Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Mỹ Hiền Nguyễn
Xem chi tiết
Sky lilk Noob---_~Phó꧁ミ...
Xem chi tiết
Giang シ)
5 tháng 1 2022 lúc 20:49

Tham khảo :

1. Mở bài

Giới thiệu về câu tục ngữ Có chí thì nên.

2. Thân bài

a. Giải thích

- "Chí" ở đây được hiểu là ý chí, là quyết tâm, nghị lực

- "Nên" chính là thành công, thành quả

=> Câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của ý chí đối với sự phát triển của mỗi người trên đường đời.

b. Chứng minh

* Vai trò của ý chí:

- Trên đường đời, có những lúc gặp phải những ghềnh thác, chông chênh => Cần có ý chí để vượt qua.

- Ý chí quyết định rất lớn đến sự thành công của con người, mỗi thành công đều mang màu ý chí.

- Nếu chưa vươn tới thành công thực thụ thì đó là do bạn chưa đủ ý chí, sự kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình.

=> Lòng kiên trì, ý chí là sức mạnh lớn lao tạo nên thành công.

* Dẫn chứng

- Cậu bé Nguyễn Hiền vì nhà nghèo khó có tiền đi học, ngày ngày cậu vẫn kiên trì đứng ngoài cửa lớp học lỏm => đỗ đạt trạng nguyên, giúp đời, giúp nước.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vượt muôn ngàn gian khó tìm đường cứu nước, giúp dân tộc chiến đấu => lãnh đạo cuộc cách mạng nước nhà đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

- Nguyễn Vũ Hoàng, chàng trai nghèo đất Quảng chịu khó học hành => được nhận suất học bổng du học khi giành được vọng nguyệt quế năm.

* Bàn luận

- Phê phán những người sống thiếu ý chí

- Cách nuôi dưỡng ý chí

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ.

Giang シ)
5 tháng 1 2022 lúc 20:53

I. Mở bài

Nêu lên vấn đề cần chứng minh.

Cuộc sống không bao giờ dễ dàng, chúng ta luôn vấp phải nhiều khó khăn thử thách, đường đi đến thành công luôn chông gai. Để vượt qua mọi trở ngại và đi đến thành công ông cha ta khuyên răn: Có chí thì nên

II. Thân bài

1. Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên

Khái niệm “chí” đó là ý chí, quyết tâm, kiên trì, bền bỉ theo đuổi đến cùng mục đích. Chí là nói về mặt tinh thần của con người.

Khái niệm “nên” được hiểu đơn giản là thành công, kết quả như mong đợi.

Có chí thì nên khẳng định rằng nếu có sự kiên trì, ý chí, cố gắng vào một việc cụ thể nào đó chắc chắn bạn sẽ thành công.  Để đạt được mục đích con người cần có ý chí.

2. Vì sao câu nói trên là chân lý ?

Ý chí của con người không phải tự nhiên mà có, đây là đức tính cần phải rèn luyện thường xuyên. Con người khi làm bất cứ việc gì cũng cần sự quyết tâm, ý chí đến cùng, trải qua quá trình rèn luyện trao dồi sẽ là cơ sở để đạt được thành công.

Trải qua gian nan, thử thách, vượt qua nhiều lần thất bại mới thấm thía kết quả của thành công.

Điển hình như Nguyễn Hiền – Trạng nguyên trẻ tuổi của nước ta thời phong kiến. Để đi đến thành công phải vượt qua cảnh nghèo khó, tinh thần ham học hỏi (đi chăn trâu viết trên lưng trâu, viết trên nền cát, viết trên lá chuối, học lỏm từ thầy giáo). Để đạt được Trạng nguyên trẻ tuổi.

Cao Bá Quát viết văn hay nhưng chữ lại xấu, ông rèn chữ ngày đêm để nổi danh bởi “văn hay chữ tốt” được người đời kính trọng, yêu mến.

Anh Nguyễn Ngọc Kí từ nhỏ không may bị liệt hai tay, nhưng không bỏ cuộc anh đã tập viết bằng chân. Hiện nay đã tốt nghiệp đại học và đạt được ước mơ trở thành thầy giáo.

3. Rèn luyện ý chí thế nào ?

Gặp thất bại không được nản chí, bỏ cuộc. Rút ra bài học kinh nghiệm sau thất bại và thử lại lần sau.

Thành công đến từ quá trình, hãy chuẩn bị mọi thứ cần thiết để đạt được thành công.

III. Kết bài

Khẳng định lại một lần nữa tính đúng đắn,chân lý của câu tục ngữ.

Câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã khẳng định một lần nữa muốn thành công cần ý chí, quyết tâm, kiên trì đến cùng. Đây cũng là lời răn dạy của cha ông ta với thế hệ sau về con đường đi đến thành công cần ý chí và nỗ lực không ngừng nghỉ.

Vương Nguyên
Xem chi tiết
quách anh thư
21 tháng 2 2018 lúc 19:31

đề 1;MB:
- Biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
- ông cha ta đã dạy ta f biết ơn những ng đã tạo ra thành quả ..... ( tự vít mở bài )
TB:
* Giải thích câu tực ngữ uống nước nhớ nguồn :
-Ăn quả : + Nghĩa đen là : Khi ăn trái ngon ngọt, ta phải nhớ ơn người đã dày công vun trồng, chăm sóc từ khi cây còn non đến lúc ra quả ngọt trái chín
+ Nghĩa bóng là :Là những người đk hưởng thành quả .
- Trồng cây : + Nghĩa đen là :Được uống ngụm nước trong lành, mát lạnh, nhất định ta không được quên cội nguồn – nơi dòng nước chảy tới. 
+ nghĩa bóng là người đã tạo ra thành quả.
=> ý nghĩa của câu ăn quả nhớ kể trồng cây là nhớ ơn nx ng đã tạo ra thành quả , n ng đã giúp đỡ mink ( sự nhớ ơn của dân tộc )
* Chứng minh :
-Trong tư tưởng : Biết ơn n chiến sĩ đã hi sinh xương máu của mink để cứu nc . V ...v .v
- Trong cuộc sống : (dẫn chứng )
+ Nhứ ơn tổ tiên : nx ngày tết , ngày giỗ 
+ ngày 27/7 : ngày thương binh liệt sĩ ( nhớ ơn các chiến sĩ đã bỏ mạng trên chiến trường ...) 
+ ngày 10/3 (âm ) : nhớ ơn các vị vua Hùng có công dựng nc 
+ ngày 27/2 : nhớ ơn n ng thầy thuốc bác sĩ có công cứu ng
+ ngày 20/11 : nhứ ơn n ng thầy giáo, cô giáo có công giáo dục chúng ta nên ng ....
......v....vv.....vv.
- Bài hơcj rút ra từ bản thân : ( tự làm ) 
KB : 
- khẳng định sự nhớ ơn n ng đã tạo ra thành quả
- Dân t[cj ta luôn đề cao và sống theo đạo lí " uống nc nhớ nguồn "

Ahwi
21 tháng 2 2018 lúc 19:34

1/

1. Mở bài:
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa.
- Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.
2. Thân bài:
a/ Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn:
Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
- b/ Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động , lời ăn tiếng nói hang ngày: 
+ xưa:
- Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, lễ tịch điền , Tết có lễ tảo mộ, tết thanh minh , tục tết thầy học, tết thầy lang. sau vụ gặt : tết cơm mới ( tế thần và biếu bậc trên , những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia , thầy , ông lang…)
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già.. 
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước.
+ nay :
- 10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ.
- Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….
- Các ngày lễ, 27/2, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề….
- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …
- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…
- III kết bài :
- Lòng biết ơn là tình cảm cao quí , thiêng liêng, là thước đo đạo đức, phẩm chất …
- Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của VN.
 

Ahwi
21 tháng 2 2018 lúc 19:34

2/

1. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ 
Tục ngữ Việt Nam giàu có, óng ánh sắc màu trí tuệ. Nó đúc kết bao kinh nghiệm quý báu trong dân gian. Là bài học nhân sinh, cách ứng xử, nó dạy khôn, dạy khéo để làm người. Chỉ nói về lòng kiên trì, ý chí của con người mà nhân dân ta có biết bao câu tục ngữ mang tính giáo dục sau sắc, tiêu biểu là câu "Có chí thì nên" 
2. Thân bài: 
Bạn làm theo các ý sau 
+ Giải thích nội dung câu tục ngữ: Câu tục ngữ trên là một lời khuyên con người cần có ý chí, nghị lực, lòng kiên trì thì làm việc gì cũng thành công. 
+Khẳng định câu tục ngữ: Câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng không chỉ trong thời đại ngày xưa mà trong cả thời đại ngày nay. 
- Người không có chí hướng, k có lí tướng, K có lòng kiên trì nhẫn lại luôn thất bại. 
Dẫn chứng+lí lẽ: Đứng trước một bài toán khó mà ta không chịu suy nghĩ thì không thể giải được bài toán đó. Trước một bài văn dài mà nản lòng thì sẽ không bao giờ viết văn hay. 
Trong cuộc sống nếu gặp khó khăn mà lùi bước thì không thể làm đuoc điều gì 
- Có lòng kiên trì, ý chí luôn đạt được những điều mình mong muốn. 
Thực tế đã chứng minh không một vĩ nhân nào mà không phải kiên trì học hỏi, khổ công luyện tập. Thành công của họ có được là do họ có tinh thần học hỏi không ngừng, lòng kiên trì bền bỉ. 
DC: Hồ chí Minh từ hai bàn tay trắng lao động làm nhiều nghề, nghiên cứu tài liệu của Lênin và trải bao khổ cực cuối cùng Người đã đạt đựoc ước muốn là tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. 
Thầy giáo Ngưễn Ngọc Ký tàng tật cụt hai chân nhưng vẫn có nghị lực sống phi thường và nổi tiếng dạy giỏi. 
Nhà đại thi hào người Nga Gơrki đã từng không qua một trường đại học nào, nhưng vẫn trở thành nhà văn nổi tiếng. Nhà văn đã từng nói " Dòng sông Vôn ga và thảo nguyên mênh mông chính là trường đại học của tôi" 
....... 
3. Kết luận. 
Khẳng định câu tục ngữ đúng

19. Thành Long
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
16 tháng 3 2022 lúc 18:32

Có 2 dàn ý của 2 bài đầu thoy nhé, em tham khảo 

 

undefinedundefinedundefined

Lê Phương Mai
16 tháng 3 2022 lúc 18:34

Dàn ý đề  3 : (em tham khảo)

undefined

yagami_raito
Xem chi tiết
Cao Thư
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 3 2021 lúc 20:25

Tham khảo:

Đề 1:

A. Mở bài

- Giới thiệu về sức mạnh của ý chí con người trong cuộc sống

- Giới thiệu về câu tục ngữ " Có chí thì nên "

B. Thân bài

1. Giải thích

- " Chí " là hoài bão , là lí tưởng , là nghị lực và sự kiên trì của con người 

- " nên " là đạt được ước nguyện , là thành công con người đạt được

- Nghĩa cả câu : Câu tục ngữ muốn khuyên con người có ý chí , nghị lực thì sẽ đạt được thành công.

2. Chứng minh

- Cuộc đời vốn không bằng phẳng , luôn tồn tại những khó khăn , trở ngại cản bước con người.

- Khi đối diện với khó khăn , nếu con người nhụt chí , nản lòng thì sẽ gục ngã trước hoàn cảnh và trở thành kẻ thất bại.

- Ngược lại, nếu con người kiên trì, nỗ lực hết mình thì sẽ vượt qua khó khăn và đạt được thành công mà mình mong muốn

- Ý chí có vai trò rất to lớn trong cuộc sống con người :

+ Tạo động lực để con người vượt qua khó khăn

+ Thúc đẩy bản lĩnh và lòng dũng cảm ở con người 

+ Ý chí cho con người sự mạnh mẽ để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống

+ Ý chí vực dậy con người , giải thoát con người ra khỏi tuyệt vọng, buồn chán, quẩn quanh để tiếp tục đứng lên từ thất bại

+ Có ý chí và hành động cụ thể nhất định con người sẽ thành công

- Một vài tấm gương tiêu biểu đã thành công nhờ có ý chí , nghị lực phi thường như : thày giáo Nguyễn Ngọc Kí , hoa hậu H'Hen Niê, Hương Giang Idol

3.Phản đề :

- Phê phán những con người thiếu ý chí , nghị lực trong cuộc sống , dễ dàng buông xuôi và chấp nhận an phận , chấp nhận thất bại một cách dễ dàng.

C. Kết bài

- Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ

- Khuyên con người sống phải có ý chí , nghị lực

Đề 2:

1. Mở Bài

· Câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp: Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

2. Thân Bài

· Giải thích câu tục ngữ:

· Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn

· Nghĩa bóng: "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó

· Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ:

· Ý nghĩa: Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống

· Thời xưa: Thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu

· Thời nay: Ngày Nhà giáo Nam 20-11, ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7

3. Kết Bài

Khẳng định giá trị câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây": Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình

Yến Hoàng
Xem chi tiết
Dang Khoa ~xh
2 tháng 3 2021 lúc 12:40

THAM KHẢO NHA !!

Mở bài

-Giới thiệu về tác giả: 

-Hồ Chí Minh là một nhà văn nhà thơ nhà cách mạng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam.Ông cũng là một danh nhân văn hóa thế giới.

Trong sự nghiệp sáng tác của cuộc đời mình Hồ Chí Minh đã để lại nhiều tác phẩm đình đám có sứ cảnh hưởng lớn tới cộng đồng như Nhật ký trong tù Tuyên ngôn độc lập Cảnh khuya…

-Giới thiệu về bài viết

Bài viết“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ’được Hồ Chí Minh trình bày lần đầu trước Đại hội Đảng Báo cáo chính trị năm 1951. Với phong cách xúc tích lời lẽ cô đọng lập luận chặt chẽ tác giả đã làm nổi bật được luận đề“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”

.+Thânbài:

Mở đầu bài viết tác giả đã khẳng định bằng câu nói chắc như đinh đóng cột “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước ”.

+Nghệ thuật của bài viết được tác giả thể hiện như thế nào ?

-Xây dựng luận điểm ngắn gọn cô đọng lời văn vô cùng xúc tích trong phần lập luận thì rất chặt chẽ khi tác giả lấy dẫn chứng thì vô cùng toàn diện ,bao gồm nhiều lứa tuổi, vùng miền,tầng lớp.Tính khái quát cao.

- Tác giả đã dùng biện pháp liệt kê , dẫn chứng để làm sáng tỏ cho luận điểm của mình . Người dân Việt Nam đâu đâu trên đất sĩ ngoài mặt trận...đến hậu phương...,từ những phụ nữ...đến các bà mẹ chiến sĩ...''

-Trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ:Tác giả đã khôn khéo sử dụng từ gợi hình ảnh như:Làn sóng , lướt qua,...làm cho bài viết trở nên trơn tru dễ đọc dễ nghe.

-Tác giả đã sử dụng phép so sánh, rồi liệt kê nêu dẫn chứng về các vị hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.

+Tinh thần yêu nước của dân ta:

-Lòng yêu nước là giá trị thần cao quý.Cần phải phát huy giữ gìn truyền thống cao quý này.

-Dân ra ai cũng có lòng yêu nước. Trên tất cả các vùng miền tổ quốc,mọi lứa tuổi,mọi tầng lớp người dân nước ta đều một lòng yêu nước.Cuộc kháng chiến đấu tranh giải phóng dân tộc có thành công hay không phụ thuộc vào tinh thần ,ý chí kiên cường,lòng yêu nước của những người dân trên đất nước ta.

-Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc làm cụ thể .Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sản xuất lao động,trong nghiên cứu khoa học ,trong hc tập...

-Giongj văn tha thiết, giàu cảm xúc thể hiện tình cảm của tác giả khi viết bài này.

-Trong phần cuối bài viết của tác giả Hồ Chí Minh đã nói nếu so sánh lòng yêu nước với một thứ quý hiếm thì pha lê có lẽ dễ thấy hơn.Điều này chứng tỏ lòng yêu nước còn đáng quý,vô giá hơn pha lê rất nhiền lần(ko pk rất nhiều lần nx mà là rất rất nhiều lần).Nó xứng đáng được trưng bày trong tủ kính mãi mãi,và lưa danh sử sách ngàn năm.

+Kết bài:

-Qua bài viết của tác giả Hồ Chí Minh đã khẳng định tinh thần yêu nước bất khuất , quật cường của nhân dân ra.

-Tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng bút pháp lập luận chặt chẽ , ngôn ngữ vừa giản dị dể hiểu , vừa đanh thép hùng hồn để làm sáng rõ luận điểm mà mình muốn nêu ra. 

NLT MInh
2 tháng 3 2021 lúc 12:42

+ Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả:

– Hồ Chí Minh là một nhà văn, nhà thơ, nhà cách mạng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam. Ông cũng là một danh nhân văn hóa thế giới.

– Trong sự nghiệp sáng tác của cuộc đời mình Hồ Chí Minh đã để lại nhiều tác phẩm đình đám, có sức ảnh hưởng lớn tới cộng đồng như: Nhật ký trong tù, Tuyên ngôn độc lập, Cảnh khuya…

– Giới thiệu về bài viết:

– Bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta’ được Hồ Chí Minh trình bày lần đầu trước Đại hội Đảng Báo cáo chính trị năm 1951. Với phong cách xúc tích, lời lẽ cô đọng, lập luận chặt chẽ tác giả đã làm nổi bật được luận đề “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.

+ Thân bài: Mở đầu bài viết tác giả đã khẳng định bằng câu nói chắc như đinh đóng cột “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.

+ Nghệ thuật của bài viết được tác giả thể hiện như thế nào?

– Xây dựng luận điểm ngắn gọn, cô đọng, lời văn vô cùng xúc tích, trong phần lập luận thì rất chặt chẽ, khi tác giả lấy dẫn chứng thì vô cùng toàn diện, bao gồm nhiều lứa tuổi, vùng miền, tầng lớp. Tính khái quát cao.

-Tác giả đã dùng biện pháp liệt kê, dẫn chứng để làm sáng tỏ cho luận điểm của mình. Người dân Việt Nam đâu đâu trên đất nước ta ai cũng có tinh thần một lòng yêu nước “từ những chiến sĩ ngoài mặt trận… đến hậu phương…, từ những phụ nữ… đến các bà mẹ chiến sĩ…”

– Trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ: Tác giả đã khôn khéo sử dụng từ gợi hình ảnh như: Làn sóng, lướt qua,…làm cho bài viết trở nên trơn tru, dễ đọc, dễ nghe.

– Tác giả đã sử dụng phép so sánh, rồi liệt kê nêu dẫn chứng về các vị hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

– Lòng yêu nước là giá trị tinh thần cao quý. Cần phải phát huy giữ gìn truyền thống cao quý này.

– Dân ta ai cũng có lòng yêu nước. Trên tất cả các vùng miền tổ quốc, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp người dân nước ta đều một lòng yêu nước. Cuộc kháng chiến đấu tranh giải phóng dân tộc có thành công hay không đều phụ thuộc vào tinh thân, ý chí kiên cường, yêu nước của những người dân trên đất nước ta.

– Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc làm cụ thể. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sản xuất lao động, trong nghiên cứu khoa học, trong học tập…

– Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc thể hiện tình cảm của tác giả khi viết bài viết này.

– Trong phần cuối của bài viết tác giả Hồ Chí Minh đã nói nếu so sánh lòng yêu nước với một thứ quý hiếm thì pha lê có lẽ có dễ thấy hơn. Điều này chứng tỏ lòng yêu nước còn đáng quý, vô giá hơn pha lê rất nhiều lần. Nó xứng đáng được trưng bày trong tủ kính mãi mãi, và lưu danh sử sách ngàn năm.

+ Kết bài

– Qua bài viêt của tác giả Hồ Chí Minh đã khẳng định tinh thần yêu nước bất khuất, quật cường của nhân dân ta.

– Tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng bút pháp lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ vừa giản dị dễ hiểu, vừa đanh thép hùng hồn để làm sáng rõ luận điểm mà mình muốn nêu ra.

♥ Pé Su ♥
2 tháng 3 2021 lúc 16:01

I. Mở bài: Giới thiệu về tinh thần yêu nước của nhân dân ta Napoleon – hoàng đế Pháp đã từng nói: “Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì? Đó chính là lòng yêu nước.” Đúng vậy, lòng yêu nước đã trở thành một truyền thống quý báu của biết bao dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trải qua bao thế kỉ, tinh thần yêu nước vẫn được các thế hệ ta giữ gìn và phát huy vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. II. Thân bài: 1. Giải thích: Tinh thần yêu nước là tình cảm thiêng liêng bắt nguồn từ tình yêu gia đình, quê hương và tinh thần sẵn sàng cống hiến, chiến đấu và xây dựng đất nước. 2. Chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta không phải chỉ thể hiện ở một khoảng thời gian nhất định, mà nó là cả một quá trình, một hành trình dài nối tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ những cuộc chiến đấu cho đến thời bình. a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong “buổi bình minh lịch sử”: Buổi bình minh lịch sử- đó là giai đoạn nhà nước Văn Lang – Âu Lạc tồn tại (3000 – 179 TCN) Ngày nay, trong các bảo tàng lịch sử, di tích văn hóa, ta vẫn thấy người ta trưng bày những di chỉ văn hóa như giáo, rìu, mũi tên, giáp che thân… một là để sử dụng như công cụ lao động, một là để phòng vệ, chống quân xâm lược. Có lẽ nhiều người trong chúng ta đã được nghe bà, nghe mẹ kể cho nghe những truyền thuyết li kì với hình ảnh các vua Hùng và nhân dân đã chiến thắng các cuộc chiến chống giặc Ân, giặc Man… Văn học thời nào cũng vậy, luôn phản ảnh chân thật hơi thở cuộc sống, mang dấu ấn thời đại. Trong truyền thuyết Thánh Gióng, ta có thể thấy tinh thần yêu nước, chiến đấu bất khuất của nhân dân Việt cổ được thể hiện rất rõ nét và ấn tượng. b. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thời phong kiến: Năm 40, Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc, lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù xâm lược và chiến thắng. Năm 938, nổi danh với chiến tích sông Bạch Đằng là hình ảnh người anh hùng Ngô Quyền tài ba, sáng suốt lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân Mông – Nguyên. Chiến thắng của vua Quang Trung trong cuộc chiến chống quân Thanh gian lao của dân tộc… c. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thời kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ: Nếu như trong thời kỳ mới lập nước của các vua Hùng hay thời phong kiến, giặc ngoại xâm tấn công ta với những vũ khí còn thô sơ thì quãng thời gian chống Pháp, Mỹ là quãng thời gian dân ta phải oằn mình chống lại mưa bom bão đạn có sức hủy diệt lớn. Tuy vậy, trong gian khổ, hiểm nguy, nhân dân Việt Nam vẫn chiến đấu với tinh thần yêu nước nồng nàn, mãnh liệt. Có hàng loạt các cuộc chiến lẫy lừng mang lại chiến thắng vẻ vang cho dân tộc mà ta có thể nhắc tới như: Chiến thắng Cách mạng tháng Tám 1945, Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không,…Chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975… d. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thời bình: Nhân dân các tầng lớp hăng say lao động cống hiến Học sinh sinh viên tích cực ngày đêm học tập, rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất để xây dựng một đất nước vững mạnh hơn trong tương lai. III. Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân về tinh thần yêu nước của nhân dân ta: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó đã trở thành một truyền thống quý báu…”. Là thế hệ trẻ tiếp nối công cuộc xây dựng Tổ quốc, bản thân em phần nào hiểu được trách nhiệm của mình trong việc kế thừa và phát huy truyền thống, hăng say học tập, rèn luyện để góp sức xây dựng đất nước.

Nguyễn Trần Như Hằng
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
1 tháng 9 2017 lúc 20:14

a. Mở bài

- Nêu hoàn cảnh kể câu chuyện cho bố mẹ nghe: sau bữa cơm, mọi người ngồi trò chuyện …

- Giới thiệu chung về câu chuyện mà mình kể: là loại chuyện gì? (Cảm động hay buồn cười)

b. Thân bài

- Thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện em đang kể (bao giờ, ở đâu?)

- Nhân vật trong câu chuyện ấy gồm những ai? Em có tham gia vào câu chuyện ấy không?

- Diễn biến câu chuyện như thế nào? Chuyện có gì làm em cảm động hay buồn cười?

- Kết thúc câu chuyện ấy như thế nào? Em có say nghĩ hay rút ra được bài học gì từ câu chuyện ấy hay không?

- Thái độ, cảm xúc của cha mẹ khi nghe em kể câu chuyện đó (xúc động hay buồn cười theo không? Có khuyên nhủ em điều gì không? …)

c. Kết bài

- Không khí gia đình em khi kể chuyện

- Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân

Nguyễn Thị Thanh Giang
30 tháng 11 2021 lúc 14:41

câu chuyện cảm động mà tôi sẽ kể cho bố mẹ xảy ra vào buổi học đầu tiên của lớp 7.

Tiết đầu tiên sẽ là môn Văn. Cả lớp em ai cũng mong là cô Tám sẽ vẫn dạy chúng em ở môn học này. Nhưng có lẽ là không một cô giáo rất lạ bước vào lớp. Cả lớp em sững sờ nhìn cô và có một bạn ở phía cuối lớp hỏi: “Cô ơi! Cô giáo của chúng em đâu rồi ạ?” Cô trả lời: “Cô của em đã chuyển trường dạy rồi. Cô ấy sẽ không dạy trường này nữa. Từ hôm nay cô sẽ là giáo viên phụ trách môn Văn của các em”. Nghe xong, cả lớp đều rất buồn.

Tiết học hôm đó, đột nhiên lại buồn bã, không sôi nổi như lúc trước. Hết tiết học, cả lớp cùng nhau hồi tưởng về cô giáo cũ. Cô tên là Thu, một giáo viên trẻ. Buổi học đầu tiên, cô mặc áo dài rất xinh. Mắt của cô hiền từ như bà tiên. Khi cô ngồi trên ghế đá, dưới góc “hoa học trò” cô tâm sự với chúng con về những câu chuyện học hành, bạn bè, gia đình. Cô càng hiền dịu hơn khi những lá phượng màu vàng rơi nhè nhẹ xuống.

Còn nhớ những nhớ lúc cô giảng, giọng cô thật ấm áp, dịu dàng, làm cho các bài học rất dễ đi vào lòng người khác. Khi học xong, cô lại kể những chuyện cổ tích, hài, hay là chuyện của cô. Nhưng giờ đây sẽ không còn nghe được giọng nói ấm áp của lúc trước nữa. Cả lớp đều nuối tiếc khi không thể nói lời tạm biệt cô.

Nhưng lời dặn dò cố gắng học tập của cô vẫn còn đó. Điều đó khiến chúng tôi tự nhủ phải cố gắng học tập hơn.

Khách vãng lai đã xóa