Nghệ thuật chủ yếu trong bài Cổng trường mở ra là gì?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Hoán dụ
D. Ẩn dụ
. Nghệ thuật chủ yếu trong bài “Cổng trường mở ra” là gì? A. So sánh B. Nhân hóa C. Sử dụng nghệ thuật tự bạch D. Ẩn dụ
. Hình ảnh “ Đầu súng” trong câu thơ “Đầu súng trăng treo”đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ
Hình ảnh “ Đầu súng” trong câu thơ “Đầu súng trăng treo”đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Hoán dụ
Câu 7. Nghệ thuật chủ yếu trong bài Cổng trường mở ra là gì?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Sử dụng nghệ thuật tự bạch
D. Ẩn dụ
Câu 8. Tác giả của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê là ai?
A. Khánh Hoài
B. Lê Anh Trà
C. Lý Lan
D. Et- môn đô A-mi-xi
Câu 9. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy
A. Ngôi thứ nhất
B, Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ tư
Câu 7. Nghệ thuật chủ yếu trong bài Cổng trường mở ra là gì?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Sử dụng nghệ thuật tự bạch
D. Ẩn dụ
Câu 8. Tác giả của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê là ai?
A. Khánh Hoài
B. Lê Anh Trà
C. Lý Lan
D. Et- môn đô A-mi-xi
Câu 9. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy (câu chuyện nào)
A. Ngôi thứ nhất
B, Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ tư
Trong câu 'Suối là tiếng hát của rùng '' có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A,Nhân hóa : B So sánh : C. Điệp từ : D . Ẩn dụ
Nghệ thuật chủ yếu trong bài Cổng trường mở ra là gì?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Sử dụng nghệ thuật tự bạch
D. Ẩn dụ
viết 1 bài văn miêu tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi có sử dụng phép nhân hóa,so sánh,ẩn dụ,hoán dụ
Xin chào mọi người, tôi là bác bàng già. Tôi đã sống trên sân trường này đã ngót nghét năm chục năm trời, từ khi trường mới bắt đầu thành lập. Tôi và những người bạn cây của tôi là chị phượng vĩ, cô bằng lăng và chú lộc vừng đã chứng kiến biết bao thế hệ học sinh học tập và rèn luyện ở mái trường này, cùng sẻ chia với họ bao vui buồn, hờn giận ngây ngô của tuổi học trò, cùng lưu lại những kỉ niệm trong sáng không thể nào phai. Nhưng đối với tôi, kỉ niệm vui nhất có lẽ là vào giờ ra chơi mùa hè.
Ngày hè, nắng vàng ươm như rót mật trên những bức tường vàng đã bạc màu theo năm tháng, làm chúng nổi bật trên nền trời trong xanh. Sân trường im ắng đến lạ, chỉ còn nghe thấy tiếng ríu rít của mấy chú chim trên cành. Trong tán lá bàng xanh mướt của tôi, dàn đồng ca mùa hạ thỉnh thoảng lại cất lên bản giao hưởng để xua tan đi không gian tĩnh lặng.
Rồi tiếng trống trường bỗng chốc vang lên những tiếng “Tùng, tùng, tùng” mạnh mẽ báo hiệu giờ giải lao. Sân trường rộn rã hẳn lên. Tiếng cười nói, vui đùa rôm rả khiến không gian như khoác trên mình chiếc áo mới. Nhìn từ tầm mắt của tôi, sân trường rực rỡ sắc màu. Màu áo trắng tinh khiết học trò hòa lẫn với sắc đỏ khăn quàng Đội viên. Màu xanh ngọc cùng với màu tím ân tình trên những chiếc áo dài thiết tha của cô giáo.
Những cô, cậu học trò thân yêu của tôi tổ chức bao nhiêu là trò chơi lí thú và bổ ích. Phía nhà A của trường, các bạn chơi các môn thể thao như đá cầu, đánh cầu lông. Những quả cầu trắng muốt cứ bay lên rồi lại rơi xuống, trông thật thích mắt. Những đôi bàn chân, bàn tay khéo léo sử dụng những kĩ thuật điêu luyện để không làm cho quả cầu rơi xuống. Trông họ cứ như những nghệ sĩ tung hứng thực thụ vậy.
Ở bãi cỏ trong khuôn viên trường, các chàng trai đang chơi đá bóng. Dù mồ hôi đã ướt đẫm lưng, nhưng các cầu thủ vẫn chơi rất hăng say, nhiệt tình. Cùng với lối đá kĩ thuật, nhiều lần các bạn đã ghi được những bàn thắng đẹp mắt. Xung quanh là các cổ động viên đang cổ vũ nồng nhiệt. Mỗi lần trái bóng vào lướt là lại một lần tiếng hô vui sướng giòn giã vang lên.
Vui nhất phải kể đến nhóm chơi kéo co. Mỗi đội gồm 5 người. Ai cũng cố gắng hết mình để đem chiến thắng về cho đội. Hai bên giằng co rất lâu, chiếc khăn đỏ cứ nghiêng về phía đội này thì lại bị đội kia kéo ngược trở lại. Những tiếng hô “Cố lên!” vang lên không ngớt nhưng cả hai đội vẫn bất phân thắng bại.
Giữa sân trường, có một tốp bạn đang chơi những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm. Ai ai cũng rất khéo léo, nhanh nhạy trong trò chơi của mình.
A! Đây rồi, những cô bạn gái thân thiết nhất của tôi. Giờ ra chơi nào, họ cũng ngồi dưới gốc cây đọc sách, trò chuyện rôm rả. Khi thì họ kể cho tôi nghe những câu chuyện lí thú, có lúc tôi lại trở thành điểm tựa, một người bạn đồng hành để chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn. Nhiều lúc họ còn nhổ cỏ quang bồn cây của tôi để những nhánh cỏ dại không còn cơ hội để phá phách, gây họa. Thỉnh thoảng, cô gió khẽ thổi những làn gió mát rượi để hong khô những giọt mồ hôi nóng hổi trên má ai.
Giờ ra chơi trôi qua nhanh chóng. Chẳng mấy chốc tiếng trống trường lại vang lên báo hiệu giờ vào lớp. Vậy là lại một tiết học nữa sắp đến. Vậy là một nguồn tri thức mới lại được truyền đến các thế hệ học trò. Các cô, cậu học sinh yêu quý của tôi ơi, hãy học hành chăm chỉ nhé để có thể bước đến cánh cửa của thành công. Mai này dù có đi đâu xa, hãy nhớ mãi về những kỉ niệm học trò, nhớ về những giờ ra chơi bổ ích đã gắn kết tình bạn chúng ta.
Câu văn : " Trong khi đó, trên nóc Dinh Độc Lập, lá cờ cách mạng kiêu hãnh tung bay. " có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
a. So sánh b. Hoán dụ c. Ẩn dụ d. Nhân hóa
Viết 1 đoạn văn từ 7-10 câu nêu cảm nhận về cậu bé Lượm trong đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật đã học (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ)
Trong bài thơ "Lượm", hình ảnh của chú bé Lượm đã được xây dựng vô cùng chân thực và sinh động. Thật vậy, người đọc cảm nhận được hình ảnh của một chú bé đưa thư liên lạc đáng yêu và vô cùng dũng cảm. Đầu tiên, người đọc có thể cảm nhận được ngoại hình dễ thương, đáng yêu của 1 chú nhóc đưa thư, phục vụ cách mạng thời kháng chiến chống Mỹ. Những từ láy được sử dụng như "loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh" và hình ảnh "ca-lô đội lệch, mồm huýt sáo vang" cho thấy được một cậu bé đưa thư hồn nhiên, vô tư, đáng yêu và dường như chẳng hề sợ hãi sự nguy hiểm của chiến trường để mà hoàn thành nhiệm vụ đưa thư được giao phó. Hình ảnh so sánh "Như con chim chích/Nhảy trên đường vàng" gợi ra hình ảnh của một cậu nhóc hồn nhiên mà vô cùng dũng cảm, nhanh nhẹn như 1 con chim chích chòe trên đồng lúa vàng ươm. Thứ hai, người đọc có thể thấy được sự dũng cảm, quả cảm của Lượm. Lời nói hồn nhiên của cậu bé là "Cháu đi liên lạc/Vui lắm chú à/Ở đồn Mang Cá/Thích hơn ở nhà" cho thấy một sự dũng cảm, hồn nhiên của chú bé Lượm nhỏ tuổi. Có lẽ đây chính là khởi nguồn của lòng yêu nước đã được nuôi dưỡng ở tâm hồn trẻ em VN từ nhỏ. Hơn nữa, hình ảnh chú bé Lượm chẳng hề sợ hãi trước cảnh mưa bom bão đạn "đạn bay vèo vèo" để hoàn thành được nhiệm vụ giữ liên lạc và đưa những lá thư thượng khẩn cấp bạc phục vụ cho kháng chiến. Quan trọng nhất, sựu hy sinh của Lượm đã thể hiện được sự dũng cảm đến phút giây cuối của em. Sự ra đi của Lượm được miêu tả rất nhẹ nhàng, đó là sự ra đi của 1 chú nhóc vì độc lập bình yên của tổ quốc. Em ra đi nhưng tay thì vẫn nắm chặt lấy bông lúa. Tóm lại, chú bé Lượm hiện lên là một cậu bé hồn nhiên yêu đời và có tinh thần dũng cảm sâu sắc trong kháng chiến. ( so sánh )