Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 8 2018 lúc 3:54

- Nâng cao địa hình, làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại.

- Xuất hiện các cao nguyên badan núi lửa.

- Sụt lún tại các vùng đồng bằng phù sa trẻ.

- Mở rộng Biển Đông.

- Góp phần hình thành các khoáng sản: dầu khí, bôxít, than bùn,...

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nhật Linh
31 tháng 3 2017 lúc 17:36
Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta còn được kéo dài đến ngày nay, giai đoạn này tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như ngày nay.
Ảnh hưởng của hoạt động tân kiến tạo:
+ Một số vùng núi điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn được nâng lên, địa hình trẻ lại.
+ Hoạt động xâm thực & bồi tụ được đầy mạnh, hệ thống sông suối bồi đắp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn điển hình là Đồng bằng Bắc Bộ & Đồng bằng Nam Bộ
+ Các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành như dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu, bôxit...
+ Quá trình hình thành cao nguyên ba dan & các đồng bằng phù sa trẻ.
+ Quá trình mở rộng biển Đông và quá trình thành tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và đồng bằng châu thổ.
Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm đã được thể hiện rõ nét trong các qtrình tự nhiên: phong hóa và hình thành đất, nguồn nhiệt ẩm dồi dào của khí hậu, lượng nước phong phú của mạng lưới sông ngòi và nước ngầm, sự phong phú của thổ nhưỡng và giới sinh vật..
Sự kiện nổi bật trong giai đoạn Tân kiến tạo là sự xuất hiện của loài người trên Trái Đất. Đây là đỉnh cao của sự tiến hóa sinh học trong lớp vỏ địa lí Trái Đất.
Bình luận (0)
Nguyễn Khánh
31 tháng 3 2017 lúc 17:36

Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta còn được kéo dài đến ngày nay, giai đoạn này tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như ngày nay.
Ảnh hưởng của hoạt động tân kiến tạo:
+ Một số vùng núi điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn được nâng lên, địa hình trẻ lại.
+ Hoạt động xâm thực & bồi tụ được đầy mạnh, hệ thống sông suối bồi đắp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn điển hình là Đồng bằng Bắc Bộ & Đồng bằng Nam Bộ
+ Các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành như dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu, bôxit...
+ Quá trình hình thành cao nguyên ba dan & các đồng bằng phù sa trẻ.
+ Quá trình mở rộng biển Đông và quá trình thành tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và đồng bằng châu thổ.
Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm đã được thể hiện rõ nét trong các qtrình tự nhiên: phong hóa và hình thành đất, nguồn nhiệt ẩm dồi dào của khí hậu, lượng nước phong phú của mạng lưới sông ngòi và nước ngầm, sự phong phú của thổ nhưỡng và giới sinh vật..
Sự kiện nổi bật trong giai đoạn Tân kiến tạo là sự xuất hiện của loài người trên Trái Đất. Đây là đỉnh cao của sự tiến hóa sinh học trong lớp vỏ địa lí Trái Đất.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
31 tháng 3 2017 lúc 18:12

– Nâng cao địa hình, làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại.
– Xuất hiện các cao nguyên ba dan núi lửa.
– Sụt lún tại các vùng đồng bằng phù sa trẻ.
– Mở rộng Biển Đông.
– Góp phần hình thành các khoáng sản: dầu khí, bôxít, than bùn…

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 8 2018 lúc 3:41

- Nâng cao địa hình, làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại.

- Xuất hiên các cao nguyên ba dan, núi lửa.

- Sụt lún tại các vùng đồng bằng phù sa trẻ.

- Mở rộng biển Đông.

- Góp phần hình thành các khoáng sản: dầu khí, boxit, than bùn…

Bình luận (0)
Nguyễn Đức Đạt
Xem chi tiết
Trang Thùy
25 tháng 2 2019 lúc 19:00

Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta, còn được kéo dài cho đến ngày nay.

Giai đoạn Tân kiến tạo ở nước ta có những đặc điểm sau:

* Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta: bắt đầu cách đây 65 triệu năm và tiếp diễn đến ngày nay.

* Chịu sự tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ – Himalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu.

- Sau khi Cổ kiến tạo kết thúc, lãnh thổ nước ta trải qua một thời kì tương đối yên tĩnh, chủ yếu chịu tác động của ngoại lực bào mòn khu vực đồi núi, điển hình là vùng núi Đông Bắc, bồi tụ trầm tích tạo nên các đồng bằng châu thổ.

- Vận động tạo núi Anpơ – Himalaya tác động đến lãnh thổ nước ta bắt đầu từ kỷ Nêôgen, cách đây 23 triệu năm, làm cho địa hình nước ta trẻ hóa, tiêu biểu là dãy Hoàng Liên Sơn.

Vận động tạo núi Anpơ – Himalaya đã hình thành các hoạt động nội lực trên lãnh thổ nước ta như: uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp bồn trũng.

- Thời kỳ băng hà đệ tứ chứng kiến nhiều lần biển tiến biển lùi, dấu vết để lại là các thềm biển, cồn cát, các ngấn nước trên vách đá ở vùng ven biển và đảo ven bờ...

* Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay.

- Địa hình được trẻ hóa (điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn), nâng lên.

- Hoạt động xâm thực, bồi tụ đẩy mạnh, hình thành các đồng bằng châu thổ (đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ). Các khoáng sản ngoại sinh được hình thành (dầu mỏ,khí tự nhiên, bôxít, than nâu…).

- Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm được thể hiện rõ nét trong quá trình phong hóa và hình thành đất, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng nước phong phú, sự đa dạng của thổ nhưỡng sinh vật ngày nay.



\

Bình luận (0)
Phạm Khắc Đang
20 tháng 2 2016 lúc 19:25

Giai đoạn tân kiến tạo là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta.

- Giai đoạn tân kiến tạo là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sủ hình thành và phát triển của tự nhiên Việt Nam, chỉ bắt đầu cách đâ 65 triệu năm và còn tiếp diến đến ngày nay.

- Giai đoạn tân kiến tạo ở nước ta chịu tác động mạnh mẽ của kì vận động tạo núi Anpi và những biến đổi khí hậu quy mô toàn cầu. Các hoạt động : uốn nếp, đứt gãy , phun trào mác ma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bồn trũng lục địa. Tình trạng biển tiến, biển thoái để lại dấu vết thềm biển,c ồn cát, các ngấn nước trên vách đá ven biển.

- Giai đoạn tân kiến tạo ở nước ta là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay

 

Bình luận (1)
Lê Thành Công
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Cường
20 tháng 2 2016 lúc 19:18

Giai đoạn cổ kiến tạo là giai đoạn có tính chất quyết định đến sự hình thành và phát triển của tự nhiên Việt Nam. Giai đoạn cổ kiến tạo có những đặc điểm sau :

- Giai đoạn cổ kiến tạo diễn ra trong thời gian khá dài, tới 474 triệu năm bắt đầu từ kỉ Cambri cách đây 542 triệu năm và kết thúc vào kỉ Kreta cách đây 65 triệu năm.

- Giai đoạn cổ kiến tạo là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trog lịch sử phát triển tự nhiên nước ta : biển tiến, vận động tạo núi, uốn nếp...

- Giai đoạn cổ kiến tạo là giai đoạn lớp vỏ cảnh quang địa lí nhiệt đới nước ta đã rất phát trển.

Có thể nói về cơ bản đại bộ phận lãnh thổ nước ta hiện nay đã được đình hình từ khi kết thúc giai đoạn cổ kiến tạo

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 6 2019 lúc 10:09

Giai đoạn Tân kiến tạo

- Đây là giai đoạn tương đối ngắn, diễn ra trong đại Tân sinh và là một giai đoạn rất quan trọng đối với nước ta và thế giới.

- Tại Việt Nam, vận động Tân kiến tạo (vận động Hi-ma-lay-a) diễn ra cách ngày nay khoảng 25 triệu năm và có cường độ mạnh mẽ nhưng không phá vỡ kiến trúc cổ đã hình thành từ trước.

- Trong giai đoạn này, giới sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện. Cây hạt kín và động vật có vú giữ vai trò thống trị.

- Nhiều quá trình tự nhiên xuất hiện trong giai đoạn Tân kiến tạo còn kéo dài cho đến hiện nay. Trong đó nổi bật là:

+ Quá trình nâng cao địa hình làm cho sông ngòi trẻ lại và hoạt động mạnh mẽ. Đồi núi cổ được nâng cao và mở rộng.

+ Quá trình hình thành các cao nguyên badan và các đồng bằng phù sa trẻ.

+ Quá trình mở rộng Biển Đông và quá trình thành tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.

+ Quá trình tiến hóa của sinh vật.

- Sự kiện nổi bật trong giai đoạn này là sự xuất hiện của loài người trên Trái Đất. Đây là đỉnh cao của sự tiến hóa sinh học trong lớp vỏ địa lí Trái Đất.

- Ở Việt Nam, con người đã có mặt từ rất sớm, đánh dấu một thời đại mới trong lịch sử tự nhiên nước ta.

Tóm lại, sau hàng trăm triệu năm lãnh thổ nước ta đã được xác lập và phát triển hoàn chỉnh. Lịch sử ấy cũng sản sinh những nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng mà chúng ta còn chưa biết.

Bình luận (0)
Trần Tuyết Nhi
Xem chi tiết
Vũ Thị Kim Anh
26 tháng 1 2016 lúc 13:16

a) Đặc điểm  :

 - Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam (diễn ra trong khoảng 2 tỉ năm, kết thúc cách đây 542 triệu năm).

- Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay (chủ yếu tập trung ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ).

- Các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu (cùng với sự xuất hiện thạch quyển, lớp khí còn rất mỏng, thuỷ quyển mới hình thành và sự sống ra đời, nhưng còn sơ khai nguyên thuỷ). 

b) Ý nghĩa : Đây là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam. 

Bình luận (0)
Sky SơnTùng
26 tháng 1 2016 lúc 14:14

. Đặc điểm của giai đoạn Tiền Cambri:

- Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam

+ Diễn ra trong 2 đại Thái cổ và Nguyên sinh

+ Thời gian diễn ra khoảng 2 tỷ năm và kết thúc cách đây 542 triệu năm.

- Diễn ra trong 1 phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay, tập trung ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ

- Các điều kiện cổ địa lý còn rất sơ khai và đơn điệu (mới có sự xuất hiện của thạch quyển, khí quyển, thủy quyển; các sinh vật còn rất sơ khai, nguyên thủy: tảo, động vật thân mềm)

 

Ý nghĩa:

- Đây là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam

- Phần lãnh thổ được hình thành là các đơn vị nền móng cổ: Khối Vòm song Chảy, Hoàng Liên Sơn, địa khối sông Mã, Kon Tum.

Bình luận (0)
dungnhi luuthi
16 tháng 4 2017 lúc 18:44

a

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
8 tháng 6 2017 lúc 8:50

Đáp án: B

Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta bao gồm 3 giai đoạn. Đó là giai đoạn Tiền Cambri, Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo.

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Xuân Trang
Xem chi tiết
kim ngan
16 tháng 3 2020 lúc 21:32

a,

Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn lớn:

– Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):

Cách ngày nay ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển. Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kon Tum, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt. Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít ôxi.

– Giai đoạn cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ):

Cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm. Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki- mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền. Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần. Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi. Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.

– Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):

Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm. Nâng cao địa hình; núi, sông trẻ lại. Hình thành các cao nguyên ba dan và các đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ. Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất.

b,

- Giai đoạn Tân kiến tạo có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta:

+ Nâng cao địa hình, làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại.

+ Xuất hiện các cao nguyên badan.

+ Sụt lún ở các đồng bằng phù sa trẻ.

+ Mở rộng biển Đông.

+ Hình thành các khoáng sản như dầu khí, bô xít, than bùn, ...

+ Đặc biệt sự xuất hiện loài người đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự tiến hoá sinh học của lớp vỏ địa lí Trái đất.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ann Đinh
18 tháng 3 2020 lúc 18:14

Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn lớn:

– Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):

Cách ngày nay ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển. Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kon Tum, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt. Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít ôxi.

– Giai đoạn cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ):

Cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm. Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki- mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền. Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần. Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi. Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.

– Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):

Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm. Nâng cao địa hình; núi, sông trẻ lại. Hình thành các cao nguyên ba dan và các đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ. Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất.

- Giai đoạn Tân kiến tạo có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta:

+ Nâng cao địa hình, làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại.

+ Xuất hiện các cao nguyên badan.

+ Sụt lún ở các đồng bằng phù sa trẻ.

+ Mở rộng biển Đông.

+ Hình thành các khoáng sản như dầu khí, bô xít, than bùn, ...

+ Đặc biệt sự xuất hiện loài người đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự tiến hoá sinh học của lớp vỏ địa lí Trái đất.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa