Dùng lực kế đo trọng lượng của miếng thép trong không khí thấy lực kế chỉ 370N. Nhúng miếng thép vào nước thấy lực kế chỉ 320N. Hãy xác định thể tích vật chìm trong nước m3, biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3
Dùng lực kế đo trọng lượng của 1 vật khi nhúng chìm trong dầu thấy lực kế chỉ 5N, khi nhúng chìm trong nước thấy lực kế chỉ 4N. Tính trọng lượng riêng của vật biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3, của dầu là 8000N/m3
\(F_k=P-F_A\Leftrightarrow5=d_v.V-d_{dau}.V\left(1\right)\)
\(F_k'=P-F_A'\Leftrightarrow4=d_v.V-d_{nuoc}.V\left(2\right)\)
\(\left(1\right)-\left(2\right)\Rightarrow d_{nuoc}.V-d_{dau}.V=1\Rightarrow V=\dfrac{1}{d_{nuoc}-d_{dau}}=...\left(m^3\right)\)
\(5=\left(d_v-d_{dau}\right).V\Rightarrow d_v=\dfrac{5}{V}+d_{dau}=...\left(N/m^3\right)\)
a. một vật bằng thép có thể tích 0,003m3 đc nhúng chìm vào nước,bt trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3.Tính lực đẩy ác-si-mét lên vật đó? b.treo vật bằng thép ở câu a vào lực kế và nhúng chìm vật đó trong nước thì lực kế chỉ 20N.Hãy tính trọng lượng của vật?
Câu 1:
a) Một miếng đồng có thể tích 0,3 dm3 nhúng chìm trong nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Tính lực đẩy Ác - si - mét tác dụng lên miếng đồng.
b) Móc một vật vào lực kế ở ngoài không khí, số chỉ của lực kế là 2,3N. Khi nhúng chìm trong nước lực kế chỉ 1,8N. Tính lực đẩy Ác - si - mét tác dụng lên vật.
c) Một vật được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 4,8N. Khi vật chìm trong nước, lực kế chỉ 3,6N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Thể tích của vật nặng là bao nhiêu?
a) Lực đẩy của Acsimet tác động lên miếng đồng là :
\(P=dV=10000.0,003=30\)
c) Lực asimet tác động lên vật là :
\(4,8N-3,6N=1,2N\)
Thể tíc vật là :
\(V=F_a=1,2:10000=0,00012\left(m^3\right)\)
Bài 8: Treo một vật nhỏ vào lực kế và đặt chúng trong không khí thấy lực kế chỉ 12N. Vẫn treo
vật bằng lực kế nhưng nhúng chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 7N. Tính thể tích của vật
và trọng lượng riêng của vật? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3
móc 1 vật vào lực kế thì thấy lực kế chỉ 8,5N, nhưng nhúng vật chìm trong nước thì thấy lực kế chỉ 5,5N. Trọng lương riêng của nước là 10000N/m3. xác định lực đẩy ác si mét tác dụng lên vật, tính thể tích phần chất lỏng bị chiếm chỗ. khối lượng riêng của vật
- Lực đẩy acsimet tác dụng lên vật là:
8,5- 5,5= 3 (N)
- Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ là:
V= \(F_A\): d= 3: 10000= 0,003 (\(m^3\))
( còn phần khối lượng riêng.....hình như đề thiếu một số đại lượng)
Trong không khí, mắc một vật vào lực kế, lực kế chỉ 8N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì số chỉ của lực kế là 5N. Xác định thể tích của vật bị nhúng chìm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m^3
Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật:
\(F_A=P_{ngoài}-P_{trong}=8-5=3\left(N\right)\)
Thể tích của vật bị nhúng chìm:
\(F_A=d.V\Rightarrow V=\dfrac{F_A}{d}=\dfrac{3}{10000}=3.10^{-4}\left(m^3\right)\)
a. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là:
\(F_a=3,9-3,3=0,6\) (N)
b. Thể tích của vật là:
\(V=\dfrac{F_a}{d}=\dfrac{0,6}{10000}=6.10^{-5}\) (m3)
Bài tập thêm: Một vật có trọng lượng riêng 16000N/m3. Nếu treo vật vào một lực kế và nhúng chìm hoàn toàn vật trong nước thấy lực kế chỉ 300 N.
a. Tính thể tích của vật?
b. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu (trọng lượng riêng của nước 10.000N/m3)?
c. Lực đẩy Ác si mét do nước tác dụng lên vật bằng bao nhiêu?
\(d_{nc}=10000\)N/m3
\(V\left(d-d_{nc}\right)=P-F_A=F\)
\(\Rightarrow V=\dfrac{F}{d-d_{nc}}=\dfrac{300}{16000-10000}=0,05m^3=50dm^3\)
Nếu treo ngoài không khí:
\(P=d\cdot V=16000\cdot0,05=800N\)
\(F_A=P-F=800-300=500N\)
Một miếng thép có một lỗ hổng bên trong. Dùng lực kế đo trọng lường của miếng thép trong không khí thấy lực kế chỉ 370N; trong nước lực kế chỉ 320N; . Xác định thể tích của lỗ hổng ? biết \(d_{\text{nước}}=10000N\text{/}m^3;d_{\text{thép}}=78000N\text{/}m^3\)
Giải:
Lực đẩy Acsimet tác dụng lên miếng thép là:
\(F_A=P-F=370-320=50\left(N\right)\)
Thể tích của miếng thép (kể cả phần rỗng) là:
\(F_A=d_{nước}.V\Rightarrow V=\dfrac{F_A}{d_{nước}}=\dfrac{50}{10000}=0,005\left(m^3\right)\)
Thể tích phần thép là:
\(d_{thép}=\dfrac{P}{V_{thép}}\Rightarrow V_{thép}=\dfrac{P}{d_{thép}}=\dfrac{370}{78000}\approx0,00474\left(m^3\right)\)
Thể tích phần rỗng là:
\(V_{rỗng}=V-V_{thép}=0,005-0,00474=0,00026\left(m^3\right)=260\left(cm^3\right)\)
Vậy thể tích của phần rỗng khoảng: 260cm3