Những câu hỏi liên quan
K.Lâm
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 21:22

Thuận lợi về mặt tự nhiên:

- Vị trí ven biển dài: Với hơn 3.000 km bờ biển, Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc phát triển kinh tế biển, bao gồm nguồn lợi từ ngư nghiệp và du lịch biển.

- Khí hậu đa dạng: Việt Nam có khí hậu đa dạng từ Bắc vào Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại nông nghiệp và nguồn tài nguyên tự nhiên khác nhau.

- Đa dạng địa hình: Từ núi cao, thung lũng, sông ngòi đến đồng bằng, Việt Nam có địa hình đa dạng, cung cấp nhiều cơ hội cho nông nghiệp, du lịch, và phát triển đô thị.

- Tài nguyên khoáng sản phong phú: Việt Nam có nhiều mỏ khoáng sản quý như quặng sắt, thiếc, và đá quý, là nguồn tài nguyên quan trọng cho ngành công nghiệp.

- Vị trí địa lý đối lưu các đại dương: Được nằm trong khu vực đối lưu của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, Việt Nam có thế mạnh trong việc phát triển năng lượng tái tạo như gió và năng lượng mặt trời.
Khó khăn về mặt tự nhiên:

- Nguy cơ tự nhiên: Vị trí nằm gần khu vực động đất và bão táp làm tăng nguy cơ thiệt hại từ các thảm họa tự nhiên như động đất, lũ lụt, và cơn bão.

- Hiểm họa từ biến đổi khí hậu: Việt Nam đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu, gây hạn hán, nước biển dâng cao, và thay đổi môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến nông nghiệp và đời sống của người dân.

Thuận lợi về mặt kinh tế-xã hội:

- Vị trí địa lý chiến lược: Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, Việt Nam có lợi thế trong việc phát triển kinh tế và thương mại quốc tế.

- Dân số trẻ và lao động dồi dào: Dân số trẻ và nguồn lao động dồi dào là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp.

- Cải thiện hạ tầng: Việt Nam đang đầu tư mạnh vào cải thiện hạ tầng giao thông, năng lượng, và viễn thông để thúc đẩy phát triển kinh tế.
 Khó khăn về mặt kinh tế-xã hội:

- Chênh lệch phát triển khu vực: Sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các khu vực trong nước, với khu vực đô thị phát triển nhanh hơn so với khu vực nông thôn.

- Thách thức trong giáo dục và y tế: Việt Nam đang đối mặt với thách thức về chất lượng giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho toàn dân.

- Quản lý tài nguyên và môi trường: Việt Nam cần cải thiện quản lý tài nguyên và môi trường để đảm bảo sự bền vững trong phát triển kinh tế và xã hội.

Bình luận (0)
Đỗ Khánh Linh
Xem chi tiết
Kudo Shinichi AKIRA^_^
9 tháng 3 2022 lúc 20:56

Refer

Vị trí giáp biển, nằm ở trung tâm Đông Nam Á - khu vực  nền kinh tế năng động trên thế giới, thuận lợi cho quá trình hội nhập  giao lưu với các nước Đông Nam Á cũng như trên thế giới trong xu hướng quốc tế hóa  toàn cầu hóa nền kinh tế. * Khó khăn: - Chịu ảnh hưởng của các thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán.

Bình luận (0)
Trần Hải Việt シ)
9 tháng 3 2022 lúc 20:57

Tham Khảo 

Vị trí giáp biển, nằm ở trung tâm Đông Nam Á - khu vực  nền kinh tế năng động trên thế giới, thuận lợi cho quá trình hội nhập  giao lưu với các nước Đông Nam Á cũng như trên thế giới trong xu hướng quốc tế hóa  toàn cầu hóa nền kinh tế. * Khó khăn: - Chịu ảnh hưởng của các thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán.

Bình luận (0)
Hồ_Maii
9 tháng 3 2022 lúc 20:58

Tham khảo:

b) Về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng:

- Kinh tế:

+ Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á ⟶ tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.

+ Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.

+ Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý...với các nước.

⟹ Vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài

- Văn hóa – xã hội: có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các quốc gia trong khu vực ⟶ tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- An ninh - quốc phòng: nước ta nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, khu vực năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

Bình luận (0)
Hoa Vlog
Xem chi tiết
Phan Thanh Tấn Phát 7D
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
30 tháng 10 2023 lúc 20:33

Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lý tự nhiên của Việt Nam:

- Vị trí ven biển và đa dạng địa hình: Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương và có đường bờ biển dài hơn 3.000 km ven biển Biển Đông. Đất nước này có địa hình đa dạng, bao gồm núi cao, thung lũng, sông ngòi và rừng nhiệt đới.

- Khí hậu nhiệt đới và ôn đới: Việt Nam có khí hậu nhiệt đới và ôn đới, tạo điều kiện cho nông nghiệp phong phú và đa dạng, với khả năng trồng trọt nhiều loại cây và thúc đẩy nguồn nước.

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên tự nhiên quý báu như dầu khí, than đá, khoáng sản, rừng, và động lực nước, cung cấp cơ hội cho việc phát triển kinh tế và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Thuận lợi và khó khăn liên quan đến mặt tự nhiên:

+ Thuận lợi:

- Vị trí ven biển cung cấp cơ hội cho phát triển thương mại và du lịch.
Đa dạng địa hình và khí hậu thúc đẩy nông nghiệp và sản xuất nông sản đa dạng.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguồn thu nhập và tiềm năng phát triển kinh tế lớn.
+ Khó khăn:

- Việt Nam thường chịu ảnh hưởng bởi thiên tai như lũ lụt, bão táp và động đất do địa vị cấu tạo địa chất của nó.
- Sự phá hủy môi trường tự nhiên và thiếu quản lý tài nguyên gây ra các vấn đề về môi trường và bền vững.
- Một số vùng nông thôn vẫn phải đối mặt với nghèo đói và thiếu hạ tầng cơ sở.
Thuận lợi và khó khăn về mặt kỹ thuật và xã hội:

+ Thuận lợi:

- Việt Nam có dân số trẻ, làm cho nó có một lực lượng lao động lớn và tiềm năng cho phát triển kinh tế.
- Công nghiệp và công nghệ đang phát triển nhanh chóng, tạo ra cơ hội cho sự đổi mới và phát triển.
+ Khó khăn:

- Sự phân bố không đồng đều của dân số và tài nguyên gây ra các vấn đề về phát triển kinh tế và xã hội.
- Các vấn đề như nghèo đói, thiếu hạ tầng cơ sở và ô nhiễm môi trường vẫn còn đang được đối mặt và đòi hỏi giải quyết.

Bình luận (0)
Nguyễn Khánh Ngân
Xem chi tiết
Annh Việt
Xem chi tiết
Khôi Nguyênx
23 tháng 2 2022 lúc 8:24

Tham khảo:

b) Về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng:

- Kinh tế:

+ Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á ⟶ tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.

+ Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.

+ Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý...với các nước.

⟹ Vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài

- Văn hóa – xã hội: có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các quốc gia trong khu vực ⟶ tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- An ninh - quốc phòng: nước ta nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, khu vực năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

 

Bình luận (0)
Nguyễn acc 2
23 tháng 2 2022 lúc 8:25

refer:

Thuận lợi:

– Vị trí địa lí đã tạo điều kiện cho nước ta phát triển kinh tế toàn diện.

– Dễ dàng mở rộng giao lưu và hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

– Tạo điều kiện cho nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, tạo điều kiện phát triển rừng.

Khó khăn: 

- Vị trí này cùng làm cho nước ta rất lắm thiên tai và phải chú ý tới việc bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm, chống sự xâm nhập về chủ quyền vùng đất, vùng biển, vùng trời.

Bình luận (0)
kodo sinichi
23 tháng 2 2022 lúc 8:27

tham khảo

Thuận lợi:

– Vị trí địa lí đã tạo điều kiện cho nước ta phát triển kinh tế toàn diện.

– Dễ dàng mở rộng giao lưu và hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

– Tạo điều kiện cho nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, tạo điều kiện phát triển rừng.

Khó khăn: 

- Vị trí này cùng làm cho nước ta rất lắm thiên tai và phải chú ý tới việc bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm, chống sự xâm nhập về chủ quyền vùng đất, vùng biển, vùng trời.

Bình luận (0)
NBQ2k8
Xem chi tiết
Long Sơn
17 tháng 3 2022 lúc 20:01

Tham khảo

- Thuận lợi: + Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. + Đông Nam Á có lợi thế về biển. Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải. + Nằm trong vành đai sinh khoáng nên có nhiều loại khoáng sản; vùng thềm lục địa giàu dầu khí, là nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế. + Có diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn. - Khó khăn: chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai như: động đất, sóng thần, bão, lũ lụt..

Giải pháp: 

- Phát triển nghề  trồng cây lúa ở đồng bằng, trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên,...

- Phát triển nghề đánh bắt thủy hải sản.

- Khai thác nguồn khoáng sản sẵn có

- ...

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 5 2018 lúc 17:52

a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

   - Ranh giới của miền dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.

   - Đặc điểm cơ bản: đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng vòng cung của các dãy núi, hệ thống sông lớn với đồng bằng mở rộng, hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc.

   - Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển đáy nông, lặng gió, có vịnh nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

   - Tài nguyên khoáng sản: giàu than, sắt, thiếc, vonfram, vật liệu xây dựng. Vùng thềm lục địa có bể khí sông Hồng.

   - Những trở ngại lớn trong sử dụng tự nhiên:

Nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi bất thường. Thời tiết có tính bất ổn định cao.

b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

   - Giới hạn của miền từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã (vĩ tuyến 16oB).

   - Đặc điểm cơ bản: địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các dòng sông chạy song song theo hướng tây bắc - đông nam với các dải đồng bằng thu hẹp, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc bị suy yếu và giảm sút. Tính chất nhiệt đới tăng dần với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam.

   -Là miền duy nhất có địa hình núi cao ở nước ta với đủ ba đai cao. Địa hình núi chiếm ưu thế, trong vùng có nhiều sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo và thung lũng mở rộng.

   - Rừng còn tương đồi nhiều ỏ vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh.

   - Khoáng sản: thiếc, sắt, crôm, ti tan, apatit.

   - Vùng ven biển có nhiều cồn cát, nhiều bãi tắm đẹp.

   - Thiên tai thường xảy ra: bão lũ, trượt lở đất, hạn hán.

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

   - Nằm từ dãy núi Bạch Mã (vĩ tuyến 16oB) trở vào Nam.

   - Cấu trúc địa chất - địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn và bề mặt cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông và đồng bằng ven biển. Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều hải cảngđuợc che chắn bởi các dao ven bờ.

   - Đặc điểm chung cơ bản cửa miền: có khí hậu cận xích đạo gió mùa (nền nhiệt cao, đai rừng nhiệt đới chân núi với ưu thế thành phần động, thực vật nhiệt đới lên tới độ cao 1.00m, có hai mùa mưa và khô rõ rệt).

   - Rừng cây họ Dầu phát triển. Có các loài thú lớn: voi, hổ, bò rừng, trâu rừng. Ven biển phát triển rừng ngập mặn, các loài trăn, rắn, cá sấu đầm lầy, chim. Dưới nước giàu tôm, cá.

   - Khoáng sản: dầu khí (có trữ lượng lớn ở vùng thềm lục địa), bôxit (Tây Nguyên).

   - Khó khăn trong sử dụng đất đai của miền:

Xói mòn, rửa trôi ở vùng đồi núi. Lũ lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa. Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
28 tháng 5 2017 lúc 13:41

a) Thuận lợi

- Nằm ở Đông Á, gần với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ tương đối cao (Trung Quốc, Việt Nam,...), gần kề các nước và lãnh thể công nghiệp mới.

- Đồng bằng nhỏ, hẹp nhưng đất đai màu mỡ.

- Bờ biển: dài (khoảng 29750km), bị chia cắt tạo thành nhiều vinh, thuận lợi cho xây dựng hải cảng, tàu bè trú ngụ. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên những ngư trường lớn giàu tôm, cá....

- Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, tạo điều kiện cho đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.

- Sông ngòi: chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc, tập trung ở miền núi, có giá trị thủy điện.

b) Khó khăn

- Nằm ở Đông Á, giữa Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn: Hô-cai-đô Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ, cách xa đại lục, khó khăn cho giao lưu đường bộ với các nước và giữa các bộ phận của lãnh thổ đất nước.

- Địa hình chủ yếu là núi, có nhiều núi lửa, động đất; ít đồng bằng, thiếu đất trồng trọt (phải canh tác cả trên những vùng có độ dốc tới 15o).

- Nghèo khoáng sản.

- Có nhiều bão, mưa lớn gây ngập lụt và sóng thần.

Bình luận (0)
Ngân
Xem chi tiết
lạc lạc
7 tháng 3 2022 lúc 7:01

Tham khảo :

 Trình bày ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Namvề mặt tự nhiên

Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á

 ⟶ tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. + Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.  Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

* Thuận lợi

- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nơi giao nhau của luồng di cư sinh vật, các vành đai sinh khoáng lớn...

=> Nguồn lợi sinh vật giàu có, tài nguyên khoáng sản đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng cho phát triển kinh tế.

- Vị trí giáp biển Đông => thuận lợi để phát triển tổng hợp nền kinh tế biển.

- Nằm ở trung tâm Đông Nam Á - khu vực có nền kinh tế năng động trên thế giới, thuận lợi cho quá trình hội nhập và giao lưu với các nước trong và ngoài khu vực.

* Khó khăn:

- Chịu ảnh hưởng của các thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán. cháy rừng, sóng biển,...) => cần chủ động phòng tránh và ứng phó với các sự cố thiên tai.

- Khu vực nhạy cảm về vấn đề biển Đông => phải luôn chú trọng bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.

Câu 29.

          Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì?

: - Khai thác hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển: khuyến khích đánh bắt xa bờ, nghiêm cấm nổ mìn, sử dụng điện trong quá trình đánh bắt thủy sản,...

- Giữ gìn, bảo vệ môi trường: hạn chế thấp nhất các sự cố rò rỉ, tràn dầu; không trực tiếp xả rác  nước thải chưa qua xử lí ra môi trường biển...

 

Bình luận (0)