Hidro và oxi ( liên quan tính chất và ứng dụng)
kẻ bảng so sánh tính chất vật lý tính chất hóa học ứng dụng và điều chế hidro và oxi
Nêu tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế khí oxi và khí hidro trong phòng thí nghiệm.
Phát biểu không đúng là:
A. Hidro có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại.
B. Hidro có thể tác dụng với một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
C. Hidro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất nhẹ, có tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt.
D. Hidro có thế tác dụng với tất cả các oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
iot, hợp chất quan trọng của nó có ứng dụng gì ? liên hệ tính chất vật li và tính chát hóa học để giải thích?
Phần lớn iot được dùng để sản xuất ra các dược phẩm khác nhau. Trong cơ thể người, iot có ở tuyến giáp trạng, dưới dạng những hợp chất hữu cơ phức tạp. Nếu thiếu iot, người thường bị bệnh bướu cổ.
Iốt được dùng nhiều trong y khoa, nhiếp ảnh, thuốc nhuộm.
Đây là một trong các nguyên tố vi lượng cần cho sự sống của nhiều sinh vật. Về mặt hoá học, iốt ít hoạt động nhất và có độ âm điện thấp nhất trong các halogen. Mặc dù Astatin được cho là còn ít hoạt động hơn với độ âm điện thấp hơn
Iốt là chất rắn có màu tím thẫm/xám có thể thăng hoa tại nhiệt độ thường tạo ra chất khí màu tím hồng có mùi khó chịu. Chất halogen này có thể tạo thành hợp chất với nhiều nguyên tố hóa học khác, nhưng nó ít hoạt động hơn so với các nguyên tố khác trong nhóm nguyên tố VII và nó có thêm một số tính chất hơi giống kim loại. Iốt có thể hòa tan trong cloroform, cacbon têtraclorua (CCl4), hay carbon đisulfua(CS2) để tạo thành dung dịch màu tím. Nó tan nhẹ trong nước tạo ra dung dịch màu vàng. Màu xanh lam của một chất gây ra khi tương tác với tinh bột chỉ là đặc điểm của nguyên tố tự do.
Iốt có thể oxi hoá được với H2 ở nhiệt độ cao và có mặt chất xúc tác tạo ra khí hidro iotua theo một phản ứng thuận nghịch:
H2 + I2 <-> 2HI
Iốt oxi hóa được nhiều kim loại nhưng phản ứng chỉ xảy ra khi đun nóng hoặc có chất xúc tác.
2Al + 3I2—H2O--> 2AlI3
Ôn tập tính chất hóa học , vật lí, ứng dụng , điều chế khí hidro , oxi
Biết rằng khí hidro dễ tác dụng vơi chất chì (IV) oxit P b O 2 , chiếm lấy oxi của chất này để tạo ra nước. Viết phương trình hóa học của phản ứng và tên chất mới sinh ra.
Phương trình hóa học của phản ứng:
Chất sinh ra là kim loại Pb
hoà tan hoàn toàn 12 gam canxi với nước thu được bazo canxi hidroxit và khí hidro a) Tính thể tích chất khí thu được (đktc)? b) tính khối lượng bazo thu được sau phản ứng? c) đem toàn bộ chất khí thu được tác dụng với 8,4 gam sắt từ oxi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
a, \(n_{Ca}=\dfrac{12}{40}=0,3\left(mol\right)\)
PT: \(Ca+2H_2O\rightarrow Ca\left(OH\right)_2+H_2\)
Theo PT: \(n_{H_2}=n_{Ca}=0,3\left(mol\right)\Rightarrow V_{H_2}=0,3.22,4=6,72\left(l\right)\)
b, \(n_{Ca\left(OH\right)_2}=n_{Ca}=0,3\left(mol\right)\Rightarrow m_{Ca\left(OH\right)_2}=0,2.74=22,2\left(g\right)\)
c, \(n_{Fe_3O_4}=\dfrac{8,4}{232}=\dfrac{21}{580}\left(mol\right)\)
PT: \(Fe_3O_4+4H_2\underrightarrow{t^o}3Fe+4H_2O\)
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{\dfrac{21}{580}}{1}< \dfrac{0,3}{4}\), ta được H2 dư.
Theo PT: \(n_{Fe}=3n_{Fe_3O_4}=\dfrac{63}{580}\left(mol\right)\Rightarrow m_{cr}=m_{Fe}=\dfrac{63}{580}.56=\dfrac{882}{145}\left(g\right)\)
Cho các phát biểu sau:
(1) Tính chất hóa học cơ bản của clo là tính oxi hóa mạnh
(2)Khí clo oxi hóa trực tiếp được hầu hết các kim loại
(3) Trong các phản ứng với kim loại và hidro, clo thể hiện tính khử mạnh
(4) Khí clo và khí hidro phản ứng với nhau trong điều kiện bóng tối
(5) Khí clo tan trong nước tạo ra hỗn hợp axit clohiric và axit hipocloro
(6) HClO là chất có tính khử mạnh
Số phát biểu đúng là:
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4
(1) Tính chất hóa học cơ bản của clo là tính oxi hóa mạnh
(2)Khí clo oxi hóa trực tiếp được hầu hết các kim loại
(5) Khí clo tan trong nước tạo ra hỗn hợp axit clohiric và axit hipocloro
Đáp án C
Câu 5: Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử X liên kết với 3 nguyên tử hidro và nặng gấp 8,5 lần khí hidro. Xác định CTHH của hợp chất.
Câu 6: Một hợp chất A gồm nguyên tử nguyên tố Y liên kết với 3 nguyên tử oxi và nặng gấp 5 lần nguyên tử oxi. Xác định CTHH của hợp chất.
Câu 5 :
$PTK = 1X + 3H = 1X + 3.1 = 8,5M_{H_2} = 8,5.2 = 17(đvC)$
$\Rightarrow X = 14(đvC)$ - Suy ra X là Nito
Vậy CTHH của hợp chất là $NH_3$(khí amoniac)
Câu 6 :
$PTK = 1Y + 3O = 1Y + 3.16 = 5M_O = 5.16 = 80$
$\Rightarrow Y = 32(đvC)$ - Suy ra Y là Lưu huỳnh
Vậy CTHH của hợp chất là $SO_3$
Câu 5:
Gọi CTHH là: XH3
Theo đề, ta có: \(d_{\dfrac{XH_3}{H_2}}=\dfrac{M_{XH_3}}{M_{H_2}}=\dfrac{M_{XH_3}}{2}=8,5\left(lần\right)\)
=> \(M_{XH_3}=17\left(g\right)\)
Ta có: \(M_{XH_3}=NTK_X+1.3=17\left(g\right)\)
=> NTKX = 14(đvC)
=> X là nitơ (N)
Vậy CTHH là NH3
Câu 6:
Gọi CTHH của hợp chất A là: YO3
Theo đề, ta có:
\(d_{\dfrac{YO_3}{O}}=\dfrac{M_{YO_3}}{M_O}=\dfrac{M_{YO_3}}{16}=5\left(lần\right)\)
=> \(M_{YO_3}=80\left(g\right)\)
Ta có: \(M_{YO_3}=NTK_Y+16.3=80\left(g\right)\)
=> NYKY = 32(đvC)
=> Y là lưu huỳnh (S)
Vậy CTHH của A là SO3