hiện tại đã có thuốc chữa Covid-19 lúc virut chưa xâm nhập vào cơ thể chưa?
1.Cho các nhận định sau
(1) Virut sống ký sinh bắt buộc, có thể tấn công vi khuẩn cổ.
(2) Virut chỉ có vỏ là prôtêin và lõi ADN.
(3) Virut là cơ thể sống chưa có cấu tạo tế bào
(4) Virut được xem như cơ thể sống chưa hoàn chỉnh.
(5) Hệ gen của virut có thể là ARN hoặc ADN.
Trong các nhận định trên, nhận định nào đúng khi nói về virut?
A. (1), (4). B. (1), (5). C. (2), (3), (5). D. (2), (4), (5).
2. Các chủng virut gây bệnh viêm gan A, B, C xâm nhập và ký sinh ở
A. các loại tế bào của cơ thể người. B. tế bào limphô T và đại thực bào.
C. tế bào gan. D. tế bào hồng cầu.
3. Giả sử trong 1 quần thể vi khuẩn số lượng tế bào ban đầu là 10 tế bào, sau một thời gian nuôi cấy số lượng tế bào là 80 tế bào, biết thời gian thế hệ là 20 phút. Hỏi đã nuôi cấy vi khuẩn trên trong thời gian bao lâu?
4.Tiến hành tách lõi ARN ra khỏi vỏ prôtêin của hai chủng virut A và B gây bệnh cho cây thuốc lá. Trộn axit nuclêic của chủng A với một nửa prôtêin của chủng B và một nửa prôtêin của chủng A. Nhiễm chủng lai vào cây thuốc lá để gây bệnh. Sau đó phân lập virut. Kết quả sẽ như thế nào?
A. Được 100% chủng A. B. Được 50% chủng A và 50% chủng B.
C. Được 100% chủng B. D. Không thu được virut nào.
5. Trong nhóm vi sinh vật hóa dưỡng người ta phân biệt lên men, hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí dựa vào
A. nguồn năng lượng được cung cấp. B. sản phẩm tạo thành.
C. chất nhận êlectron cuối cùng. D. chất dinh dưỡng cung cấp cho VSV.
Một người bị nhiễm HIV đã đều đặn đi tiêm thuốc ức chế gen phiên mã ngược đúng định kỳ. Giả sử lúc đầu, chưa có virut nào mang đột biến kháng thuốc. Hỏi sau 1 thời gian dài, kết luận nào đúng?
A. Người đó sẽ hết bệnh hoàn toàn.
B. Những virut trong người bệnh nhân không sinh sản được và bị tiêu diệt bởi bạch cầu.
C. Các virut xuất hiện 1 đột biến kháng thuốc và người đó ngày càng bệnh nặng.
D. Các virut không thể tiếp tục sống kí sinh và phải thay đổi vật chủ.
Đáp án D
Câu A: Người này mới bị nhiễm virut HIV chứ chưa thể khẳng định có bị bệnh hay không do đó ta chưa thể kết luận được như vậy. Mặt khác, HIV là bệnh do virut gây ra, đặc biệt virut này có khả năng sống tiềm tàng rất lâu do đó rất khó để loại bỏ hoàn toàn virut ra khỏi cơ thể => SAI.
Câu B: Virut không sinh sản mà chúng chỉ nhân lên. Ở đây virut có thể ẩn nấp trong chính các tế bào bạch cầu tiềm tàng mà các tế bào miễn dịch của cơ thể không nhận biết và tiêu diệt được => SAI.
Câu C: Khi mà chưa có đột biến kháng thuốc thì người đó đã tiêm thuốc đều đặn đúng định kỳ thì tất cả các virut không có khả năng kháng thuốc đã bị tiêu diệt và không thể nhân lên được nữa, nên bệnh của người này sẽ giảm. Nguy cơ xuất hiện đột biến kháng thuốc là thấp => SAI.
Câu D: Virut do bị ức chế phiên mã ngược nên không thể nhân lên trong tế bào chủ được vì vậy chỉ những virut đột biến thay đổi thụ thể tế bào mới có khả năng nhân lên trong cơ thể tức là thay đổi tế bào đích => ĐÚNG. (Ở đây thuật ngữ dùng chưa thực sự chính xác nhưng chủ yếu muốn nhấn mạnh đến sự biến đổi đặc điểm thích nghi của virut nên ta có thể chấp nhận).
Một người bị nhiễm HIV đã đều đặn đi tiêm thuốc ức chế gen phiên mã ngược đúng định kỳ. Giả sử lúc đầu, chưa có virut nào mang đột biến kháng thuốc . Hỏi sau1 thời gian dài, kết luận nào đúng?
A. Các virut xuất hiện đột biến kháng thuốc và người đó ngày càng bệnh nặng
B. Các virut không thể tiếp tục sống kí sinh và phải thay đổi vật chủ
C. Những virut trong người bệnh nhân không sinh sản được và bị tiêu diệt bởi bạch cầu
D. Người đó sẽ hết bệnh hoàn toàn
Đáp án A
Vi rut HIV có hệ gen là 2 phân tử ARN . Sau 1 thời gian virut sẽ xuất hiện đột biến kháng thuốc để thích nghi với môi trường mới.
Thuốc hóa học bảo vệ thực vật có thể xâm nhập vào cơ thể người, gây bệnh hiểm nghèo bằng các con đường:
A. Thuốc tồn lưu trong nông sản, đi vào vật nuôi từ đó theo thức ăn vào cơ thể người
B. Thuốc ngấm vào đất, nguồn nước cho người sử dụng
C. Thuốc bốc hơi trong không khí, qua đường hô hấp vào cơ thể người
D. Cả A, B, C
Đáp án: D. Cả A, B, C
Giải thích: Thuốc hóa học bảo vệ thực vật có thể xâm nhập vào cơ thể người, gây bệnh hiểm nghèo bằng các con đường: Thuốc tồn lưu trong nông sản, đi vào vật nuôi từ đó theo thức ăn vào cơ thể người. Thuốc ngấm vào đất, nguồn nước cho người sử dụng. Thuốc bốc hơi trong không khí, qua đường hô hấp vào cơ thể người – SGK trang 59
4. HIV/AIDS là căn bệnh:
A. Chưa có thuốc chữa khỏi bệnh
B. Có thể chữa khỏi bằng Tây y
C. Có thể chữa khỏi bằng Đông
D. Có thể chữa khỏi nhưng lại tái phát
tham khảo
AIDS là một bệnh mạn tính do HIV gây ra. HIV phá huỷ các tế bào của hệ miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi khuẩn và nấm gây bệnh. Do đó bệnh nhân dễ bị một số loại ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà bình thường có thể đề kháng được
Virut Covid-19 tấn công cơ thể chúng ta như thế nào?
bạn có thể tham khảo ở trang này nhé : https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dich-2019-ncov/thong-tin-suc-khoe/corona-tan-pha-co-chung-ta-nhu-nao/
Câu 4: HIV/AIDS là căn bệnh:
A. Chưa có thuốc chữa khỏi bệnh
B. Có thể chữa khỏi bằng Tây y
C. Có thể chữa khỏi bằng Đông
D. Có thể chữa khỏi nhưng lại tái phát
Hình như có rồi á nhưng thuốc tiêm
Thuốc kháng sinh chữa nhiều bệnh là do virut gây nên. Tại sao penicilin lại có thể gây độc cho vi khuẩn?
A. Ức chế sự hình thành tế bào
B. Ức chế riboxom dịch mã
C. Nó ngăn cản quá trình phiên mã
D. Ngăn cản quá trình sao chép ADN
Đáp án : A
Penicilin gây độc cho vi khuẩn vì nó ngăn chặn quá trình tổng hợp màng tế bào của vi khuẩn bằng cách ức chế enzim tổng hợp liên kết ngang
Con đường xâm nhập của giun tròn vào cơ thể con người .biện pháp phòng tránh chữa giun đũa
Khi giun đũa cái đẻ trứng, nếu rơi vào trong đất, sau khoảng hai tuần, trứng giun sẽ phát triển thành ấu trùng giun. Nhiệt độ môi trường bình thường là vô cùng thuận lợi để ấu trùng giun tiếp tục vòng tuần hoàn. Trứng giun chỉ bị tiêu diệt với nhiệt độ từ trên 60 độ. Chính thói quen đi chân đất, tiếp xúc môi trường bên ngoài mà không có dụng cụ, phương tiện bảo vệ, không vệ sinh tay sạch sẽ… là nguyên nhân gây bệnh giun đũa.
Để phòng chống nhiễm giun đũa, cũng như các loại ký sinh trùng khác nói chung, không có biện pháp nào hiệu quả hơn là thực hành vệ sinh sạch sẽ.
– Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên với nước sát trùng.
– Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội.
– Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, nên rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần với nước rửa rau chuyên dụng.
– Không đi chân trần; nếu làm vườn, dọn rác, cây cỏ, cần đi ủng, mang khẩu trang, găng tay.
– Không được dùng phân tươi để bón rau, bón cây. Đối với nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước, cần thường xuyên quét dọn, xử lý hóa chất diệt trùng thân thiện môi trường.
– Đồng thời, cần có thói quen uống thuốc tẩy giun định kì mỗi sáu tháng cho cả gia đình. Thuốc có tác dụng không chỉ trên giun đũa và còn giúp diệt trừ các loại giun sán khác.
Tuy điều kiện sống ngày nay đã phát triển, nhưng nguy cơ lây nhiễm giun vẫn chưa loại trừ hoàn toàn. Giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi là việc đơn giản nhất để phòng tránh nhiễm giun, bảo vệ sức khỏe của bạn.