Hoà tan hoàn toàn 11g hỗn hợp kim loại Al, Fe trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 5,6l H2 ở đktc. Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp
Hoà tan hoàn toàn 1,66 gam hỗn hợp gồm Al, Fe trong 100 gam dung dịch HCl vừa đủ thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch A.
a. Xác định thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại có trong hỗn hợp đầu
b. Tính C% của dung dịch axit.
a)
Gọi : \(\left\{{}\begin{matrix}n_{Al}=a\left(mol\right)\\n_{Fe}=b\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)⇒ 27a + 56b = 1,66(1)
\(2Al + 6HCl \to 2AlCl_3 + 3H_2\\ Fe +2 HCl \to FeCl_2 + H_2\)
Theo PTHH :
\(n_{H_2} = 1,5a + b = \dfrac{1,12}{22,4} = 0,05(2)\)
Từ (1)(2) suy ra a = 0,02 ; b = 0,02
Vậy :
\(\%m_{Al} = \dfrac{0,02.27}{1,66}.100\% = 32,53\%\\ \%m_{Fe} = 100\% - 32,53\% = 67,47\%\)
a)
\(n_{HCl} = 2n_{H_2} = 0,05.2 = 0,1(mol)\\ \Rightarrow C\%_{HCl} = \dfrac{0,1.36,5}{100}.100\% = 3,65\%\)
Hòa tan hoàn toàn 44,1 hỗn hợp 3 kim loại Zn, Al, Mg trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 31,36 lít khí H2 ( đktc ). Tính % khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp trước phản ứng? Biết khối lượng HCl đùng để hòa tan Zn = khối lượng HCl dùng để hòa tan Al
\(n_{Zn} = a(mol) ; n_{Al} = b(mol) ; n_{Mg} = c(mol)\\ \Rightarrow 65a + 27b + 24c = 44,1(1)\\ Zn + 2HCl \to ZnCl_2 + H_2\\ 2Al + 6HCl \to 2AlCl_3 + 3 H_2\\ Mg + 2HCl \to MgCl_2 + H_2\\ n_{H_2} = a + 1,5b + c = \dfrac{31,36}{22,4} = 1,4(2)\\ Mà : 2a = 3b(3)\\ (1)(2)(3) \Rightarrow a = 0,3 ; b = 0,2 ; c = 0,8\\ \%m_{Zn} = \dfrac{0,3.65}{44,1}.100\% = 44,22\%\\ \%m_{Al} = \dfrac{0,2.27}{44,1}.100\% = 12,24\%\)
\(\%m_{Mg} = 100\% -44,22\% -12,24\% = 43,54\%\)
Hòa tan 11g hỗn hợp bột Al và Fe vào dung dịch HCl (dư) thu được 8,96 lít H2 (đktc)
a) Tính thành phần % theo khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp đầu
b) Tính khối lượng muối tan thu được
c) Nếu hòa tan hoàn toàn 2 kim loại trên bằng dung dịch axit H2SO4 đặc nóng thì thể tích khí SO2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là bao nhiêu ?
a) Đặt \(\left\{{}\begin{matrix}n_{Al}=a\left(mol\right)\\n_{Fe}=b\left(mol\right)\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow27a+56b=11\) (1)
Ta có: \(n_{H_2}=\dfrac{8,96}{22,4}=0,4\left(mol\right)\)
Bảo toàn electron: \(3a+2b=0,4\cdot2=0,8\) (2)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0,2\\b=0,1\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\%m_{Al}=\dfrac{0,2\cdot27}{11}\cdot100\%\approx49,09\%\\\%m_{Fe}=50,91\%\end{matrix}\right.\)
b) Bảo toàn nguyên tố: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{AlCl_3}=n_{Al}=0,2\left(mol\right)\\n_{FeCl_2}=n_{Fe}=0,1\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow m_{muối}=m_{AlCl_3}+m_{FeCl_2}=0,2\cdot133,5+0,1\cdot127=39,4\left(g\right)\)
c) Bảo toàn electron: \(3\cdot0,2+3\cdot0,1=2n_{SO_2}\)
\(\Rightarrow n_{SO_2}=0,45\left(mol\right)\) \(\Rightarrow V_{SO_2}=0,45\cdot22,4=10,08\left(l\right)\)
a) Gọi nAl = x, nFe = y
Có 27x + 56y = 11 (1)
Bảo toàn e
3x + 2y = 2.0,4 (2)
Từ 1 và 2 => x = 0,2, y = 0,1
\(\%mAl=\dfrac{0,2.27}{11}.100\%=49,09\%\)
\(\%mFe=100-49,09=50,91\%\)
b) BTKL:
m muối = mkim loại + mHCl - mH2
= 11 + 0,4.2.36,5 - 0,4.2 = 39,4g
c)
Bảo toàn e
Al => Al+3 + 3e S+6 + 2e => S+4
0,2 0,6 2x x
Fe => Fe+3 + 3e
0,1 0,3
=> 2x = 0,6 + 0,3 => x = 0,45 mol
=> VSO2 = 0,45.22,4 = 10,08 lít
Hỗn hợp 2 kim loại Mg và Al có khối lượng 0.78g được hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch Axit Clohiric ( HCl ). Sau phản ứng thu được 0.896 lít H2 ( đktc ). Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu.
Biết các phản ứng: Mg + HCl ---> MgCl2
Al + HCl ---> AlCl2
nH2= \(\dfrac{0,896}{22,4}\) = 0,04(mol)
Mg + 2HCl \(\rightarrow\) MgCl2 + H2\(\uparrow\)
a \(\rightarrow\) a (mol)
2Al + 6HCl \(\rightarrow\) 2AlCl3 + 3H2\(\uparrow\) (ai dạy Al hóa trị II thế =.=)
b \(\rightarrow\) 1,5b (mol)
Gọi a,b lần lượt là số mol của Mg và Al
Theo đầu bài, ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}24a+27b=0.78\\a+1,5b=0,04\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\)\(\left\{{}\begin{matrix}a=0,01\\b=0,02\end{matrix}\right.\)
=> mMg= 0,01.24 = 0,24(g)
=> mAl = 0,78 - 0,24 = 0,54(g)
Hoà tan 10 gam hỗn hợp Al và Ag trong dung dịch HCl phản ứng kết thúc thu 6,72 lít H2(đktc). Xác định khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp
Ag không pư với dd HCl.
PT: \(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\)
Ta có: \(n_{H_2}=\dfrac{6,72}{22,4}=0,3\left(mol\right)\)
Theo PT: \(n_{Al}=\dfrac{2}{3}n_{H_2}=0,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}m_{Al}=0,2.27=5,4\left(g\right)\\m_{Ag}=10-5,4=4,6\left(g\right)\end{matrix}\right.\)
Bạn tham khảo nhé!
PTHH: \(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\uparrow\)
Ta có: \(n_{Al}=\dfrac{2}{3}n_{H_2}=\dfrac{2}{3}\cdot\dfrac{6,72}{22,4}=0,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{Al}=0,2\cdot27=5,4\left(g\right)\) \(\Rightarrow m_{Ag}=4,6\left(g\right)\)
Hoà tan hoàn toàn 5.3 gam hỗn hợp 2 kim loại Fe và Zn trong dung dịch axit HCL dư thì thu được 5.6 lít khỉ H2 (đktc)
a) Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu
b) Tính tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng
\(Đặt:\left\{{}\begin{matrix}Fe:x\left(mol\right)\\Zn:y\left(mol\right)\end{matrix}\right.\\ Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\\ Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2\\ Tacó:\left\{{}\begin{matrix}56x+65y=5,3\\x+y=0,25\end{matrix}\right.\\ \Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=1,2\\y=-0,97\end{matrix}\right.\left(vô\:lí\right)\)
Em xem lại đề nha!
Cho 13,8 gam hỗn hợp gồm Al và Fe phản ứng hết với dung dịch HCL thu được 10,08 lít khí H2 (ở đktc). Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Đặt \(\begin{matrix}n_{Al}=a\left(mol\right)\\n_{Fe}=b\left(mol\right)\end{matrix}=>27a+56b=13,8\left(1\right)\)
Pt : \(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\)
a \(\dfrac{3}{2}\)a
\(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\)
b b
\(n_{H2}=\dfrac{10,08}{22,4}=0,45\left(mol\right)=>1,5a+b=0,45\left(2\right)\)
Từ (1),(2) ta có hệ phương trình : \(\left\{{}\begin{matrix}27a+56b=13,8\\1,5a+b=0,45\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0,2\\b=0,15\end{matrix}\right.\)
\(m_{Al}=0,2.27=5,4\left(g\right)\)
\(m_{Fe}=0,15.56=8,4\left(g\right)\)
Chúc bạn học tốt
Cho 13,8 gam hỗn hợp gồm Al và Fe phản ứng hết với dung dịch HCL thu được 10,08 lít khí H2 (ở đktc). Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Ta có: 27nAl + 56nFe = 13,8 (1)
\(n_{H_2}=\dfrac{10,08}{22,4}=0,45\left(mol\right)\)
Theo ĐLBT e, có: 3nAl + 2nFe = 2nH2 = 0,9 (2)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}n_{Al}=0,2\left(mol\right)\\n_{Fe}=0,15\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}m_{Al}=0,2.27=5,4\left(g\right)\\m_{Fe}=0,15.56=8,4\left(g\right)\end{matrix}\right.\)
hòa tan 11g hỗn hợp Al và Fe bằng dung dịch HCl . Sau phản ứng thu được 8,96 (l) H2 (đktc) Tính khối lượng mỗi kim loại .
Ta có nH2 = \(\dfrac{8,96}{22,4}\) = 0,4 ( mol )
2Al + 6HCl \(\rightarrow\) 2AlCl3 + 3H2
x...........3x...........x..............1,5x
Fe + 2HCl \(\rightarrow\) FeCl2 + H2
y..........2y.............y.........y
=> \(\left\{{}\begin{matrix}27x+56y=11\\1,5x+y=0,4\end{matrix}\right.\)
=> \(\left\{{}\begin{matrix}x=0,2\\y=0,1\end{matrix}\right.\)
=> mAl = 0,2 . 27 = 5,4 ( gam )
=> mFe = 11 - 5,4 = 5,6 ( gam )
Ta có: \(n_{H_2}=\dfrac{V}{22,4}=\dfrac{8,96}{22,4}=0,4\left(mol\right)\)
Gọi a,b lần lượt là số mol của Al và Fe
pt1: 2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2
cứ:; 2..............6................2...........3(mol)
vậy: a-------->3a----------->a------->1,5a(mol)
pt2: Fe +2HCl -> FeCl2 +H2
cứ:; 1...........2...........1............1 (mol)
vậy: b------->2b------>b-------->b (mol)
Từ 2 pt và đề ta có hệ phương trình:
1,5a+b=0,4
27a+56b=11
=> a=0,2 (mol) ,b=0,1(mol)
=>mAl=n.M=0,2.27=5,4(g)
=> mFe=mhh - mAl=11-5,4=5,6(g)
\(n_{H_2}=\dfrac{8,96}{22,4}=0,4\left(mol\right)\)
Gọi x; y lần lượt là số mol của Al ; Fe ta có :
Pt:
\(2Al+6HCl\Rightarrow2AlCl_3+3H_2\)
2x.............................................3x
\(Fe+2HCl\Rightarrow FeCl_2+H_2\)
y...........................................y
Ta có hệ phương trình:
\(\left\{{}\begin{matrix}27x+56y=11\\3x+y=0,4\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=0,1\left(mol\right)\\y=0,1\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(m_{AL}=0,1\times27=2,7\left(g\right)\)
\(m_{Fe}=0,1\times56=5,6\left(g\right)\)