Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 12 2018 lúc 13:39

- Thuyết kiến tạo mới cho rằng vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị là một mảng cứng gọi là các mảng kiến tạo.

- Các mảng kiến tạo lớn: Mảng Thái Bình Dương, mảng Ân Độ - Ô - Xờ-xtrây-li-a, mảng Âu - Á, máng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực.

- Các mảng kiến lạo không chỉ là những bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất, mà chúng còn bao gồm cả những bộ phận lớn của đáy đại dương.

- Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất quánh dẻo, thuộc phần trên của lớp Manti. Chúng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này.

- Trong khi di chuyển, các mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Hoạt động chuyển dịch của một số mảng lớn của vỏ Trái Đất là nguyên nhân sinh ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa,...

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Diệu
1 tháng 4 2017 lúc 21:44

Theo thuyết này, thạch quyển được cấu tạo bởimột số mảng nằm kề nhau. Các mảng này nhẹ , nổi lên trên lớp vật chất quảng dẻo thuộc tầng trên cuả lớp Manti và di chuyển một cách chậm chạp.

Thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng lớn (mảng Thái Bình Dương, Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, mảng Âu - Á, mảng Phi, mảng Bắc - Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực) và một số mảng nhỏ. Mỗi mảng thường gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đại dương như mảng Thái Bình Dương.
Trong khi di chuyển, các mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Hoạt động dịch chuyển của một số mảng lớn của vỏ Trái Đất là nguyên nhân sinh các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa,...

Bình luận (0)
Hiiiii~
1 tháng 4 2017 lúc 21:45

Theo thuyết này, thạch quyển được cấu tạo bởimột số mảng nằm kề nhau. Các mảng này nhẹ , nổi lên trên lớp vật chất quảng dẻo thuộc tầng trên cuả lớp Manti và di chuyển một cách chậm chạp.

Thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng lớn (mảng Thái Bình Dương, Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, mảng Âu - Á, mảng Phi, mảng Bắc - Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực) và một số mảng nhỏ. Mỗi mảng thường gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đại dương như mảng Thái Bình Dương.
Trong khi di chuyển, các mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Hoạt động dịch chuyển của một số mảng lớn của vỏ Trái Đất là nguyên nhân sinh các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa,...


Bình luận (0)
Mai Hà Chi
1 tháng 4 2017 lúc 21:46

- Theo thuyết Kiến tạo mảng, thạch quyển gồm một số mảng kiến tạo. Các màng kiến tạo bao gồm cả bộ phận lục địa và đáy đại dương. Các mảng này nhẹ và nổi trên lớp vật chất dẻo quánh của Manti trên, chúng không đứng yên mà thường xuyên dịch chuyển nhờ hoạt động cùa các dòng đối lưu vật chất dẻo quánh và có nhiệt độ cao cùa tầng Manti trên. - Trong khi dịch chuyển các mảng cỏ thể tách rời nhau hình thành nên sống núi ngầm đại dương; có thể xô vào nhau hoặc chờm lên nhau hình thành nên các vực sâu, đảo núi lửa, các núi cao trên lục địa.

- Nơi các màng tiếp xúc có hoạt động kiến tạo xảy ra và đồng thời đó cũng là vùng bất ổn định của vỏ Trái Đất, thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng

- Thuyết kiến tạo mảng đề cập đến sự chuyển động của các mảng kiến tạo (mảng thạch quyển).

- Theo thuyết kiến tạo mảng, nguyên nhân của các hiện - tượng kiến tạo (hình thành các nếp uốn, các đứt gãy,...) và động đất, núi lửa là do hoạt động chuyển dịch một số mảng kiến tạo của vỏ Trái Đất.

- Trong quá trình hình thành, thạch quyển bị gãy vỡ và tách ra thành những mảng cứng gọi là mảng kiến tạo. Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo của manti.

- Mỗi mảng kiến tạo thường bao gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đáy đại dương như mảng Thái Bình Dương. Trong khi di chuyển, các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

* Nội dung thuyết kiến tạo mảng

- Thuyết kiến tạo mảng ra đời vào những năm 60 của thế kỉ XX trên cơ sở thuyết “Lục địa trôi” của nhà bác học người Đức A.Về-ghe-ne (Alfred Wegener).

- Dựa vào sự ăn khớp về hình thái bờ biển, địa chất và di tích hóa thạch ở bờ các lục địa, ông cho rằng đại Cổ sinh, trên Trái Đất chỉ có một lục địa thống nhất, sau đó bị tách thành nhiều bộ phận rồi trôi dạt tạo nên các lục địa và đại dương ngày nay.

- Theo thuyết kiến tạo mảng, vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành đã bị gãy vỡ, tách ra thành những mảng cũng gọi là mảng kiến tạo.

* Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển: Mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Âu - Á, châu Phi, Nam Cực, Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a và Thái Bình Dương.

* Giải thích các mảng kiến tạo có thể di chuyển: Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti và dịch chuyển trên lớp này do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng man-ti trên. Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể tách rời nhau hoặc xô vào nhau.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
19 tháng 3 2017 lúc 9:18

      Nội dung chính của học thuyết Đacuyn:

      - Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn (đấu tranh sinh tồn) và do vậy chỉ có một số ít cá thể được sống sót qua mỗi thế hệ.

      - Quá trình CLTN đã chọn lọc những cá thể có biến dị di truyền thích nghi tốt hơn thì có khả năng sống sót và sinh sản cao hơn. Theo thời gian, số lượng cá thể có các biến dị thích nghi sẽ tăng lên và số lượng cá thể có các biến dị không thích nghi sẽ ngày càng giảm.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Tuyết Nhi Melody
26 tháng 4 2017 lúc 20:35

Trả lời:

- Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn (Đacuyn gọi là đấu tranh sinh tồn) và do vậy chỉ một số ít cá thể sinh ra được sống sót qua mỗi thế hệ.

- Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, những cá thể sinh vật nào có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi tốt hơn dẫn đến khả năng sống sót và khả năng sinh sản hơn cá thể khác thì những cá thể đó sẽ để lại nhiều con hơn cho quần thể. Theo thời gian, số lượng cá thể có các biến dị thích nghi sẽ ngày một tăng và số lượng cá thế các biến dị không thích nghi sẽ ngày một giảm. Đacuyn gọi quá trình này là CLTN

- Quá trình CLTN về cơ bản cũng giống như quá trình chọn giống vật nuôi cây trồng của con người

Bình luận (0)
Quang Duy
29 tháng 4 2017 lúc 17:45

- Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn (Đacuyn gọi là đấu tranh sinh tồn) và do vậy chỉ một số ít cá thể sinh ra được sống sót qua mỗi thế hệ.

- Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, những cá thể sinh vật nào có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi tốt hơn dẫn đến khả năng sống sót và khả năng sinh sản hơn cá thể khác thì những cá thể đó sẽ để lại nhiều con hơn cho quần thể. Theo thời gian, số lượng cá thể có các biến dị thích nghi sẽ ngày một tăng và số lượng cá thế các biến dị không thích nghi sẽ ngày một giảm. Đacuyn gọi quá trình này là CLTN

- Quá trình CLTN về cơ bản cũng giống như quá trình chọn giống vật nuôi cây trồng của con người



Bình luận (0)
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Vũ Thành Nam
5 tháng 5 2019 lúc 11:32

- Chất khí bao gồm các phân tử, kích thước của phân tử nhỏ. Trong phần lớn các trường hợp có thể coi mỗi phân tử như một chất điểm.

- Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng (chuyển động nhiệt). Nhiệt độ càng cao thì vận tốc chuyển động càng lớn. Do chuyển động hỗn loạn, tại mỗi thời điểm, hướng vận tốc phân tử phân bố đều trong không gian.

- Khi chuyển động mỗi phân tử va chạm với các phân tử khác và với thành bình. Giữa hai va chạm, phân tử gần như tự do và chuyển động thẳng đều. Khi phân tử này va chạm với phân tử khác thì cả hai phân tử tương tác làm thay đổi phương chuyển động và vận tốc của từng phân tử. Khi rất nhiều phân tử va chạm với thanh bình gây ra áp suất chất khí lên thành bình.

Bình luận (0)
Ngân Kim
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Minh Lệ
5 tháng 8 2023 lúc 1:08

Tham khảo:

- Chính trị, quân sự:

+ Xây dựng mô hình nhà nước thống nhất và tập trung theo hướng hiện đại. Chính phủ được tổ chức thành các bộ có quyền lực ngang nhau.

+ Tổ chức lại hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương, quyền lực của giới quý tộc địa phương từng bước bị xóa bỏ.

+ Giải tán hội đồng quý tộc, xây dựng hệ thống luật pháp hiện đại với sự cố vấn của các quan chức phương Tây.

- Kinh tế: sử dụng các cố vấn ngoại quốc nhằm phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại...

- Xã hội: xóa bỏ chế độ lao dịch và quan hệ nô lệ, ban hành Luật việc làm quy định tất cả người lao động phải được trả lương.

- Văn hóa: Thành lập các trường đại học theo mô hình phương Tây, cải cách giáo dục, cử sinh viên sang các nước Âu - Mỹ du học.

- Ngoại giao: Từng bước xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã kí với các cường quốc phương Tây, xây dựng quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới.

Bình luận (0)