0\)( hai góc phụ nhau ) (5)
Xét tam giác DEC vuông tại D có:
\(\widehat{DEC}+\widehat{ACB}=90^0\)( hai góc phụ nhau ) (6)
Từ (5) và (6) => \(\widehat{ABC}=\widehat{DEC}\)
Ta lại có:
\(\widehat{ABC}>\widehat{EBC}\)
=> AC > EC
Mà \(\widehat{EBC}=\frac{1}{2}\widehat{ABC}\)
=> EC = 1/2 AC.
=> E là trung điểm AC
Mà EC = EF ( do tam giác AEF = tam giác EDC )
=> EF = 1/2AC
=> AE = EC = EF
Và AE = ED ( cmt )
=> ED = EC
Mà EC = 1/2AC ( cmt )
=> ED = 1/2AC
=> 2ED = AC ( đpcm )
Mình chứng minh ra kiểu này cơ. không biết đề đúng hay sai!??
Cho tam giác ABC vuông tại A có, góc B= 60 độ và BC=2AB 1. Tính số đo góc C 2.Tia phân giác của góc B cắt cạnh AC tại điểm Đ. Trên đoạn thẳngBC lấy điểm H sao cho BH=BA. Chứng minh: tam giác ABD=tam giác HBD 3. Chứng minh DH là đường trung trực của BC
Cho Tam giác ABC vuông tại góc A, góc B=60 độ. Vẽ AH vuông góc với BC vuông tại H
Tính số đo góc HAc
Lời giải:
Ta thấy:
Xét tam giác vuông tại $H$ là $ABH$ có $\widehat{B}+\widehat{BAH}=90^0$
Xét tam giác vuông $BAC$ có: $\widehat{BAH}+\widehat{HAC}=\widehat{BAC}=90^0$
$\Rightarrow \widehat{B}+\widehat{BAH} = \widehat{BAH}+\widehat{HAC}$
$\Rightarrow \widehat{HAC}=\widehat{B}=60^0$