Những câu hỏi liên quan
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Thảo Phương
30 tháng 8 2016 lúc 12:44
Biện pháp nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ. Biện pháp nhân hoá khiến vầng trăng sinh động và có hồn như con người.Biện pháp so sánh: Vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường. Biện pháp so sánh nhấn mạnh sự hờ hững, vô tình của nhân vật trữ tình với vầng trăng.Biện pháp liệt kê: ánh điện, cửa gương. Biện pháp liệt kê tô đậm cuộc sống tiện nghi, hiện đại ở thành phố của nhân vật trữ tình.
Bùi Thị Minh Phương
4 tháng 9 2016 lúc 9:08

Đoạn thơ trên có sử dụng hai biện pháp tu từ là: So sánh và nhân hóa.

-Biện pháp nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ

Tác dụng: Vầng Trăng là một vật vô tri vô giác đã trở nên sinh động hơn dưới ngòi bút tài ba của tác giả. Biện pháp tu từ nhân hóa đã làm cho vầng trăng trở nên có hồn, sinh động như một cơ thể sống.

-Biện pháp so sánh:Như người dưng qua đường

Xưa kia, con người luôn xem trăng là bạn, bầu bạn với trăng.Nhưng giờ đây công nghiệp phát triển, đèn điện ra đời, ánh trăng dần bị lãng quên.biện pháp so sánh làm cho người đọc, người nghe tháy được sự hờ hững,vô tình của nhân vật trữ tình đối với vầng trăng.

Lê Mi Na
Xem chi tiết
Kasumi_Uyama7a
24 tháng 8 2017 lúc 11:08

Day ko phai la Toan ma!

❤  Hoa ❤
16 tháng 12 2018 lúc 15:02

a, Theo mình : 

Phương thức biểu đạt : Tự sự , Miêu tả 

b, nội dung : mk chưa đọc bài này nê không thể biết được 

c, Biện pháp tu từ : 

Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện, cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ  : nhân hóa 

Như người dưng qua đường : so sánh 

nhân hóa : làm cho cảnh vật trong bài thơ trở nên sinh động hơn đối 

vs ng đọc đồng thời cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên luôn đẹp và trong sáng trong mắt tác giả .

so sánh : cho thấy sự lạnh lùng của vầng trăng chỉ đi qua không thèm ngó hoặc để ý vào . 

Nguyễn Xuân Đức
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Đức
30 tháng 3 2020 lúc 19:41

Khổ thơ trên được trính trong văn bản Ánh Trăng - Tác giả là Nguyễn Duy (Cái này mình biết rồi nên mình chỉ cần câu b thôi)

Khách vãng lai đã xóa
Lê Thị Hải
30 tháng 3 2020 lúc 19:43

b. Suy nghĩ về vầng trăng trong hiện tại.

Khách vãng lai đã xóa
Mark Tuan
Xem chi tiết
Nghiêm Thái Văn
Xem chi tiết
Thời Sênh
9 tháng 1 2019 lúc 20:10

Cuộc sống hiện đại với ánh sáng chói loà của ánh điện, cửa gương đã làm lu mờ ánh sáng của vầng trăng. Tác giả đã tạo ra sự đối lập giữa hình ảnh vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa trong quá khứ và vầng trăng "như người dưng qua đường" trong hiện tại. Sự đối lập này diễn tả những đổi thay trong tình cảm của con người. Thủa trước, ta hồn nhiên sống với đồng, với sông, với bể, với gian lao "ở rừng", khi ấy trăng chan hoà tình nghĩa, thiên nhiên và con người gần gũi, hoà hợp. Bây giờ, thói quen cuộc sống phương tiện đủ đầy khiến ta không còn thấy trăng là tri kỉ, nghĩa tình nữa.



Thảo Phương
10 tháng 1 2019 lúc 10:48

Gợi ý

- Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” - người khách qua đường xa lạ
+ Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt
+ Hành động “vội bật tung cửa sổ” và cảm giác đột ngột “nhận ra vầng trăng tròn”, cho thấy quan hệ giữa người và trăng không còn là tri kỉ, tình nghĩa như xưa vì con người lúc này thấy trăng như một vật chiếu sáng thay thế cho điện sáng mà thôi.
+ Câu thơ dưng dưng - lạnh lùng - nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống.
=> Từ sự xa lạ giữa người với trăng ấy, nhà thơ muốn nhắc nhở : đừng để những giá trị vật chất điều khiển chúng ta....

Đạt Trần
9 tháng 1 2019 lúc 21:03

Gợi ý:

Hoàn cảnh sống:

+ Đất nước hòa bình.

+ Hoàn cảnh sống thay đổi: xa rời cuộc sống giản dị của quá khứ, con người được sống sung túc trong “ánh điện cửa gương” – cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại,xa rời thiên nhiên.

– “Vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường”:

+ Vầng trăng bây giờ đối với người lính năm xưa giờ chỉ là dĩ vãng, dĩ vãng nhạt nhòa của quãng thời gian xa xôi nào đó.

+ Biện pháp nhân hóa, so sánh-> “Vầng trăng tình nghĩa” trở thành “người dưng qua đường”. Vầng trăng vẫn “đi qua ngõ”, vẫn tròn đầy, vẫn thủy chung tình nghĩa, nhưng con người đã quên trăng, hờ hững, lạnh nhạt, dửng dưng đến vô tình. Vầng trăng giờ đây bỗng trở thành người xa lạ, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay biết.

-> Rõ ràng, khi thay đổi hoàn cảnh, con người có thể dễ dàng quên đi quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm.Nói chuyện quên nhớ ấy, nhà thơ đã phản ánh một sự thực trong xã hội thời hiện đại.

Bảo Kiên
Xem chi tiết
Trâm Anhh
8 tháng 12 2018 lúc 12:40

"Từ hồi về thành phố

quen ánh điện, cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường "

a. Phương thức biểu đạt chính : Tự sự

b. Nêu các biện pháp nghệ thuật trong bài :

+ Nhân hóa ("Vầng trăng đi qua ngõ" )

+ So sánh ( "Như ngươi dưng qua đường" )

Huỳnh lê thảo vy
8 tháng 12 2018 lúc 11:51

"Từ hồi về thành phố

quen ánh điện, cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường "

a. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ:tự sự kết hợp với trữ tình

halinhvy
8 tháng 12 2018 lúc 17:41

"Từ hồi về thành phố

quen ánh điện, cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường "

- phương thức tự sự kết hợp với biểu tình

kim taehyung
Xem chi tiết

 Ngỡ như không bao giờ quên được “vầng trăng tình nghĩa” nhưng sự thay đổi của lòng người như một nhát chổi cuốn phăng đi tất cả những kỉ niệm, hình ảnh về vầng trăng:

“Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua dường”

Chiến tranh kết thúc, những người lính rời khỏi chiến trường khốc liệt để trở về quê hương xứ sở. Họ tận hưởng một cuộc sống ngày càng trở nên hiện đại, văn minh hơn. Người lính ngày xưa bây giờ được sống trong “ánh điện, cửa gương” và vầng trăng dần dần bị phai nhạt trong kí ức của họ. Vầng trăng giờ đây không còn là “vầng trăng tri kỉ” hay “vầng trăng tình nghĩa” nữa mà đã trở thành một “người dưng”, một người không có bất kì mối quan hệ nào với người lính. Phép nhân hóa “người dưng qua đường” đã gây xúc động mạnh trong lòng người đọc. Nó đã làm nổi bật lên sự thay đổi của lòng người. Sự ồn ã của phố phường, sự bận bịu mưu sinh bươn chải kiếm sống cùng với sự vô tâm của người lính đã lấn át đi lí trí của họ mà xóa bỏ vầng trăng ra khỏi trí nhớ. Điều này cũng nói lên một thực tế: khi con người được tận hưởng sự sung sướng đến từ vật chất thì họ bắt đầu lãng quên những kí ức gắn bó với mình lúc khó khăn.

     Cuộc đời cũng như dòng sông có lắm thác nghềnh quanh co uốn khúc, đôi khi xảy ra những chuyện không bao giờ lường trước được:

“Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn”

     Đèn điện tắt, cuộc sống hiện đại xa hoa của chốn thị thành bất chợt dừng lại và bao quanh con người giờ đây chỉ là một màn đêm. Như là một bản năng, con người không bao giờ muốn ở trong bóng đêm, họ tìm mọi cách để có được ánh sáng thế là “vội bật tung cửa sổ”. Trước mặt người lính bây giờ là “vầng trăng tròn”, người bạn tri âm tri kỉ đã bị lãng quên bấy lâu nay. Vầng trăng ấy vẫn cứ “tròn”, vẫn lành lặn vẹn nguyên như hồi nào.

Minh Nhân
Xem chi tiết
Nguyen
30 tháng 5 2019 lúc 22:10

2.

Nhớ về tuổi thơ của mình, nhà thơ xứ Đaghoxlan Razun Gamzatop đã nhớ đến người mẹ thân yêu với những việc làm trở lại trong mọi ngày vào sáng sớm, ban trưa và buổi tối, trong cả bốn mùa xuân - hạ - thu - đông. Đó là: đi lấy nước, đưa nôi và nhóm lửa. Nhóm lửa, đi lấy nước, đưa nôi. Bà đã làm việc ấy như nhen nhóm, gìn giữ và nâng niu những gì quý giá nhất của đời mình. Do hoàn cảnh sống, những năm tháng tuổi thơ, Bằng Việt cũng chỉ sống với bà. Trong nỗi nhớ của nhà thơ, bà bao giờ cũng hiện lên cùng bếp lửa. Bởi mỗi ngày của tuổi thơ lận đận đều bắt đầu từ ngọn lửa bà nhen. Bên bếp lửa ấy, bà đã bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học... Sự sống của cháu đã được nhen lên và giữ gìn ngọn lửa ấy. Thì ra thế, ở đất nước nào ngọn lửa cũng là cội nguồn của sự sống, bếp lửa nào cũng nhọc nhằn, tần tảo, bếp lửa nào cùng nồng đượm, ấp iu. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chắc lúc nào quên nhắc nhở: Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa'?...Lời nhắc ấy là lời nhắc của ngọn lửa mà cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà? Thế là ngọn lửa của bà giờ đây đã cháy trong lòng cháu! Một bếp lửa của cuộc đời mới được nhen lên! Cứ thế, ngọn lửa của sự sống truyền đời bất diệt! Tình cảm dạt dào trong lòng đã tìm đến một giọng điệu, một nhịp điệu thật phù hợp, ấy là nhịp bập bùng của lửa! Giọng kể lể và bộc bạch cứ tràn ra, cứ dâng lên, mỗi ngày một nồng nàn, ấm nóng. Đâu phải ngẫu nhiên bài thơ bắt đầu bằng một đoạn ba câu, rồi càng những đoạn sau, số câu trong từng đoạn nhiều mãi. Khi số lượng không nhiều, thì giọng thơ lại cuộn lên. Lối trùng điệp được sử dụng hết sức biến hóa. Những kiểu câu lặp lại, những vế câu láy lại, những lời nhấn nhá thật nhiều. Tất cả phối hợp với nhau góp phần tạo nên sự dạt dào xáo động của tâm tình, tất cả góp phần tạo nên cái nhịp chờn vờn, bập bùng, dai dẳng của ngọn lửa. Vì lối viết như vậy mà người đọc bị cuốn vào âm điệu thật đặc biệt. Đọc “Bếp lửa” chẳng những thấy được một dòng tâm tư sâu nặng dạt dào của một đứa cháu nghĩa tình hiếu thảo, mà còn như thấy rõ ngọn lửa cứ chờn vờn, bập bùng suốt cả âm điệu nồng hậu của bài thơ.
nguyễn thị minh tuyết
30 tháng 5 2019 lúc 21:07

1---''từ hồi về thành phố'' là cái mốc thời gian tin khi chiến tranh đã đi qua ,cuộc sống bình yên trở lại. Từ ''rừng'' Ra ''Phố'' từ ánh trăng thiên nhiên soi rọi đến ''ánh điện'', ''cửa gương'' là những hoán dụ chỉ sự Đổi Thay của hoàn cảnh sống .cuộc sống mới tiện nghi, no đủ, sung sướng hơn, người ta dễ trở nên vô tình biết mấy! vầng trăng đã từng là'' tri kỷ'' nay thành ''người dưng qua đường người dưng qua đường''.''Người dưng'' là ngườixa lạ ,không quen biết . ở đây Trăng được nhân hóa, so sánh như người khách lặng lẽ đi qua ,chẳng ai còn nhớ, chẳng ai còn hay. ăn ở bạc với Vầng Trăng Tình Nghĩa là con người quay lưng lại với quá khứ với thiên nhiên bình dị gần gũi và với chính bản thân mình nữa .ngôn từ không hoa mỹ nhưng lời thơ trĩu nặng Nỗi Niềm đồng thời chân thành như một lời tự thú nên xúc động vô cùng!

-----tự viết mở và kết đoạn nhá!------------

Duyên Kuti
30 tháng 5 2019 lúc 21:09

Ý chính cần có:

Đoạn thơ 1:

* MB:

Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bước ra từ cuộc chiến, hồn thơ Nguyễn Duy lại đau đáu, trăn trở với những miền kí ức xa xưa và ân nghĩa trong kháng chiến thuở nào. Bài thơ “Ánh trăng” thể hiện một phần tâm sự như thế của nhà thơ. Khổ thơ là hình ảnh vầng trăng hiện tại với sự vô tâm, thờ ơ của con người với vầng trăng.

*TB:

- Bài thơ ra đời khi đất nước đã đi qua những cuộc chiến tranh gian khó. Nhà thơ rời những chiến trường để về với hoà bình, về với ấm êm. Cứ ngỡ rằng cuộc đời từ nay chỉ có phố phường, đèn điện; những năm tháng cũ đã qua rồi, tất cả một đi không trở lại...

- Từ những năm tháng tuổi thơ bươn trải nhọc nhằn gắn bó với đồng, với sông rồi với bể cho đến những năm tháng chiến tranh gian khổ sống với rừng, bao giờ trăng cũng gần gũi, thân thiết.

-Giữa con người với thiên nhiên, với trăng là mối quan hệ chung sống, quan hệ thâm tình khăng khít. Trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao nên trăng hiện diện như là hình ảnh của quá khứ, là hiện thân của kí ức chan hoà tình nghĩa. Người ta cứ đinh ninh về sự bền chặt của mối giao tình ấy, nhưng thật chớ trêu thay:

"Từ hồi về thành phố

quen ánh điện, cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường…"

- Cuộc sống hiện đại với ánh sáng chói loà của ánh điện, cửa gương đã làm lu mờ ánh sáng của vầng trăng.

->Tác giả đã tạo ra sự đối lập giữa hình ảnh vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa trong quá khứ và vầng trăng "như người dưng qua đường" trong hiện tại-> diễn tả những đổi thay trong tình cảm của con người.

+Thuở trước, ta hồn nhiên sống với đồng, với sông, với bể, với gian lao "ở rừng", khi ấy trăng chan hoà tình nghĩa, thiên nhiên và con người gần gũi, hoà hợp.

+Bây giờ, thói quen cuộc sống phương tiện đủ đầy khiến ta không còn thấy trăng là tri kỉ, nghĩa tình nữa. Nhà thơ nói về trăng là để nói thế thái, nhân tình.

->Ông nhận ra rằng, từ khi bước chân đến một cuộc sống mới, một cuộc sống hòa bình như mong đợi, nơi có ánh điện chiếu sáng, có cửa gương hào nhoáng, đẹp đẽ, những điều đó khiến ông quen thuộc dần để rồi, một ngày ông phát hiện ra vầng trăng trôi lơ lửng qua mình chỉ như một người dưng qua đường vội vã, chẳng lưu lại chút tình nghĩa gì.

-Thời gian có lẽ là thứ vô tình nhất trên thế gian này. Nó cuốn phăng đi tất cả quá khứ, tuổi thơ, tất cả chỉ như một cơn lốc, cuốn ào đi trong nháy mắt, chẳng còn lại gì cả. Có chăng, chỉ còn chút tình cảm vấn vương còn lưu lại trong tâm trí những con người một thời đã sống bên nhau.

-Thế nhưng, con người - Nguyễn Duy lại chẳng kháng cự lại cái sự thay đổi trong tâm trí của mình. Ông cứ mặc nhiên coi sự thay đổi đó là tự nhiên, tất yếu. Ông quen với những hào nhoáng, xa hoa của phố thị "ánh điện, cửa gương". Và trong chính cái xa hoa ấy, người lính đã quên đi những năm tháng "chiến tranh ở rừng", quên đi "hồi nhỏ sống ở đồng", quên đi vầng trăng tri kỉ năm nào của mình ngày xưa.

->Đối với ông, giờ đây, vầng trăng ấy - người tri kỉ ấy đi qua có chăng chỉ là một người dưng qua ngõ, không quen, không biết mà thôi.

-Có một phép nhân hóa Nguyễn Duy đã dùng ở đây, vầng trăng kia chính là con người, là một người bạn thân thuộc của ông. Đọc câu thơ mà chúng ta không khỏi rưng rưng, vầng trăng tình nghĩa, tri kỉ ngày xưa sao lại chỉ "như một người dưng qua đường"? Phải chăng, những ồn ào nơi phố thị, những xô bồ nơi đây, những lo toan vật chất tầm thường đã cuốn đi, kéo con người ra khỏi những giá trị tinh thần vô giá, những kí ức tuổi thơ, những kỉ niệm ngày lính? Hay phải chăng là cái vô tâm vốn có của con người lấn át lý trí họ, khiến họ là kẻ phản bội, quay lưng lại với quá khứ của chính mình?

-Con người khi được sống trong đầy đủ, xa hoa của vật chất, lại thường hay quên đi những giá trị tinh thần, những giá trị cốt lõi, nền tảng của cuộc sống.

*KB:

-Đánh giá, khái quát ND, NT:

+Thể thơ thất ngôn

+Cách viết thơ liền mạch, không viết hoa đầu dòng

+Nhiều hình ảnh nhân hóa, so sánh ấn tượng

-Bài học rút ra:

Bài thơ là lời nhắc nhở thức tỉnh mỗi chúng ta, nếu có lỡ quên đi những gì quý giá, hãy thức tỉnh, tìm lại chứng, giữ gìn chúng, đừng để những hào nhoáng xung quanh lấp đầy, che khuất chúng. Và mỗi chúng ta đừng bao giờ quên đi đạo lý sâu sắc của đời người: "uống nước nhớ nguồn".

My Na Lê
Xem chi tiết
Đạt Trần
24 tháng 8 2017 lúc 11:15

a) PTBĐ: Biểu Cảm

b+c) Thời gian trôi qua cuốn theo mọi thứ như một cơn lốc, chỉ có tình cảm là còn ở lại trong tâm hồn mỗi con người như một ánh dương chói loà. Thế nhưng con người không thể kháng cự lại sự thay đổi đó.Người lính năm xưa nay cũng làm quen dần với những thứ xa hoa nơi “ánh điện, cửa gương”. Và rồi trong chính sự xa hoa đó, người lính đã quên đi người bạn tri kỉ của mình, người bạn mà tưởng chừng chẳng thể quên được, “người tri kỉ ấy” đi qua ngõ nhà mình nhưng mình lại xem như không quen không biết. Phép nhân hoá vầng trăng trong câu thơ thật sự có cái gì đó làm rung động lòng người đoc bởi vì vầng trăng ấy chính là một con người. Cũng chính phép nhân hoá đó làm cho người đọc cảm thương cho một “người bạn” bị chính người bạn thân một thời của mình lãng quên. Sự ồn ã của phố phường, những công việc mưu sinh và những nhu cầu vật chất thường nhật khác đã lôi kéo con gười ra khỏi những giá trị tinh thần ấy, một phần vô tâm của con người đã lấn át lí trí của người lính, khiến họ trở thành kẻ quay lưng với quá khứ. Con người khi được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần, quên đi cái nền tảng cơ bản củacuộc sống, đó chình là tình cảm con người.

Eren Jeager
24 tháng 8 2017 lúc 12:23

a, - Phương thức biểu đạt : Biểu cảm

b, - Nội dung : Nói về vằng trăng

c, - Biện pháp tu từ : Nhân hóa : Vầng trăng đi qua ngõ

=> Làm cho vầng trăng sinh động hơn

- Biện pháp tu từ : so sánh : Vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường

=> Nhấn mạnh sự hững hờ , vô tình của nhân vật trữ tình với vầng trăng

- Biện pháp tu từ : Liệt kê

=> Tô đậm cuộc sống hiện đại ở thành phố mà nhân vật trữ tình sống

Nguyễn Thị Hồng Nhung
24 tháng 8 2017 lúc 14:10

Quen ánh điện, cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường

(ÁNH TRĂNG - Nguyễn Duy)

a, Xác định các PTBĐ có trong đoạn trích:Biểu cảm

b, Khái quát nội dung của đoạn thơ :Bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu.

c,

- Tác giả đã tạo ra sự đối lập về hoàn cảnh sống của con người trong hiện đại với quá khứ. “Ánh điện của gương” là cách nói hoán dụ tượng trưng cho cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại, xa rời thiên nhiên. Trước đây con người sống với sông, đồng, bể, rừng, thiên nhiên, còn giờ đây lại sống với những tiện nghi đầy đủ: ánh điện, cửa gương, phòng puyn-đinh.

- Từ đó nhà thơ diễn tả sự đổi thay trong tình cảm của con người lãng quên vầng trăng từng một thời là tri kỷ. Cái bạc bẽo vô tình đến với người ta từ từ, kín đáo, khó nhận ra: “Vầng trăng tri kỷ, tình nghĩa” trở thành “người dưng qua đường”. Vầng trăng vẫn “đi qua ngõ” nhưng con người hờ hững, thờ ơ, không còn nhận ra trăng đã từng là người tri kỷ, tình nghĩa một thời. Con người trong cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, ấm êm dễ vô tình hay cũng có thể là cố tình quên đi quá khứ gian khổ, đau thương. Tâm lý ấy không phải là cá biệt. Thế nên người ta vẫn thường nhắc nhở nhau: “ngọt nbùi nhớ lúc đắng cay”, để không bao giờ quay lưng lại với quá khứ cao đẹp đầy tình người.

- Câu chuyện tâm tình được kể rất giản dị, mộc mạc, giọng thơ thì thầm như đang trò chuyện, giãi bày tâm sự, lời thơ trữ tình, sâu lắng, qua đó tác giả đã thể hiện những cảm xúc hết sức chân thành. Nhịp thơ chậm, những chữ đầu câu thơ không viết hoa diễn tả dòng suy nghĩ miên man của nhà thơ.