Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 112
Số lượng câu trả lời 12
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (1)

1ngày 7 nháy

Đang theo dõi (1)


Gia như

Gia như

Gia như

Câu 25: Khi viết về sự giản dị của Bác Hồ, tác giả đã dựa trên những cơ sở nào?

A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác

B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả

C. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.

D. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính chân thành của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của Bác Hồ.

Câu 26: Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân’’ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?

     A. So sánh.          B. Ẩn dụ.                    C. Nhân hóa.       D. Hoán dụ.

Câu 27: Câu tục ngữ nào dưới đây có nội dung tương tự với câu:"Giấy rách phải giữ lấy lề"?

    A. Thương người như thể thương thân.           B. Người sống đống vàng.

    C. Đói cho sạch , rách cho thơm.                   D. Một mặt người bằng mười mặt của.

Câu 28. Câu nào sau đây trái nghĩa với câu: “Uống nước nhớ nguồn ”?

   A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.                            B. Khỏi vòng cong đuôi.

   C. Ăn cây nào rào cây ấy.                                D. Có cứng mới đứng đầu gió.

Câu 29. Nội dung của hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “ Học thầy không tày học bạn” có mối quan hệ như thế nào ?

A. Bổ sung ý nghĩa cho nhau.

B. Hoàn toàn trái ngược nhau.

C. Gần nghĩa với nhau.

D. Hoàn toàn giống nhau.

 

Câu 30. Trong các đáp án sau, đáp án nào là câu chủ động?

A. Truyện cổ tích được trẻ em, người lớn rất yêu thích

B. Nó được mẹ dắt đi sang ngoại.

C. Ta được văn chương luyện cho những tình cảm ta sẵn có

D. Anh em năm nay được 20  tuổi rồi

Câu 31: Cho đoạn văn: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Ngữ văn 7, tập 2)

Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

A. Nghị luận.                                                   B. Biểu cảm.

C. Thuyết  minh.      D.  Miêu tả.

Câu 32: Khi viết về sự giản dị của Hồ Chí Minh, tác giả đã dựa trên những cơ sở nào?

A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác

B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả

C. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.

D. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính chân thành của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của Bác Hồ.

Gia như

Câu 18: Thành phần trạng ngữ của câu: “Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam” là ?

A. Ngót ba mươi năm.                     B. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời

C. Bôn tẩu bốn phương trời.            D. Tính tình của một người Việt Nam.   

Câu 19: Câu  văn nào  sau đây  không  có trạng ngữ?.

A. Hai giờ, thầy giáo giảng bài .

B. Thầy giáo giảng bài hai giờ .

C. Trên sân trường, các bạn đang luyện tập thể dục thật hăng say.

D  Hôm sinh nhật tôi, bạn ấy không đến,mấy hôm sau tôi mới rõ lí do.

 

Câu 20: việc tách trạng ngữ thành câu riêng trong ví dụ dưới đây có tác dụng gì ?

  A. Chuyển ý.     B. Bộc lộ cảm xúc.

  C. Tạo tình huống.     D. Nhấn mạnh thời gian.

Câu 21.Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ của tác giả nào?

  A. Hoài Thanh.         B. Phạm Văn Đồng.        C. Đặng Thai Mai.       D. Hồ Chí Minh.

Câu 22. Cho đoạn  văn sau:“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm” 

Theo các em, nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

A. Dù thể hiện dưới hình thức nào, lòng yêu nước cũng vô cùng quý giá.

B. Thể hiện hai trạng thái của lòng yêu nước

C. Lòng yêu nước có thể âm thầm kín đáo hoặc biểu lộ rõ ràng cụ thể

D. Ca ngợi lòng yêu nước là các thứ của quý.

Câu 23. Thế nào là câu chủ động ?

A. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ

B. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào.

C. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác.

D. Là câu có thể rút gọn thành phần vị ngữ, chủ ngữ.

Câu 24: Câu văn “Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu rút gọn

B. Câu đặc biệt

C. Câu bị động

D. Câu đơn mở rộng thành phần