Đối với việc sắp xếp nhà bếp dạng chữ I, người ta bố trí các ngăn tủ trên tường để:
A. Chứa bát, đũa
B. Chứa thức ăn
C. Chứa vật dụng cần thiết
D. Cả 3 đáp án trên
Cả nhà U23 ơi, gúp mình với!
1. Người ta muốn sơn mặt ngoài ( không sơn đáy ) một chiếc tủ hình hộp chư nhật có chiều dài 2,2m; chiều rộng 40 cm. chiều dài 80 cm. Tính diện tích phần cần sơn.
2. Trên 6 mặt của hình lập phương có các chữ A,C,D,E,G,H. Hãy cho biết mặt đối diện với các mặt chứa H,A,E là các mặt chứa chữ gì?
Mình cần trong hôm nay, ai nhanh và đúng mình tick cho nhé!
bài 1 4,16m2
bài 2thì nghi là C,G,D
Chức năng của hệ tiêu hóa của người là: A. Xử lí cơ học thức ăn B. Thủy phân thức ăn thành các đơn vị tiêu hóa được C. Loại bỏ thức ăn không cần thiết D. Cả ba đáp án trên
Chia sẻ những thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ em đã thực thực hiện ở gia đình.
Gợi ý:
+ Lau dọn nhà cửa hàng ngày
+ Rửa bát, đĩa sau khi ăn
+ Cất đồ đạc vào đúng vị trí sau khi sử dụng
+ Sắp xếp đồ dùng học tập ngay ngắn, đẹp mắt
+ Sắp xếp tủ quần áo gọn gàng.
+ Hằng ngày em sẽ quét nhà, sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.
+ Vào cuối tuần em làm tổng vệ sinh cho nơi sinh hoạt cá nhân của mình.
a) Trình bày sự khác biệt về việc bố trí,sắp xếp đồ đạc trong các kiểu nhà : nhà ở thành phố,nhà ở nông thôn,nhà ở vùng cao.
b) Việc sắp xếp đồ đạc phụ thuộc vào các yếu tố nào?
c) Việc sắp xếp đồ đạc cần thỏa mãn các yêu cầu nào? Đưa ra các yêu cầu đối với việc sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực sinh hoạt.
câu a)-Nhà ở thành phố : việc bố trí sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng thuận tiện , các khu vực được bố trí riêng lẻ.
-Nhà ở nông thôn : có 2 gian nhà , nhà chính các đồ đạc được bố trí ngăn nắp , hợp lí ,nhà phụ dùng để nấu ăn , ăn uống để đồ được làm vườn.
-Nhà ở vùng cao : khu vực vệ sinh hoạt chung thường được bố trí thuận tiện cho việc nấu ăn , tiếp khách thường là sàn tầng trên,ở dưới thường để đồ lao động.
câu b)Việc sắp xếp đồ đạc phụ thuộc vào các yếu tố là:
-chăm chỉ
-ngăn nắp
-gọn gàng
-có thời gian
câu c)Việc sắp xếp các đồ cần thỏa mãn các yêu cầu : thông thường là gọn gàng . Nói rõ hơn là chúng để đúng vị trí , thao tác với đồ đạc dễ dàng , thuận tiện , nếu đồ vật gây nguy hiểm thì phải có tiêu chuẩn an toàn.
đề thi ôn ông nghệ :
câu 1:(1đ)
cách phân biệt loại vải ?
câu 2 : (1đ)
vì sao sử dụng trang phục hợp lí có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người ?
câu 3 :(1đ)
cách bảo quản trang phục cần những công việc chính nào ?
câu 4 : (1đ)
màu sắc hoa văn , chất liệu vải có ảnh hưởng đến vóc dang người mặc như thế nào ?
câu 5 :(1đ)
dù nhà ở rộng hay hẹp cần phải sắp xếp như thế nào ?
câu 6 :(1đ)
hãy nêu công dụng của tranh - ảnh trong trang trí nhà ở ?
câu 7 : (1đ)
cần chọn chất liệu vải ,rèm như thế nào ?
câu 8:(1đ)
hãy nêu những ngyuên tắc cơ bản của việc cắm hoa
câu 9 :(1đ)
cho các đồ vật sau :
tủ lạnh , bàn ăn , treo tường , bộ tách chén , giường ngủ , tủ quần áo , tủ kệ nhỏ hãy sắp xếp đồ đạc trên vào các phòng sau : phòng tiếp khách , phòng bếp , phòng ngủ sao cho hợp lí .
câu 10:(1đ)
nêu vai trò của nhà ?
GIÚP VỚI MAI TỚ THI RÒI !
xin lỗi mình chỉ giúp bạn được vài câu thôi vì mấy bài mình chưa có học.đề cương ôn tập của mình có mỗi 3 câu!và đây là câu trả lời của mình(mình ko chắc là đúng đâu,nên suy nghĩ kỹ rồi làm nhé)
1,BẢNG 1 SGK CÔNG NGHỆ TRANG 9
2,xin lỗi mình no bít
3,Bảo quản trang phục bao gồm những công việc:làm sạch(giăt,phơi,...);làm phẳng(là,..);cất giữ.
4,BẢNG 2 SGK CÔNG NGHỆ TRANG 13
5,PHẦN 1,PHÂN CHIA CÁC KHU VỰC SINH HOẠT TRONG NƠI Ở CỦA GIA ĐÌNH (SGK TRANG 35)
6, chưa học
7,màu sắc của rèm cửa phải hài hòa với màu tường,màu cửa
chất liệu vải của rèm cửa thường dùng là:vải dày in hoa,nỉ,gấm,...là những loại vải bền,có độ rủ,vải mỏng như voan,ren,...
8,chưa học
9,mình ko bít
10,nhà ở là nơi trú ngụ của con người,bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên,xã hội và là nơi đấp ứng các nhu cầu của con người về vật chất và tinh thần.
ôi xin lỗi câu 6 mình nhầm,mình trả lỏi lại câu 6 nhé:tranh ảnh thường dùng để trang trí tường nhà.nếu biết cách chọn tranh ảnh và cách bài trí sẽ tạo thêm sự vui mắt,duyên dáng cho căn phòng,tạo cảm giác thoải mái,dễ chịu.
Câu 3: Trả lời:
Bảo quản trang phục gồm:
- Giặt
- Phơi
- Gấp gọn gàng hay treo lên cho vào tủ.
- Ủi (nếu cần thiết)
- Khi bị dơ, dùng thuốc tẩy để tẩy.
Ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng
A. dẫn nhiệt
B. bức xạ nhiệt
C. đối lưu
D. bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt
Chọn C
Vì khi để ngăn đá của tủ lạnh ở trên nó sẽ tạo ra các dòng đối lưu truyền nhiệt qua không khí lạnh xuống ngăn đựng thức ăn.
Câu 1. Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ nhà bếp bằng nhựa:
A. Không để gần lửa; dùng chứa thức ăn nóng, nhiều dầu mỡ.
B. Chứa thức ăn nóng, nhiều dầu mỡ, để gần lửa.
C. Không chứa thức ăn nóng, nhiều dầu mỡ; không để gần lửa.
D. Rửa nước rửa chén; để gần lửa phơi khô ráo.
Câu 2. Đâu KHÔNG phải là cách sử dụng và bảo quản dụng cụ nhà bếp bằng gang, nhôm:
A. Nên dùng bùi nhùi nhôm và rửa bằng nước rửa chén
B. Không để ẩm ướt
C. Không chứa thức ăn nhiều mỡ, muối, axit ... lâu ngày
D. Không rửa bằng nước rửa chén.
Câu 3. Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ nhà bếp bằng gỗ:
A. Không ngâm nước, sử dụng xong phơi ngoài nắng gắt hay hơ lửa.
B. Ngâm trong nước, sử dụng xong rửa sạch, phơi khô.
C. Sử dụng xong rửa sạch, hong khô, phơi ngoài nắng gắt hay hơ lửa.
D. Không ngâm nước, sử dụng xong, rửa sạch, hong khô.
Câu 4. Đâu KHÔNG phải là thiết bị dùng điện?
A. Bếp điện
B. Nồi cơm điện
C. Bếp gas
D. Siêu điện
Câu 5. Nhà bếp là nơi người nội trợ tốn nhiều:
A. Thời gian
B. Công sức
C. Thời gian , công sức
D. Chi phí
Câu 6. Những công việc thực hiện trong nhà bếp như:
A. Chuẩn bị thức ăn, nấu nướng
B. Nấu nướng, bày dọn bàn ăn
C. Chuẩn bị thức ăn, bày dọn bàn ăn
D. Chuẩn bị thức ăn, nấu nướng, bày dọn bàn ăn.
Câu 7. Đâu KHÔNG phải là công việc cần làm trong nhà bếp?
A. Cất giữ thực phẩm chưa dùng
B. Cất giữ dụng cụ làm bếp
C. Nấu nướng thực hiện món ăn
D. Mua thực phẩm.
Câu 8. Dụng cụ đo lường trong nhà bếp là:
A. Ca, chén, cân, nhiệt kế.
B. Cân, tô, thau, chén.
C. Nhiệt kế, cân, chảo, ly.
D. Cân, ly, tô, thau.
Câu 9. Đâu KHÔNG phải là ý nghĩa của việc sắp xếp và trang trí nhà bếp?
A. Giảm bớt sự mệt nhọc cho người nội trợ
B. Tạo không khí ấm cúng cho gia đình
C. Tạo sự thoải mái cho gia đình trong sinh hoạt thường ngày
D. Tốn kém nhiều chi phí.
Câu 10. Thực phẩm tươi sống được cất giữ vào:
A. Tủ lạnh, tủ chén, thùng.
B. Tủ lạnh, thùng đá.
C. Tủ, thùng đá.
D. Tủ chén, thùng đá.
Câu 11. Dụng cụ dọn rửa gồm:
A. Bồn rửa chén bát, bùi nhùi, mút xốp, thau, rổ.
B. Bồn rửa chén bát, bùi nhùi, mút xốp, rổ đựng chén bát.
C. Bồn rửa chén bát, nước rửa chén, rổ đựng chén bát.
D. Bồn rửa chén bát, bùi nhùi, nước rửa chén, thau, rổ.
Câu 12. Sơ đồ các khu vực trong nhà bếp theo trình tự:
A. Cất giữ thực phẩm, Thái, rửa, Sửa soạn thực phẩm, Nấu nướng,Dọn ăn.
B. Cất giữ thực phẩm, Sửa soạn thực phẩm ,Thái, rửa , Nấu nướng,Dọn ăn.
C. Cất giữ thực phẩm, Thái, rửa, Nấu nướng, Sửa soạn thực phẩm,Dọn ăn.
D. Cất giữ thực phẩm, Thái, rửa, Sửa soạn thực phẩm, Nấu nướng.
Câu 13. Bàn sơ chế nguyên liệu đặt ở:
A. Gần bếp đun.
B. Gần tủ lạnh.
C. Khoảng giữa tủ cất thực phẩm và chỗ rửa thực phẩm.
D. Ngay cửa ra vào.
Câu 14. Cạnh bếp đun nên đặt kệ nhỏ để:
A. Thức ăn vừa chế biến xong.
B. Các loại gia vị dùng cho việc nấu nướng.
C. Thực phẩm đã sơ chế.
D. Thức ăn còn thừa.
Câu 15. Cách bố trí các khu vực hoạt động nào sau đây trong nhà bếp chưa hợp lí?
A. Bếp đun đặt vào một góc của nhà bếp.
B. Tủ lạnh đặt gần cửa ra vào nhà bếp
C. Kệ gia vị đặt gần bếp đun.
D. Bếp đun đặt ngay cửa ra vào nhà bếp.
Câu 16. Sử dụng hai bức tường đối diện để sắp xếp và trang trí nhà bếp:
A. Dạng chữ L
B. Dạng chữ I
C. Dạng chữ U
D. Dạng song song
Câu 17. Việc sắp xếp và trang trí nhà bếp tùy thuộc vào:
A. Điều kiện kinh tế gia đình.
B. Cấu trúc nhà ở.
C. Điều kiện kinh tế gia đình, cấu trúc nhà ở.
D. Cấu trúc nhà ở, điều kiện gia đình.
Câu 18. Có mấy cách sắp xếp, trang trí nhà bếp thông dụng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 19. Cách sắp xếp chữ U tạo được sự thuận tiện trong quá trình nấu nướng, là sự kết hợp của:
A. Dạng chữ I
B. Dạng song song
C. Dạng chữ I và dạng song song
D. Dạng chữ L và dạng song song
Câu 20. Khi sắp xếp và trang trí nhà bếp dạng chữ I thì:
A. Sử dụng một bên tường.
B. Sử dụng hai bức tường đối diện.
C. Sử dụng hai bức tường thẳng góc.
D. Khu vực làm việc chia theo ba cạnh tường.
Câu 21. Khi sắp xếp và trang trí nhà bếp dạng chữ L thì:
A. Sử dụng hai bức tường đối diện.
B. Sử dụng một bên tường.
C. Sử dụng hai bức tường thẳng góc.
D. Khu vực làm việc chia theo ba cạnh tường.
Câu22. Đâu KHÔNG phải là nguyên nhân gây tai nạn trong nấu ăn?
A. Đặt các dụng cụ sắc, nhọn không đúng vị trí
B. Để thức ăn rơi vãi trên sàn gây trơn trượt
C. Sử dụng nồi áp suất thiếu cẩn thận
D. Dùng ghế lấy vật dụng trên cao.
Câu 23. Dụng cụ, thiết bị dễ gây tai nạn trong nấu ăn là:
A. Dao, kéo, soong chảo, nhà bếp.
B. Dao, kéo, soong chảo, bếp điện.
C. Dao, kéo, soong chảo, bàn bếp.
D. Dao, kéo, soong chảo, bàn ăn.
Câu 24. Khi sử dụng các dụng cụ, thiết bị cầm tay cần chú ý:
A. Cẩn thận, chu đáo
B. Chu đáo, đúng quy cách
C. Cẩn thận, chu đáo, đúng quy cách
D. Cẩn thận, chu đáo, đúng quy định.
Câu 25. Khi sử dụng các dụng cụ, thiết bị dùng điện cần lưu ý:
A. Trước khi sử dụng, trong khi sử dụng
B. Trong khi sử dụng, sau khi sử dụng
C. Trước khi sử dụng, sau khi sử dụng
D. Trước khi sử dụng, trong và sau khi sử dụng.
Câu 26. Biện pháp nào KHÔNG an toàn khi bê những đồ dùng nấu sôi:
A. Có lót tay hay bợ nhắc nồi.
B. Không bê những đồ dùng quá đầy.
C. Đi thật cẩn thận.
D. Đặt ngay mép bàn.
Câu 27. Biện pháp nào KHÔNG an toàn trong phòng chống cháy nổ:
A. Không để các chất dễ gây cháy gần nguồn lửa
B. Tắt điện, ngắt cầu dao trước khi ra khỏi nhà
C. Lắp đặt cầu dao, aptomat cho hệ thống điện.
D. Sử dụng thiết bị điện vượt quá công suất.
Câu 28. Biện pháp nào KHÔNG an toàn trong phòng chống cháy nổ ở nhà bếp:
A. Tắt các thiết bị khi không sử dụng.
B. Khu vực nấu cần thiết kế kín.
C. Kiểm tra định kì các thiết bị.
D. Cẩn thận trong nấu ăn.
Câu 29. Đâu KHÔNG phải là dụng cụ, thiết bị cầm tay dễ gây tai nạn trong nấu ăn?
A. Các loại dao nhọn
B. Nồi cơm điện
C. Ấm nước sôi
D. Soong có tay cầm bị hỏng
Câu 30. Đâu KHÔNG phải là dụng cụ, thiết bị dùng điện dễ gây tai nạn trong nấu ăn?
A. Bếp nướng
B. Ấm nước sôi
C. Máy xay thịt
D. Máy đánh trứng
Câu 31. Có mấy nguyên nhân gây tai nạn trong nấu ăn?
A. 1
B. 2
C. 3
D. Rất nhiều
Câu 32. Khi sử dụng máy đánh trứng, đâu là KHÔNG đảm bảo an toàn lao động:
A. Sử dụng đúng nguồn điện.
B. Kiểm tra dây dẫn, phích cắm.
C. Không vận hành quá công suất.
D. Chạm vào trục quay khi máy vận hành
Câu 33. Thực đơn dùng cho các bữa ăn hàng ngày gồm mấy món?
A. 2 đến 3 món
B. 3 đến 4 món
C. 4 đến 5 món
D. Trên 5 món
Câu 34. Các món ăn trong thực đơn cho bữa ăn thường ngày gồm:
A. Canh, cá kho, súp, lẩu.
B. Canh, cá chiên, thịt kho, rau xào.
C. Canh, cá chiên, thịt kho, lẩu.
D. Canh, cá kho, súp, gỏi, rau xào.
Câu 35. Thực đơn dùng cho bữa ăn thường ngày của gia đình:
A. Chọn đủ thức ăn của các nhóm thực phẩm cần thiết.
B. Chọn nhiều loại thức ăn giàu chất đạm.
C. Chọn nhiều loại thức ăn giàu tinh bột.
D. Chọn nhiều loại rau.
Câu 36. Thực đơn dùng cho bữa ăn thường ngày của gia đình gồm các món chính:
A. Canh, mặn, xào.
B. Mặn, xào, gỏi.
C. Súp, canh, mặn.
D. Gỏi, xào, luộc.
Câu 37. Thực đơn dùng cho các bữa ăn thường ngày của gia đình phải đảm bảo:
A. Phù hợp điều kiện tài chính.
B. Đủ 4 nhóm thực phẩm, cân băng chất dinh dưỡng.
C. Cân băng chất dinh dưỡng, phù hợp điều kiện tài chính.
D. Đủ 4 nhóm thực phẩm, cân băng chất dinh dưỡng, phù hợp điều kiện tài chính.
Câu 38. Trong bữa ăn thường ngày sử dụng các loại thực phẩm:
A. Thông dụng, chế biến đơn giản
B. Cao cấp hay tương đối đắt tiền
C. Chế biến công phu, trình bày đẹp
D. Thông dụng, chế biến công phu
Câu 39. Thực đơn cho bữa ăn sáng là:
A. Bánh mì, trứng ốp- la, sữa tươi.
B. Cơm, canh rau, thịt kho, dưa hấu.
C. Rau xào, cơm, cá sốt cà chua.
D. Cơm, cá kho, đậu cove xào, kem.
Câu 40. Chất lượng của thực đơn tiệc phải đảm bảo yêu cầu về mặt:
A. Dinh dưỡng của bữa ăn
B. Hiệu quả kinh tế.
C. Dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.
D. Thông dụng, chế biến đơn giản
Câu 41. Thực đơn dùng cho tiệc, liên hoan hay các bữa cỗ có đặc điểm gì?
A. Thực phẩm cần thay đổi để có đủ thịt, cá.
B. Được kê theo các loại món khai vị, món chính, tráng miệng, đồ uống
C. Được chế biến nhanh gọn, thực hiện đơn giản
D. Có từ 3 đến 4 món
Câu 42. Số lượng món ăn trong thực đơn dùng cho các bữa tiệc có người phục vụ:
A. Từ 5 đến 7 món
B. Từ 1 đến 6 món
C. Từ 2 đến 4 món
D. Từ 3 đến 4 món
Câu 43. Đối với bữa ăn tự phục vụ ( buffet) thực đơn sẽ gồm:
A. Từ 5 đến 7 món
B. Từ 1 đến 6 món
C. Từ 2 đến 4 món
D. Nhiều món ăn khác nhau
Câu 44. Món ăn khai vị dùng trong thực đơn tiệc là:
A. Gỏi ngó sen
B. Bò kho
C. Phá lấu
D. Lẩu hải sản
Câu 45. Món lẩu trong thực đơn tiệc là:
A. Món khai vị.
B. Món nóng.
C. Món chính.
D. Món tráng miệng.
Câu 46. Một thực đơn (set menu) kiểu Âu bao gồm:
A. Bánh mì & bơ, Món khai vị, Món soup, Món thịt, Món tráng miệng.
B. Bánh bao, Món khai vị, Món soup, Món thịt, Món tráng miệng.
C. Bánh mì & bơ, Món khai vị, Món soup, Món mặn, Món tráng miệng.
D. Bánh hỏi, Món khai vị, Món soup, Món thịt, Món tráng miệng.
Câu 47. Thức uống phổ biến dùng cho thực đơn kiểu Âu là
A. Rượu vang, champagne.
B. Rượu nếp, rượu nho.
C. Champagne, rượu nếp.
D. Rượu gạo, rượu nếp.
Câu 48. Để bữa ăn được tươm tất và ngon miệng cần thực hiện những công việc nào?
A. Lập thực đơn, chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị
B. Chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị
C. Lập thực đơn, sơ chế thức ăn phù hợp, trình bày món ăn chu đáo và đẹp mắt
D. Lập thực đơn, chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị, trình bày món ăn chu đáo và đẹp mắt
Câu 49. Trình bày bàn ăn, có mấy cách đặt bàn ăn?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 50. Đối với cách đặt bàn ăn theo phong cách Việt Nam, mỗi phần ăn có mấy dụng cụ bắt buộc?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 51. Đối với cách đặt bàn ăn theo phong cách phương tây, bộ dụng cụ ăn cá nhân có mấy dụng cụ bắt buộc?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 52. Đối với cách đặt bàn ăn theo phong cách Việt Nam thì đũa phải đặt như thế nào?
A. Đũa đặt trên bát ăn
B. Đũa đặt bên phải bát ăn
C. Đũa đặt bên trái bát ăn
D. Không sử dụng đũa
Câu 53. Đối với cách đặt bàn ăn theo phong cách Việt Nam, khăn ăn đặt như thế nào thì đúng?
A. Đặt bên trái đĩa kê và bát ăn
B. Xếp theo hình bông hoa đặt bên trái ly uống nước
C. Xếp theo hình bông hoa đặt trong bát ăn
D. Xếp theo hình bông hoa đặt bên phải bát ăn
Câu 54. Trang trí bàn ăn phải đảm bảo các yêu cầu nào?
A. Góp phần làm bữa ăn tươm tất, ngon miệng
B. Thanh nhã, góp phần làm bữa ăn tươm tất, ngon miệng
C. Lịch sự, góp phần làm bữa ăn tươm tất, ngon miệng
D. Lịch sự, trang nhã, góp phần làm bữa ăn tươm tất, ngon miệng
Câu 55. Đối với bàn ăn theo phong cách phương tây, khi dọn thức ăn phải thực hiên như thế nào?
A. Đưa thức ăn vào
C. Đưa thức ăn vào bên tay trái khách, lấy ra bên tay phải khách
D. Đưa thức ăn vào bên tay phải khách, lấy ra bên tay trái khách
Câu 56. Quy trình thực hiện món trộn gồm mấy bước?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 57. Chế biến món trộn là:
A. Trộn nguyên liệu thực vật và động vật
B. Trộn nguyên liệu thực vật và gia vị
C. Trộn nguyên liệu động vật và gia vị
D. Trộn nguyên liệu động vật, thực vật và gia vị
Câu 58. Đâu KHÔNG đúng với yêu cầu kĩ thuật của món trộn?
A. Nguyên liệu thực phẩm giòn, không dai, không nát
B. Thơm ngon vị vừa ăn
C. Trình bày đẹp mắt, màu sắc tươi ngon
D. Thực phẩm chín mềm, vị đậm đà.
Câu 59. Làm thế nào để củ cải đỏ vẫn giữ được độ giòn khi trộn nộm?
A. Trộn củ cải đỏ với muối
B. Trộn củ cải đỏ với phèn
C. Trộn củ cải đỏ với đường
D. Ngâm củ cải đỏ trong nước ấm.
Câu 60. Làm thế nào để giữ được ngó sen trắng?
A. Ngâm ngó sen trong nước nóng
B. Ngâm ngó sen trong nước nóng có pha phèn
C. Ngâm ngó sen trong nước nóng có pha giấm
D. Ngâm ngó sen trong nước lạnh có pha giấm
Câu 61. Gỏi ngó sen cần đảm bảo vị như thế nào?
A. Chua, ngọt, vừa ăn.
B. Ngọt, mặn đậm đà
C. Mặn, ngọt béo.
D. Chua, cay, mặn.
Câu 1 : Để cơ thể khoẻ mạnh bạn cần ăn :
a. Thức ăn có chứa nhiều chất bột
b. Thức ăn có chứa nhiều chất béo
c. Thức ăn có chứa nhiều vi-ta-min và khoáng chất
d. Thức ăn có chứa nhiều chất đạm
Câu 2 : Các bệnh liên quan đến nước là :
a. Tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, mắt hột, ...
b. Viêm phổi, lao, cúm
c. Các bệnh về tim, mạch, huyết áp cao
Mong các bạn của HOC24 giải dùm mình với nhé !
Câu 1. Chất lỏng có đặc điểm gì?
A. Không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó, không nhìn thấy.
B. Có hình dạng nhất định, nhìn thấy được.
C. Không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó, nhìn thấy được.
D. Không có hình dạng nhất định, nhìn thấy được.
Câu 2. Nhôm có tính chất nào?
A. Cứng, có tính đàn hồi.
B. Trong suốt không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ.
C. Màu trắng bạc, có ánh kim, có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ, dẫn nhiệt và dẫn
điện tốt, không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn
D. Có màu nâu đỏ, có ánh kim, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, dẫn nhiệt dẫn điện tốt.
Câu 3. Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là:
A. Rễ B. Thân C. Lá D. Hoa
Câu 4. Để tiêu diệt ruồi và gián người ta thường sử dụng biện pháp nào?
A. Giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, chuồng trại chăn nuôi.
B. Giữ vệ sinh nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh.
C. Phun thuốc diệt ruồi và gián.
D. Thực hiện tất cả những việc trên.
Câu 5. Cơ quan sinh dục cái tạo ra:
A. Trứng B. Tinh trùng C. Hợp tử D. Phôi
Câu 6. Hươu mẹ dạy hươu con tập chạy:
A. Để đi kiếm ăn.
B. Để cho khỏe chân.
C. Để chạy trốn, không cho kẻ thù đuổi bắt.
D. Vì hươu thích chạy.
Câu 1:A.Không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó, không nhìn thấy
Câu 2:C.Màu trắng bạc, có ánh kim, có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ, dẫn nhiệt và dẫnđiện tốt, không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn
Câu 3:D.Hoa
Câu 4:D.Thực hiện tất cả những việc trên
Câu 5:A.Trứng
Câu 6:C.Để chạy trốn, không cho kẻ thù đuổi bắt
Câu 1 C
Câu 2 C
Câu 3 D
Câu 4 D
Câu 5 A
Câu 6 C
Câu 1. Chất lỏng có đặc điểm gì?
A. Không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó, không nhìn thấy.
B. Có hình dạng nhất định, nhìn thấy được.
C. Không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó, nhìn thấy được.
D. Không có hình dạng nhất định, nhìn thấy được.
Câu 2. Nhôm có tính chất nào?
A. Cứng, có tính đàn hồi.
B. Trong suốt không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ.
C. Màu trắng bạc, có ánh kim, có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ, dẫn nhiệt và dẫnđiện tốt, không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn
D. Có màu nâu đỏ, có ánh kim, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, dẫn nhiệt dẫn điện tốt.
Câu 3. Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là:
A. Rễ
B. Thân
C. Lá
D. Hoa
Câu 4. Để tiêu diệt ruồi và gián người ta thường sử dụng biện pháp nào?
A. Giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, chuồng trại chăn nuôi.
B. Giữ vệ sinh nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh.
C. Phun thuốc diệt ruồi và gián.
D. Thực hiện tất cả những việc trên.
Câu 5. Cơ quan sinh dục cái tạo ra:
A. Trứng
B. Tinh trùng
C. Hợp tử
D. Phôi
Câu 6. Hươu mẹ dạy hươu con tập chạy:
A. Để đi kiếm ăn.
B. Để cho khỏe chân.
C. Để chạy trốn, không cho kẻ thù đuổi bắt.
D. Vì hươu thích chạy.