vì sao tế bào thực vật có virus kí sinh nhưng virus không xâm nhập trực tiếp vào tế bào thực vật mà phải xâm nhập = con đường khác ?Nêu các con đường đó ???
vì sao tế bào thực vật có virus kí sinh nhưng virus không xâm nhập trực tiếp vào tế bào thực vật mà phải xâm nhập = con đường khác ?Nêu các con đường đó ???
Virus (phiên âm là vi-rút), còn gọi là siêu vi, siêu vi khuẩn hay siêu vi trùng, là một tác nhân truyền nhiễm chỉ nhân lên được khi ở bên trong tế bào sống của một sinh vật khác. Virus có thể xâm nhiễm vào tất cả các dạng sinh vật, từ động vật, thực vậtcho tới vi khuẩn và vi khuẩn cổ.[1] Kể từ bài viết đầu tiên của D. I. Ivanovskiy năm 1892, mô tả về một dạng mầm bệnh không thuộc vi khuẩn mà lây nhiễm vào cây thuốc lá, và sự khám phá ra virus khảm thuốc lá của Martinus Beijerinck năm 1898,[2] cho đến nay có khoảng 5.000 loại virus đã được miêu tả chi tiết,[3] mặc dù vẫn còn có tới hàng triệu dạng virus khác nhau.[4] Virus được tìm thấy ở hầu hết mọi hệ sinh thái trên Trái Đất và là dạng có số lượng nhiều nhất trong tất cả các thực thể sinh học.[5][6]Khoa học nghiên cứu virus được biết với tên virus học (virology), một chuyên ngành phụ của vi sinh vật học.
Các phần tử (hay hạt) virus (được gọi là virion) được tạo thành từ hai hoặc ba bộ phận: i) phần vật chất di truyền được tạo nên từADN hoặc ARN, là những phân tử dài có mang thông tin di truyền; ii) một lớp vỏ protein - được gọi với tên capsid - có chức năng bảo vệ hệ gen; và trong một số trường hợp còn có iii) một lớp vỏ bọc bên ngoài làm từ lipid mà bao bọc bên ngoài lớp vỏ protein khi virus ở ngoài tế bào. Hình dạng của virus có sự khác nhau, từ dạng xoắn ốc hay khối hai mươi mặt đều đơn giản cho tới những cấu trúc phức tạp hơn. Một virus có kích thước trung bình vào khoảng 1/100 kích cỡ trung bình của một vi khuẩn. Hầu hết virus đều quá nhỏ nên không thể quan sát trực tiếp dưới kính hiển vi quang học.
Nguồn gốc của virus trong lịch sử tiến hóa của sự sống không rõ ràng: một số có thể đã tiến hóa từ những plasmids – những đoạn ADN ngắn có khả năng di chuyển giữa các tế bào – trong khi số khác có thể đã tiến hóa từ vi khuẩn. Trong tiến hóa, virus là một phương tiện chuyển gen ngang quan trọng, góp phần gia tăng sự đa dạng di truyền.[7] Virus được công nhận là một dạng sống bởi một số nhà khoa học, do chúng có mang vật chất di truyền, có thể sinh sản và tiến hóa thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Tuy nhiên mặt khác chúng lại thiếu những đặc tính thiết yếu (như cấu trúc tế bào) - những điều được công nhận rộng rãi là cần thiết để được coi như sinh vật sống. Bởi vì chỉ có một số chứ không tất cả các phẩm chất cần thiết, nên virus được mô tả như "những sinh vật ở bên lề của sự sống".[8]
Virus lây lan theo nhiều cách; virus thực vật thường được truyền từ cây này sang cây khác qua những loài côn trùng hút nhựa cây như rệp vừng; trong khi virus động vật lại có thể được truyền đi nhờ những côn trùng hút máu. Những sinh vật mang mầm bệnh như vậy được gọi là những vector. Virus cúm lan truyền thông qua ho và hắt hơi. Norovirus và rotavirus, nguyên nhân chính của bệnh viêm dạ dày-ruột siêu vi, lây lan quađường phân-miệng và truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc, cũng như xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn hay nước uống. HIV là một trong vài loại virus lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục và tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh. Mỗi virus chỉ có thể xâm nhiễm vào một số dạng tế bào vật chủ nhất định, gọi là "biên độ vật chủ" (host range); biên độ này có thể rất hẹp hoặc rất rộng, tùy vào số lượng những sinh vật khác nhau mà virus có khả năng lây nhiễm.[9]
Sự xâm nhập của virus trong động vật đã kích hoạt một phản ứng miễn dịch nhằm loại bỏ virus xâm nhiễm. Những phản ứng miễn dịch cũng có thể được tạo ra bởi vắc-xin, giúp tạo ra miễn dịch thu được nhân tạo đối với một virus xâm nhiễm nhất định. Tuy nhiên, một số virus, bao gồm những loại gây ra AIDS và viêm gan siêu vi, lại có thể trốn tránh những phản ứng trên và gây ra sự nhiễm bệnh mãn tính. Đa phần các chất kháng sinh không có hiệu quả đối với virus, dù vậy cũng đã có những loại thuốc kháng virus được phát triển.
Chúc bn hc tốt
Phagơ gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh vật như thế nào?
Ngành công nghiệp vi sinh rất đa dạng, bao gồm nhiều ngành sản xuất khác nhau như ngành sản xuất chất kháng sinh, vitamin, axit hữu cơ, axit amin, thuốc trừ sâu sinh học... Nếu trong quy trình sản xuất không đúng, gây nhiễm phagơ thì vi sinh vật trong nồi lên men sẽ bị chết. Phải hủy bỏ, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế.
virus ở thực vật có gây bệnh cho động vật không?
Khong vì mỗi virus có cấu tạo, chức năng khác nhau để có thể tấn công một sinh vật xác định, ở môi trường khác, chúng sẽ bị vô hiệu hóa và không thể hoạt động.
virus vi khuẩn ở thực vật có gây bệnh ở động vật không? vì sao?
virut thì mình nghĩ có thể còn vi khuẩn thì mình không chắc
Với lại sức sống của virut tốt hơn của vi khuẩn
bệnh đốm trắng ở tôm sứ do vi sinh vật thuộc nhóm nào gây ra? Có vật chất di truyền là gì? hình thức dinh dưỡng như thế nào?
Bệnh đốm trắng do virus (White Spot Syndrome Virus - WSSV) là một trong các bệnh gây nên hiện tượng tôm nuôi chết hàng loạt
|
các bạn giải hộ mình nhé mình xin cảm ơn trước
Câu 1: khi một tế bào người có 22+x NST thì câu nào trong những câu dưới đây là đúng:
A:tế bào chính đã được thụ tinh
B.Đó là tế bào vừa trải qua giảm phân
C. đó là tế bào sinh dưỡng
d.đó là tế bào vừa trải qua nguyên phân
Câu 2: Trong mô đang phân bào, có một tế bào có số ADN bằng nửa các tế bào khác. Tế bào đang ở pha, kì nào?
A.G1 B.G2 C.Kì trước D.Kì giữa
Câu 3pha hay kì nào dưới đây trong chu kì tế bào thường ngắn nhất?
A.G1
B.G2
C.S
Dnguyên phân
Câu 4: nhận định nào dưới đây là không đúng về phan chia tế bào chất ở các tế bào nhân thực?
A.Tế Bào nhân thực có vach ngăn giữa.
B. phân chia tế bào chất có thể bắt đầu ngay khi nguyên phân xảy ra.
C.các tế bào thực vật vòng co thắt tại vùng xích đạo tế bào.
D. Sự liên kết màng tế bào nối liền vách giữa với màng sinh chất
Câu 5: E.coli có thời gian thế hệ (g) là 20 phút ở 4o độ C số tế bào ban đầu = 10^6, sau một số thế hệ số lượng tế bào của quần thể là 6*10^6. xác định thời gian thế hệ đạt được số lượng tế bào đó.
A.1 giờ
B.2h
C.3h
d.4h
Câu 6:thời gian của chu kì tế bào phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. từng loại tế báo trong cơ thể
B.từng loại sinh vật
C.từng giai đoạn phát triển của cơ thể
D. từng loại tế bào trong cơ thể và từng loại sinh vật
Câu 7:diệp lục không tham gia vào quá trình
A. Hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời
B.Chuyển hóa năng lượng
C.kHỬ CO2
Dvận chuyển năng lượng
Câu 8: ở thực vật C3, chất khí được thải ra trong quá trình quang hợp là
A.CO2
B.O2
C .H2
D.N2
cÂU 9: dạng hình khối nào sau đây hay gặp ở virút?
A.Hình khối 12 mặt
B. Hình khối 20 mặt
C.xoắn ốc
D. phức tạp
Câu 10:tính chuyên hóa của virut được thể hiện ở
A. Tính đặc hiệu ADN
B. sự hấp thụ
C.Tính đặc hiệu ARN
D.sự có mặt của lông nhung
Câu11: lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây có liên quan đến sự phân bố và lan truyền bệnh
A. bệnh di truyền học
B.sinh học phân tử
C. dịch tễ học
D. Miễn dịch học
Câu 12: điều nào sau đây không phải ứng dụng của viut
A. tạo sinh khối
B.nghiên cứu sinh học cơ bản
C.Tạo thuốc trừ sâu
D. sản xuất vắc xin
Câu 13: điều khẳng định nào sau đây là không đúng với virút
A.có vỏ capsit là prooteein
B.Không có Ribôxôm
C. Không có loại enzim nào
D.chỉ chứa adn và ARN
Câu 14 ở ruồi giấm bộ NST 2n=8.một tế bào sinh dục của ruồi dấm bước vào lần phân bào 1 bình thường .Xác định số NST thể kép đang phân li về một cực của tế bào
A. 4
B8
C16
D24
Câu 15: Qúa trình nguyên phân liên tiếp một số đợt từ tế bào lưỡng bội của ruồi giấm tạo ra số tế bào mới ở thế hệ tế bào cuối cùng với 256 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định số tế bào được tạo thành ở thế hệ cuối cùng ?
A16
b32
C 64
d23
Câu 16:Qúa trình nguyên phân liên tiếp một số đợt từ tế bào lưỡng bội của ruồi giấm tạo ra số tế bào mới ở thế hệ tế bào cuối cùng với 256 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định số đợt phân bào của tế bào ban đầu
a4
b5
C 6
d7
Cau 17:Qúa trình nguyên phân từ một hợp tử người, tạo ra được 8 tế bào mới. Xác định số đợt phân bào của hợp tử?
A1
B2
C3
D4
Câu 18: ở lợn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n=38. Khi giảm phân hình thành giao tử, bộ NST thể r=thay đổi về số lượng và trạng thái đơn và kép. Xác định số NST ở kì giữa lần i?
a19
b29
c38
d76
Câu 19:ở lợn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n=38. Khi giảm phân hình thành giao tử, bộ NST thể r=thay đổi về số lượng và trạng thái đơn và kép. Xác định số NST ở kì cuối lân 1 khi 2 tế bào con được tạo thành?
a19
b38
C 76
d29
câu 20:ở lợn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n=38. Khi giảm phân hình thành giao tử, bộ NST thể thay đổi về số lượng và trạng thái đơn và kép. Xác định số NST ở kì cuối lân 2 khi quá trình phân bào kết thúc
A19NST kép b38 NST kép C38NST đơn D.19NST đơn
câu 21:ở ruồi giấm bộ NST 2n=8.một tế bào sinh dục của ruồi dấm đang ở kì trung gian( trước lần phân bào 1 của giảm phân)Xác định số tâm động trong tế bào?
A4
b16
C 8
d24
câu 22:ở ruồi giấm bộ NST 2n=8.một tế bào sinh dục của ruồi dấm đang ở kì trung gian( trước lần phân bào 1 của giảm phân)Xác định số NST kép trong tế bào?
a4
b8
c16
d24
Có 2 chủng virút A và virút B . Lấy vỏ capsit A trộn với lõi virut B tạo ra virút lai
a. Virút lai có thể xâm nhập vào vật chủ nào?
b. Gỉa sử sau khi xâm nhập , virút lai nhân lên . Virút mới có thể xâm nhập vào vật chủ nào . Vì sao?
a.Virut lai sẽ xâm nhập vào vật chủ của virut chủng A. Do các gai glicoprotein trên vỏ của virut lai vẫn có thụ thể thích hợp với thụ thể bề mặt của vật chủ chủng A.
b.Virut lai có bộ máy di truyền của virut B nên khi yêu cầu cơ thể vật chủ A tổng hợp thì sẽ tổng hợp ADN của B và vỏ capsit B cho mình. Nên virut mới sẽ có vỏ capsit giống virut B => chui vô vật chủ B.
(1) Độc lực mạnh (2) Không có kháng thể (3) Hệ hô hấp suy yếu.
(4) Độc lực yếu (5) Số lượng đủ lớn (6) Con đường xâm nhập thích hợp.
(7) Số lượng đủ lớn (8) Có mầm bệnh (9) Môi trường sống thuận lợi.
Để gây bệnh truyền nhiễm cần các điều kiện nào sau đây?
A. (1), (5), (6). B. (1), (2), (5), (6).
C. (2), (5), (6), (7), (8). D. (1). (2), (3), (6), (9).
Bệnh sốt rét do tác nhân nào gây ra?
A. Virut Dangi. B. ĐV nguyên sinh (trùng liệt tử).
C. Virut Hecpet. D. Xoắn khuẩn
Bệnh sốt rét do tác nhân nào gây ra?
A. Virut Dangi. B. ĐV nguyên sinh (trùng liệt tử).
C. Virut Hecpet. D. Xoắn khuẩn
1.Cho các nhận định sau
(1) Virut sống ký sinh bắt buộc, có thể tấn công vi khuẩn cổ.
(2) Virut chỉ có vỏ là prôtêin và lõi ADN.
(3) Virut là cơ thể sống chưa có cấu tạo tế bào
(4) Virut được xem như cơ thể sống chưa hoàn chỉnh.
(5) Hệ gen của virut có thể là ARN hoặc ADN.
Trong các nhận định trên, nhận định nào đúng khi nói về virut?
A. (1), (4). B. (1), (5). C. (2), (3), (5). D. (2), (4), (5).
2. Các chủng virut gây bệnh viêm gan A, B, C xâm nhập và ký sinh ở
A. các loại tế bào của cơ thể người. B. tế bào limphô T và đại thực bào.
C. tế bào gan. D. tế bào hồng cầu.
3. Giả sử trong 1 quần thể vi khuẩn số lượng tế bào ban đầu là 10 tế bào, sau một thời gian nuôi cấy số lượng tế bào là 80 tế bào, biết thời gian thế hệ là 20 phút. Hỏi đã nuôi cấy vi khuẩn trên trong thời gian bao lâu?
4.Tiến hành tách lõi ARN ra khỏi vỏ prôtêin của hai chủng virut A và B gây bệnh cho cây thuốc lá. Trộn axit nuclêic của chủng A với một nửa prôtêin của chủng B và một nửa prôtêin của chủng A. Nhiễm chủng lai vào cây thuốc lá để gây bệnh. Sau đó phân lập virut. Kết quả sẽ như thế nào?
A. Được 100% chủng A. B. Được 50% chủng A và 50% chủng B.
C. Được 100% chủng B. D. Không thu được virut nào.
5. Trong nhóm vi sinh vật hóa dưỡng người ta phân biệt lên men, hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí dựa vào
A. nguồn năng lượng được cung cấp. B. sản phẩm tạo thành.
C. chất nhận êlectron cuối cùng. D. chất dinh dưỡng cung cấp cho VSV.