nêu tác dụng và tác hại của một số cây trồng quen thuộc
Tác hại của sâu, bệnh đối với đời sống cây trồng? Nêu một số dấu hiệu cây trồng bị sâu, bệnh phá hại?
Tham khảo
– Tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng: Sâu bệnh có ảnh hưởng xấu đến cây trồng, làm cho năng suất, chất lượng nông sản giảm, thậm chí còn không cho thu hoạch.
– Bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo do vi sinh vật và môi trường sống không thuận lợi gây ra.
Một số dấu hiệu của bệnh cây: Lá bị thủng, cành bị gãy, than cây sần sùi
- Thân củ có đặc điểm gì ?Kể tên một số cây thuộc loại thân củ và công dụng của chúng.
- Thân rễ có đặc điểm gì ? Kể tên một số cây thuộc loại thân rễ và nêu công dụng,tác hại của chúng
- Kể tên một số cây mọng nước mà em biết
Thân củ có đặc điểm : thân phình to , nằm trên hoặc dưới mặt đất.
Một số cây thuộc chủng loại thân củ : củ khoai tây , củ su hào , củ năn , củ dền , ...
-> Công dụng : chứa chất dựng trữ
Thân rễ có đặc điểm : thân phình to , nằm trong , hình dạng giống rễ . Có chồi ngọn , chồi nách và lá.
Một số cây thuộc loại thân rễ : gừng , dong ta, nghệ , riềng , ...
-> Công dụng : chứa chất dựng trữ
Cây mọng nước : xương rồng , cành giao , lô hội , măng tây , ....
Kotomi ichinose đúng rùi đấy. 😁
Khỏi trả lời dài dòng.
Thân củ có đặc điểm : thân phình to , nằm trên hoặc dưới mặt đất.
Một số cây thuộc chủng loại thân củ : củ khoai tây , củ su hào , củ năn , củ dền , ...
-> Công dụng : chứa chất dựng trữ
Thân rễ có đặc điểm : thân phình to , nằm trong , hình dạng giống rễ . Có chồi ngọn , chồi nách và lá.
Một số cây thuộc loại thân rễ : gừng , dong ta, nghệ , riềng , ...
-> Công dụng : chứa chất dựng trữ
Cây mọng nước : xương rồng , cành giao , lô hội , măng tây , ....
Nêu vai trò của giống cây trồng trong trồng trọt; Bệnh cây là gì; Nêu một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu bệnh phá hoại; Nêu mục đích của các công việc làm đất; Cho biết tác dụng của từng công việc làm đất; Hãy kể tên một số loại thuốc trừ sâu bệnh hại có tác dụng tốt trong sản xuất mà không làm ô nhiễm môi trường.
Giúp mk nhé. Gấp lắm đó!!!
*Vai trò của giống cây trồng:
- Năng suất cao, chất lượng tốt
- Khả năng kháng sâu bệnh và chịu hạn tốt.
* Bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây do tác động của các vi sinh vật gây bệnh và điều kiện sống không thuận lợi.
*Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại:
- Lá bị đốm đen, đốm nâu, bị thủng hoặc bị biến dạng
- quả bị đốm đen, đốm nâu hoặc bị thối
- thân, cành bị gãy, bị sần sùi hoặc bị thối.
`* Một số loại thuốc trừ sâu bệnh hại có tác dụng tốt trong sản xuất mà không làm ô nhiễm môi trường: sử dụng thuốc trừ sâu hữu cơ,...
câu 1:Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt
câu 2:Tác hại của sâu, bệnh với cây trồng là gì? Nêu khái niệm côn trùng và bệnh cây?Hãy kể tên các phương pháp phòng trừ sâu, bệnh hại?
câu 3:Giống cây trồng có vai trò gì?Nêu các phương pháp chọn tạo giống cây trồng
câu 4:Đất trồng là gì? Nêu vai trò và thành phần chính của đất trồng? Đất cát, đất thịt, đất sét có ứng dụng gì trong đời sống? Tại sao?
Câu 1: _ Vai trò của trồng trọt:
+ Cung cấp thức ăn cho người.
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
+ Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu.
_Nhiệm vụ của trồng trọt:
+ Đẩy mạnh trồng trọt.
+ Đảm bảo đời sống của nhân dân và phục vụ chăn nuôi.
+ Phát triển các loại cây trồng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến như: chế biến rau, củ, quả, công nghiệp làm giấy, các sản phẩm từ cao su.
+ Đẩy mạnh trồng các cây đặc sản, lấy nguyên liệu cho xuất khẩu như: chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều,...
Câu 2:_Tác hại của sâu, bệnh với cây trồng:
Sâu bệnh phá hại làm cây trồng sinh trưởng kém, giảm năng suất và chất lượng nông sản.
_Khái niệm về côn trùng:côn trùng là lớp động vật thuộc ngành chân khớp.
_Khái niệm về bệnh cây:bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây.
_Các phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại:
+ Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại.
+ Biện pháp thủ công.
+ Biện pháp hóa học.
+ Biện pháp sinh học.
+ Biện pháp kiểm dịch thực vật.
Câu 3: _Vai trò của giống cây trồng: góp phần tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ gieo trồng trong một năm.
_Phương pháp chọn tạo giống cây trồng: phương pháp chọn lọc, phương pháp lai, phương pháp gây đột biến, phương pháp cấy mô.
Câu 4:_Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó thực vật có thể sinh sống
_Vai trò của đất trồng: cung cấp oxi, nước, dinh dưỡng cho cây, giữ cho cây đứng vững.
_Thành phần chính của đất trồng: phần khí, lỏng, rắn.
_vd: Đất thịt giàu chất dinh dưỡng cho cây trồng vì đất có các hạt nhỏ và nhiều mùn.
1.Tìm điểm giống và khác nhau giữa các củ : dong ta, khoai tây, su hào
2. Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn ?
3. Kể tên một số cây thuộc loại thân củ và nêu công dụng của chúng
4. Kể tên 1 số cây thân rễ và nêu công dụng, tác hại của chúng.
1.Giống nhau: đều là những loại thân biến dạng và đều chứa chất dự trữ cho cây.
Khác nhau:
- Củ dong ta là loại thân rễ nằm ở dưới đất.
- Củ khoai tây là loại thân củ nằm ở dưới đất.
- Củ su hào là loại thân củ nằm ở trên mặt đất.
2.Những đặc điểm thích nghi với môi trường sống khô hạn của xương rồng là:
- Thân cây biến dạng thành thân mọng nước ( dự trữ cho cây ) chống chọi được điều kiện khô hạn.
- Lá xương rồng biến thành gai hạn chế được sự thoát hơi nước của cây, giúp cây có đủ nước để sống.
3/ Dong ta, gừng, su hào, khoai tây. Phình to chứa chất dự trữ
4/ gừng, dong ta, nghệ
Công dụng: chứa chất dự trữ
Tác hại: mình hăm biết
1,Vì sao phải ủ phân chuồng trước khi sử dụng? Ủ phân có tác dụng gì?
2.Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt?
3.Vì sao phải sử dụng đất hợp lý?Hãy nêu những biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
4.Vai trò giống cây trồng? Tiêu chí của giống cây trồng tốt?
5.Tác hại của sâu bệnh hại? Bệnh cây là gì?
6Kể tên các loại phân bón trong trồng trọt? (Phân hữu cơ;hóa học;vi sinh)
7.Nguyên tắc phòng trừ sâu bênh hại? Vì sao phòng là chính?
8. Trình bày các phương pháp chọn tạo giống cây trồng?
- Phân hữu cơ phải qua thời gian phân huỷ mới có thể cung cấp chất
dinh dưỡng cho cây trồng được.
- Trước khi bón cần phải ủ kỹ, vì ủ phân có tác dụng đẩy nhanh
quá trình phân giải chất hữu cơ, tránh hiện tượng mất đạm, diệt mầm bệnh, nấm, trứng giun sán.
- Chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ phải qua quá trình khoáng
hoá cây mới sử dc
1.Vai trò nhiệm vụ của trồng trọt là gì ?
2.Hãy nêu tác dụng của các công việc chăm sóc đối với cây trồng. Giải thích câu tục ngữ : "Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn ''
3.Đất trồng là gì ? Trình bày các biện pháp cải tạo và sử dụng đất ?
4.Vai trò và cách sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp ?
5.Nêu tiêu chí của giống tốt. Bảo quản giống tốt phải đảm bảo những điều kiện gì ? Kể tên các phương pháp sản xuất giống cây trồng ?
6.Tác hại của sâu bệnh. Phòng trừ sâu bệnh phải đảm bảo các nguyên tắc gì ?
7.Nêu tác hại của thuốc trừ sâu bệnh đối với môi trường, con người và các sinh vật khác ?
Em hãy ghi vào vở bài tập tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại của biện pháp canh tác và sử dụng giống cây chống sâu, bệnh theo mẫu bảng sau:
Biện pháp phòng trừ | Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại |
- Vệ sinh đồng ruộng. | |
- Làm đất. | |
- Gieo trồng đúng thời vụ. | |
- Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí. | |
- Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích. | |
- Sử dụng giống chống sâu, bệnh |
Biện pháp phòng trừ | Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại |
- Vệ sinh đồng ruộng. | - Diệt trừ mầm mống sâu bệnh. |
- Làm đất. | - Diệt trừ mầm mống sâu bệnh. |
- Gieo trồng đúng thời vụ. | - Tránh thời kỳ sâu, bệnh phát sinh mạnh. |
- Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí. | - Tăng cường sức chống chịu cho cây. |
- Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích. | - Thay đổi điều kiện sống và nguồn thức ăn của sâu bệnh. |
- Sử dụng giống chống sâu, bệnh | - Hạn chế sâu bệnh. |
Câu 12. Nêu vai trò của lớp hình nhện
* Lợi ích:
- Bắt sâu bọ gây hại cho cây trồng vd……………………..
-Làm thực phẩm, đồ trang trí. Vd……………………………..
*Tác hại
- Có hại cho cây trồng vd………………………………
- Gây bệnh cho người và động vật vd………………………………….
Vai trò của lớp hình nhện:
* Lợi ích: – Bắt sâu bọ có hại cho cây trồng.
– Làm thực phẩm, đồ trang trí.
* Tác hại. – Truyền bệnh cho vật nuôi cây trồng.
Câu 12. Nêu vai trò của lớp hình nhện
* Lợi ích:
- Bắt sâu bọ gây hại cho cây trồng vd………Nhên gai , ogulnius……………..
-Làm thực phẩm, đồ trang trí. Vd………………bọ cạp ……………..
*Tác hại
- Có hại cho cây trồng vd………con ve bò………………………
- Gây bệnh cho người và động vật vd………cái ghẻ………………………….
- Quan sát củ dong ta, củ gừng. Tìm những đặc điểm giống nhau giữa chúng?
- Quan sát kĩ củ su hào và củ khoai tây. Ghi lại những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng.
- Thân củ có đặc điểm gì? Chức năng của thân củ đối với cây?
- Kể tên một số cây thuộc thân củ và công dụng của chúng?
- Thân rễ có đặc điểm gì? Chức năng của thân rễ đối với cây?
- Kể tên một số cây thuộc loại thân rễ và nêu công dụng, tác hại của chúng?
- Lấy que nhọn chọc vào thân cây xương rồng 3 cạnh. Nhận xét?
- Thân cây xương rồng mọng nước có tác dụng gì ?
- Kể tên một số cây mọng nước mà em biết?
- Củ dong ta và củ gừng giống nhau: đều phình to chữa chất dinh dưỡng, chúng đều có lá, chồi ngọn, chồi nách.
- Củ khoai tây và củ su hào giống nhau đều to, tròn. Khác nhau củ khoa tây mọc dưới mặt đất, củ su hào mọc trên mặt đất.
- Thân củ có đặc điểm: Thân phình to, nằm trên mặt đất, chứa chất dinh dưỡng dự trữ khi cây ra hoa, tạo quả.
- VD thân củ: khoai tây, su hào dùng làm thức ăn cho con người.
- Thân rễ : Thân phình to , có chức năng dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.
- Cây thân rễ như củ nghệ, gừng, dong ta công dụng làm thực phẩm cho con người.
- Lấy que nhọn chọc vào cây xương rồng sẽ thấy nước chảy ra.
→ Nhận xét: Thân cây có chứa nước dữ trữ cho các hoạt động sống của cây.
- Thân cây xương rồng mọng nước có tác dụng dự trữ nước cho cơ thể.
- Ví dụ cây mọng nước: Nha đam, cây thuốc bỏng.