Tìm hiểu về Võ Tắc Thiên và Dương Quý Phi
Tìm hiểu và trình bày ngắn gọn nguyên tắc hoạt động của thiết bị đo khối lượng của các phi hành gia trên tàu vũ trụ.
Ở ngoài vũ trụ, không trọng lượng nên không thể dùng cân hay lực kế để xác đinh khối lượng.
Khi đó, người ta dùng một dụng cụ đo khối lượng là một chiếc ghế lắp vào đầu một lò xo (đầu kia của lò xo gắn vào một điểm trên tàu). Nhà du hành ngồi vào ghế và thắt dây buộc mình vào ghế, cho ghế dao động và đo chu kì dao động T của ghế bằng một đồng hồ hiện số đặt trước mặt mình.
tìm hiểu về cộng hoà nam phi và đưa ra kết luận
Nam Phi (tiếng Anh: South Africa), tên chính thức là Cộng hòa Nam Phi (CHNP) là một quốc gia nằm ở mũi phía nam lục địa châu Phi. Nước này giáp biên giới với Namibia, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Eswatini, và bao quanh toàn bộ đất nước Lesotho. Nam Phi là thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh.
còn phần kia em ko bik
Văn bản 3. NGÀN SAO LÀM VIỆC (Võ Quảng)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1.Tìm hiểu chung
Câu 1: Tìm hiểu, ghi vắn tắt thông tin giới thiệu về tác giả Võ Quảng. Em đã từng đọc tác phẩm nào của ông?
Câu 2: Cho biết thể loại của văn bản:
- Ở lớp 6, em đã học VB nào cùng thể loại với VB Ngàn sao làm việc
+
+
- Hãy chỉ ra cách gieo vần trong bài thơ: .
Câu 3: Bố cục của bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nội dung mỗi phần là gì?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2. Tìm hiểu hai khổ thơ đầu:
Câu 1: Cảnh vật ở hai khổ thơ đầu được miêu tả trong khoảng thời gian, không gian nào?
- Thời gian:
- Không gian:
Câu 2: Theo em, nhân vật tôi" trong bài thơ là ai? Nêu cảm nhận của em về tâm trạng cùa nhân vật tôi trong hai khổ thơ đầu.
- Nhân vật tôi:
- Tâm trạng:.
Câu 3: Nêu ấn tượng chung về khung cảnh bầu trời đêm hiện lên qua trí tưởng tượng của nhân vật tôi.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3. Đọc bốn khổ thơ còn lại và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Chỉ ra những hình ảnh so sánh được nhà thơ sử dụng để miêu tả vẻ đẹp của bầu trời đêm:
- Dải Ngàn Hà:
- Chòm sao Thần Nông:
- Những sao dọc ngang:
- Sao Hôm:
- Nhóm sao Đại Hùng tinh:
Câu 2: Tìm nét chung ở những hình ảnh so sánh trên.
- Tác dụng: ..
Câu 3: Đọc bài Ngàn sao làm việc, em hình dung một khung cảnh như thế nào?
Câu 4: Chọn phân tích một vài chi tiết gợi tả đặc sắc trong bài Ngàn sao làm việc
Giúp tôi vs! mai phải nộp.
dựa vào kiến thức đã học về các châu: phi, mỹ, đại dương, nam cực và châu âu, hãy nêu tóm tắt những hiểu biết của em về tự nhiên, dân cư kinh tế các châu lục đó
Châu Phi
- Khí hậu khô và nóng, nhiệt độ trung bình trên 80 độ C, lượng mưa tương đối ít, giảm dần về phía 2 chí tuyến. Môi trường xích đạo ẩm với thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm. Dân cư Châu Phi có tới 1.373.313.241 tính đến năm 2021, tổng dân số các nước Châu Phi chiếm 17,44 % trên cả nước và đứng thứ 2 về dân số với mật độ dân số là 46 người / km vuông
Châu Âu
- Châu Âu có 4 kiểu khí hậu:
+ Ôn đới hải dương
+ Ôn đới lục địa
+ Hàn đới
+ Địa trung hải
Mật độ dân số trung bình của Châu Âu là trên 70 người/ km vuông. Tỉ lệ gia tăng dân số rất thấp, chưa tới 0,1%, gia tăng ở 1 số nước do nhập cư. Dân cư Châu Âu thuộc chủng Ô- rô- pê- ô- ít với ngôn ngữ đa dạng
Năm 1492, trên cuộc hành trình đi tìm Ấn Ðộ bằng đường biển, nhà hàng hải C.Cô-lôm-bô đã khám phá ra Châu Mỹ, miền đất chưa ai biết đến.
Vào thế kỷ XV, Châu Âu vô cùng sôi động với các hoạt động thương mại lớn. Các nhà buôn lớn với mong muốn kiếm được nhiều tiền, đã thúc giục những người thủy thủ, những nhà thám hiểm đi tìm những miền đất mới để mở rộng thị trường. Thời ấy, Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia giàu có bậc nhất ở phương Đông - nơi mà bất cứ lái buôn Châu Âu nào cũng muốn được đến để trao đổi hàng hóa. Nhưng người ta phải vượt qua rất nhiều lục địa rộng lớn, vượt qua đường đi dài hiểm trở và chỉ được phép tiến về một hướng duy nhất - hướng Đông.
C.Cô-lôm-bô đã quyết tâm đi tìm phương Đông từ một phương hướng khác - từ phía Tây. Ông khẳng định rằng con đường thuận tiện nhất và dễ dàng nhất để đi tới Nhật Bản và Đông Á là đi thuyền vượt Đại Tây Dương về hướng Tây, ông không hề biết rằng, lục địa lớn Châu Mỹ sẽ chắn đường đi của ông.
Vào ngày 3/8/1492, đoàn thám hiểm rời cảng xứ Tây Ban Nha để tiến về phía tây. Mục đích cuộc thám hiểm của Cô-lôm-bô là châu Á, điển hình là Ấn Ðộ và Trung Hoa. Chuyến thám hiểm của ông dài hơn dự tính và sau vài tháng tiếp tục lên đênh trên biển không tìm thấy đất liền, thủy thủ đoàn bắt đầu lo ngại và yêu cầu ông phải quay trở lại Tây Ban Nha. Ông đã giao hẹn với thủy thủ đoàn là nếu trong hai ngày không nhìn thấy đất liền, ông sẽ chấp nhận cho thuyền quay về.
Ðúng hai ngày sau vào ngày 12/10/1492, một thủy thủ đã thấy các chỉ dấu của đất liền. Những thổ dân đầu tiên trên đảo được Cô-lôm-bô gọi là người Indian vì lúc đầu ông lầm tưởng mình đã đến được Ấn Ðộ. Sau đó, ông được triều đình và nhân dân đón tiếp trọng thể, được vua phong làm Phó vương và Toàn quyền các thuộc địa ở châu Mỹ. Mặc dù Cô-lôm-bô tới được Châu Mỹ do sự tình cờ bởi chủ đích của ông là đi tìm một con đường biển để tới châu Á, và cho tới ngày qua đời, Columbus vẫn tin rằng mình đã đạt được mục tiêu. Nhưng dù xảy ra sự nhầm lẫn đó, người đời sau vẫn tôn vinh ông là một trong những nhà hàng hải lớn nhất. Thế giới sẽ không phải là như hiện tại nếu không có những khám phá vĩ đại của ông.
NÊU HIỂU BIẾT CỦA EM VỀ TÁC GIẢ VÕ QUẢNG VÀ TÁC PHẨM VƯỢT THÁC
cần gấp nhé
I. Võ Quảng (1920-2007), quê ở tỉnh Quảng Nam
- Ông là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi
II. Đôi nét về tác phẩm: Vượt thác
1. Xuất xứ
- Bài “Vượt thác” (tên do người biên soạn đặt), trích từ chương XI của truyện “Quê nội”
- “Quê nội” xuất bản năm 1974 là một trong số những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng
2. Tóm tắt
Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
Câu 2:Vượt thác:
- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa
- Trí tưởng tưởng tượng phong phú, tài tình
- Tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động
Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ
Sông nước cà mau
- Ngôi kể thứ nhất, tự nhiên, chân thực
- Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ,…
- Vốn hiểu biết phong phú của tác giả
- Cảm nhận bằng nhiều giác quan…Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc.
Võ Quảng (1 tháng 3 năm 1920 - 15 tháng 6 năm 2007) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. ... Ông cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm Đôn Kihôtê sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy từ năm 1959. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
chúc hok tốt
1. Tác giả
- Võ Quảng (1920 – 2007), quê ở tình Quảng Nam.
- Là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi.
- Tác phẩm: Quê nội (1974), Tảng sáng (1976), Nắng sớm (1965), Anh đom đóm (1970), Gà mái hoa (1975)
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: “Vượt thác” trích từ chương XI của truyện Quê nội.
- Quê nội cùng với Tảng sáng là những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng.
Hãy tìm hiểu và giới thiệu về một địa điểm du lịch ở Cộng hòa Nam Phi.
Tham khảo:
Núi bàn
- Được biết đến là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới và là biểu tượng du lịch Nam Phi, núi Bàn - một trong những ngọn núi nổi tiếng nhất hành tinh, tọa lạc tại thành phố Cape Town, Cộng hòa Nam Phi thực chất là một cao nguyên có chiều dài 3km, xung quanh là các vách đá dốc cùng thảm thực vật và động vật phong phú. Điểm đặc biệt của núi Bàn là có đỉnh bằng phẳng, tạo nên điểm nhấn nổi bật và đã trở thành biểu tượng trên cờ của thành phố Cape Town.
- Núi Bàn có độ cao hơn 1000m. Ngọn núi bằng phẳng, có hình dáng như mặt bàn do chịu tác động xói mòn qua hơn 6 triệu năm. Núi Bàn còn tự hào là nơi có hệ động vật hết sức đa dạng với nhiều loài vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng sinh sống tại đây. Đứng trên đỉnh núi, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn bộ thành phố Cape Town, khu bến cảng Victoria và Alfred, trung tâm thương mại, sân vận động Green Point, tòa nhà Quốc hội,...
- Núi Bàn là một trong những địa điểm yêu thích của người ưa du lịch mạo hiểm hay khám phá thiên nhiên. Du khách thường lên núi Bàn bằng cáp treo hoặc đi bộ. Hệ thống cáp treo được xây dựng và đưa vào hoạt động lần đầu tiên tại đây vào năm 1929, sau 68 năm hoạt động, đến năm 1997, cáp treo được nâng cấp để phục vụ nhiều du khách hơn. Các cabin có hình dáng tròn, có thể trở nhiều người và xoay 360 độ cho du khách tha hồ ngắm cảnh.
- Điểm cao nhất của núi Bàn là điểm cực Đông, gọi là Cột mốc, có độ cao tới 1086m. Ở độ cao này, khí hậu trên núi rất lạnh, thường có mây sương mù che phủ. Từ đây, ngắm nhìn khung cảnh bình minh hay hoàng hôn buông xuống vô cùng tuyệt đẹp.
- Vào buổi chiều, đỉnh núi Bàn thường được bao phủ bởi lớp sương mờ, mây phủ lãng đãng, tạo nên khung cảnh như mơ. Du khách bước vào thế giới hư ảo, nửa thực nửa mơ, đặc biệt khi mặt trời dần lặn, ánh nắng phản chiếu xuống đường chân trời biển tạo nên ánh màu cam, vàng huyền diệu.
- Núi Bàn nằm ngay bên cạnh vườn quốc gia Kirstenbosch, rộng 510ha với hơn 6000 loài động vật và thực vật. Vườn quốc gia này cũng đã được UNESCO công nhận là Di Sản Thiên Nhiên Thế Giới vào năm 1999 và là điểm đến du lịch không thể bỏ qua trong hành trình chinh phục núi Bàn của nhiều du khách khi đến Nam Phi.
- Thực vật tại núi Bàn chủ yếu là các loại cây bụi rậm. Tại núi Bàn hiện có hơn 2200 loài thực vật được tìm thấy. Riêng dưới chân núi Bàn, có hơn 1500 loài hoa, thi nhau ra hoa suốt bốn mùa trong năm, tạo nên khung cảnh thơ mộng và vô cùng đẹp.
- Núi Bàn còn là nơi lưu trú của rất nhiều loài động vật hoang dã như nhím, hươu, báo, sư tử, mèo châu Phi, nhím,... Trong đó, loài phổ biến nhất là chuột Dassie, du khách có thể bắt gặp chúng tại các trạm cáp treo hay nơi ăn uống của khách du lịch. Núi Bàn có hệ động thực vật vô cùng phong phú.
Sau khi tham quan một cảnh quan thiên nhiên ở địa phương, em hãy chia sẻ với bạn:
- Hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên (tên cảnh quan, địa điểm, những điểm nhấn tạo nên vẻ đẹp của cảnh quan,...).
- Cảm xúc của em (yêu quý, tự hào,...).
- Những hành vi, việc làm em đã thực hiện để bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh tại nơi đến tham quan (bỏ rác đúng nơi quy định, không hái hoa, phá cây, không viết, vẽ, khắc tên lên tường, vách đá của di tích.
Chuyến đi vào thành cổ Quảng Trị là chuyến đi thực tế nằm trong hoạt động ngoại khóa môn Lịch sử của trường em. Ban đầu khi mới nghe đến tên thành cổ Quảng Trị em luôn tưởng tượng đến hình ảnh những tòa nhà cổ kính, kiến trúc nguy nga tráng lệ như trong hoàng cung. Tất cả chúng em đều rất háo hức, ai nấy đều nghĩ sẽ được dạo chơi trong một không gian thật đẹp.
Cả đoàn du lịch ngày hôm đó là toàn bộ học sinh khối lớp 6 và các thầy cô trong ban giám hiệu, các thầy cô chủ nhiệm. Sau hai tiếng đồng hồ đi trên xe khách, cuối cùng chúng em cũng đến nơi. Tất cả đều reo lên vui sướng vì nhìn từ cổng thành cổ Quảng Trị trông rất cổ kính. Đường dẫn đến cổng là một cây cây cầu lớn, hai bên cầu là ao sen đang mùa nở hoa tỏa hương thơm ngát. Thế nhưng khi bước vào trong thành chúng em đều ngỡ ngỡ ngàng bởi không có cũng điện nguy nga nào cả. Vừa lúc đó, cô giáo phụ trách dẫn cả đoàn đã gọi tất cả tập trung lại. Chờ cho mọi người đông đủ cô bắt đầu giới thiệu về thành cổ Quảng Trị. Chúng em được biết đây là một di tích lịch sử đặc biệt của quốc gia. Thành cổ đã được xây dựng từ thời nhà Nguyễn, trước kia nơi đây chính là một thành trì kiên cố. Nhưng từ khi giặc Pháp xâm lược chúng chiếm nơi đây làm trụ sở và xây dựng thêm nhà tù để nhốt những người yêu nước ở đây. Trong chiến tranh chống Mỹ, toàn bộ thành cổ gần như bị san bằng. Bất kì tấc đất nào ở nơi đây cũng nhuốm máu xương của cha ông ta. Cuối cùng chúng em cũng đã hiểu tại sao thành cổ lại đổ nát như vậy. Thật không ngờ nơi đây lại chịu nhiều đau thương như vậy.
Khi đến đây, chúng em luôn giữ thái độ thành kính và giữ gìn cảnh quen xung quanh. Chúng em không hái hoa, đi lại nhẹ nhàng và không vứt rác bừa bãi. Sau khi thắp nhang ở đài tưởng niệm chúng em di chuyển đến tham quan một số khu vực còn lại dấu tích chiến tranh từ những bức tường đổ nát, khu nhà lao cho tù chính trị... Đi một vòng chúng em đã đến Quảng trường thành cổ, nơi đây lại có nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Cả ngày hôm ấy chúng em đã đi thật nhiều nơi và cũng biết thêm thật nhiều điều thú vị.
Em đã có một chuyến đi bổ ích. Em thấy biết ơn những người đã hy sinh để giành lại độc lập, đem lại cuộc sống bình yên cho chúng em như ngày hôm nay.
Viết báo cáo về thực trạng thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương.
Gợi ý:
Báo cáo kết quả tìm hiểu về thiên tai ở địa phương trong khoảng 3 đến 5 năm gần đây:
Viết đoạn văn ngắn nêu hiểu biết và cảm nhận của em về đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giaps là vị tướng tài có công lớn đối với chiến thắng lịch sử của dân tộc. Ông mất đi để lại biết ba đau xót cho thế hệ những người ở lại. Cả cuộc đời, đại tướng đã cống hiến hết mình vì sự nghiệp chiến đấu của non sông. Nay ông mất đi làm sao mà dân tộc ta không đau xót cho được. Ngày nghe tin đại tướng mất, cả nước ta vô cùng bàng hoàng và tiếc nuối. Vị anh hùng lịch sử dân tộc ấy đã mãi mãi ra đi , về với cõi vĩnh hằng. Đất nước đã để tang người chiến sĩ ấy, đồng thời thực hiện di nguyện của ông, đưa ông trở về với vùng đất Quảng Bình nơi ông được sinh ra và lớn lên. Biết bao người dân đổ dồn về buổi thực hiện tang lễ. Họ đến để một lần cuối cùng cúi đầu tạ ơn công lao của người anh hùng,đồng thời tiễn đưa linh cĩu của ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Trong những ngày đưa tang, không khí buổi lễ diễn ra trang trọng avf tôn nghiêm trước sự chứng kiến của hàng nghìn người. Biết rằng con người ta không thể trường tồn mãi mãi nhưng chẳng ai có thể khỏi ngậm ngùi trước sự ra đi của vị tướng ấy. Sinh thời, ông đã cống hiến hết mình vì non sông, đất nước, giờ ông mất đi, công lao ấy đáng được ghi nhận. Và việc cả nước để tang đại tướng cũng là cách dân tộc ta bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến công ơn của ông đã bỏ ra cho dân tộc. Sau khi đã hoàn thành tâm nguyện của ông, tất cả mọi người dân trên dải đất hình chữ S ai cũng cảm thấy được yên lòng vì đã một phần nào đó giúp người đã khuất cảm thấy được thảnh thơi. Có thể nói, với những cống hiến vĩ đại của đại tướng Võ Nguyên Giaps , ông xứng đáng được nhân dân suy tôn và ghi nhận .