Viết bố cục cho đề bài sau : Hãy trung thực trong kiểm tra thi cử
Nghị luận về vấn đề không trung thực trong kiểm tra,thi cử.
Trung thực là chìa khóa quan trọng giúp con người mở được cánh cửa vào đời. Trung thực là nhân tố không thể thiếu, là nhân tố cơ bản nhất để hình thành nhân cách của mỗi chúng ta. Nó cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là đối với mỗi cá nhân học sinh chúng ta- những người đang đứng trước cánh cửa cuộc đời. Tuy nhiên, hiện tượng thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử đã và đang là tình trạng thường xuyên xảy ra và là vấn đề nhức nhối mà dư luận xôn xao, lo lắng
Vậy thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử là gì? Đó là hiện tượng học sinh quay cóp trong giờ kiểm tra bằng mọi hình thức, thủ đoạn tinh vi. Trước giờ kiểm tra, học sinh chuẩn bị hàng loạt phao phô-tô thu nhỏ giấu trong người. Họ chờ đến thời điểm giám thị hoặc giáo viên không để ý rồi mang ra dùng. Có những hôm kiểm tra đột xuất, học sinh không chuẩn bị được “phao”, lúc ấy đành phải dùng đến sách vở, lén lút để trong ngăn bàn, thi thoảng liếc xuống. Một vài bạn không dùng phao, không mở sách vở thì ghi tài liệu ra bàn, ra những chỗ xung quanh ít khi thầy cô giáo để ý. Tinh vi hơn, một số người còn trao đổi đáp án bằng máy tính bỏ túi, dán tài liệu thu nhỏ bằng loại keo đặc biệt vào thước, sử dụng điện thoại để tra từ điển, tra google… Nếu không tự gian lận được thì các bạn nhìn bài của nhau, đọc bài cho nhau chép, ném giấy, làm hộ… Tất cả các hành vi trên đều được cho là gian lận, thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử.
Đáng buồn là, những hành vi đó không chỉ diễn ra ở một vài học sinh cá biệt mà là một thực trạng diễn ra từng ngày từng giờ, ở từng lớp, từng trường… Tình trạng đó ngày ngày tái diễn trước mắt chúng ta trở thành những chuyện “đương nhiên”, chuyện “quá bình thường”. Một số bạn còn quan niệm rằng đã là học sinh thì phải biết quay cóp, gian lận, không như thế sẽ không thể hiện được bản lĩnh cá nhân. Với những suy nghĩ tiêu cực như vậy, người lớn cũng như những người quan tâm đến giáo dục đau lòng vô cùng! Chúng ta xót xa khi nhìn thấy một màu trắng xóa của những mẩu “phao” thu nhỏ trên sân trường sau những kì thi. Chúng ta phẫn nộ khi chứng kiến càng ngày những thủ đoạn gian lận càng trở nên tinh vi. Chúng ta thất vọng vì sự thật gần như 100% học sinh phổ thông thừa nhận đã từng gian lận trong kiểm tra thi cử, không nhiều thì ít.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình cảnh đáng buồn đến như vậy? Trước hết phải kể đến nguyên nhân chủ quan đến từ phía chính học sinh chúng ta. Vẫn là những lí do rất muôn thuở: lười học, không chịu học bài cũ, đọc lại bài ở nhà, đến lúc kiểm tra mới cuống quýt sử dụng tài liệu. Tuy vậy, vẫn có những người vô tình không học bài, chấp nhận bị điểm kém, nhưng đó là bộ phận rất nhỏ. Đại bộ phận đều không dũng cảm làm vậy. Ai cũng muốn được điểm cao, điểm tốt, để không thua kém bạn bè, để không bị bố mẹ trách phạt. Với suy nghĩ như vậy, học sinh đi học nếu không học bài thì nhất định phải làm đủ mọi cách để đạt điểm số cao. Không kể có những trường hợp cố tình không học bài, yên tâm bên mình lúc nào cũng có tài liệu trợ giúp, một lần trót lọt không bị bắt là lần sau sẵn sàng làm tiếp. Họ nghĩ rằng học làm gì cho mất công mất sức, cứ như vậy điểm của mình còn cao hơn khối đứa mất công học trước. Ta cũng không thể không kể đến nguyên nhân khách quan. Cũng là vì áp lực từ phía gia đình, phía nhà trường và thầy cô. Con cái có đạt điểm cao, điều đó mới thể hiện là con mình giỏi, con mình khá. Không đạt điểm cao tức là con mình dốt, là không bằng bạn bằng bè… Một phần cũng là từ phía giám thị coi thi. Căn bệnh rất cũ của xã hội là bệnh thành tích, nên một số giám thị còn cố tình coi thi dễ dãi, thậm chí còn cả những trường hợp làm bài hộ và nhắc bài… Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến thực trạng đau lòng và nhức nhối này.
Tuy vậy, chúng ta cũng phải trả giá rất đắt nếu thiếu đi tính trung thực ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đối với cá nhân chúng ta, ai có thể đảm bảo chắc chắn rằng quay cóp sẽ không bao giờ bị bại lộ? Mà có ai tưởng tượng ra rằng khi bị phát hiện thì ta sẽ thế nào chưa? Đó sẽ là những ánh mắt dè dặt của bạn bè, sự thất vọng của thầy cô, bố mẹ, nhân cách và đạo đức sẽ đặc biệt bị hạ thấp. Nhưng giả sử mọi lần gian lận đều “trót lọt” thì sao? Đau đớn nhất là việc này đã để lại vết sẹo rất sâu trong tâm hồn, hình thành nên một nhân cách méo mó, không đủ hành trang để vững vàng bước vào cuộc đời phía trước. Hành động này còn có ảnh hưởng sâu sắc tới những người xung quanh. Họ nghĩ thật đến những bất công trong học đường và rộng hơn là trong xã hội, họ mất hết niềm tin vào tương lai phía trước. Còn xã hội thì sẽ thế nào khi chủ nhân tương lai của đất nước là những con người kiến thức rỗng tuếch, chỉ sở hữu những bảng điểm và bằng cấp giả?
Phải có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn tình trạng này. Trước hết, về phía mỗi cá nhân chúng ta hãy chuẩn bị những kiến thức vững vàng, tự tin vượt qua mọi kì thi, kì kiểm tra. Ta cũng hãy tập chấp nhận, nhìn thẳng vào sự thật, có thất bại thì lần sau ta mới có thành công. Còn về phía nhà trường, hãy đề ra những biện pháp thích hợp, xử lí kỉ luật nghiêm khắc, gương mẫu để đủ sức răn đe; mặt khác cũng cần phải kiên quyết nói không với bệnh thành tích. Ngoài ra, phía gia đình cũng không nên quá kì vọng và gây áp lực nặng nề đối với con em mình, bố mẹ phải biết lượng sức của con cái để đưa ra những yêu cầu phù hợp…
Trung thực là đức tính quý báu mà học sinh chúng ta cần phải rèn luyện ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Muốn vậy, trước hết chúng ta hãy tự giác chấp hành đúng những quy định trong giờ kiểm tra. Giá trị đích thực của tri thức luôn luôn chiến thắng và đó chính là thước đo nhân cách của mỗi chúng ta
Tham khảo:
Trong mỗi con người chúng ta, chúng ta phải cần rất nhiều những đức tính khác nhau để có thể trưởng thành hơn và thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, đối với thế hệ học sinh ngày nay thì việc trung thực trong thi cử và cuộc sống là rất quan trọng để chúng ta có thể tự lập và thành công hơn sau này.
Thế trung thực là gì? Trung thực là ngay thẳng, thật thà , đúng với sự thật , không làm sai lệch đi những cái đúng, lẽ phải, và nó cũng thể hiện đúng trình độ, năng lực của chúng ta. Như trong thi cử, sự trung thực rất cần trong thi cử, nó giúp chúng ta biết được khả năng tới đâu và có thể chỉnh đốn việc học để đạt điểm cao hơn chứ không nên dùng phao, hỏi bài,… Hay trong cuộc sống, việc trung thực sẽ giúp chúng ta được nhiều người yêu quý hơn, ta có thể làm mích lòng người khác vì sự trung thực nhưng đó là sự thật, người đó phải chấp nhận nó. Hơn nữa, nó sẽ giúp cho ta được tin tưởng nhiều hơn, kính trọng hơn.
Sự trung thực có ý nghĩa lớn lao đối với mỗi người, nó đánh giá đúng hiệu quả giáo dục, giúp xây dựng một xã hội văn minh, thân thiện,… Tuy nhiên thì ngày nay, tình trạng thiếu trung thực trong học tập và thi cử lại ngày càng tăng một cách đột biến. Việc học sinh quay cóp trong giờ kiểm tra, hay dùng phao tài liệu là việc khá phổ biến hiện nay. Nó giúp những học sinh lười học bài, hay không chép bài đạt được điểm cao,… Trong cuộc sống hiện nay cũng vậy, sự gian dối, thiếu trung thực cũng phổ biến từ gia đình và xã hội , từ mọi lứa tuổi,… họ có thể nói dối, thiếu trung thực để đạt được những mục đích của mình, các quan chức cấp cao lợi dụng chức vụ của mình để thoát tội, để gian dối trong việc kinh doanh,… Điều đó đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đạo đức xã hội, nó còn khiếm cho niềm tin của con người vào những giá trị, phẩm chất tốt đẹp bị đổ vỡ, hơn nữa nó sẽ khiến cho đất nước chậm phát triển, tụt hậu,…
Những người thiếu trung thực trong thi cử, trong cuộc sống đều phải bị xã hội lên án. Chứ không phải thiếu trung thực rồi chỉ nói qua loa là hết, cứ tưởng như vậy sẽ khiến cho họ ăn năn, hối cãi nhưng không, điều đó sẽ khiến cho những người vi phạm ngày càng lộng hành, và đến khi đó sẽ trở nên "vô phương cứu chữa". Mà hơn nữa, trung thực là phải tự nhiên, thật lòng, không gượng gạo. Trung thực không có nghĩa là tự hạ thấp mình.
Vậy phải làm sao để ngăn chặn những hành vi thiếu trung thực đó? Chúng ta cần có một sự phối hợp ăn ý giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giúp các em thiếu trung thực có thể cải thiện nó và không còn thiếu trung thực nữa. Riêng với việc thiếu trung thực trong thi cử và cuộc sống thì phải xử lí nghiêm. Còn những con người luôn trung thực trong thi cử, cuộc sống và luôn đấu tranh với sự gian dối,thì phải được biểu dương toàn trường hay biểu dương ở địa phương mình sống để họ có niềm tin để tiếp tục con đường đấu tranh với gian dối. Còn riêng em thì để đạt được điểm cao và luôn trung thực trong thi cử, cuộc sống là chúng ta phải học thuộc bài thật kĩ, làm bài tập thật nhiều để quen và đạt điểm tối đa
Có thể nói, trung thực là thước đo nhân cách của mỗi con người, nó giúp chúng ta được sống là chính mình, không ai khác. Và nó còn nói lên sự dạy dỗ của cha mẹ, nhà trường, xã hội đối với từng con người chúng ta. Trung thực sẽ giúp chúng ta thành công trong cuộc sống hiện tại và mai sau nữa.
Hiện nay, để phát triển và hội nhập với thế giới thì vấn đề giáo dục phải được chú trọng và quan tâm nhiều hơn. Nước ta đã và đang có những chính sách giúp hỗ trợ, tạo điều kện thuận lợi cho mọi trẻ em đều được đi học. Bên cạnh đó, vấn đề thiếu trung thực trong thi cử luôn được toàn xã hội lên án và cân nhắc.
Thiếu trung thực là không ngay thẳng,không thật thà, là gian dối, là giả tạo. Thiếu trung thực trong thi cử, kiểm tra là gian lận, quay cóp, coi trọng điểm chác, là tình trạng dùng tiền bạc và quyền thế để dung túng, bao che cho hành vi sai trái trong giáo dục. Tất cả chỉ nhằm một mục đích duy nhất đó là dành được điểm số cao, thành tích tốt trong học tập. Điển hình cho thực trạng này có thê nói đến đó là vụ Đồi Ngô, Bắc Giang. Vì muốn đạt chỉ tiêu trong giảng dạy và học tập, thầy hiệu trưởng trường THPT Đồi Ngô đã có hành vi photo sẵn đáp án để đưa vào phòng thi trong kỳ thi tốt nghiệp. Sự việc này một lần nữa làm dấy lên tình trạng giáo dục của nước nhà. Hay theo thống kê từ năm 2005 trở lại đây, hàng năm qua các kỳ thi cao đẳng, đại học, trung cấp, có khoảng 3000 thí sin bị cảnh cáo thi. Đã đến lúc, hơn ai hết phải có sự vào cuộc của toàn xã hội để đẩy lùi tình trạng phổ biến này.
Nguyên nhân xuất phát từ chính người đi học, muốn có điểm cao trong học tập mà không muốn bỏ công sức ra để rèn luyện bản thân. Vâng, học sinh vốn ai cũng muốn lười nhưng lười thế nào để học tập tốt thì đó mới là vấn đề. Là một người học sinh cắp sách đến trường thì tất nhiên ai cũng muốn mình học giỏi, hơn bạn hơn bè, đẹp mặt với họ hàng và mọi người xung quanh, do sức ép từ phía gia đình. Nhưng muốn học tập tốt thì phải bỏ sức lực ra để chăm chú nghe giảng, viết bài đầy đủ, học bài. Đó vốn là quy luật của tự nhiên. Một nguyên nhân sâu xa nữa là bắt nguồn từ cha mẹ học sinh, muốn nở mày nở mặt với người khác để tôn vinh cá gọi là biết ''dạy con'' của mình lên.Và vô tình, đó là trở thành tác nhân hại con cái. Ngoài ra, nhà trường cũng có phần trách nhiệm trong vấn đề này. Một số thầy cô giáo vì đồng tiền mà đánh mất lương tâm nhà giáo của mình để bao che, dung túng cho học sinh hay nhà trường vì thàn tích giáo dục mà ép chỉ tiêu,… Bên cạnh đó,nguyên nhân khách quan nữa cũng làm nảy sinh thực trạng này là do sự phát triển công nghệ thông tin,truyền thông, sách báo như sách giải, văn mẫu, con chíp điện tử,… Có những học sinh có kiến thức nhưng cứ đến giờ kiểm tra là học lại không tự tin vào bản thân là họ sẽ làm bài tốt mà không cần tài liệu,…
Trước một loạt những nguyên nhân dẫn đến tình trạng gian lận trong thi cử thì hậu quả để lại là rất lớn. Kết quả không đúng với lực học nên không đánh giá được đúng thực lực của học sinh. Học sinh hổng kiến thức nên không có kiến thức thực tế trong cuộc sống. Tạo ra sự thiếu công bằng, tạo thành tích giả với nhiều bằng cấp giả làm tăng thêm căn bệnh vốn đã tồn tại trong học sinh tạo thêm tính ỷ lại, lười biếng. Người người sẽ mất niềm tin vào ngành giáo dục nước nhà, chất lượng giáo dục giảm sút không thể nâng cao vị trí của đất nước trên trường quốc tế. Giải pháp đặt ra hiện nay rất nhiều như nâng cao chất lượng giảng dạy, thanh tra giáo dục cho đến tuyên truyền vận động ý thức chung của toàn xã hội,… nhưng cái quan trọng là sự thức tỉnh của chính con người học sinh. Đó mới là mấu chốt của vấn đề này.
Nếu không chấn chỉnh tình trạng này thì một ngày nào đó không xa trong tương lai, hậu quả của nó sẽ làm hư cả một thế hệ học sinh, vì vậy mỗi học sinh cần có ý thức hơn cho chính bản thân mình, cho gia đình và xã hội!
Trong học kì này, chị Lan đặt ra mục tiêu cần đạt điểm trung bình 5 bài kiểm tra môn tiếng anh là 86. Sau khi kiểm tra được 4 bài, điểm trung bình của chj mới chỉ đạt là 84. Em hãy giúp chị tính xem ở bài thi kiểm tra cuối cùng, chị cần phấn đấu đạt bao nhiêu điểm để hoàn tahfnh mục tiêu đã đề ra. (biết điểm tối đa cho mỗi bài thi là 100 điểm)
đầu bài loằng ngoằng quá
k biết nhờ chị google
Bài 1:Hãy đưa ra 5 vấn đề cần nghị luận trong vi phạm trường học
Bài 2:Tìm luận điểm cho đề bài sau:Em có suy nghĩ gì về tính trung thực trong thi cử
viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về việc học sinh thiếu sự trung thực trong kiểm tra , thi cử , trong đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn , câu cảm thán , câu cầu khiến
viết bài văn nghị luận về cho bạn chép bài khi làm bài kiểm tra ,thi cử (ý kiến phản đối)
Giáo dục là một trong những vấn đề được xã hội Việt Nam chú ý, quan tâm hàng đầu. Mặc dù đây là một trong những ngành quan trọng bậc nhất của đất nước và nhận được sự quan tâm rất lớn của chính phủ, nhưng những khúc mắc, tiêu cực trong lĩnh vực này vẫn cứ tồn tại và lan rộng. Một trong những vấn đề lớn nhất, nổi bật nhất chính là hiện tượng gian lận trong thi cử, kiểm tra hay nói cách khác là tình trạng học đối phó, quay cóp bài của học sinh trong kiểm tra, thi cử.
Gian lận trong thi cử là hành vi sử dụng tài liệu giấy, "phao" hay các thiết bị điện tử tinh vi như tai nghe, máy tính bỏ túi,... để quay cóp bài trong quá trình thi. Hành động vi phạm quy chế thi này xảy ra rất thường xuyên, đặc biệt là những bài thi học thuộc hoặc những kì thi quan trọng như thi cuối kì, thi Đại học,...
Việc gian lận trong thi cử có quy mô rải rác từ nhỏ đến lớn. Học sinh đi học ít nhất cũng có một lần không thuộc bài, đến gì kiểm tra thì tìm cách mở sách vở, lên mạng tra bài nhắm chép lại vào bài thi của mình, tránh bị điểm kém. Tại trường học, sự gian lận có thể bắt gặp từ những mảnh phao ruột mèo chữ nhỏ li ti vứt trong thùng rác, trong ngăn bàn mỗi lần thi học kì xong, xuất hiện nhiều sau những môn thi đòi hỏi sự chăm chỉ, kiên nhẫn như Văn, Lịch Sử, Địa lý,... Các bạn học sinh không ngại ngần kết hợp với nhau để được cùng mở sách, cùng dùng tài liệu, trao đổi bài cho nhau, nhắc bài, thậm chí lợi dụng sơ hở của giáo viên để đổi đề làm bài hộ nhau. Sự "thông minh" và lanh lợi này của học trò dường như đã trở thành thói quen, một phòng thi vài chục thí sinh, giáo viên coi thi cũng khó có thể kiểm soát được toàn bộ tình hình để đưa ra hình thức xử phạt hợp lý.
Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ nhiều khía cạnh. Đối với học sinh, xét cho cùng việc gian lận cũng chỉ để có điểm cao, không bị cha mẹ quở mắng. Như vậy, phụ huynh vô hình dung đặt lên vai con cái gánh nặng điểm số, điểm kém đồng nghĩa với việc ngu dốt, lười biếng mà không xét theo cả một quá trình cố gắng rèn luyện. Chính từ đó, các bậc phụ huynh có xu hướng mua điểm cho con để con được vào trường chuyên lớp chọn, làm rạng danh gia đình. Giáo viên vì áp lực dạy, nhà trường vì áp lực đầu vào,... tạo nên một hệ thống gian lận nhằm đảm bảo cho cái danh, cái vỏ ngoài lộng lẫy với những điểm giả cao chót vót.
Có ý kiến cho rằng, sự gian lận là do chính bản thân học sinh, vì lười biếng, ham chơi, dành thời gian học để chơi điện tử, trò chuyện với bạn bè, nước đến chân mới nhảy, không có ý chí vươn lên trong học tập mà chỉ muốn có điểm số để duy trì. Ý kiến này đúng nhưng dường như chưa đủ, vì một đứa trẻ sẽ không thể tự sinh ra những tính xấu, tìm cách lách luật nếu sống trong môi trường trong sạch, không bị đe dọa bởi đòn roi khi bị điểm kém mà thay vào đó là những lời động viên, giúp đỡ để cải thiện điểm số.
Tình trạng gian lận thi cử công khai này là một tiếng chuông báo động về tình trạng dối trá của cả một hệ thống từ nhà trường, học sinh và phụ huynh. Học sinh quen thói gian lận, quay cóp trở nên phụ thuộc, tư duy đình trệ, lười biếng, chỉ nghĩ đến việc gian lận mà không tập trung ôn luyện. Gia đình chạy theo cuộc đua điểm số, phung phí tiền bạc với thứ "hữu danh vô thực". Điều cốt lõi nhất là khi gian lận trở thành thói quen, học sinh hoàn toàn không có kiến thức nền tảng trong đầu để ứng dụng vào cuộc sống, điểm số trên bảng thành tích cao vời vợi nhưng bản chất lại rỗng tuếch. Thay vì được lấp đầy bằng kiến thức trong quá trình học tập, các em lại thuần thục những thói hư tật xấu như gian lận, dối trá,... Nhà trường từ đó không có hướng giải quyết để bù đắp lỗ hổng kiến thức cho các em học sinh, khi điểm thi học kì không phản ánh đúng thực chất. Các trường Đại học có các sinh viên vào trường do gian lận thi cử vừa bị ảnh hưởng tới danh tiếng, vừa không thể kiểm soát được quá trình đào tạo những cử nhân Đại học tương lai.
Gian lận là một hành vi xấu, gian lận trong thi cử là hành vi thể hiện sự mục ruỗng và thiếu vững chắc trong nền tảng giáo dục. Để có được một thế hệ có thể tự lực gồng gánh vận mệnh quốc gia, bản thân mỗi học sinh thay đổi thôi chưa đủ, cần có sự tác động từ cả gia đình trong việc quán xuyến, hình thành tính cách thật thà, trong sạch cho trẻ và nhà trường trong việc khuyến khích các em không đặt nặng điểm số mà hãy chú tâm vào chất lượng kiến thức. Học sinh cần hiểu rằng, điểm số không quan trọng, quan trọng là các em có gì trong tay để ra đời, có thể vận dụng những kiến thức bổ ích ấy vào xã hội.
Thế kỉ của hội nhập và phát triển sẽ không dung túng cho những trường hợp gian lận để đạt lấy thành công. Nếu chế tài xử phạt không quản lý được, ắt hẳn cuộc sống sẽ tự cô lập và đào thải các cá nhân, tổ chức có hành vi dối trá trong học tập và làm việc. Là mầm non tương lai của đất nước, bản thân mỗi chúng ta cần rèn luyện, trau dồi đạo đức và nói không với gian lận thi cử, chung tay xây dựng và kiến thiết môi trường học đường sạch sẽ, văn minh.
Đây nhé chúc bạn thi tốt!
Bài trên mk nhầm mk xin phép gửi lại ạ.
“Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Câu tục ngữ đã thể hiện phần nào sự thông minh, tinh nghịch của những cô cậu tuổi đến trường. Sự thông minh ấy được bộc lộ trong việc tiếp thu bài, trong việc vui chơi, trong việc sinh hoạt tập thể.… Tụy nhiên, thời gian gần đây, sự thông minh của học trò được sử dụng vào một mục đích không tốt, gây bức xúc trong nhà trường nói riêng và với xã hội nói chung. Mục đích đó là: gian lận trong thi cử.cho bạn bè chép cùng. thấy bạn chép nhưng không mách thầy cô
Gian lận trong thi cử là sử dụng những hình thức vi phạm quy chế thi cử như mang tài liệu vào phòng thi, quay cóp,cho bạn chép bài, nhờ người thi hộ, bản bài, viết “phao”…, trong đó hình thức quay cóp, bản bài, viết “phao” được áp dụng rất phổ biến. Quay cóp, viết “phao” thường xảy ra nhiều nhất trong những giờ kiểm tra môn xã hội – những bộ môn học thuộc lòng khó “nhằn”. Còn đối với các bộ môn tự nhiên như Toán, Vật lí, hóa học,… thì hình thức bản bài hay nhìn bài bạn được học sinh “ứng dụng” triệt để.
Một thực trạng đáng buồn hiện nay là việc gian lận trong thi cử đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện” đối với học sinh. Ở những nơi gần phòng thì ta có thể nhặt được rất nhiều mẫu giấy bé hơn lòng bàn tay chi chít những con chữ nhỏ xíu. Chủ nhân của những mẩu giấy này dường như chẳng cần chọn chỗ hủy “phao”, bởi họ quan niệm “người người chép phao, nhà nhà chép phao, có phải mình mình chép đâu mà sợ!”. Còn việc bản bài, nhìn bài bạn hay thậm chí là cho bạn nhìn bài mình qua con mắt học sinh trở thành biểu tượng của tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái! Gian lận trong thi cử dường như không có gì sai trái, mà lại còn là cách học sinh thể hiện sự thông minh của mình trong việc mặt giám thị.
Nhưng liệu gian lận trong thi cử có thật sự là một việc làm thông minh? Hãy cùng nhau xem xét. Đối với học sinh, gian lận trong thi cử có thể khiến họ trở nên lười biếng, không chịu động não, không chịu đào sâu suy nghĩ vào bài học. Không những vậy, việc có được điểm số cao một cách không quá khó khăn khiến cho học sinh kém chú ý trong giờ học, quay ra làm việc riêng hoặc nói chuyện, vừa ảnh hưởng tới trật tự lớp, cản trở việc tập trung nghe giảng của các bạn khác, vừa ảnh hưởng đến việc giảng dạy của thầy cô. Hơn nữa, không nắm được kiến thức cơ bản khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ khiến học sinh không đủ hành trang để bước vào cuộc đời, khó có thể tìm kiếm cho bản thân con đường đúng dân để xây dựng đất nước.
Hơn nữa, gian lận khi còn trong giai đoạn trưởng thành có thể khiến học sinh mất đi tính trung thực, tự giác, khả năng phấn đấu, học hỏi, từ đó những tính xấu như dối trá, biếng lười có thể thừa cơ phát triển. Gian lận trong thi cử đang làm hỏng cả một thế hệ tương lai của đất nước. Còn đối với gia đình và nhà trường, điểm số “ảo” do gian lận trong thi cử có được sẽ khiến đánh giá của các bậc cha mẹ và giáo viên đối với học sinh trở nên rối loạn gây khó khăn trong việc giúp đỡ học sinh tiến bộ. Như vậy, gian lận trong thi cử hoàn toàn là một việc làm xấu, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.
Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến những việc làm thiếu trung thực ấy?
Có nhiều ý kiến cho rằng việc học sinh gian lận trong thi cử xảy ra bởi sự phát triển quá nhanh chóng của công nghệ thông tin. Những trang web, mạng internet, những trò chơi trực tuyến đang ngày một thu hút thêm Sự chú ý và say mê của giới trẻ. Thời gian dành cho việc lướt web, chơi game thay thế cho thời gian học tập ở nhà vốn đã vô cùng ít ỏi. Khi học sinh sa vào những trò chơi hấp dẫn này, thì đừng nói một tiếng, cả đêm thậm chí cả ngày hôm sau cũng khó mà có thể dứt ra được. Như vậy, các trò chơi trên Internet đã gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với việc học hành thi cử của học sinh.
Không những vậy, có rất nhiều học sinh chia sẻ rằng lí do khiến họ phải gian lận trong thi cử là do sức ép từ các bậc phụ huynh, những người luôn muốn được tự hào khoe thành tích học tập của con mình. Khá nhiều bậc phụ huynh đầu tư kỹ lưỡng cho việc học của con bằng cách thuê gia sư về dạy kèm con, cho con đi học thêm, luyện thi ở các “lò” luyện đông đúc chật chội. Họ không hiểu rằng những gì con họ cần là thời gian dành cho việc làm bài tập và tự ôn luyện. Nhiều học sinh nhà xa, đến được với trung tâm ôn luyện đã mất nửa tiếng, mệt đứt hơi ngồi trong lớp mà mắt cứ díp lại, đầy mệt mỏi. Thử hỏi kiến thức thu thập được là bao? Sức ép từ gia đình, từ thầy cô khiến học sinh mất phương hướng, lầm tưởng mục đích của việc học là để có điểm cao,`chứ không phải là để trau dồi kiến thức cho chính bản thân mình. Từ đó, việc gian lận trong thi cử diễn ra như một Cách để học sinh đối phó với gia đình và nhà trường, một cách để họ tự giải tỏa phiền phức cho bản thân.
Tuy nhiên tất cả những lý do ấy thực chất chỉ là ngụy biện cho sự nản chí, không có quyết tâm vươn lên trong học tập. Nếu họ ham học hỏi thì sự kiềm chế của họ đối với những trò chơi điện tử phải mạnh mẽ hơn những gì họ nói. Nếu họ quyết tâm phấn đấu thì những sức ép từ gia đình sẽ biến thành động lực khiến họ cố gắng hơn, khiến cho họ chuyên cần hơn và thẳng thắn hơn để đối diện với cha mẹ và nói lên những điều họ mong muốn. “Lười biếng” mới chính là “con sâu làm rầu nồi canh”, phá hoại những đức tính tốt đẹp khác của học trò.
Gian lận trong thi cử là một việc làm xấu, cần phải được nhanh chóng đẩy lùi ngăn chặn. Với mong muốn có được môi trường học thân thiện, công bằng, nghiêm túc, đặc biệt là xóa bỏ việc gian lận trong thi cử, cả xã hội đang chung tay góp sức thực hiện những việc làm thiết thực cho nền giáo dục.
Hiểu được tâm lý học trò thích các hoạt động vui chơi, hiện nay trường học đẩy mạnh hình thức học có giáo cụ trực quan, tổ chức trò chơi củng cố kiến thức bài học trên lớp, giúp cho học sinh có thể “học mà vui, vui mà học”. Hình thức giảng dạy theo cách thảo luận nhóm cũng giúp học sinh nhớ kiến thức lâu hơn. Khi học sinh nắm chắc và nhớ kĩ kiến thức, việc ôn luyện cho kiểm tra sẽ đỡ vất vả hơn, học sinh sẽ không cần phải dựa dẫm vào “phao” thi hay bất cứ hình thức gian lận nào khác nữa. Thêm vào đó, cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã và càng đi sâu vào tâm lý học sinh, khiến cho họ ý thức rõ nét hơn về những tác hại mà gian lận gây ra cho cuộc sống mai sau của họ. Sự thấu hiểu của gia đình đối với những cố gắng nỗ lực của con em mình cũng khiến cho nhiều học sinh thay đổi cách nghĩ, trở nên kiên trì hơn trong quá trình học tập.
Nhưng điều quan trọng nhất cần phải chú ý đến, đó là mỗi học sinh cần phải nâng cao ý thức tự giác học tập. Chúng ta có thể thực hiện những việc làm nho nhỏ để “lên dây cót tinh thần” khi học: như trang trí góc học tập với. những khẩu hiệu kích thích tính ham học, như: “Học, học nữa, học mãi”, “Không gian lận trong thi cử”, “Học vì ngày mai tươi sáng”,… Khi nhìn những khẩu hiệu này, vô hình trung chúng ta đang tự xác định lại mục đích học tập đúng dẫn cho bản thân mình, từ đó học tập sẽ trở thành nhu cầu thiết yếu mà học sinh không thể phủ nhận.
Hơn nữa, học sinh cũng cần phải biết cách sử dụng thời gian của mình có hiệu quả nhất. Thay vì lên mạng lướt web, chơi game, tại sao ta không lên các diễn đàn trao đổi tư liệu, kinh nghiệm học để mở rộng thêm kiến thức đã được học trên lớp. Với cách này, internet sẽ trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy đối với mỗi học sinh, giúp học sinh trau dồi kiến thức, tiếp tục bước đi trên con đường học vấn của mình.
Học tập không phải vì điểm số mà là vì chính tương lai của mọi người. Đừng để gian lận trong thi cử làm hại đến cuộc sống mai sau. Trung thực và thẳng thắn từ bây giờ, sẽ giúp cuộc sống mai sau của mọi người tươi đẹp và mãi mãi vững bền!
Học sinh hãy viết một đoạn văn về gia đình làm em yêu thương rồi kiểm tra xem đoạn văn của em đã đúng đề tài chưa, có liên kết không, có bố cục không?
Suy nghĩ of em về tình trạng thiếu trung thực trong kiểm tra, thi cử của học sinh ngày nay.
Đặt vấn đề:
– Trung thực là một đức tính cần phải có, quan trọng đối với tất cả mọi người
– Đối với học sinh thì đó là một đức tính càng quan trọng và phải được đặt lên hàng đầu.
– Tuy nhiên, ngày nay một bộ phận học sinh đang mất đi đức tính này trong học tập và thi cử.
– Sự trung thực trong học tập và thi cử của học sinh ngày nay là một vấn đề cần được bàn luận và nhìn nhận một cách nghiêm túc.
Giải quyết vấn đề:
– Trung thực trong học tập và thi cử mới có thể để học sinh nhìn nhận đúng năng lực, phản ánh đúng kết quả học tập của mình và có hướng phấn đấu thích hợp.
– Cùng với xu thế hội nhập và hiện đại hóa, học sinh ngày nay trở nên năng động, tự tin và có kiến thức rộng hơn, có điều kiện học tập tốt hơn.
– Tuy nhiên, mặt trái của nó, một số bộ phận học sinh, do thiếu sự quan tâm đúng mức của gia đình, do sự lôi cuốn của xã hội hiện đại đã trở nên xao lãng việc học tập và để đối phó với kiến thức hạn hẹp của mình ở nhà trường, họ phải gian lận trong học tập và thi cử.
– Gian lận trong học tập và thi cử là một việc làm không thể chấp nhận được, vấn đề sẽ như thế nào nếu một học sinh rời ghế nhà trường với một kiến thức hạn hẹp nhưng một kết quả cũng không đến nỗi tệ?
Kết thúc vấn đề
– Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận.
– Xã hội và đặc biệt là ngành giáo dục cần có những biện pháp nghiêm túc hơn trong học tập và thi cử của học sinh, đánh giá đúng, chính xác năng lực của từng học sinh, luôn lấy câu “bác sĩ chữa sai thì chết một người, nhưng thầy cô giáo chữa sai thì chết một thế hệ” de giao duc hoc sinh.
Hoặc em có thể lấy thêm dẫn chứng thêm như sau”
Thi cử vốn là một khâu quan trọng trong giáo dục để đánh giá kiến thức cũng như năng lực của học sinh,tránh những trường hợp không hề hiếm trong xã hội ngày nay :”Ngồi nhầm lớp “,”bằng cấp giả”,…
Gian lận trong thi cử xảy ra ở không ít bộ phận học sinh ,dù cho đó là những học sinh xuất sắc .Hậu quả đó là do tác động từ đâu mà có?Có thể là do bản tính ,cũng có thể là do những tác động từ bên ngoài –>mục đích là kiếm được điểm số cao,điểm phẩy tốt,…cũng có thể do áp lực nào khác…
Tình trạng học sinh giỏi “ảo ” có lẽ cũng xuất phát từ căn bệnh quá cũ của XH:”bệnh thành tích”.
“Xã hội ta nói chung lên án, phê phán tỷ lệ tốt nghiệp THPT là không đúng với thực chất trình độ học sinh. Song, mâu thuẫn lại nảy sinh chính ở yếu tố này. Mỗi gia đình đều mong muốn con em họ thi đỗ tốt nghiệp với số điểm cao nhất. Mỗi đơn vị trường học, ngành giáo dục – đào tạo cho đến cấp tỉnh hy vọng thí sinh trường mình, tỉnh mình đỗ tốt nghiệp với tỷ lệ cao nhất. ”
Trước hết, ta hãy xét đến ở một phòng thi. Về phía thí sinh, việc học sinh đi thi mang theo và sử dụng tài liệu hiện nay trở nên khá phổ biến. Những năm gần đây, nếu ai có dịp đi ngang qua các phòng thi sau các giờ thi, chắc hẳn bắt gặp rất nhiều những mảnh phô tô tài liệu thu nhỏ nằm trắng xóa ở các phòng thi hay các dãy hành lang. Học sinh đi thi mang theo chúng khắp cả người và điều đó đã trở thành một phong trào. Giám thị bắt được bộ này thì lại có một bộ khác. Nhiều học sinh nữ còn táo tợn giấu tài liệu vào trong cơ thể để các thầy giáo coi thi không dám khám xét vì sợ “vi phạm thân thể”. Nhiều học sinh, thậm chí là học sinh giỏi dù đã thuộc bài nhưng cũng thủ sẵn tài liệu bên mình để cho chắc ăn hơn. Vì vậy, mới có những trường hợp những học sinh trung thực lại trở nên khó chịu vì mình bị “thiệt thòi” so với những bạn học sinh có học lực yếu hơn. Bài học trung thực ở trường thi đã mất đi tác dụng.
Về phía giám thị, một tâm lý chung được hình thành “các em đã cất công học tập 12 năm đèn sách, không nỡ làm khó dễ các em làm gì, cuối cùng rồi cũng sẽ đậu hết đó mà”. Thế là nảy sinh tình trạng coi thi dễ dãi, cho qua việc thí sinh mang vào và thậm chí sử dụng tài liệu. Có một số trường hợp, giám thị canh chừng thanh tra để cho thí sinh chép tài liệu, thậm chí còn giải giúp bài thi cho thí sinh.
Nói đi cũng phải nói lại ,về phía các bậc giáo dục con em mình dường như chưa quan tâm đúng mức đến “gian lận” trong thi cử và nhiều khi là “nới tay” bỏ quá cho những hành vi thiếu trung thực khiến tình trạng trên ngày càng diễn ra phổ biến hơn,tinh vi hơn.1. Mở bài
Nêu ra vấn đề (thực trạng hiện nay là chất lượng dạy và đặc biệt nhấn mạnh là chất lượng học tập của học sinh có chiều hướng giảm sút đi rất nhiều, một trong số những nguyên nhân là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả thi giả...).
2. Thân bài
LĐ1: Giải thích thái độ thiếu trung thực là gì?
- Thiếu trung thực là làm không đúng, không tôn trọng ý kiến của mình , với những gì đã có, đã xảy ra.
- Trong thi cử, thiếu trung thực là gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ qua kiến thức thực ( đoạn này nêu luôn biểu hiện của thái độ thiếu trung thực).
LĐ2: Nguyên nhân của việc thiếu trung thực trong thi cử xuất phát từ chính bản thân mỗi học sinh
- Học trò lười học, học không hết bài mà muốn được điểm cao thì phải gian lận thôi.
- Có những người cũng có kiến thức xong cứ đến giờ kiểm tra là họ không thể tự chủ được bản thân, không tự tin và họ không dám tin rằng mình có thể làm được bài mà không cần đến sách, thế là quay bài.
LĐ3: Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nguyên nhân cũng một phần xuất phát từ bên ngoài.
- Ba mẹ nào cũng muốn con mình học hành giỏi giang nên gây áp lực: nào học thêm, nào con nhất định phải đạt học sinh giỏi... khiến các con cũng phải oằn mình gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ cho dù không phải ai cũng "thông minh vốn sắn tính trời."
- Một số người ưa thành tích ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đánh phải thiếu trung thực mà vớt được số lượng như mong muốn.
LĐ4: Tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử
- Không có kiến thức khi bước vào đời.
- Gian lận được mộ lần mà có thể trót lọt thì lần sau họ sẽ tiếp tục gian lận để vươn tới vị trí cao hơn.
- Người có chí dễ bi quan do nhiều người không bằng họ xong lại có vị trí cao hơn nhờ quay cóp, luồn cúi.
- Bằng giả, bằng thật ai biết đâu mà lần. Nhưng rồi tấm bằng cũng quyết định một phần quan trọng trong việc tìm công ăn việc làm sau này nên nhiều người cứ vin vào đó để tiếp tục gian lận.
- Xã hội sẽ mất niềm tin vào ngành giáo dục của đất nước, chất lượng giảm sút không thể nâng cao vị thế nền giáo dục trên trường quốc tế.
LĐ5: Biện pháp khắc phục
- Học bài, cố gắng học thật tốt vào và hãy tự tin vào bản thân, tin rằng thế hệ trẻ chúng ta cóp thể làm được ngay cả những điều mà chúng ta nghĩ mình không làm được, hãy dũng cảm thoát li khỏi cuốn sách, quyển vở trong giờ kiểm tra, không vụ lợi, không vì điểm số, không thành tích giả.
- Kiên quyết chống bệnh thành tích, đề cao nhân tài có thực tài thực chất.
- Khen thưởng, động viên kịp thời những đối tượng đầu tàu, gương mẫu trong vấn đề gạt bỏ mặt tiêu cực trong ngành giáo dục hiện nay.
3. Kết bài: Bày tỏ niềm tin rằng trong tương lai, thái độ thiếu trung thực này sẽ được khắc phục.
Trung thực là chìa khóa quan trọng giúp con người mở được cánh cửa vào đời. Trung thực là nhân tố không thể thiếu, là nhân tố cơ bản nhất để hình thành nhân cách của mỗi chúng ta. Nó cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là đối với mỗi cá nhân học sinh chúng ta- những người đang đứng trước cánh cửa cuộc đời. Tuy nhiên, hiện tượng thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử đã và đang là tình trạng thường xuyên xảy ra và là vấn đề nhức nhối mà dư luận xôn xao, lo lắng
Vậy thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử là gì? Đó là hiện tượng học sinh quay cóp trong giờ kiểm tra bằng mọi hình thức, thủ đoạn tinh vi. Trước giờ kiểm tra, học sinh chuẩn bị hàng loạt phao phô-tô thu nhỏ giấu trong người. Họ chờ đến thời điểm giám thị hoặc giáo viên không để ý rồi mang ra dùng. Có những hôm kiểm tra đột xuất, học sinh không chuẩn bị được “phao”, lúc ấy đành phải dùng đến sách vở, lén lút để trong ngăn bàn, thi thoảng liếc xuống. Một vài bạn không dùng phao, không mở sách vở thì ghi tài liệu ra bàn, ra những chỗ xung quanh ít khi thầy cô giáo để ý. Tinh vi hơn, một số người còn trao đổi đáp án bằng máy tính bỏ túi, dán tài liệu thu nhỏ bằng loại keo đặc biệt vào thước, sử dụng điện thoại để tra từ điển, tra google… Nếu không tự gian lận được thì các bạn nhìn bài của nhau, đọc bài cho nhau chép, ném giấy, làm hộ… Tất cả các hành vi trên đều được cho là gian lận, thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử.
Đáng buồn là, những hành vi đó không chỉ diễn ra ở một vài học sinh cá biệt mà là một thực trạng diễn ra từng ngày từng giờ, ở từng lớp, từng trường… Tình trạng đó ngày ngày tái diễn trước mắt chúng ta trở thành những chuyện “đương nhiên”, chuyện “quá bình thường”. Một số bạn còn quan niệm rằng đã là học sinh thì phải biết quay cóp, gian lận, không như thế sẽ không thể hiện được bản lĩnh cá nhân. Với những suy nghĩ tiêu cực như vậy, người lớn cũng như những người quan tâm đến giáo dục đau lòng vô cùng! Chúng ta xót xa khi nhìn thấy một màu trắng xóa của những mẩu “phao” thu nhỏ trên sân trường sau những kì thi. Chúng ta phẫn nộ khi chứng kiến càng ngày những thủ đoạn gian lận càng trở nên tinh vi. Chúng ta thất vọng vì sự thật gần như 100% học sinh phổ thông thừa nhận đã từng gian lận trong kiểm tra thi cử, không nhiều thì ít.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình cảnh đáng buồn đến như vậy? Trước hết phải kể đến nguyên nhân chủ quan đến từ phía chính học sinh chúng ta. Vẫn là những lí do rất muôn thuở: lười học, không chịu học bài cũ, đọc lại bài ở nhà, đến lúc kiểm tra mới cuống quýt sử dụng tài liệu. Tuy vậy, vẫn có những người vô tình không học bài, chấp nhận bị điểm kém, nhưng đó là bộ phận rất nhỏ. Đại bộ phận đều không dũng cảm làm vậy. Ai cũng muốn được điểm cao, điểm tốt, để không thua kém bạn bè, để không bị bố mẹ trách phạt. Với suy nghĩ như vậy, học sinh đi học nếu không học bài thì nhất định phải làm đủ mọi cách để đạt điểm số cao. Không kể có những trường hợp cố tình không học bài, yên tâm bên mình lúc nào cũng có tài liệu trợ giúp, một lần trót lọt không bị bắt là lần sau sẵn sàng làm tiếp. Họ nghĩ rằng học làm gì cho mất công mất sức, cứ như vậy điểm của mình còn cao hơn khối đứa mất công học trước. Ta cũng không thể không kể đến nguyên nhân khách quan. Cũng là vì áp lực từ phía gia đình, phía nhà trường và thầy cô. Con cái có đạt điểm cao, điều đó mới thể hiện là con mình giỏi, con mình khá. Không đạt điểm cao tức là con mình dốt, là không bằng bạn bằng bè… Một phần cũng là từ phía giám thị coi thi. Căn bệnh rất cũ của xã hội là bệnh thành tích, nên một số giám thị còn cố tình coi thi dễ dãi, thậm chí còn cả những trường hợp làm bài hộ và nhắc bài… Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến thực trạng đau lòng và nhức nhối này.
Tuy vậy, chúng ta cũng phải trả giá rất đắt nếu thiếu đi tính trung thực ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đối với cá nhân chúng ta, ai có thể đảm bảo chắc chắn rằng quay cóp sẽ không bao giờ bị bại lộ? Mà có ai tưởng tượng ra rằng khi bị phát hiện thì ta sẽ thế nào chưa? Đó sẽ là những ánh mắt dè dặt của bạn bè, sự thất vọng của thầy cô, bố mẹ, nhân cách và đạo đức sẽ đặc biệt bị hạ thấp. Nhưng giả sử mọi lần gian lận đều “trót lọt” thì sao? Đau đớn nhất là việc này đã để lại vết sẹo rất sâu trong tâm hồn, hình thành nên một nhân cách méo mó, không đủ hành trang để vững vàng bước vào cuộc đời phía trước. Hành động này còn có ảnh hưởng sâu sắc tới những người xung quanh. Họ nghĩ thật đến những bất công trong học đường và rộng hơn là trong xã hội, họ mất hết niềm tin vào tương lai phía trước. Còn xã hội thì sẽ thế nào khi chủ nhân tương lai của đất nước là những con người kiến thức rỗng tuếch, chỉ sở hữu những bảng điểm và bằng cấp giả?
Phải có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn tình trạng này. Trước hết, về phía mỗi cá nhân chúng ta hãy chuẩn bị những kiến thức vững vàng, tự tin vượt qua mọi kì thi, kì kiểm tra. Ta cũng hãy tập chấp nhận, nhìn thẳng vào sự thật, có thất bại thì lần sau ta mới có thành công. Còn về phía nhà trường, hãy đề ra những biện pháp thích hợp, xử lí kỉ luật nghiêm khắc, gương mẫu để đủ sức răn đe; mặt khác cũng cần phải kiên quyết nói không với bệnh thành tích. Ngoài ra, phía gia đình cũng không nên quá kì vọng và gây áp lực nặng nề đối với con em mình, bố mẹ phải biết lượng sức của con cái để đưa ra những yêu cầu phù hợp…
Trung thực là đức tính quý báu mà học sinh chúng ta cần phải rèn luyện ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Muốn vậy, trước hết chúng ta hãy tự giác chấp hành đúng những quy định trong giờ kiểm tra. Giá trị đích thực của tri thức luôn luôn chiến thắng và đó chính là thước đo nhân cách của mỗi chúng ta
Câu 19: Hành vi nào sau đây thể hiện không trung thực ? A. Quay cóp trong kiểm tra, thi cử. B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm. C. Đi học không đúng giờ.
D. Nhặt được của rơi trả người đánh mất
Đọc lại bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh (Ngữ văn 11, tập 2) và thực hiện các yêu cầu sau:
- Xác định chủ đề và mục đích của văn bản
- Tìm bố cục của văn bản
- Tóm tắt ý từng phần và viết thành văn bản tóm tắt
Chủ đề: Tinh thần thơ Mới
- Mục đích nghị luận: phản ánh tinh thần thơ Mới, sự cách tân về thơ, từ “cái ta” chuyển sang “cái tôi” đầy màu sắc cá nhân
+ Phần mở đầu: “Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: Tinh thần Thơ mới
Phần thân:
- Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ Mới, xác định cách tiếp cận đúng đắn cần phải có
- Biểu hiện cái “tôi” trong cá nhân Thơ Mới, “cái tôi” buồn, bế tắc nhưng khao khát với cuộc sống, với đất nước, con người
- Tình yêu, lòng say mê với tiếng mẹ đẻ
KB: Nâng cao tinh thần thơ Mới
Thơ mới không đề cập đến đấu tranh cách mạng, trong thơ mới có nỗi buồn của cả một lớp người trong xã hội. Bao trùm thơ mới là nỗi ủy mị. Như nỗi buồn trong nhớ rừng của Thế Lữ, nỗi buồn trong Tràng giang là tình yêu quê hương đất nước.
Nhược điểm của Thơ mới là thiếu khí phách cách mạng, nhưng đây là phong trào thơ với nhiều yếu tố tích cực: lòng yêu quê hương đất nước, yêu con người, yêu sự sống... Tựu chúng lại đều yêu tiếng Việt- biểu hiện tình yêu đất nước.
Thơ Mới đóng góp nhiều về nghệ thuật thơ, đổi mới sự biểu hiện cảm xúc, cảm xúc sâu thẳm về cuộc đời, con người, thiên nhiên, đất nước. Thơ mới trau dồi tiếng Việt làm cho ngôn ngữ thơ Việt Nam uyển chuyển, biến đổi mọi cảm xúc. Có Thơ mới thì không có ngôn ngữ thơ vừa cô đọng, vừa súc tích. Có thể nói Thơ mới là một thời đại dồi dào, sức sáng tạo