Những câu hỏi liên quan
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Doraemon
1 tháng 4 2017 lúc 22:38

- Thổ nhưỡng (đất): là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa.
- Đặc trưng cơ bản của đất là độ phì

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
1 tháng 4 2017 lúc 22:39

- Thổ nhưỡng (đất): là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa.
- Đặc trưng cơ bản của đất là độ phì

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
1 tháng 4 2017 lúc 22:39

- Đất (thổ nhưỡng) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.

- Đặc trưng cơ bản cùa đất là độ phì, đó là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trường và phát triển.

Bình luận (0)
Kyrios King
Xem chi tiết
Hải Đăng Nguyễn
6 tháng 11 2021 lúc 9:42

TK

➢Sinh vật đơn bào là các sinh vật mà cơ thể chỉ được cấu tạo từ một tế bào. Tế bào này có thể là sinh vật nhân sơ hoặc sinh vật nhân chuẩn. Một số sinh vật đơn bào có thể hợp tác với nhau để phát triển thành tập đoàn.

Sinh vật đa bào là những sinh vật mà cơ thể có hơn một tế bào, trái ngược với sinh vật đơn bào.

Tất cả động vật, thực vật có phôi, đa số nấm, cũng như nhiều loài tảo, là sinh vật đa bào. Ngoài ra, còn có những sinh vật bán đa bào, như mốc nhớt và Dictyostelium.

Sinh vật đa bào có thể xuất hiện nhờ sự phân bào hoặc sự tập hợp của nhiều tế bào.Khái niệm tập đoàn được dùng để chỉ những cá thể riêng rẽ nhưng tụ hợp lại với nhau, tạo nên cấu trúc giống một cơ thể. Nhiều khi, khó mà tách biệt những tập đoàn sinh vật đơn bào khỏi một cơ thể đa bào do hai khái niệm này có thể chồng chéo.

➢Những đặc điểm chính của cơ thể sống

Đặc điểm sinh sản. ...Tăng trưởng, phát triển và thay đổi. ...Sự trao đổi chất. ...Cơ thể sống phải được cấu tạo từ các tế bào. ...Có thể thay đổi và thích nghi với môi trường sống khác nhau. ...Sự cân bằng nội môi. ...Khả năng di truyền. ...
Bình luận (2)
Kyrios King
Xem chi tiết
Hải Đăng Nguyễn
6 tháng 11 2021 lúc 9:55

TK

➢Sinh vật đơn bào là các sinh vật mà cơ thể chỉ được cấu tạo từ một tế bào. Tế bào này có thể là sinh vật nhân sơ hoặc sinh vật nhân chuẩn. Một số sinh vật đơn bào có thể hợp tác với nhau để phát triển thành tập đoàn.

Sinh vật đa bào là những sinh vật mà cơ thể có hơn một tế bào, trái ngược với sinh vật đơn bào.

Tất cả động vật, thực vật có phôi, đa số nấm, cũng như nhiều loài tảo, là sinh vật đa bào. Ngoài ra, còn có những sinh vật bán đa bào, như mốc nhớt và Dictyostelium.

Sinh vật đa bào có thể xuất hiện nhờ sự phân bào hoặc sự tập hợp của nhiều tế bào.Khái niệm tập đoàn được dùng để chỉ những cá thể riêng rẽ nhưng tụ hợp lại với nhau, tạo nên cấu trúc giống một cơ thể. Nhiều khi, khó mà tách biệt những tập đoàn sinh vật đơn bào khỏi một cơ thể đa bào do hai khái niệm này có thể chồng chéo.

➢Những đặc điểm chính của cơ thể sống

Đặc điểm sinh sản. ...Tăng trưởng, phát triển và thay đổi. ...Sự trao đổi chất. ...Cơ thể sống phải được cấu tạo từ các tế bào. ...Có thể thay đổi và thích nghi với môi trường sống khác nhau. ...Sự cân bằng nội môi. ...Khả năng di truyền. ....

Bình luận (2)
lạc lạc
6 tháng 11 2021 lúc 11:31

 cơ thể đơn bào đc cấu tạo 1 tế bào 

ví dụ ;.. vi khuẩn ,....

cơ thể đa vào đc cấu tạo nhiều tế bào 

ví dụ ; con người , động vật ; ......

Bình luận (0)
tấn tịnh hồ
8 tháng 1 2022 lúc 14:16

đéo giải

 

 

Bình luận (1)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
30 tháng 9 2019 lúc 2:25

    Các đặc trưng cơ bản của quần xã

  * Đặc trưng về thành phần loài: biểu hiện qua số lượng các loài trong quần xã, số lượng cá thể của mỗi loài, loài ưu thế và loài đặc trưng.

    - Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh của chúng. Ví dụ:

      + Quần xã rừng thông với loài cây thông là loài chiếm ưu thế trên tán rừng, các cây khác chỉ mọc lẻ tẻ hoặc dưới tán và chịu ảnh hưởng của cây thông.

      + Trong quần xã ao có loài cá mè là loài ưu thế khi số lượng cá mè lớn hơn hẳn so với các loài khác.

    - Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó. Ví dụ:

      + Cây cọ là loài đặc trưng của quần xã vùng đồi Phú Thọ

      + Cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh.

  * Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian: tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài, có xu hướng giảm cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả nguồn sống của môi trường.

    - Quần xã phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng. Ví dụ:

      + Rừng mưa nhiệt đới phân thành nhiều tầng, mỗi tầng cây thích nghi với mức độ chiếu sáng khác nhau trong quần xã.

      + Sinh vật phân bố theo độ sâu của nước biến, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng ánh sáng của từng loài.

    - Quần xã phân bố cá thể theo chiều ngang. Ví dụ:

      + Ở quần xã biển, vùng gần bờ thành phần sinh vật rất phong phú, ra khơi xa số lượng các loài ít dần.

      + Trên đất liền, thực vật phân bố thành những vành đai, theo độ cao của nền đất.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Thien Tu Borum
28 tháng 4 2017 lúc 22:49

Bài 2. Các đặc trưng cơ bản của quần xã là gì? Hãy lấy ví dụ minh hoạ các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật.

Trả lời:

Các đặc trưng cơ bản của quần xã

- Đặc trưng về thành phần loài:

+ Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh của chúng.

Trong các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt chủ yếu thường là loài ưu thế,vì chúng ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu cùa môi trường.

Quần xã rừng thông với loài cây thông là loài chiếm ưu thế trên tán rừng, các cây khác chỉ mọc lẻ lẻ hoặc dưới tán và chịu ảnh hưởng của các cây thông.

Trong quần xã ao có loài cá mè là loài ưu thế khi số lượng cá mè lớn hơn hẳn so với các loài khác.

+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó. Ví dụ, cây cọ là loài đặc trưng cùa quần xã vùng đồi Phú Thọ, cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng u Minh.

+ Loài có độ phong phú cao là loài có tỉ lệ phần trăm (%) số cá thể (hoặc sinh khối) cao hơn hẳn so với các loài khác trong quần xã. Trong quần xã ao, cá mè là loài ưu thế nhưng đồng thời cũng là loài có độ phong phú cao.

 

Bình luận (0)
Tuyết Nhi Melody
26 tháng 4 2017 lúc 21:16

Trả lời:

Các đặc trưng cơ bàn của quần xã

- Đặc trưng về thành phần loài:

+ Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh của chúng.

Trong các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt chủ yếu thường là loài ưu thế,vì chúng ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu cùa môi trường.

Quần xã rừng thông với loài cây thông là loài chiếm ưu thế trên tán rừng, các cây khác chỉ mọc lẻ lẻ hoặc dưới tán và chịu ảnh hưởng của các cây thông.

Trong quần xã ao có loài cá mè là loài ưu thế khi số lượng cá mè lớn hơn hẳn so với các loài khác.

+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó. Ví dụ, cây cọ là loài đặc trưng cùa quần xã vùng đồi Phú Thọ, cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng u Minh.

+ Loài có độ phong phú cao là loài có tỉ lệ phần trăm (%) số cá thể (hoặc sinh khối) cao hơn hẳn so với các loài khác trong quần xã. Trong quần xã ao, cá mè là loài ưu thế nhưng đồng thời cũng là loài có độ phong phú cao.

- Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian

+ Quần xã phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng. Rừng mưa nhiệt đới phân thành nhiều tầng, mỗi tầng cây thích nghi với mức độ chiếu sáng khác nhau trong quần xã.

Sinh vật phân bố theo độ sâu của nước biến, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng ánh sáng của từng loài.

+ Quần xã phân bố cá thể theo chiều ngang.

Sinh vật phân bố thành các vùng trên mặt đất. Mỗi vùng có số lượng sinh vật phong phú khác nhau, chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên. Ở quần xã biển vùng gần bờ thành phần sinh vật rất phong phú, ra khơi xa số lượng các loài ít đần.

Trên đất liền, thực vật phân bố thành những vành đai, theo độ cao của nền đất.

- Đặc trưng về chức năng dinh dưỡng: Quần xã sinh vật gồm nhiều nhóm có các chức năng dinh dưỡng khác nhau:

+ Nhóm các sinh vật tự dưỡng: bao gồm cây xanh có khả năng quang hợp và một số vi sinh vật tự dưỡng.

+ Nhóm các sinh vật tiêu thụ: bao gồm các sinh vật ăn thịt các sinh vật khác như động vật ăn cỏ, thú ăn thịt con mồi, thực vật bắt mồi,...

+ Nhóm sinh vật phân giải: là những sinh vật dị dưỡng, phân giải các chất hữu cơ có sẵn trong thiên nhiên. Thuộc nhóm này có nấm, vi khuẩn, một số động vật đất,...

Lấy ví dụ về một quần xã sinh vật, sắp xếp các sinh vật trong quần xã đó thành từng nhóm theo chức năng dinh dưỡng của quần xã.

Học sinh lấy ví dụ về một quần xã nơi sinh sống: Ví dụ về một quần xã ao gần trường.

- Sinh vật sản xuất: tảo lục đơn bào, rong đuôi chồn, bèo Nhật Bản, súng.

- Sinh vật tiêu thụ: gồm các loài ăn thực vật như trùng cỏ, các loài ăn tạp và ăn động vật như nhện nước, tôm, cá.

- Sinh vật phân giải: gồm nấm, giun và nhiều động vật đáy khác như ốc, trai.

Bình luận (0)
Hương Nguyễn
Xem chi tiết
Haxinhxan
22 tháng 5 2021 lúc 21:12

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản, tạo ra những thể hệ mới.

Các đặc trưng cơ bản của quần thể là

- Tỉ lệ giới tính.

- Nhóm tuổi.

- Sự phân bố các cá thể.

- Mật độ quần thể.

- Kích thước quần thể sinh vật

Đặc trưng quan trọng nhất là mật độ quần thể

Bình luận (0)
Hiếu Hay Ho
22 tháng 5 2021 lúc 21:12

câu 1 

Quần thể sinh vật là tập hơp những cá thể cùng loài sinh sống trong một không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

câu 2 

Quần thể có các đặc trưng cơ bản:Mật độ cá thể của quần thể - Mật độ cá thế của quần thể là số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. ...Sự phân bố cá thể ...Tỉ lệ giới tính.Cấu trúc tuổi. ...Kích thước quần thể ...Sự tăng trưởng của quần thể ...Tăng trưởng của quần thể ngưcâu 3 Đặc trưng mật độ là quan trong nhất, vì mật độ ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản, tử vong của quần thể..
Bình luận (1)
Đạt Trần
22 tháng 5 2021 lúc 21:12

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

Các đặc trưng cơ bản gồm mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cái, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường.

Đặc trưng mật độ là quan trong nhất, vì mật độ ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản, tử vong của quần thể..

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
5 tháng 1 2019 lúc 18:07

Đáp án: B

Bình luận (0)
Thảo Trần thị ngọc
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
4 tháng 10 2021 lúc 14:05

tham khảo:

* Lãnh địa phong kiến là vùng đất rộng lớn do lãnh chúa làm chủ, trong đó có lâu đài và thành quách.

* Những đặc điểm chính của kinh tế lãnh địa

    - Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp.

    - Nền kinh tế trong lãnh địa mang tính chất tự cung, tự cấp, trong đó thủ công nghiệp gắn chặt với nông nghiệp.

Bình luận (1)
Đoàn Nguyễn
4 tháng 10 2021 lúc 14:24

THAM KHẢO:

 

Những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình gọi là lãnh địa phong kiến. Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng.

* Đời sống trong lãnh địa:

- Lãnh chúa:

+ Xây dựng những pháo đài kiên cố, có hào sâu, tường cao bao quanh, trong đó có dinh thự, nhà thờ và có cả nhà kho, chuồng trại,...

+ Phần đất đai ở xung quanh lâu đài bao gồm đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, đầm lầy,... lãnh chúa giao cho nông nô sử dụng và thu tô, thuế.

+ Các lãnh chúa thì không bao giờ phải lao động, suốt ngày chỉ luyện tập cung, kiếm, cưỡi ngựa hoặc tổ chức những buổi tiệc tùng, hội hè trong những lâu đài nguy nga, tráng lệ, rực rỡ ánh đèn, nến. Họ đối xử tàn nhẫn với nông nô.

- Nông nô:

+ Phải nộp tô rất nặng, có khi tới 1/2 sản phẩm thu được.

+ Nộp nhiều thứ thuế khác như thuế thân, thuế cưới xin, thuế thừa kế tài sản,... 

+ Bị lãnh chúa đối xử tàn nhẫn. Vì thế, nông nô đã nhiều lần nổi dậy chống lại các lãnh chúa phong kiến.

* Đặc điểm kinh tế: Tự cung tự cấp, không trao đổi với bên ngoài.



 

Bình luận (0)