Viết CTCT có thể có của các phân tử hợp chất sau: C 4 H 10 ; C 5 H 12 ; C 3 H 6 ; C 2 H 6 O ; C 3 H 8 O; C 4 H 9 Cl.
Đốt cháy hoàn toàn 2,24l hiđrocacbon thể khí thu được 6,72l CO2 và 5,4 g H2O . Các thể tích khí đo ở đktc . Xác định Công thức phân tử H-C ; viết CTCT của H-C biết rằng hợp chất có thể làm mất màu dung dịch Brom
\(n_{HC}=\dfrac{2,24}{22,4}=0,1\left(mol\right)\\ n_{CO_2}=\dfrac{6,72}{22,4}=0,3\left(mol\right)\\ n_{H_2O}=\dfrac{5,4}{18}=0,3\left(mol\right)\\ Vì:n_{CO_2}=n_{H_2O}\\ \Rightarrow Hidrocacbon:Anken\left(Do.td.được.với.Brom\right)\\ Đặt.CTTQ:C_aH_{2a}\left(a\ge2\right)\\ Ta.có:a=\dfrac{n_{CO_2}}{n_{hidrocacbon}}=\dfrac{0,3}{0,1}=3\\ \Rightarrow CTPT:C_3H_6\\ CTCT:CH_2=CH-CH_3\)
Tham khảo:
Đặt công thức phân tử của A là
CxHyOz CxHy + (x + y/4)O2 → xCO2 + y/2H2O
0,1 0,3 0,3
Ta có:
0,1 : 1 = 0,3 : x → x = 3
0,1 : 1 = (0,3.2) : y → y = 6
Vậy A là C3H6 nhé
Đót cháy 6,0 gam chất hữu cơ A,thủ được 13,2gam co² và 7,2gam H²0 A, trong A là 60 .tìm phân thức phân tử của A B, biết phân tử khối của A là 60 .tìm công thức phân tử của A C, viết các CTCT có thể cí của A
a, Vì đốt cháy A thu được CO2 và H2O nên A gồm C và H, có thể có O.
Ta có: \(n_{CO_2}=\dfrac{13,2}{44}=0,3\left(mol\right)=n_C\)
\(n_{H_2O}=\dfrac{7,2}{18}=0,4\left(mol\right)\Rightarrow n_H=0,4.2=0,8\left(mol\right)\)
⇒ mC + mH = 0,3.12 + 0,8.1 = 4,4 (g) < mA
⇒ A gồm C, H và O.
b, Ta có: mO = 6 - 4,4 = 1,6 (g) \(\Rightarrow n_O=\dfrac{1,6}{16}=0,1\left(mol\right)\)
Gọi CTPT của A là CxHyOz.
⇒ x : y : z = 3 : 8 : 1
⇒ CTĐGN của A là C3H8O và A có dạng (C3H8O)n.
Mà: MA = 60 (g/mol)
\(\Rightarrow n=\dfrac{60}{12.3+8+16}=1\)
Vậy: A là C3H8O.
c, CTCT:
\(\left(1\right)CH_3-CH_2-CH_2-OH\)
\(\left(2\right)CH_3-CH\left(OH\right)-CH_3\)
\(\left(3\right)CH_3-O-CH_2-CH_3\)
Bạn tham khảo nhé!
Bảo toàn nguyên tố: \(\left\{{}\begin{matrix}n_C=n_{CO_2}=\dfrac{13,2}{44}=0,3\left(mol\right)\\n_H=2n_{H_2O}=2\cdot\dfrac{7,2}{18}=0,8\left(mol\right)\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}m_C=0,3\cdot12=3,6\left(g\right)\\m_H=0,8\cdot1=0,8\left(g\right)\end{matrix}\right.\)
Ta thấy: \(m_C+m_H< m_A\)
\(\Rightarrow\) Trong A có chứa Cacbon, Hidro và Oxi
\(\Rightarrow m_O=6-3,6-0,8=1,6\left(g\right)\) \(\Rightarrow n_O=\dfrac{1,6}{16}=0,1\left(mol\right)\)
Xét tỉ lệ \(n_C:n_H:n_O=0,3:0,8:0,1=3:8:1\)
\(\Rightarrow\) Công thức phân tử của A là (C3H8O)n
Mà \(M_A=60\) \(\Rightarrow n=1\)
Vậy công thức phân tử của A là C3H8O
Các công thức:
+) CH3CH2CH2OH
+) CH3CH(OH)CH3
+) CH3OCH2CH3
Câu 10. Hãy viết công thức phân tử của các chất theo các dữ kiện sau :
a) Hợp chất có thành phần gồm 3 nguyên tố C, H, O.
b) Hợp chất có thành phần gồm 3 nguyên tố C, H, O ; trong đó số nguyên tử H gấp 2 lần số nguyên tử C, số nguyên tử O luôn bằng 2.
c) Hợp chất gồm nguyên tố C và H.
d) Hợp chất có thành phần về khối lượng : 85,71%C và 14,29% H.
Câu 16. Hãy điền những thông tin còn thiếu trong bảng sau:
Công thức hoá học | Đơn chất hay hợp chất | Số nguyên tử của từng nguyên tố | Phân tử khối |
C6H12O6 | |||
CH3COOH | |||
O3 | |||
Cl2 | |||
Ca3(PO4)2 |
Câu 10. Hãy viết công thức phân tử của các chất theo các dữ kiện sau :
a) Hợp chất có thành phần gồm 3 nguyên tố C, H, O.
b) Hợp chất có thành phần gồm 3 nguyên tố C, H, O ; trong đó số nguyên tử H gấp 2 lần số nguyên tử C, số nguyên tử O luôn bằng 2.
c) Hợp chất gồm nguyên tố C và H.
d) Hợp chất có thành phần về khối lượng : 85,71%C và 14,29% H.
----
Câu a,b,c,d không rõ đề lắm nhỉ?
Câu 16. Hãy điền những thông tin còn thiếu trong bảng sau:
Công thức hoá học | Đơn chất hay hợp chất | Số nguyên tử của từng nguyên tố | Phân tử khối |
C6H12O6 | Hợp chất | 6 nguyên tử C, 12 nguyên tử H, 6 nguyên tử O | 180 đ.v.C |
CH3COOH | Hợp chất | 2 nguyên tử C, 4 nguyên tử H, 2 nguyên tử O | 60đ.v.C |
O3 | Đơn chất | 3 nguyên tử O | 48 đ.v.C |
Cl2 | Đơn chất | 2 nguyên tử Cl | 71 đ.v.C |
Ca3(PO4)2 | Hợp chất | 3 nguyên tử Ca, 2 nguyên tử P, 8 nguyên tử O | 310đ.v.C |
Câu 1: Viết CTPT của ankan và gốc hiđrocacbon tương ứng trong các trường hợp a/ Chứa 12 H b/ chứa 12 C c/ Chứa m nguyên tử cacbon Câu 2: Xác định CTPT, viết các CTCT có thể có và gọi tên theo danh pháp quốc tế các ankan trong mỗi trường hợp sau: a/ Tỉ khối hơi so với hiđro bằng 36. b/ Công thức đơn giản nhất là C2H5. c/ Đốt cháy hoàn toàn 1 lít ankan sinh ra 2 lít CO2. d. %C = 80%. e. %H = 25%. Câu 3: Xác định CTPT của các hidrocacbon trong các trường hợp sau: a/ Khi hóa hơi 3,6g ankan X thì thể tích thu được bằng thể tích của 1,5g etan (cùng điều kiện) b/ Đốt cháy hoàn toàn 1 hidrocacbon A thì thu được 17,6g CO2 và 10,8g H2O c/ Đốt cháy hoàn toàn 0,86g một ankan cần vừa đủ 3,04g O2. Câu 4: Khi đốt hoàn toàn một hợp chất hữu cơ người ta được 1,12 lít CO2 (đo ở đktc) và 1,08 g H2O. a/ Tìm khối lượng phân tử của hợp chất; CTPT b/ Xác định CTCT đúng của HCHC biết rằng khi cho tác dụng với clo (có ánh sáng khuếch tán) sinh ra 4 sản phẩm thế chỉ chứa một nguyên tử clo trong phân tử. Câu 5: Một ankan có tỉ khối hơi đối với không khí bằng 3.93 a/ Xác định CTPT của ankan b/ Cho biết đó là ankan mạch không phân nhánh, hãy viết CTCT và gọi tên.
Em gõ lại đề cho dễ nhìn hơn hi
Viết công thức cấu tạo có thể có của các chất có công thức phân tử như sau: C2H6O, C3H6O, C4H10.
Viết CTCT ứng với CTPT:
C2H6O: CH3-CH2-OH; CH3 - O -CH3
C3H60: CH3-CH2-CHO; CH2 = CH -CH2-OH; CH2 = CH - O - CH3;
C4H10: CH3-CH2-CH2-CH3;
Viết CTCT ứng với CTPT:
C2H6O: CH3-CH2-OH; CH3 - O -CH3
C3H60: CH3-CH2-CHO; CH2 = CH -CH2-OH; CH2 = CH - O - CH3;
C4H10: CH3-CH2-CH2-CH3;
Hợp chất hữu cơ A khi cháy chỉ tạo ra CO2 và H2O. Khối lượng phân tử của A bằng 90 đvC. Khi cho A tác dụng với dung dịch NaHCO3 thấy bay ra chất khí làm đục nước vôi trong. Viết các CTCT có thể có của A
A tác dụng với NaHCO3, đốt cháy tạo ra CO2 và nước
=> A là axit
CTPT: R(COOH)n
- Nếu n = 1 => MR = 45 (Loại)
- Nếu n = 2 => CTPT: (COOH)2
CTCT: HOOC-COOH
Đốt cháy hoàn toàn 4,5g một hợp chất hữu cơ A. Sau phản ứng được 6,6g CO2 và 2,7g H2O.
a, Trong A có những nguyên tố nào?
b, Xác định công thức phân tử của A biết tỉ khối của A so với hiđro là 30. Viết CTCT có thể có ở A?
c, Viết PTHH điều chế khí metan từ A.
a, Đốt cháy A thu CO2 và H2O nên A chắc chắn gồm C và H, có thể có O.
Ta có: \(n_{CO_2}=\dfrac{6,6}{44}=0,15\left(mol\right)=n_C\)
\(n_{H_2}=\dfrac{2,7}{18}=0,15\left(mol\right)\Rightarrow n_H=0,15.2=0,3\left(mol\right)\)
Có: mC + mH = 0,15.12 + 0,3.1 = 2,1 (g) < mA
⇒ A gồm C, H và O.
b, Ta có: mO = 4,5 - 2,1 = 2,4 (g) \(\Rightarrow n_O=\dfrac{2,4}{16}=0,15\left(mol\right)\)
Giả sử CTPT của A là CxHyOz.
⇒ x : y : z = 0,15 : 0,3 : 0,15 = 1 : 2 : 1
⇒ CTĐGN của A là (CH2O)n.
Có: MA = 30. 2 = 60 (g/mol)
\(\Rightarrow n=\dfrac{60}{12+2+16}=2\)
Vậy: A là C2H4O2.
c, PT: \(2CH_3CHO+O_2\underrightarrow{Mn^{2+}}2CH_3COOH\)
\(CH_3COOH+NaOH\rightarrow CH_3COONa+H_2O\)
\(CH_3COONa+NaOH\xrightarrow[t^o]{CaO}CH_4+Na_2CO_3\)
Bạn tham khảo nhé!
a+b) Bảo toàn nguyên tố: \(\left\{{}\begin{matrix}n_C=n_{CO_2}=\dfrac{6,6}{44}=0,15\left(mol\right)\\n_H=2n_{H_2O}=2\cdot\dfrac{2,7}{18}=0,3\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow m_C+m_H=0,15\cdot12+0,3\cdot1=2,1< 4,5\)
\(\Rightarrow\) Trong A có Cacbon, Hidro và Oxi
\(\Rightarrow m_O=4,5-2,1=2,4\left(g\right)\) \(\Rightarrow n_O=\dfrac{2,4}{16}=0,15\left(mol\right)\)
Xét tỉ lệ \(n_C:n_H:n_O=0,15:0,3:0,15=1:2:1\)
\(\Rightarrow\) Công thức phân tử của A là (CH2O)n
Mà \(M_A=30\cdot2=60\) \(\Rightarrow n=2\)
\(\Rightarrow\) Công thức cần tìm là C2H4O2
Công thức cấu tạo: Bạn tự viết nhé !
c) PTHH: \(CH_3COOH+2NaOH\rightarrow CH_3COONa+H_2O\)
\(CH_3COONa+NaOH\rightarrow CH_4+Na_2CO_3\)
Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 3 g chất hữu cơ A chứa các nguyên tố C, H, O thu được 6,6g khí CO2 và 3,6 g H2O
a) Hãy xác định CTPT của A, biết khối lượng mol của A là 60g
b) Viết CTCT có thể có của A, biết phân tử A có nhóm OH
c) Viết PTHH của phản ứng giữa A với Natri
a) \(n_{CO_2}=\dfrac{6,6}{44}=0,15\left(mol\right)\Rightarrow n_C=0,15\left(mol\right)\)
\(n_{H_2O}=\dfrac{3,6}{18}=0,2\left(mol\right)\Rightarrow n_H=0,4\left(mol\right)\)
=> \(n_O=\dfrac{3-0,15.12-0,4.1}{16}=0,05\left(mol\right)\)
Xét nC : nH : nO = 0,15 : 0,4 : 0,05 = 3 : 8 : 1
=> CTPT: (C3H8O)n
Mà MA = 60 g/mol
=> n= 1
=> CTPT: C3H8O
b)
(1) \(CH_3-CH_2-CH_2OH\)
(2) \(CH_3-CH\left(OH\right)-CH_3\)
c)
PTHH: \(2CH_3-CH_2-CH_2OH+2Na\rightarrow2CH_3-CH_2-CH_2ONa+H_2\)
\(2CH_3-CH\left(OH\right)-CH_3+2Na\rightarrow2CH_3-CH\left(ONa\right)-CH_3+H_2\)
Viết CTHH và tính phân tử khối của các hợp chất sau:
a) Canxi cacbonat (đá vôi), biết trong phân tử có 1 Ca, 1 C và 3 O.
b) Butan (khí ga), biết trong phân tử có 4 C và 10 H.
c) Glucozơ, biết trong phân tử có 6 C, 12 H, 6 O.
d. Đường saccarozơ, biết trong phân tử có 12 C, 22 H và 11 O.
e) Axit photphoric, biết phân tử có 3H, 1P, 4O
f) Kali đicromat, biết phân tử có 2K, 2Cr, 7O
g) Cacbon dioxit, biết trong phân tử có 1C và 2O.
h) Bạc nitrat, biết trong phân tử có 1Ag, 1N, 3O.
i) Sắt (III) clorua, biết trong phân tử có 1Fe, 3Cl.
`a) CaCO_3` có PTK: `40 + 12 + 16.3 = 100 (đvC)`
`b) C_4H_{10}` có PTK: `12.4 + 10 = 58 (đvC)`
`c) C_6H_{12}O_6` có PTK: `12.6 + 12 + 6.16 = 180 (đvC)`
`d) C_{12}H_{22}O_{11}` có PTK: `12.12 + 22 + 16.11 = 342 (đvC)`
`e) H_3PO_4` có PTK: `3 + 31 + 16.4 = 98 (đvC)`
`f) K_2Cr_2O_7` có PTK: `39.2 + 52.2 + 16.7 = 294 (đvC)`
`g) CO_2` có PTK: `12 + 16.2 = 44 (đvC)`
`h) AgNO_3` có PTK: `108 + 14 + 16.3 = 170 (đvC)`
`i) FeCl_3` có PTK: `56 + 35,5.3 = 162,5 (đvC)`