Những câu hỏi liên quan
Dangos 3 màu
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
13 tháng 11 2021 lúc 7:54

Tham khảo!

 

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy...

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, làm tiêu cho những con cò cập bến và những đứa con về thăm quê mẹ.

Bình luận (1)
Đan Khánh
13 tháng 11 2021 lúc 7:55

Tham khảo:

Cây tre có một sức sống mãnh liệt mà giản dị khiến tôi vô cùng yêu quý. Cây tre xanh biếc , thân cây nhẵn nhụi , dù cho có nắng nỏ hay bão tố tre vẫn đứng thẳng. Tre không chịu khuất phục trước kẻ thù mà mọc nối tiếp nhau bảo vệ xóm làng. Mỗi ngày, tre xoè rộng tán lá , làm bạn với con người những trưa hè oi ả. Đêm đến tre thu lá lại ấp ủ cho những đứa con nhỏ bé dưới chân mình. Tre cứ bình dị là thế cho dù có sống ở nơi cằn cỗi tre cũng cố gắng cắm thật sâu cái rễ xù xì của mình xuống đất. Tre kiến tôi tự hào và ngưỡng mộ lắm. tôi mãi mãi yêu cây tre VN

Bình luận (1)
Lê Công Chức
Xem chi tiết
Hoàng Thanh Mai
5 tháng 12 2016 lúc 18:09

Trong cuộc sống hiện đại hiện nay, việc sử dụng các loại viết để học tập và làm việc là không thể thiếu nhưng để lựa chọn loại viết phù hợp với thời đại công nghệ thông tin sao cho vừa nhanh, tiện lợi và ít tốn kém cũng là điều vô cùng quan trọng và sự ra đời của bút bi đáp ứng nhu cầu đó.

Từ những năm bắt đầu việc học người ta đã biết sử dụng các công cụ để có thể viết chữ. Thô sơ nhất là sử dụng lông vịt, lông ngỗng chấm vào mực, mực được bào chế từ các loại lá, quả, hoa có màu sắc giã nát ra. Nhưng đó là trong những năm còn lạc hậu việc sử dụng viết lông ngỗng để viết rất bất tiện vì lúc nào cũng phải mang theo lọ mực, sử dụng xong lại phải lau sạch và việc cứ phải liên tục chấm đầu lông ngỗng vào mực cũng rất mất thời gian và sau đó một nhà báo người Hungari đã chế tạo ra cây viết mực Lazso Biro. Việc sử dụng bút mực để rèn chữ là một điều rất tốt vì nét chữ sẽ đẹp song giá thành một cây bút máy khá đắt, nặng và khi viết khá chậm. Cho đến những năm gần đây người ta mới phát minh ra bút bi. Nó vừa đáp ứng nhu cầu rẻ, tiện lợi và nhẹ nữa phù hợp với nhiều đối tượng, nhất là học sinh, sinh viên.

Cấu tạo bên trong của bút cũng khá là đơn giản: vỏ bút được làm bằng nhựa hoặc bằng các kim loại dẻo trong suốt. Bên trong là ruột bút, ống dẫn mực, ngòi bút, lò xo. Ngòi bút có đường kính từ 0,25mm đến 0,7mm tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Còn về việc sử dụng bút cũng khá là dễ dàng, khi cần thiết chỉ cần ấn vào đầu bút ngòi bút sẽ tự động lộ ra để

 

chúng ta có thể sử dụng. Khi không sử dụng nữa ta chỉ cần ấn lại đầu bút, ngòi bút sẽ tự động thụt lại, lúc đó bạn có thể mang bút đi khắp mọi nơi mà vẫn yên tâm tránh được các tác nhân bên ngoài va chạm vào ngòi bút.

Hiện nay người ta còn tìm ra cách để chế tạo những bút lạ hơn như bút nhũ, bút nước, bút dạ quang… phù hợp với người tiêu dùng, vừa phù hợp với túi tiền vừa có thể theo học sinh đến trường, theo các nhân viên văn phòng đến cơ quan,… Ngoài ra còn có các phát minh về một số loại viết có thể viết được dưới nước, ở những nơi có áp suất khí quyển thấp. Nói gì thì nói, ta cũng không thể phủ nhận những khuyết điểm còn có ở bút bi là rất khó rèn chữ vì ngòi bút nhỏ, trơn và rất cứng không phù hợp với những học sinh cấp Một đang luyện chữ vì khi nào nét chữ đã cứng và đẹp ta hãy sử dụng, ngoài ra bút còn rất dễ bị tắc nghẽn mực trong khi sử dụng có thể là do lỗi của các nhà sản xuất hoặc cũng có thể do chúng ta làm rơi viết xuống đất và làm ngòi bút va chạm vào các vật cứng.

 

Do vậy, sử dụng bút tuy là đơn giản nhưng chúng ta cũng nên biết cách bảo quản bút sao cho bút có thể sử dụng được lâu và bền hơn như: sau khi sử dụng bút xong thì nên bấm đầu bút thụt lại để không bị rớt xuống đất, khô mực hoặc va chạm vào các vật cứng sẽ dễ làm vỡ vỏ bút hoặc làm bể đầu bi.

Một đặc điểm nhỏ mà ít ai nghĩ đến là có thể biến những cây bút bi thành những món quà nhỏ, xinh xắn, dễ thương và vô cùng ý nghĩa để làm món quà tặng người thân, bạn bè, thầy cô. Bút còn là người bạn đồng hành với những anh chiến sĩ ngoài mặt trận, để các anh có thể viết nhật kí, viết thư về cho gia đình. Viết xong, các anh có thể giắt cây bút vào túi áo không sợ rơi mất, khi cần thiết có thể lấy ra dễ dàng và sử dụng ngay.

Bút là người bạn nhỏ, luôn sát cánh đồng hành trong công việc, học tập của mọi người, không tốn kém nhiều chi phí lại có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta hãy biết ơn những người đẽ chế tạo ra cây bút để nhở đó chúng ta có sự hỗ trợ đắc lực trong học tập và trong công việc hiện nay vẫn đáp ứng được theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Bình luận (0)
Lê Phương Thanh
20 tháng 11 2017 lúc 20:46

1. Mở bài: Nêu khái quát vai trò của bút bi trong xã hội ngày nay (Bút máy là một dụng cụ học tập rất cần thiết cho người học sinh. Trong thời đại ngày nay, khi bút bi đang chiếm ưu thế thì bút máy vẫn được nhiều người sử dụng với ưu điểm mà bút bi không có được).

2. Thân bài: * Cấu tạo: + Ngày xưa bút (bút tay) chỉ có ngòi cắm vào cán bút (cán này không thể đựng mực hoặc dẫn mực được). Người viết phải luôn cầm theo lọ mựa, viết đến đâu chấm vào mực đến đó. + Ngày nay bút có câu tạo phức tạp hơn có phần ruột chứa được nhiều hơn, người viết chỉ cần bơm đầy mực là có thể sử dụng cả ngày không cần phải xách theo bình mực rất bất tiện gọi là bút máy. Bút máy có cấu tạo gồm hai phần: Vỏ viết: Được làm bằng nhựa (có khi bằng sắt …). Bên dưới là phần thân viết bao bọc bên ngoài để bảo quản cho ruột viết. Phần nắp đậy phía trên phần thân. (hai phần này có khi đồng bộ cùng màu hoặc có màu sắc tương phản, phần nắp thường có màu sáng nổi bật). Ruột viết: Phần đầu để viết (tạo nét chữ) gồm có ngòi bằng kim loại. Có một lưỡi gà đỡ ngòi viết và điều hoà mực vừa đủ khi ngòi tạo chữ. – Phần dưới gồm một ống dẫn mực nhỏ xíu bên trong có một đầu cắm vào lưỡi gà. Một ống nhựa mềm dẻo đựng mực nối vào phần giữa bao bọc ngòi và lưỡi gà ở phần trên. -> Nhìn chung thì cấu tạo của cây viết rất đơn giản nhưng cũng rất tinh vi dần theo tháng năm. * Các loại bút: Bút Hồng Hà, bút Hê-rô, bút Trung Quốc 307, bút Kim Tinh … * Tác dụng, cách bảo quản: – Bơm mực đầy ống nhựa bằng cách bóp mạnh rồi cấm phần đầu bút vào bình mực vào buông tay từ từ, mực bị hút vào ruột rất nhiều có thể sử dụng suốt buổi học rất tiện lợi. Không bị mực đổ vấy bẩn áo quần, tay chân, tập vở rất sạch sẽ. – Phần ngòi bút là phần quan trọng cho nên khi mua bút, người sử dụng cần lựa chọn ngòi thật kĩ. An nhẹ mũi ngòixuống giấy để tạo chữ kiểm tra độ êm tay của ngòi. – Cần giữ ngòi không bị tróc ra (gai) thì sẽ không thể viết được. Tránh mạnh tay để xuống bàn, ngòi đâm mạnh vào vật cứng tưa ra, đầu viết sẽ bị sốc, khó viết. Khi viết xong phải đậy nắp bút lại rồi mới đặt xuống bàn. – Mực lọc không có cặn để không làm tắc ống dẫn mực. Khi sử dụng lâu lâu ta cần phải rửa bút bằng nước nóng, lau khô bơm mực sử dụng tiếp. – Không vặn nắp bút quá chặt tay, nắp sẽ bể. Bỏ bút vào trong hộp dựng tránh rớt xuống đất dễ hư ngòi, bể vỏ. KB: Bút rất thiết thực của mọi người dân đặc biệt là với học sinh. Quí trọng và giữ gìn bút kĩ hơn.
Bình luận (0)
Lê Phương Thanh
20 tháng 11 2017 lúc 20:48

ó ai trong đời mà không viết hay chỉ đơn giản là vẽ vài nét? Như vậy, không có ai là không một lần cầm chiếc bút nói chung cũng như bút máy nói riêng. Mọi đối tượng đều dùng bút, không cần phân biệt độ tuổi hay nghề nghiệp. Trong đời sống, giá trị của những chiếc bút là một vật dụng thiết yếu, một người bạn thân thiết với người học. Đối với những người mà không được ở gần nhau, chiếc bút máy giúp con người bày tỏ những suy nghĩ, những điều muốn nói, mà họ không có điều kiện nói chuyện với nhau. Chiếc bút giúp tình cảm con người dù xa cách nhau, có thể vượt không gian và thời gian để xích lại gần nhau hơn; và chiếc bút trở thành thông điệp kết nối những trái tim. Còn có rất nhiều những tác phẩm văn học nghệ thuật nổi tiếng được tạo nên từ những cây bút nhỏ xinh. Cây bút giúp con người xây dựng nên một nền văn hóa phong phú và kho tàng kiến thức cho nhân loại. Ở trường hợp khác, những nhà sử học, những người lính trong kháng chiến, đã dùng cây bút để ghi lại những sự kiện lịch sử, những bài ca để đời. Chiếc bút cũng giống như cỗ máy thời gian của chú mèo máy Doraemon đưa con người quay lại quá khứ và ngắm nhìn lại những sự kiện trong quá khứ. Vậy đấy, bút máy thật có giá trị với con người. Nhưng để có chiếc bút máy tiện lợi như ngày hôm nay, đã có một quá trình dài phát triển.

Có thể nói, chiếc bút đầu tiên là những hòn than hay những viên đá được khắc lên hang đá hay mai rùa. Khoảng 3000 năm trước, người Xume là những người đầu tiên sử dụng hình thức viết trên phiến đất sét để ghi lại lịch sử. Đến thời đại của nền văn minh Ai Cập cổ, khái niệm bút và giấy mới chính thức được hình thành (lúc đó con người đã phát minh ra giấy). Chiếc bút thời ấy được làm từ thân cây sậy với đuôi được nghiền nát để giữ chất màu. Sau một thời gian, bút cây sậy sắc nhọn hơn với đường rãnh ở cuối. Từ đó, lịch sử chiếc bút mở sang trang mới, đó là bút lông (lông thiên nga, lông ngỗng,...), khi viết chấm đầu bút vào nghiên mực. Loại bút này có ưu điểm là đầu dễ vót nhọn, dễ uốn hơn và ít gãy hơn dưới lực ép của bàn tay. Chính vì vậy, loại bút này tồn tại mấy trăm năm, và tạo nên nền văn hóa là viết thư pháp và vẽ tranh phổ biến rộng rãi ở phương Đông (Trung Quốc là đất nước có nền văn hóa phát triển gắn với chiếc bút lông). Còn ở phương Tây, vào thế kỉ XIX, người ta đã phát minh ra chiếc bút cũng dưới dạng chấm mực, nhưng ngòi bút không dùng lông động vật và dùng kim loại, để bút bền và nét viết chuẩn xác hơn. Tuy nhiên, loại bút này có hạn chế là luôn phải kèm theo lọ mực, mực viết thì ra không được đều. Năm 1884 là năm diễn ra một bước tiến lớn của bút, vào năm nay, chiếc bút máy đầu tiên đã ra đời, bởi ông Lewis Waterman. Sự sáng tạo quan trọng này của ông là một sự rất tình cờ và ngẫu nhiên: Ông thấy rất phiền phức khi lúc nào cũng phải kè kè lọ mực, tốc độ viết chậm chạp, nét mực thì chỗ đậm chỗ nhạt khó coi, điều này làm ảnh hưởng đến công việc của ông. Waterman quyết tâm tìm ra câu trả lời mà hàng trăm chuyên gia đã bất lực. Cuối cùng ông cũng đã hiểu lực hút mao dẫn có mối liên hệ động lực với áp suất khí quyển. Làm thế nào để một cây bút chứa bình mực và làm cho mực chỉ chảy xuống khi người viết sử dụng? Câu trả lời là trong ống dẫn (đưa mực xuống đầu bút và xuống trang giấy), Waterman tạo ra hai hoặc ba rãnh để không khí và mực đồng thời vận động. Không khí sẽ thế chỗ của phần mực đã sử dụng. Vậy là chiếc bút máy được ra đời và tồn tại đến ngày hôm nay. Chiếc bút máy có hai bộ phận cơ bản là vỏ và ruột. Vỏ bút thường làm bằng kim loại để bảo vệ bút và để việc viết chữ được dễ dàng hơn. Còn phần ruột bút có kết câu khá phức tạp, đầu tiên là bộ phận dẫn đến cuộc cách mạng bút là bình mực dự trữ. Đó là một khoang rỗng bên trong để chứa mực. Khi bơm mực chỉ cần cắm đầu bút vào lọ mực, bóp nhẹ ống mực và thả ra. Nhưng đến thế kỉ XX, người ta chế tạo ra kiểu bút thay mực, loại này không cần phải bơm mực. Nối tiếp bình mực là ống dẳn. Đây là một hệ thống ống dẫn gồm các rãnh. Hệ thống này đảm bảo khả năng rò rỉ mực ở áp suất thấp nhất, khiến mực ra đều. Bộ phận chính đảm nhiệm việc đó là lưỡi gà. Lưỡi gà hình trụ, mặt ôm vào ngòi bút có rãnh thẳng ăn khớp với rãnh của ngòi bút để dẫn mực. Cái rãnh này ở phần gốc mỏng dần về phía đầu ngòi bút. Lưỡi gà và ngòi bút áp sát nhau nên kiểm soát được mực. Nét viết mảnh, thanh. Cuối cùng là ngòi bút. Ngòi bút thường được làm bằng kim loại. Ngòi bút hình thuôn nhỏ dần, hình lòng máng ôm lấy lưỡi gà. Đầu ngòi bút nhọn, có một viên bi rất nhỏ gọi là “hạt gạo” để nét viết trơn và tránh bị rách giấy. Đầu ngòi có rãnh xẻ giúp mực chảy đều. Trên bề mặt ngòi bút thường được in logo của nhà sản xuất. Tất cả các bộ phận trên được ghép lại và tạo ra một đồ vật quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

Ngày nay, công nghệ phát triển, để có một chiếc bút máy có rất nhiều lựa chọn. Rất nhiều hãng sản xuất nổi tiếng và uy tín ở Việt Nam và cả thế giới như Hồng Hà, Thiên Long, Waterman, Parker, Montblanc, Pelikan Không chỉ phong phú về hãng mà bút máy còn vô cùng phong phú về hình thức. Bút máy bây giờ có nhiều màu sắc và có những họa tiết khác nhau. Có những chiếc bút còn gắn cả các hình ngộ nghĩnh được các em nhỏ yêu thích như chuột Mickey, mèo Kitty,... Nếu ngày xưa, bút máy chỉ đơn thuần với những chất liệu không quá cầu kì, thì ngày nay con người đã khẳng định đẳng cấp với những chiếc bút có ngòi làm bằng kim loại quý hiếm, vỏ hộp đựng bút đính nhưng viên kim cương hay đá quý. Bút máy còn là những món quà thiết thực và vô cùng ý nghĩa. Bút có khi còn là những phụ kiện trang sức không thể thiếu của nhiều người.

Hiện nay, khi mà công nghệ thông tin phát triển, trở nên quan trọng nhưng con người không thể nào quên những chiếc bút máy giản dị mà thân thiết. Là một học sinh, em yêu bút máy, và em luôn ngân ca câu hát:

Nào bàn nào ghế,
Nào sách nào vở
Nào mực nào bút
Nào phấn nào bảng...

Bút máy luôn là người bạn đồng hành với chúng em trên con đường học tập.

Bình luận (0)
LÊ TIẾN ĐẠT
Xem chi tiết
Rokusuke
17 tháng 7 2018 lúc 16:07

 THAM KHẢO NHÉ~~

Đất nước tôi thân thương với những làng quê trù phú. Về những vùng quê Bắc Bộ, ai có thể quên đc người nông dân chất phác, làng xóm thân tình?Một cách tự nhiên, lg` yêu quê hương đất nước đã đc khẽ gài trong mỗi người: bờ tre xanh mát, gốc đa đầu làng, đồng lúa chín thơm dập dờn như hòa nhịp theo cánh cò lả,… Làng quê VN còn đặc trưng với 1 loài cây, hoa: đó là hoa sen – loài hoa mộc mạc, thuần khiết.

Một sự thật mà tôi dường như đã nhận thấy từ khi mới biết đến khái niệm quê – hương: tôi yêu sen. Hsen có vẻ đẹp giản dị, càng ngắm càng thấy dân dã: tấm áo đào phớt ôm áp nhị hoa vàng tươi, tỏa hương ngan ngát. Hoa tươi thắm rực rỡ trên nền lá xanh mướt như những chiếc mũ tai bèo phơi phới trong từng làn gió đãm những giọt nắng vàng hoe.

Hoa sen rất thích hợp với môi trường có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Từ Bắc vào Nam, nó có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre, cây đa. Nếu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm, đặc biệt ở vùng Đồng Tháp Mười:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

Trong lòng mỗi người dân Việt, sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính chất dân tộc. Chính vì thế, hoa sen luôn là nguồn cảm hứng bất tuyệt của thi ca và nghệ thuật… Có lẽ, không người Việt Nam nào không thuộc bài ca dao đầy tính triết lý này:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng

Nhuỵ vàng bông trắng là xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Người Việt đã cảm nhận được ý hay “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, sen sống trong bùn nhưng sen vươn lên trên lầy, toả hương thơm ngát. Sen có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và tự tính của sen là tinh khiết, vô nhiễm. Nó tượng trưng cho bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần “vươn dậy” trong mọi nghịch cảnh của con người Việt Nam. Đặc biệt trong tư tưởng Phật giáo, hoa sen được tôn quý và chiếm vị trí rất quan trọng. Tinh thần “cư trần bất nhiễm trần”, đó cũng chính là ý nghĩa của hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển của Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn. Trong các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam, sen luôn trở thành hình tượng nghệ thuật. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu lấy cảm hứng từ hoa sen là chùa Một Cột. Theo truyền thuyết, ngôi chùa này được hình thành từ một giấc mộng đài sen của vua Lý Thái Tông. Cảm hứng từ mộng là loại tâm lý nghệ thuật của các dân tộc phương Đông. Chùa có hình dáng hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với “một cột” một cọng sen. Ở đây, hoa sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn nhơ..

Không chỉ vậy, hoa sen còn gắn bó và hiện diện trong đời sống hàng ngày của người dân Việt: Tâm sen dùng để ướp thuốc, hương sen dùng để ướp chè, ngó sen dùng để làm món ăn, lá sen cũng dùng để gói bánh, gói cốm và nó mang lại mùi thơm đặc biệt.

Cảm nhận được vẻ đẹp tinh tuý và ý nghĩa thanh cao của hoa sen nên từ cánh đồng nơi thôn dã, từ trong đời sống dân gian, ẩn sâu trong tiềm thức của người dân Việt, hoa sen đã trở thành hình ảnh Việt Nam trên bầu trời cao. Hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airline) đã chính thức chọn biểu tượng bông sen vàng sáu cánh để kết nối Việt Nam với các nước khác trong thiên niên kỷ này.

Sen thơm, hương lại hữu sắc. Dù trong hoàn cảnh nào sen cũng hàm chứa trong nó sự tinh tế, thuần khiết, cao đẹp. Nó thật sự là biểu trưng tiêu biểu nhất cho văn hoá và cốt cách nhân văn của người Việt Nam.

Bình luận (0)
Lương Gia Phúc
17 tháng 7 2018 lúc 16:09

Trog đầm gì đẹp bằg sen

Lá xanh bôg trắg lại chen nhị vàg

Nhị vàg, bôg trắg, lá xanh

Gần bùn mà chẳg hôi tanh mùi bùn.

Là người Việt Nam, hẳn ai cũg biết về bài ca dao trên và loài hoa đc nhắc tới trog bài chính là sen – loài hoa mộc mạc, giản dị và thanh khiết.

Cây hoa sen ở nước ta thuộc họ sen có giống màu hồng hoặc đỏ. Còn một loại giống sen cả thân, lá, hoa đều nhỏ gọi là sen tịch thượng (nghĩa là: ngồi trên) vì nó thường được trồng vào chậu nước hay bể cạn. Ngoài ra ở các nước khác như Ấn Độ và Bắc Mĩ còn có giống hoa sen màu vàng.

Sen gồm năm phần chính: củ sen, ngó sen, cuốg sen, lá sen và búp sen. Củ sen từ các đốt nối vs nhau tạo thành và có màu trắg. Ngó sen có hình tròn, to cỡ ngón tay, cũg màu trắg và dài khỏag vài chục phân. Cuốg sen hình tròn, bên trog rỗg, màu xanh hơi nâu và có gai li ti mọc bao bọc quanh thân. Sen có lá hình tròn, lòng lá hơi sâu, diềm lá nhúm. Búp sen có màu xanh lục, hình bầu dục. Khi nở, hoa sen màu hồng thắm, xen chút màu trắg. Nhị và nhụy sen màu vàg nằm trog búp tỏa hương thơm ngát.

Trong các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam, sen luôn trở thành hình tượng nghệ thuật. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu lấy cảm hứng từ hoa sen là chùa Một Cột. Chùa có hình dáng của hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với “một cột” như một cọng sen. Ở đây, hoa sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn dơ.
Hoa sen là một loài hoa đẹp, cao quí, còn có rất nhiều lợi ích gắn bó với con người Việt Nam, nên đc rất nhiều ưa chuộg. Vì vậy, cứ nghĩ đến làng quê Việt Nam, chúng ta sẽ nhớ đến ngay hình ảnh bôg sen nổi trên mặt bùn, tỏa hươg thơm ngát.
Cây sen như sự tượng trưng về độ thanh khiết và cao quý của nó trong đất nước và con người Viết Nam. Với chủ đề thuyết minh về cây hoa sen thì không biết bao nhiều thi sĩ đã tốn hết giấy mực để ca ngợi loài cây này. Với những cảm nhận, cảm nghĩ, góc nhìn khác nhau lại cho ta thấy được một vẻ đẹp riêng về cây hoa sen mà không phải ai có thể cảm nhận được. Vì thế có thể quá một số bài viết trên đôi lúc ta lại có cho mình được một cái nhìn mới hơn, hay hơn và toàn diện hơn về cây hoa sen và cho ra đời một bài viết, một tác phẩm về chủ đề thuyết minh về cây hoa sen thật hay và để đời thì sao 

học tốt nhé

 

Bình luận (0)
mai văn chương2
17 tháng 7 2018 lúc 16:09

Đất nước tôi thân thương với những làng quê trù phú. Về những vùng quê Bắc Bộ, ai có thể quên đc người nông dân chất phác, làng xóm thân tình?Một cách tự nhiên, lg` yêu quê hương đất nước đã đc khẽ gài trong mỗi người: bờ tre xanh mát, gốc đa đầu làng, đồng lúa chín thơm dập dờn như hòa nhịp theo cánh cò lả,… Làng quê VN còn đặc trưng với 1 loài cây, hoa: đó là hoa sen – loài hoa mộc mạc, thuần khiết.

Một sự thật mà tôi dường như đã nhận thấy từ khi mới biết đến khái niệm quê – hương: tôi yêu sen. Hsen có vẻ đẹp giản dị, càng ngắm càng thấy dân dã: tấm áo đào phớt ôm áp nhị hoa vàng tươi, tỏa hương ngan ngát. Hoa tươi thắm rực rỡ trên nền lá xanh mướt như những chiếc mũ tai bèo phơi phới trong từng làn gió đãm những giọt nắng vàng hoe.

Hoa sen rất thích hợp với môi trường có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Từ Bắc vào Nam, nó có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre, cây đa. Nếu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm, đặc biệt ở vùng Đồng Tháp Mười:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

Trong lòng mỗi người dân Việt, sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính chất dân tộc. Chính vì thế, hoa sen luôn là nguồn cảm hứng bất tuyệt của thi ca và nghệ thuật… Có lẽ, không người Việt Nam nào không thuộc bài ca dao đầy tính triết lý này:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng

Nhuỵ vàng bông trắng là xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Người Việt đã cảm nhận được ý hay “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, sen sống trong bùn nhưng sen vươn lên trên lầy, toả hương thơm ngát. Sen có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và tự tính của sen là tinh khiết, vô nhiễm. Nó tượng trưng cho bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần “vươn dậy” trong mọi nghịch cảnh của con người Việt Nam. Đặc biệt trong tư tưởng Phật giáo, hoa sen được tôn quý và chiếm vị trí rất quan trọng. Tinh thần “cư trần bất nhiễm trần”, đó cũng chính là ý nghĩa của hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển của Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn. Trong các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam, sen luôn trở thành hình tượng nghệ thuật. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu lấy cảm hứng từ hoa sen là chùa Một Cột. Theo truyền thuyết, ngôi chùa này được hình thành từ một giấc mộng đài sen của vua Lý Thái Tông. Cảm hứng từ mộng là loại tâm lý nghệ thuật của các dân tộc phương Đông. Chùa có hình dáng hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với “một cột” một cọng sen. Ở đây, hoa sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn nhơ..

Không chỉ vậy, hoa sen còn gắn bó và hiện diện trong đời sống hàng ngày của người dân Việt: Tâm sen dùng để ướp thuốc, hương sen dùng để ướp chè, ngó sen dùng để làm món ăn, lá sen cũng dùng để gói bánh, gói cốm và nó mang lại mùi thơm đặc biệt.

Cảm nhận được vẻ đẹp tinh tuý và ý nghĩa thanh cao của hoa sen nên từ cánh đồng nơi thôn dã, từ trong đời sống dân gian, ẩn sâu trong tiềm thức của người dân Việt, hoa sen đã trở thành hình ảnh Việt Nam trên bầu trời cao. Hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airline) đã chính thức chọn biểu tượng bông sen vàng sáu cánh để kết nối Việt Nam với các nước khác trong thiên niên kỷ này.

Sen thơm, hương lại hữu sắc. Dù trong hoàn cảnh nào sen cũng hàm chứa trong nó sự tinh tế, thuần khiết, cao đẹp. Nó thật sự là biểu trưng tiêu biểu nhất cho văn hoá và cốt cách nhân văn của người Việt Nam.

hok tốt man!!

Bình luận (0)
Xuân Lộc
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
25 tháng 2 2018 lúc 13:00

Ở Việt Nam, mai vàng là một loài cây cảnh rất phổ biến ởtừ miền Trung trở vào. Nó được trồng rộng rãi trong vườn nhà, làm cây cảnh trồng chậu, bonsai. Nhưng sử dụng nhiều nhất vẫn là vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền vì đây là một loài hoa tết chủ đạo. Cây mai ngày tết được xem như là vật mang lại may mắn cho năm mới.

Không rõ loài hoa mai xuất hiện vào khi nào, có người cho rằng có lẽ nó xuất hiện từ lâu lắm. Mai là một loài hoa có sức chịu dẻo dai. Hoa mai có năm cánh nó kết thành vòng tròn, người ta có thể xem đó là biểu tượng ánh thái dương lan tỏa của tiết trời ấm áp, nắng ấm toả xuống chan hoà cho trái đất hồi sinh và nhân gian được vui vẻ, nhất là vào buổi sáng của những ngày đầu xuân. Có lẽ vì nên nó mới được gọi là Hoa Mai.

Phương Nam - một vùng đất mới với hầu hết là dân lưu cư, mở đất, cùng sống chan hòa trên một vùng đất sông nối sông, đồng nối đồng, nương tựa vào nhau giữa "thâm lâm cùng cốc” ở một vùng đất đai, sông nước đầy chướngkhí, mong sao gia đình sum vầy, làng xóm quây quần. Trên bước đường mởđất, có phải chăng những tiền hiền, khai cơ đã bắt gặp một loài hoa đẹp nởrộ đúng vào mỗi độ Xuân về mà mai vàng đã trởthành “sứ giả", biểu tượng cho mùa Xuân phương Nam. Có phải vì vậy mà người dân phương Nam khi nhắc đến Tết là nhắc đến Mai vàng.

Loài mai vàng phổ biến nhất là mai vàng năm cánh. Tên khoa học của loại Mai vàng này là Dohna Harman, nó thuộc họ Hoàng Mai Ochnaceae. Mai vàng không có mùi thơm, còn trái của nó thì chỉ nhỏ bé bằng hạt đậu, khi còn tươi có màu xanh. Được biết các giống mai đều chịu đựng được các thời tiết đổi thay, dù cho ấm áp hay giá buốt, thường vào mùa Xuân về Tết đến, mai luôn ngạo nghễ nở hoa, để chào đón Xuân, trong phút giây giao mùa. Bởi vì mai có bản sắc đó nên nó đã lôi cuốn nhiều người kể cả nghệ nhân vào cuộc chơi với mai vì mai chính là hiện thân của hàng kẻ sĩ, của các đấng trượng phu, anh hùng mã thượng, tượng trưng cho sức chịu đựng tất cả tang thương dâu biển của cuộc đời, bất chấp cả cuồng phong bão táp cốt sao đạt cho được mục đích cuối cùng đó là ích nước, lợi dân, làm đẹp cho xã hội loài người. Và chỉ có mai mới đủ làm biểu tượng cho lớp người có chí anh hùng, đấng trượng phu, coi thường danh lợi và phú quý coi như tất cả là phù vân. Giống như hoa đào, hoa mai cũng được các văn nhân thi sĩ dùng làm cảm hứng để diễn tả nét đài trang, thanh nhã của những người đàn bà đẹp mọi thời đại. Trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã tả sắc đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thuý Vân qua hình ảnh mai:

Mai cốt cách, tuyết tinh thần

Mỗi người mỗi vẻ, mười phân vẹn mười.

(Nguyễn Du)

Xuân về, mỗi người chơi mai một cách khác nhau. Người giới bình dân, khi lựa chọn một cành mai để vui ba ngày tết thì chỉ cần có nhiều hoa nở đúng vào lúc giao thừa, sau đó hoa mai vẫn còn tiếp tục nởrộ và lâu tàn ít nhất là trong ba ngày Tết, như thế cũng là quá đủ rồi vì đối với họ, đó là điềm báo trước có được sự may mắn cho năm mới mà họ mong chờ. Nhưng đối với người khá giả thì khi chọn mai để thưởng thức phải là mai còn trong chậu, cây mai phải to và cao, hoa lá xum xuê, nhìn vào là thấy cây hoa mai đồ sộ để chứng tỏ với hàng xóm láng giềng về sự giàu sang sung túc của chủ nhân nó. Còn đối với những tao nhân mặc khách, hoặc giới nghệ sĩ sành điệu, thì cây hoa mai không phải là loài vô tri, mà nó có sức sống tiềm ẩn như là một sinh vật có cảm giác, biết vui biết buồn hoà chung với người thường ngoạn, nên nhiều người đã mệnh danh cho rằng “Hoa mai là hoàng hậu của các loài hoa” nên đã được ái mộ, nâng niu, chiều chuộng đúng với câu tục ngữ: “Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Hoa mai cũng gắn với nhiều điển tích và những câu chuyện cảm động: đó là hai giai nhân tài tử tên Hoàng Kì Mai và Lam Bá Trúc yêu nhau tha thiết mà phải chia tay nhau. Đó là cô gái bé bỏng mà giàu lòng nhân ái đã biến thành hoa mai nở mỗi độ xuân về tết đến mang niềm vui và may mắn đến cho mọi người.

Ngày Tết mà có hoa mai trong nhà thì đó là nguồn vui cho mọi người, cũng đã là tập tục đáng lưu truyền của dân tộc Việt chúng ta vì họ tin rằng hoa mai sẽ đem may mắn, hạnh phúc đến cho cả gia đình mình. Hoa mai phương Nam, cành đào phương Bắc cũng như bành dày, bánh chưng, cây nêu, thịt mỡ dưa hành không thể thiếu được trong đời sống tâm linh của người Việt Nam.

Bình luận (0)
Ngô Thị Thu Trang
25 tháng 2 2018 lúc 13:11

Trong những ngày tết truyền thống của Việt Nam ta không thể thiếu những cây hoa mai, hoa đào, trong không khí chào đón năm mới hoa mai, hoa đào nắm vai trò rất quan trọng, mang sắc xuân đến cho mọi nhà, miền Bắc thì có hoa đào, còn miền Nam thì có hoa mai, đã từ lâu rồi hoa mai tượng trưng cho những gì đẹp đẽ thanh tao nhất, hoa mai còn báo hiệu mùa xuân đang về và trong ngày xuân thì hoa mai là biểu tượng không thể thiếu của người Việt Nam.

Khi mùa xuân về cũng là lúc những cánh hoa mai vàng nở rộ, trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam việc chơi hoa mai là thú chơi thanh cao, tao nhã, thể hiện được tâm hồn yêu hoa và thẩm mĩ của người Việt Nam, mỗi khi nhìn thấy những cánh mai vàng nở, búp mai vàng ngát hương thơm mát, tuôn trào những sắc vàng ấm áp, làm cho chúng ta cảm thấy ấm áp hơn để chào đón một năm mới với nhiều điều may mắn, an lành, vì vậy mà mai là cây không thể thiếu trong ngày tết của Việt Nam ta.

Có câu thơ rất hay nói về hoa mai: "Hoa mai, nàng tiên của mùa xuân!", thật đẹp làm sao? Hoa mai được ví như nàng tiên, một nàng tiên thơ mang mùa xuân đến cho trần gian, mang không khí mùa xuân ngập tràn màu sắc và hơi ấm.

Từ xa xưa hoa mai được xếp vào hàng tứ quý: " Tùng, Cúc, Trúc, Mai", cây mai được xếp vào một trong những cây quý, tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, những cây tượng trưng cho phẩm chất tốt đẹp của con người, ngoài ra mai còn tượng trương cho sự cát tường, an lành.

Hương hoa mai thơm tinh khiết, có vẻ đẹp rực rỡ, hoa mai đã là niềm cảm hứng trong thơ ca của rất nhiều nhà văn, nhà thơ và là nguồn cảm hứng vô tận của nhất nhiều nhà họa sỹ, đã có những bức tranh tuyệt đẹp về cây hoa mai, hoa mai tượng trưng cho khí phách quân tử, phẩm chất cao đẹp của con người. Cây mai được chăm sóc để nở hoa đúng dịp mùa xuân.

Ở Việt Nam mai vàng là loài mai phổ biến nhất, mai vàng là một cây rừng và thuộc họ hoàng mai, có những loại mai khác nữa như hồng mai, bạch mai, mai tứ quý, đàn hương mai,.. những loại mai này không phổ biến ở Việt Nam, thân cây mai nhỏ nhăn, vỏ sần sùi, cành khẳng khiu, hoa mai màu vàng, mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng bên cành.

Cây mai có thể triết cành để trồng hoặc là trồng từ hạt, mai thích hợp khi trồng ở đất ẩm và có ánh sáng, có thể trồng hoa mai ở trong chậu cây cảnh, bồn hay ở vườn đều được. Cây mai đẹp là cây hoa hoa to, nở rực rỡ và lâu tàn, trên một gốc mai thì các nhánh được sắp xếp đẹp mắt, tượng trưng cho một năm có nhiều may mắn, làm ăn phát tài, phát lộc.
Nguyễn Du có một câu thơ nói về mai rất hay:

"Nghêu ngao vui thú yên hà.

Mai là bạn cũ, hạc là người quen".

Trong câu thơ Mai được ví như một người bạn tâm giao, biểu tượng của người quân tử của những người bạn thanh lịch, tao nhã.

Vào mỗi dịp tết, miền Bắc có hoa đào, bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành thì miền Nam có hoa mai, bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành là những thứ không thể thiếu trong các gia đình người Việt, những bông hoa mai vàng nở rộ tươi sắc báo thông điệp mùa xuân đã về, mang hạnh phúc đến cho mọi nhà.

Hoa mai gắn liền với văn hóa lâu đời của nhân dân ta, hoa mai mang những nét đẹp thanh cao, gần gũi, thân thiết gắn bó với con người, hoa mai là nguồn vui cho chúng ta khi mùa xuân về, hiểu về hoa mai chúng ta hiểu thêm về nhiều giá trị, vẻ đẹp, của cây mai và biết cách nâng niu chăm sóc để cứ mỗi dịp xuân về các sắc hoa lại thi nhau đua nở.

Bình luận (0)
Ngô Thị Thu Trang
25 tháng 2 2018 lúc 13:10
Dày ý thuyết minh về cây hoa mai ngày tết

1. Mở bài: Giới thiệu hoa mai: Trong dịp tết nguyên đán, nếu hoa đào là đặc trưng của mùa xuân miền bắc thì hoa mai lại là đặc trưng của miền nam.

2. Thân bài: Nguồn gốc cây hoa mai, các loại hoa mai:

Cây hoa mai vốn là một cây dại mọc trong rừng (từ miền trung trở vào), hoa mai có nhiều loại: Mai vàng: Nụ mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng mọc trên cành, cánh hoa mỏng màu vàng có mùi thơm kín đáo. Mai tứ quý là loại mai nở hoa quanh năm, sau khi cánh hoa rụng hết, ở giữa bông còn lại 2 đến 3 hạt nhỏ và dẹt, màu đen bóng. Mai trắng: Hoa mới nở màu hồng nhạt, sau chuyển sang trắng, có mùi thơm nhẹ Mai chiếu thủy lá nhỏ lăn tăn, hoa nhỏ mọc thành chùm màu trắng thơm ngát nhất là về đêm thường được trồng trang trí ở hòn non bộ hoặc trong chậu sứ. Mai ghép là loại mai được các nghệ nhân hoa cảnh ghép từ các loại hoa khác nhau. Hoa to, nhiều cánh, nhiều màu, trồng trong chậu sứ, rất khó chăm sóc. Cách chăm sóc cây mai: Cây mai được trông bằng hạt hay chiết cành (phổ biến là chiết, ghép) Trồng ngoài vườn hay trong chậu đều được. Cây ưa ánh nắng, đất luôn ẩm nhưng không úng nước Khoảng 15 tháng chạp (tháng 12 âm lịch), người trồng lại phải tuốt lá cho mai, sau đó có chế độ chăm bón và tưới nước đúng phương pháp để hoa nở đúng vào ngày tết. Hoa mai trong ngày tết nguyên đán: Các nhà vườn đánh nguyên gốc mai đem về các chợ hoa xuân ở các thị xã, thành phố để bán, hoặc khách đến tận vườn để mua. Hầu như mỗi nhà đều chưng hoa mai trong ba ngày tết, vừa trang trí cho đẹp nhà, vừa cầu mong may mắn. Nếu thiếu hoa mai thì niềm vui của các gia đình đầu năm mới sẽ không trọn vẹn.

3. Kết bài: Hoa mai là hình ảnh của ngày tết nguyên đán, của mùa xuân phương nam. Hoa mai gắn bó với đời sống tinh thần của người dân miền nam từ lâu đời. Những năm gần đây, sắc vàng của hoa mai đã góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp rực rỡ của mùa xuân phương bắc.

Bình luận (0)
Lo Lem
Xem chi tiết
Thúy Vy
13 tháng 12 2019 lúc 19:30

1. Mở bài: Giới thiệu về chiếc bút bi

2. Thân bài:

a. Nguồn gốc ra đời: Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930...

b. Cấu tạo: Gồm hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút

Vỏ bút thường có chất liệu làm bằng nhựa, hình ống trụ tròn dài từ 14-20cm, trên thân bút thường được in tên nhà sản xuất và một vài thông số kỹ thuật. Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước. Ngoài ra còn có bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, ...

c. Ưu điểm và khuyết điểm:

Ưu điểm: Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển. Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh. Khuyết điểm: Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn. Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.

d. Vai trò, ý nghĩa:

Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình. Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người Dùng để viết, để vẽ. Những anh chị bút thể hiện tâm trạng. Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão...của con người.

3. Kết bài: kết luận và nhấn mạnh tầm quan trong của cây bút bi trong cuộc sống

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
tran thu trang
Xem chi tiết
Lê Hải Đăng
12 tháng 11 2017 lúc 21:13

bút máy và bút bi đều viết được

Bình luận (0)
Hanh cute
12 tháng 11 2017 lúc 21:13

Trong cuộc sống hiện đại hiện nay, việc sử dụng các loại viết để học tập và làm việc là không thể thiếu nhưng để lựa chọn loại viết phù hợp với thời đại công nghệ thông tin sao cho vừa nhanh, tiện lợi và ít tốn kém cũng là điều vô cùng quan trọng và sự ra đời của bút bi đáp ứng nhu cầu đó.

Từ những năm bắt đầu việc học người ta đã biết sử dụng các công cụ để có thể viết chữ. Thô sơ nhất là sử dụng lông vịt, lông ngỗng chấm vào mực, mực được bào chế từ các loại lá, quả, hoa có màu sắc giã nát ra. Nhưng đó là trong những năm còn lạc hậu việc sử dụng viết lông ngỗng để viết rất bất tiện vì lúc nào cũng phải mang theo lọ mực, sử dụng xong lại phải lau sạch và việc cứ phải liên tục chấm đầu lông ngỗng vào mực cũng rất mất thời gian và sau đó một nhà báo người Hungari đã chế tạo ra  cây viết mực Lazso Biro. Việc sử dụng bút mực để rèn chữ là một điều rất tốt vì nét chữ sẽ đẹp song giá thành một cây bút máy khá đắt, nặng và khi viết khá chậm. Cho đến những năm gần đây người ta mới phát minh ra bút bi. Nó vừa đáp ứng nhu cầu rẻ, tiện lợi và nhẹ nữa phù hợp với nhiều đối tượng, nhất là học sinh, sinh viên.

Cấu tạo bên trong của bút cũng khá là đơn giản: vỏ bút được làm bằng nhựa hoặc bằng các kim loại dẻo trong suốt. Bên trong là ruột bút, ống dẫn mực, ngòi bút, lò xo. Ngòi bút có đường kính từ 0,25mm đến 0,7mm tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Còn về việc sử dụng bút cũng khá là dễ dàng, khi cần thiết chỉ cần ấn vào đầu bút ngòi bút sẽ tự động lộ ra để

chúng ta có thể sử dụng. Khi không sử dụng nữa ta chỉ cần ấn lại đầu bút, ngòi bút sẽ tự động thụt lại, lúc đó bạn có thể mang bút đi khắp mọi nơi mà vẫn yên tâm tránh được các tác nhân bên ngoài va chạm vào ngòi bút.

Hiện nay người ta còn tìm ra cách để chế tạo những bút lạ hơn như bút nhũ, bút nước, bút dạ quang… phù hợp với người tiêu dùng, vừa phù hợp với túi tiền vừa có thể theo học sinh đến trường, theo các nhân viên văn phòng đến cơ quan,… Ngoài ra còn có các phát minh về một số loại viết có thể viết được dưới nước, ở những nơi có áp suất khí quyển thấp. Nói gì thì nói, ta cũng không thể phủ nhận những khuyết điểm còn có ở bút bi là rất khó rèn chữ vì ngòi bút nhỏ, trơn và rất cứng không phù hợp với những học sinh cấp Một đang luyện chữ vì khi nào nét chữ đã cứng và đẹp ta hãy sử dụng, ngoài ra bút còn rất dễ bị tắc nghẽn mực trong khi sử dụng có thể là do lỗi của các nhà sản xuất hoặc cũng có thể do chúng ta làm rơi viết xuống đất và làm ngòi bút va chạm vào các vật cứng.

Do vậy, sử dụng bút tuy là đơn giản nhưng chúng ta cũng nên biết cách bảo quản bút  sao cho bút có thể sử dụng được lâu và bền hơn như: sau khi sử dụng bút xong thì nên bấm đầu bút thụt lại để không bị rớt xuống đất, khô mực hoặc va chạm vào các vật cứng sẽ dễ làm vỡ vỏ bút hoặc làm bể đầu bi.

Một đặc điểm nhỏ mà ít ai nghĩ đến là có thể biến những cây bút bi thành những món quà nhỏ, xinh xắn, dễ thương và vô cùng ý nghĩa để làm món quà tặng người thân, bạn bè, thầy cô. Bút còn là người bạn đồng hành với những anh chiến sĩ ngoài mặt trận, để các anh có thể viết nhật kí, viết thư về cho gia đình. Viết xong, các anh có thể giắt cây bút vào túi áo không sợ rơi mất, khi cần thiết có thể lấy ra dễ dàng và sử dụng ngay.

Bút là người bạn nhỏ, luôn sát cánh đồng hành trong công việc, học tập của mọi người, không tốn kém nhiều chi phí lại có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta hãy biết ơn những người đẽ chế tạo ra  cây bút để nhở đó chúng ta có sự hỗ trợ đắc lực trong học tập và trong công việc hiện nay vẫn đáp ứng được theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Bình luận (0)
Ahwi
12 tháng 11 2017 lúc 21:16

Bút bi là một dụng cụ học tập quen thuộc của mỗi một học sinh và nó sẽ luôn gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn cũng như công việc.

“Nét chữ là nết người” – câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dânViệt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.

Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.

Bút bi được tạo thành từ 2 bộ phận chính là Vỏ bút và Ruột bút. Ở bộ phận thứ nhất là vỏ bút thường có chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn) được sử dụng để bào vệ các thiết bị bên trong, đồng thời làm cho cây bút được đẹp và sang trọng hơn. Vỏ bút thường có dạng hình ống trụ tròn dài từ 14-20cm, trên thân bút thường được in tên nhà sản xuất và một vài thông số kỹ thuật (tùy loại bút).

Để thu hút người dùng, các nhà sản xuất thường tạo ra nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú; hấp dẫn về màu sắc, kết hợp nhiều màu sắc (trắng – xanh – đỏ – vàng – tím – lục – lam…) để tăng tính mỹ thuật và làm đẹp thêm cho cây bút. Để hấp dẫn đối tượng học sinh, bút có thể mang hình dáng quá ngô, hay hình Doremon hoặc in hình các nhân vật truyện tranh, ngôi sao điện ảnh lên thân bút. Để tăng tính sang trọng cho cây bút, phụ vụ người làm việc công sở, kinh doanh, bút có thể được làm bóng óng ánh, mạ màu vàng hay màu bạc sáng chói, nhìn là biết sản phẩm cao cấp, mắc tiền.

Về chủng loại, bút bi có hàng nhập nước ngoài (hàng ngoại) và hàng sản xuất trong nước (hàng nội). Có người cho rằng “hàng ngoại nhập là tốt nhất” nhưng thực ra chưa phải là như thế. So về mặt giá cả của loại bút bình thường, bút bi nội có giá trung bình từ 1500 đồng đến 5000 đồng một cây, còn bút ngoại nhập có giá từ 5000 đồng đến 10000 đồng, thậm chí còn lên đến 15000 đồng một cây. Trong khi đó, so sánh về chất lượng, bút bi nội và bút bi ngoại đều có cùng dung tích mực, độ bền như nhau. Chính vì vậy, bút bi nội được các bạn học sinh ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn.

Ở bộ phận thứ hai là ruột bút có vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó có chứa mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen,…), có tác dụng giữ mực để đẩy mực ra ngoài khi chúng ta viết.

Trong ruột bút, ở phần đầu có một viên bi nhỏ (lăn tròn khi chúng ta viết) để làm điều hòa lượng mực có trong bút. Ruột bút thường được làm từ nhựa dẻo, rỗng để chứa mực đặc hoặc mực nước.

Đặc biệt, để làm nên cây bút bi thì không thể thiếu bộ phận đi kèm như: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở, tạo sự thuận lợi cho người dùng.

Cách sử dụng bút bi thì rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần vặn nhẹ, hoặc ấn nút hoặc rút nắp bút lên. Sau đó thì dặt bút xuống để viết, khi viết xong, chúng ta cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tránh làm rớt bút.

Cây bút bi là đồ vật không thể thiếu đối với người học sinh, nó vừa tiện lợi mà cũng rất thông dụng lại hiệu quả cao cho mọi công việc. Không chỉ học sinh mà những người làm văn phòng, làm kinh doanh cũng cần đến, bởi họ luôn phải ghi chép hay kí những hợp đồng hay những công trình nhận thi công.

Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. Đối với bản thân em, bút bi là dụng cụ học tập quan trọng, giúp em viết nên những nét chữ xinh xắn, tròn đẹp, viết nhanh và vẽ nên những gì em thích. Em không thể thiếu bút bi mỗi ngày đến lớp, vì vậy em rất yêu quý và gìn giữ bút bi mỗi ngày.

Bình luận (0)
I LOVE YOU SO MUCH
Xem chi tiết
Phương Anh (NTMH)
12 tháng 10 2016 lúc 13:15

Trong các loài cây, loài cây nào cũng mang trong mình một vẽ đẹp riêng của nó. Trong đó, em thích nhất cây bàng. Tuy nhiên nó không lộng lẫy, kiêu hãnh như hoa hồng cũng không rực rở như hoa phượng mỗi khi hè về nhưng mà em yêu chính đó là nét đẹp mộc mạc và giản dị của cây bàng. Không chỉ như vậy mà còn là một loài cây cũng gắn bó với rất nhiều kỉ niệm của thời học trò còn ngây thơ dại khờ.

( Tuy nhiên .... nhưng mà....) và (Không chỉ ... mà còn)  là cặp quan hệ từ nha bn

Bình luận (1)
Pham Ngoc Tram
Xem chi tiết
Lan Anh
15 tháng 3 2016 lúc 15:24


I.Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.
“Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dânViệt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc, xuất xứ:
Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930
quyết định và nghiênàÔng phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế

2. Cấu tạo: 2 bộ phận chính:
- Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
- Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
-Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

3. Phân loại:
- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng(có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)
-Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.
4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh , nhân hoá trong bài viết)
- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
- Bảo quản: Cẩn thận.

5. Ưu điểm, khuyết điểm:
-Ưu điểm:
+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
+ Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.
- Khuyết điểm:
+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.
6. Ý nghĩa:
- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người
- Dùng để viết, để vẽ.
- Những anh chị bút thể hiện tâm trạng.
Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão...của con người.
“ Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.”

III. Kết bài: kết luận và nhấn mạnh tầm quan trong của cây bút bi trong cuộc sống.
Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc. haha

Bình luận (0)
Hà Như Thuỷ
15 tháng 3 2016 lúc 16:37

1. Mở bài: Nêu khái quát vai trò của bút bi trong xã hội ngày nay (Bút máy là một dụng cụ học tập rất cần thiết cho người học sinh. Trong thời đại ngày nay, khi bút bi đang chiếm ưu thế thì bút máy vẫn được nhiều người sử dụng với ưu điểm mà bút bi không có được).

2. Thân bài: * Cấu tạo: + Ngày xưa bút (bút tay) chỉ có ngòi cắm vào cán bút (cán này không thể đựng mực hoặc dẫn mực được). Người viết phải luôn cầm theo lọ mựa, viết đến đâu chấm vào mực đến đó. + Ngày nay bút có câu tạo phức tạp hơn có phần ruột chứa được nhiều hơn, người viết chỉ cần bơm đầy mực là có thể sử dụng cả ngày không cần phải xách theo bình mực rất bất tiện gọi là bút máy. Bút máy có cấu tạo gồm hai phần: Vỏ viết: Được làm bằng nhựa (có khi bằng sắt …). Bên dưới là phần thân viết bao bọc bên ngoài để bảo quản cho ruột viết. Phần nắp đậy phía trên phần thân. (hai phần này có khi đồng bộ cùng màu  hoặc có màu sắc tương phản, phần nắp thường có màu sáng nổi bật). Ruột viết: Phần đầu để viết (tạo nét chữ) gồm có ngòi bằng kim loại. Có một lưỡi gà đỡ ngòi viết và điều hoà mực vừa đủ khi ngòi tạo chữ. – Phần dưới gồm một ống dẫn mực nhỏ xíu bên trong có một đầu cắm vào lưỡi gà. Một ống nhựa mềm dẻo đựng mực nối vào phần giữa bao bọc ngòi và lưỡi gà ở phần trên. -> Nhìn chung thì cấu tạo của cây viết rất đơn giản nhưng cũng rất tinh vi dần theo tháng năm. * Các loại bút: Bút Hồng Hà, bút Hê-rô, bút Trung Quốc 307, bút Kim Tinh … * Tác  dụng, cách bảo quản: – Bơm mực đầy ống nhựa bằng cách bóp mạnh rồi cấm phần đầu bút vào bình mực vào buông tay từ từ, mực bị hút vào ruột rất nhiều có thể sử dụng suốt buổi học rất tiện lợi. Không bị mực đổ vấy bẩn áo quần, tay chân, tập vở rất sạch sẽ. – Phần ngòi bút là phần quan trọng cho nên khi mua bút, người sử dụng cần lựa chọn ngòi thật kĩ. An nhẹ mũi ngòixuống giấy để tạo chữ kiểm tra độ êm tay của ngòi. – Cần giữ ngòi không bị tróc ra (gai) thì sẽ không thể viết được. Tránh mạnh tay để xuống bàn, ngòi đâm mạnh vào vật cứng tưa ra, đầu viết sẽ bị sốc, khó viết. Khi viết xong phải đậy nắp bút lại rồi mới đặt xuống bàn. – Mực lọc không có cặn để không làm tắc ống dẫn mực. Khi sử dụng lâu lâu ta cần phải rửa bút bằng nước nóng, lau khô bơm mực sử dụng tiếp. – Không vặn nắp bút quá chặt tay, nắp sẽ bể. Bỏ bút vào trong hộp dựng tránh rớt xuống đất dễ hư ngòi, bể vỏ. KB: Bút rất thiết thực của mọi người dân đặc biệt là với học sinh. Quí trọng và giữ gìn bút kĩ hơn.
Bình luận (0)
Dragon
3 tháng 12 2016 lúc 19:21

Trong cuộc sống của mỗi con người, đặc biệt là lứa tuổi học trò, bút bi - sản phẩm của trí tuệ con người và là một vật dụng quen thuộc vì nó đã gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn. Bởi học tập là học cả đời cả chặg đường dài đầy khó khăn và in quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ cx chính là cây bút bi.

Từ thuở xa xưa, khi sáng tạo ra được những ký tự, con người đã luôn khao khát lưu lại bằng văn bản những cuộc phiêu lưu như là một bằng chứng thể hiện khả năng chinh phục thiên nhiên, cuộc sống để lại cho thế hệ sau. Để làm được điều đó, người ta cần hai thứ : dụng cụ để viết và vật để lưu những ký tự đó.

Người Xume là những người đầu tiên ghi lại lịch sử trên những phiến đất sét. Cách thức này được gọi là “chữ hình nêm” tức chữ Ba Tư cổ), có từ khỏang 3.000 năm trước. Trong nền văn minh Ai Cập cổ, những người chép sử đã sử dụng cây sậy với đuôi được nhai nát để chấm lên chất màu. Dần dần, cùng với sự phát triển của chất màu, những cây sậy được “lên đời” thành dụng cụ sắc nhọn với đường rãnh ở cuối, dọn đường cho việc ra đời bút lông chim. Sau đó là đến bút máy từ giữa thế kỉ 19. Và chiếc bút bi đầu tiên được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.

Bút bi có nhiều loại như bút bi Thiên Long, bút bi Bến Nghé,…Mỗi loại bút đều có đặc điểm riêng nhưng chung một công dụng. Nhìn chung, bút bi có hình dạng trụ tròn, dài. Chiều dài có kích thước khoảng 13 đến 15cm, đường kính khoảng 1cm. Bút bi được cấu thành từ hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Bộ phận nào cũng đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự trọn vẹn của chiếc bút chúng ta cầm ở trên tay. Bộ phận vỏ bút có thể được làm bằng chất liệu nhựa là phổ biến, hoặc một số loại bút được nhà sản xuất làm bằng kim loại nhẹ. Bộ phận vỏ bút được thiết kế chắc chắn và đẹp, có thể bảo vệ được ruột bút ở bên trong. Để tăng tính sang trọng cho cây bút, phụ vụ người làm việc công sở, kinh doanh, bút có thể được làm bóng óng ánh, mạ màu vàng hay màu bạc sáng chói, nhìn là biết sản phẩm cao cấp, mắc tiền. Ở trên vỏ bút có thể được sáng tạo bởi nhiều họa tiết đẹp hoặc chỉ đơn giản là có dán tên nhà sản xuất, số lô sản xuất và màu sắc của chiếc bút. Có một số loại bút bi dành cho trẻ em, để thu hút được sức dùng thì nhà sản xuất đã tạo những họa tiết như hình các con vật, hình siêu nhân…Chính điều này sẽ khiến cho các em thích thú khi sử dụng chiếc bút bi xinh đẹp. Màu sắc của vỏ bút cũng đa dạng và phong phú như xanh, đỏ, tím, vàng…Các bạn học sinh hoặc người dùng có thể dựa vào sở thích của mình để chọn mua loại bút thích hợp nhất. Bộ phận thứ hai chính là ruột bút,giữ vai trò quan trọng để tạo nên một chiếc bút hoàn hỏa. Đây là bộ phận chứa mực, ở phần đầu có một viên bi nhỏ (lăn tròn khi chúng ta viết) giúp mực ra đều để có thể viết được chữa trên mặt giấy. Ruột bút chủ yếu làm bằng nhựa, bên trong rỗng để đựng mực. Ở một đầu có ngòi bút có viên bi nhỏ để tạo nên sự thông thoáng cho mực ra đều hơn. . Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, ngay sau khi được viết lên giấy. Những chiếc bút bi vừa rẻ tiền, vừa thuận tiện và không cần bảo dưỡng. Ở ruột bút có gắn một chiếc lò xo nhỏ có đàn hồi để người viết điều chỉnh được bút trong quá trình đóng bút và mở bút.Ngoài hai bộ phận chính này thì chiếc bút bi còn có nắp bút, nấp bấm, nắp đậy. Tất cả những bộ phận đó đều tạo nên sự hoàn chỉnh của chiếc bút bi bạn đang cầm trên tay.

Về chủng laọi gồm có hàng ngoại nhập và nội nhập. 1 số người ns:"hàng ngoại nhập là tốt nhất" nhưng thực ra chưa phải là như thế. So về mặt giá cả, bút bi nội nhập có giá trung bình từ 1000 đồng đến 4000 đồng một chiếc còn bút ngoại nhập có giá từ 5000 đồng đến 10000 đồng, thậm chí còn lên đến 15000 đồng một chiếc. Về chết lượng , cũng có cùng dung tích mực, đeộ bền như nhau but về giá cả thì có sự chênh lệch khá lớn nên bút nôi nhập được lứa tuổi học sinh sử dụng nhiều hơn.

Cáh sd r đgian Bấm bút để ngòi bút lộ ra. Khi viết, bi lăn truyền mực ra ngoài và khô ngay lập tức khi chạm mặt giấy. Bút bi có thể có nắp để đậy lại khi không dùng đến để bảo quản cho bút được bền hoặc nó dùng cách kéo đầu bi vào trong khi không dùng. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt. dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh bút rơi làm hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thể thay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu ngày không xài bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà ta chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút… cây bút của bạn có thể được phục hồi đấy! Nhìn bút, người ta biết được “đẳng cấp” của nhau, nhưng nhìn vào nét chữ người ta mới đoán được tính cách hay đánh giá được trình độ của nhau. “Một chiếc áo cà sa không làm nên ông thầy tu”, một cây bút tuy tốt, đắt tiền đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng mà thôi! Bút là vật vô tri, nên nó không tự làm nên những câu chữ có ý nghĩa nhưng nếu trong tay người chủ chuyên cần, hiếu học nó sẽ cho ra đời những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ “tài hoa” của những cây bút, người học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen vở sạch, chữ đẹp và luôn trau dồi kiến thức học tập… hãy biến chúng thành một người bạn thân thiết, một cánh tay đắc lực trong việc học tập bạn nhé!

Bút bì là người bạn rất qt đv cng, những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Cùng với sự phổ biến đối với trẻ nhỏ, mực bút bi phải không độc, và việc sản xuất bút và thành phần mực đã được quy định ở nhiều nước . Bút bi được thay cho bút máy vì những cây bút máy thgxuyênlàmrách,bẩn, giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng còn bút bi thì nhẹ, dễ sd và tiện lợi ở bất cứ đâu.

.

Bình luận (2)
Emma Watson
Xem chi tiết
Thảo Phương
27 tháng 8 2019 lúc 15:16

Gợi ý

. Đặc điểm:

Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn. Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ. Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre "bật ra hoa"...
Bình luận (0)
minh nguyet
27 tháng 8 2019 lúc 15:56

Tham khaỏ:

Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi.... đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ một mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường như chí khí bất khuất của con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy; dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời... “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”. Cứ thế, tre trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre, những cụ già bên chiếc chiếu tre... tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng. Đến khi người phải đánh giặc bảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù.Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng nên “thành đông Tổ quốc...”

Bình luận (0)
Trâm Anhh
27 tháng 8 2019 lúc 20:19

1. MỞ BÀI
Giới thiệu về cây tre Việt Nam: loài cây truyền thống gắn với dân tộc
2. THÂN BÀI
Cấu tạo, đặc điểm của cây tre(dáng tre thẳng, họ tre đông, rễ tre, lá tre, thân tre,…)
Công dụng của cây tre
Trong đời thường(làm nhà, làm đồ dùng, làm đồ chơi cho trẻ,...)
Trong lao động(làm cán cuốc, làm cán cày)
Trong chiến đấu(vũ khí lợi hại)
Biểu tượng của cây tre(tinh thần đoàn kết, tính kiên cường, bất khuất,...)

3. KẾT BÀI
Khẳng định sự gắn bó lâu bền keo sơn của thế hệ người Việt với cây tre
Tôn vinh giá trị vĩnh cửu của cây tre trong nền văn hóa Việt.

Bình luận (0)