phân tích rõ bài thơ : mẹ và quả
hộ mik với mina
phân tích bài thơ sang thu hộ mik với các bạn thân mến
TK#
Mùa thu là đề tài muôn thuở của thơ ca cổ kim, ta bắt gặp một không gian thấm đẫm chất thu của Nguyễn Du: “Người lên ngựa, kẻ chia bào/ Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”; ta lại gặp một mùa thu rất hiện đại trong thơ Xuân Diệu: “Đây mùa thu tới, mùa thu tới/ Với áo mơ phai dệt lá vàng”. Các nhà thơ đều có những khám phá, phát hiện riêng về mùa thu. Nhưng ít có nhà thơ nào lại có những cảm nhận tinh tế về bước chuyển mình từ hạ sang thu như nhà thơ Hữu Thỉnh trong bài “Sang thu”.
Bài thơ được sáng tác năm 1977, in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”. Ngay từ nhan đề của bài thơ đã gợi cho người đọc về khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên, và còn đâu đó ẩn dấu khoảnh khắc giao mùa của đời người. Khổ thơ đầu là những cảm nhận vô cùng tinh tế, là giác quan nhạy bén của tác giả để cảm biết được hết những mong manh tín hiệu khi thu về:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Cảm nhận đầu tiên của tác giả chính là hương ổi, một mùi hương thật thân quen, gần gũi. Hương ổi kết hợp với từ “bỗng” gợi lên biết bao cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng, cùng với đó là động từ “phả” cho thấy hương thơm đậm sánh lại hòa vào trong cơn gió se se của mùa thu. Không chỉ vậy từ phả còn cho thấy tư thế chủ động của hương ổi, khiến hương thơm càng sánh, càng đậm hơn.
Hương ổi cũng gợi nên không gian rất làng quê với những ngõ xóm sum suê cây lá, đó chính là hương vị mùa thu chỉ có riêng trong thơ Hữu Thỉnh. “Sương chùng chình” – nghệ thuật nhân hóa, cho ta thấy dáng vẻ của sương cũng như đang quyến luyến, cố đi chậm thật chậm để tận hưởng nốt cái ấm áp của mùa hè, dường như nó chưa muốn bước hẳn sang thu. Với hệ thống hình ảnh độc đáo, miêu tả sinh động tác giả đã miêu tả một cách tài tình những dấu hiệu đầu tiên của mùa thu.
Trước những tín hiệu thu về lòng người dường như cũng có sự băn khoăn, xốn xang. Tình thái từ “Hình như” diễn đạt cảm xúc mơ hồ, chưa xác định, dường như nhà thơ vẫn còn đôi chút băn khoăn, đôi chút ngỡ ngàng: liệu có phải mùa thu đã đến thật không? Khổ thơ là những cảm nhận tinh tế, mới mẻ của tác giả lúc thu sang.
Ẩn sau những thay đổi của đất trời khi sang thu là tâm hồn tinh tế của nhà thơ, là niềm vui, hạnh phúc khi thu về. Những băn khoăn của tác giả ở khổ thơ trên, đã được giải đáp bằng những tín hiệu của đất trời thấm đẫm chất thu:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Bắt đầu từ những khúc sông “dềnh dàng”, chậm chạp chảy, ta không còn thấy cái dữ dội, những dòng nước cuồn cuộn như mùa hè nữa mà thay vào đó là dòng sông thu vô cùng trong trẻo, tĩnh lặng, chảy hiền hòa như đang ngẫm ngợi điều gì. Nghệ thuật nhân hóa khiến dòng sông như đang nghỉ ngơi sau một mùa hạ cuộn xiết chảy.
Ngược lại những chú chim lại vội vã về phương Nam tránh rét, đồng thời cũng gợi lên những lo toan, tất bật của cuộc sống đời thường. Hình ảnh đặc sắc nhất là đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”. Nghệ thuật nhân hóa khiến đám mây vừa hư vừa thực, tái hiện được nhịp điệu của thời gian. Đồng thời tác giả cũng hữu hình hóa cánh cổng thời gian vốn vô hình qua hình ảnh đám ấy.
Khoảnh khắc giao mùa hiện lên tinh tế, sống động qua những câu thơ giàu chất tạo hình. Ông quả là một người tinh tế và nhạy cảm khi nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong khoảnh khắc giao mùa. Khổ thơ cuối cùng lại thể hiện rõ hơn nữa sự tinh tế của tác giả trong việc khám phá những biến chuyển của đất trời từ cuối hạ sang thu:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Hữu Thỉnh sử dụng linh hoạt phép đối “vẫn còn – vơi dần” , “nắng – mưa” gợi sự vận động ngược chiều của các hiện tượng thiên nhiên tiêu biểu cho hai mùa. Những cơn mưa mùa hè đã vơi dần, bớt dần; nắng cũng không còn chói gắt, làm người ta lóa mắt nữa mà đã là ánh nắng mùa thu dịu nhẹ như màu mật ong.
Tín hiệu thu về đã rõ nét hơn bao giờ hết. Cái đặc sắc, tinh nhạy của Hữu Thỉnh còn được thể trong cách ông sắp xếp từ ngữ giảm dần về mức độ: vẫn còn – vơi – bớt cho thấy sự nhạt dần của mùa hạ, và mùa thu mỗi ngày lại đậm nét hơn. Hai câu thơ cuối thể hiện những chiêm nghiệm, suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời, con người của tác giả:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Bên hàng cây đứng tuổi
Câu thơ vừa mang ý nghĩa tả thực lại vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Trước hết về ý nghĩa tả thực: sấm là hiện tượng tự nhiên, thường là dấu hiệu của những cơn mưa rào mùa hạ. Sang thu tiếng sấm cũng trở nên nhỏ hơn, không còn đủ sức lay động những hàng cây đã trải qua bao mùa thay lá nữa.
Bên cạnh đó tiếng sấm còn để chỉ những biến động bất thường của cuộc đời, những gian nan, thử thách mà mỗi chúng ta phải trải qua. Tương ứng với nghĩa biểu tượng của “sấm” , “hàng cây đứng tuổi” là biểu trưng cho những con người trưởng thành, đã trải qua biết bao sóng gió, giông tố trong cuộc đời. Bởi vậy, dù có thêm những bất thường, biến động cũng không dễ dàng khiến họ lung lay, gục ngã; họ trở nên bình tĩnh, ung dung hơn trước những biến cố, thăng trầm của cuộc sống.
Bằng giác quan nhạy bén, Hữu Thỉnh đã xuất sắc ghi lại khoảnh khắc giao mùa của đất trời từ hạ sang thu. Tái hiện bức tranh đẹp đẽ nhiều hương sắc, nhiều phong vị rất đặc trưng của đất Bắc. Cùng với đó là thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu, ngôn ngữ mộc mạc giản dị mà cũng vô cùng sâu sắc đã góp phần tạo nên thành công của tác phẩm.
TK :
Khoảnh khắc giao mùa giữa “Nàng Hạ” và “Nàng Thu” có lẽ là khoảnh khắc lạ lùng, xốn xang nhất của tự nhiên. Và bởi thế, nó gieo vào lòng người những xôn xao rung động khiến ta cũng như giao hoà, đồng điệu. Những nét đẹp tinh tế, êm ái ấy thơ ca nào mà cưỡng lại được! Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử,... từng có bao áng thơ rung rinh về thời khắc đặc biệt ấy. Và Hữu Thỉnh cũng nhè nhẹ góp “một chút này” cho thi đề giao mùa: bài thơ “Sang thu”.
Nét đẹp chuyển thu của bài thơ là vẻ đẹp tinh tế, dịu dàng. Mở đầu bài thơ là sự chuyển động rất tinh vi của sự sống khi hạ dần qua và thu đang đến. Không như những nhà thơ khác cảm nhận màu thu qua sắc vàng của hoa cúc, của lá ngô đồng hay qua tiếng lá khô xào xạc:
“Ơ hay! Buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi... vàng rơi... Thu mênh mông”
(Bích Khê)
“Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”
(Lưu Trọng Lư)
Cũng không day dứt, run rẩy như những câu thơ Xuân Diệu:
“Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”,...
Hữu Thỉnh đón nhận mùa thu từ những dấu hiệu đời thường, gần gũi:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se”
Giữa những âm thanh, màu sắc và hương vị đặc trưng của mùa thu đang lan toả, chỉ có "hương ổi" làm nhà thơ bất chợt xao lòng. Đó là thứ hương vị thật dễ dàng để nhận ra ở chốn làng quê thôn dã. Nhưng có phải bởi quen thuộc quá nên đôi khi ta lãng đãng bỏ quên? Để đến khi nhận ra hết thảy chúng ta đều không khỏi bất ngờ: “Bỗng nhận ra hương ổi”. "Hương ổi" không chỉ lan toả mà còn vận động rất mạnh trong không gian: “phả vào trong gió se” như muốn quyện vào để giao hòa với gió. Có lẽ đó là sức sống dạt dào mà Hạ muốn tặng cho Thu chăng? Cơn gió se cũng là hình ảnh rất giản dị, quen thuộc. Đó là chút gió heo may se se lành lạnh mỗi độ đầu thu rất đặc trưng của miền Bắc Việt Nam. Trước Cách mạng, Xuân Diệu từng bị ám ảnh khôn nguôi bởi những làn gió ấy:
“Đã nghe rét mướt luồn trong gió”
“Những luồng run rẩy rung rinh lá”,...
Có điều đó có lẽ bởi nhà thơ của những cảm xúc cảm giác đang độ tuổi thanh xuân rạo rực đang khao khát uống trọn những rung động thiên nhiên. Hữu Thỉnh thì khác, không chỉ bởi đây là khoảng khắc đầu thu dìu dịu mà còn bởi tuổi tác đã vững vàng, ông có đủ cái “tĩnh” để lặng lẽ quan sát những chuyến động của tự nhiên. Và như thế, “Sang thu” sẽ còn mang vẻ đẹp của một tâm hồn nhạy cảm mà điềm đạm, sâu sắc.
Màn sương thu hình như cũng muốn tận hưởng trọn vẹn hương thơm ngọt ngào và cái lạnh tinh vi đó mà "chùng chình" chưa muốn tan đi.
“Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
Không gian có sự hoà hợp giữa hương ổi dịu dàng, gió thu nhẹ nhẹ và sương thu mơ màng tạo nên một ấn tượng đặc biệt mà ta khó lòng quên được. "Chùng chình" là sự cố ý muốn làm chậm lại, rung rinh, lay động (sự rung rinh lay động của làn sương hay là sự rung động trong tâm hồn nhà thơ Hữu Thỉnh?). Vạn vật trong thời khắc chuyển mùa vì thế càng trở nên duyên dáng, nhịp nhàng. Cảm quan tinh tế cùa nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng, rất duyên đó để rồi xao xuyến: "Hình như thu đã về". Lời reo vui cũng thì thầm nhỏ nhẹ, bâng khuâng vang lên trong lòng Hữu Thỉnh như bước đi của mùa thu.
Sau giây phút ngỡ ngàng và khe khẽ mừng vui, tác giả lấy lại được cái điềm đạm vốn có để tiếp tục ngắm nhìn thiên nhiên đất trời:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu".
“Thu đã về” để sông không phải lo cuồn cuộn cuốn đi con lũ mùa hạ mà “được lúc” nghỉ ngơi “dềnh dàng”. Nhưng đàn chim cũng vì thế mà “bắt đầu” lo cho cái rét đang đến gần mà “vội vã" bay đi. Hai câu thơ đối nhau rất nhịp nhàng cân đối đồng thời dựng lên hai hình ảnh đối lập nhau: Sông dưới mật đất, chim ở trên trời; sông “dềnh dàng” chậm rãi, chim “vội vã” lo lắng,... Hai hình ảnh xinh xắn đó được đặt cạnh nhau để khái quát không gian mặt đất và bầu trời. Đọc đến đây, ta nhớ đến hai câu thơ của Huy Cận cũng có sức bao quát như thế:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.”
Nhưng hai câu thơ của nhà thơ “Tràng giang” gợi nỗi rợn ngợp, bơ vơ thoáng chút thảng thốt, hãi hùng: mây liên tiếp nở bung ra “đùn núi bạc” như muốn phủ lấp tất thảy, cánh chim cô đơn mỏng manh như đang sa xuống mặt đất cùng ráng chiều. Còn ở đây, trong câu thơ Hữu Thỉnh, mặt đất êm đềm như dòng sông đang lắng mình suy tư; bầu trời cũng như nhỏ lại, ấm áp hơn theo nhịp vận động “vội vàng” của cánh chim chăm chỉ. Huống chi, trên nền trời ấy còn có hình ảnh một “đám mây mùa hạ / vắt nửa mình sang thu" diệu kì như chiếc cầu vồng rực rỡ sắc màu. Hình ảnh ấy khiến lòng ta rung động, không phải là "lớp lớp mây cao đùn núi bạc" hay "mây biếc về đâu bay gấp gấp" mà lại là "đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu". Có thể là một đám, hai đám hay nhiều hơn nữa nhưng có lẽ trong Sang thu mây không thể nào "lớp lớp mây cao" được. Vì mùa thu mới bắt đầu chưa thể nhuốm đượm lên "lớp lớp" sự vật được. Hình ảnh đám mây là một phát hiện rất mới lạ và độc đáo của Hữu Thĩnh. Bức tranh chuyển mùa vì thế càng trở nên sinh động, giàu sắc gợi cảm.
Không chi cảnh vật mà cả những dấu hiệu của thiên nhiên thời tiết cũng đang ngả dần sang mùa thu dịu mát:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần trong mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Nắng, mưa, sấm đã là của cuối mùa nắng lửa. Ánh nắng chói chang ngày nào nay đã "vơi dần trong mưa" trở nên mát mẻ, dễ chịu hơn nhiều. Hai câu thơ cuối cùng gợi cho ta nhiều suy nghĩ, liên tưởng thú vị.
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi “…
Câu thơ không đơn thuần chỉ là giọng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy nghĩ chiêm nghiệm về đời người. Nhìn cảnh vật biến chuyển khi thu mới bắt đầu, Hữu Thỉnh nghĩ đến cuộc đời khi đã "đứng tuồi". Phải chăng mùa thu của đời người là sự khép lại những tháng ngày sôi nổi với những bất thường của tuổi trẻ và mở ra một mùa mới, một không gian mới, yên tĩnh, trầm lắng hơn. Hai hình ảnh "sấm" và "hàng cây đứng tuổi" vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng cho thấy một Hữu Thỉnh rất đỗi tinh tế, nhạy bén trong cảm nhận và liên tưởng. Thu không đánh thức ta bằng những âm thanh vang động, màu sắc lộng lẫy, hương vị ngạt ngào mà gieo vào lòng ta những thoáng xao động, mơ màng, gợi trong ta những suy nghĩ sâu xa về cuộc sống. Có lẽ vì thế mà thơ thu, trong đó có Sang thu của Hữu Thỉnh rất giàu ý nghĩa.
Thời khắc “Sang thu” trong bài thơ của Hữu Thỉnh mang một vẻ đẹp tinh tế, trong sáng và dịu nhẹ. Đó là mùa thu của những rung động hồn nhiên, giản dị trong tâm hồn một người thơ đã “đứng tuổi". Và cũng bởi vậy, bài thơ không chỉ đẹp bởi những hình ảnh thơ xinh xắn, đáng yêu mà còn bời một tâm hồn nhạy cảm, giàu chất suy tư và rất đỗi nhân hậu với cuộc đời.
Tham khảo nha em:
Hữu Thỉnh là thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, thơ ông thường chứa đựng cảm xúc tha thiết, chân thành và rất giàu chất suy tư, triết lý. Sang thu cũng là một tác phẩm như vậy. Bài thơ được khơi nguồn cảm xúc từ khoảnh khắc giao mùa nhưng đằng sau đó còn là cảm xúc của tác giả về đời người lúc sang thu.
Tính chất suy tư, triết lí trong thơ Hữu Thỉnh được thể hiện ngay từ nhan đề bài thơ. Sang thu không chỉ là khoảnh khắc giao mùa của đất trời khi hè đã qua và mùa thu đang cựa mình đi tới. Mà sang thu còn ẩn dụ về cuộc đời con người. Đây là thời điểm con người đã sang thu, đã trải qua biết bao sóng gió, bởi vậy cũng trở nên vững vàng hơn trước mọi cơn giông bão của cuộc đời.
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Tín hiệu đầu tiên mà tác giả cảm nhận được chính là hương ổi, một mùi hương thật dung dị, đậm chất thôn quê. Hương ổi thật chủ động, tự nhiên “phả vào trong gió se”. Với động từ “phả” tác giả đã miêu tả được hương thơm đậm đà như sánh lại, quyện lại và ùa vào gió se đầu thu. Sau sự cảm nhận về thính giác, tác giả tiếp tục cảm nhận mùa thu bằng thị giác với những đám sương chùng chình đi qua ngõ. Nghệ thuật nhân hóa cùng từ láy “chùng chình” đã làm cho làn sương trở nên sinh động, có hồn. Câu thơ như gợi ra trước mắt người đọc hình ảnh những hạt sương li ti, bé nhỏ, giăng mắc với nhau tạo thành màn sương mỏng nhẹ. Dáng đi của nó cũng thật chậm rãi, thong thả trước cửa ngưỡng mùa thu, như còn đang lưu luyến, bịn rịn với mùa hè.
Trong giờ phút giao mùa ấy, lòng nhà thơ như đắm chìm vào không gian bàng bạc chất thu. Đó là cảm giác bất ngờ khi gặp tín hiệu thu về “bỗng” - là sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng, một niềm vui, một thoáng xúc động trước những khoảnh khắc thu thật thu, con người thoát khỏi bộn bề cuộc sống để hòa mình vào thiên nhiên. Và tiếp đến là những mong manh cảm xúc, một chút bối rối tự hỏi mình “hình như”. Tình thái từ thể hiện rõ sự bâng khuâng, xao xuyến trong lòng thi nhân khi nhận ra những tín hiệu mùa thu. Hữu Thỉnh quả là người có giác quan vô cùng nhạy cảm thì ông mới có những cảm nhận tinh tế đến vậy về phút giao mùa.
Sang đến khổ thơ thứ hai, bức tranh mùa thu đã có những chuyển biến rõ ràng, đậm nét hơn. Từ không gian ngõ vườn nhỏ bé, Hữu Thỉnh vươn ngòi bút của mình đến không gian rộng lớn hơn, không gian bầu trời, sông nước. Dòng sông hiền hòa, thong thả chảy không còn cuồn cuộn, đỏ ngầu như những ngày nước lũ mùa hè. Đối lập với hình ảnh dòng sông là hình ảnh những cánh chim vội vã. Dường như những cơn gió se lạnh đã đâu đó len lỏi trong không gian bởi vậy những loài chim phải vội vã bay về phương nam tránh rét. Cách ông dùng từ cũng hết sức tinh tế: “bắt đầu”, chỉ mới là bắt đầu chứ chưa hẳn là vội vã bởi thu cũng chỉ mới chớm sang thôi. Mọi sự vật hiện tượng chuyển động thật thong thả, khẽ khàng bởi vậy chỉ có những tâm hồn tinh tế mới nhận thấy được.
Hai câu thơ sau là một điểm nhấn, tạo nên sự độc đáo cho bức tranh mùa thu: “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”. Đây là trường liên tưởng hết sức mới mẻ, độc đáo, gợi ra khung cảnh một làn mây mỏng nhẹ, đang uyển chuyển cựa mình chuyển bước sang thu. Đồng thời cũng có thấy tâm trạng lưu luyến, bịn rịn của đám mây: nửa lưu luyến mùa hạ, nửa háo hức nghiêng mình hẳn sang thu. Ở đoạn này tác giả tỏ ra hết sức tài tình khi mượn cái hữu hình của đám mây để gợi ra cái vô hình của không gian, ranh giới giao mùa. Thể hiện trường liên tưởng thú vị này không chỉ là cảm nhận bằng thị giác mà còn được cảm nhận chính bằng tâm hồn tinh tế nhạy cảm và lòng yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ.
Bức tranh mùa thu dường như được hoàn chỉnh, rõ nét hơn qua hai câu thơ tiếp theo: “Vẫn còn bao nhiêu nắng/ Đã vơi dần cơn mưa”. Mùa thu hiện ra rõ nét hơn qua sự thay đổi của các hiện tượng thiên nhiên: mưa, sấm – vốn là những dấu hiệu đặc trưng của mùa hạ, nay cũng “vơi dần”, “bớt bất ngờ”, mùa thu ngày một đậm nét hơn. Sau những cảm nhận ấy, lắng lại là những suy tư chiêm nghiệm của tác giả về con người về cuộc đời:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Câu thơ trước hết mang ý nghĩa tả thực: sang thu những cơn mưa lớn kèm sấm đã vơi dần, bớt dần, đồng thời trải qua một mùa hè đầy giông bão những hàng cây đã không còn giật mình bởi những tiếng sấm mùa hạ nữa. Nhưng bên cạnh đó, câu thơ còn mang ý nghĩa biểu tượng: “sấm” là những vang động, những biến cố mà con người đã trải qua trong cuộc đời; “hàng cây đứng tuổi” là những con người trưởng thành đã từng trải qua bao thăng trầm, biến cố. Từ ý nghĩa đó nhà thơ gửi gắm suy tư, chiêm nghiệm của mình: khi con người đã trải qua những giông bão của cuộc đời sẽ bình tĩnh hơn trước những bất thường, những tác động của ngoại cảnh. Câu thơ chất chứa biết bao suy tư, chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời, về con người.
Hữu Thỉnh sử dụng thể thơ năm chữ tài hoa, giàu nhịp điệu. Bài thơ có nhịp điệu chậm, nhẹ nhàng, sâu lắng như chính bước đi chậm trãi của thời gian trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu. Lớp ngôn từ giản dị, giàu giá trị tạo hình: phả, vắt, chùng chình, dềnh dàng, vội vã,… diễn tả tinh tế những dấu hiệu mùa thu. Ngoài ra ông còn có những trường liên tưởng bất ngờ, độc đáo làm tứ thơ sinh động, hấp dẫn hơn. Hình ảnh thơ có chọn lọc, đặc sắc mang nét đặc trưng của thời tiết lúc giao mùa: hạ - thu.
Tác phẩm đã đem đến cho thi ca Việt Nam một bức tranh phong cảnh sang thu thật đặc biệt, ý nghĩa. Đồng thời qua bài thơ ta còn thấy được những cảm nhận tinh tế của tác giả trong việc tái hiện khoảnh khắc chuyển mùa từ hạ sang thu với sự giao thoa của nhiều lớp nghĩa: đất trời khi sang thu, đời sống sang thu và đời người sang thu.
Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ ở hai câu thơ đầu bài Mẹ và quả?
Phân tích bức tranh thiên nhiên trong câu thơ đầu của bài Cảnh khuya Phân tích tâm trạng của hai câu thơ cuối
Làm hộ mik vs. Mik cần gấp ak
Tham Khảo
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”
Trước vẻ đẹp của thiên nhiên, Bác đã phải thốt lên đây là một cảnh thật hiếm có, giống như một bức tranh của một người nghệ sĩ tài hoa. Nhưng ở bức tranh thơ mộng đó, con người hiện lại lên với những nỗi niềm trăn trở. Người “chưa ngủ” có phải vì khung cảnh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng. Điều ấy khiến cho nhà thơ qua say mê trước vẻ đẹp đó mà quên rằng đêm đã về khuya. Hay phải chăng Người “chưa ngủ” là vì “lo nỗi nước nhà”? Có thể thấy được rằng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn mang một nỗi lo cho đất nước, cho nhân dân. Với chủ tịch Hồ Chí Minh, đất nước tươi đẹp phải được độc lập, nhân dân phải được hạnh phúc.
Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến với vai trò một nhà cách mạng vĩ đại, mà còn là một nhà thơ nhà văn lớn của dân tộc. Một trong những bài thơ rất nổi tiếng của Người là “Cảnh khuya”. Bài thơ đã miêu tả cảnh ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc cũng như thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ.
Trước hết, hai câu thơ đầu tiên đã khắc họa khung cảnh cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Đêm xuống, trăng càng sáng và lan tỏa khắp mọi không gian. Trong rừng vắng lắng, nhân vật trữ tình càng nghe thấy rõ được tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng như âm thanh của tiếng hát sâu lắng. Bác đã vận dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh để diễn tả tiếng suối.
Không chỉ dừng lại ở đó, ánh trăng chiến khu cũng được Bác khắc họa sinh động. Hình ảnh trăng trong thơ Bác vốn đã rất quen thuộc:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
(Ngắm trăng)
Còn trong “Cảnh khuya”, ánh trăng được Bác diễn tả qua câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” với hai cách hiểu cho người đọc. Đầu tiên là hình ảnh ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian núi rừng Việt Bắc đều ngập trong ánh trăng. Cách hiểu thứ hai là ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa. Cả hai cách hiểu đều cho thấy vẻ đẹp của ánh trăng. Ánh trăng đã trở thành người bạn tri kỷ của nhà thơ ngay cả nơi núi rừng hoang sơ. Bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc dưới cái nhìn của một thi sĩ được hiện lên với nét đẹp thơ mộng, và đầy hoang sơ.
Không chỉ khắc họa thiên nhiên trong đêm trăng, Bác còn gửi gắm tâm trạng của mình:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”
Trước vẻ đẹp của thiên nhiên, Bác đã phải thốt lên đây là một cảnh thật hiếm có, giống như một bức tranh của một người nghệ sĩ tài hoa. Nhưng ở bức tranh thơ mộng đó, con người hiện lại lên với những nỗi niềm trăn trở. Người “chưa ngủ” có phải vì khung cảnh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng. Điều ấy khiến cho nhà thơ qua say mê trước vẻ đẹp đó mà quên rằng đêm đã về khuya. Hay phải chăng Người “chưa ngủ” là vì “lo nỗi nước nhà”? Có thể thấy được rằng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn mang một nỗi lo cho đất nước, cho nhân dân. Với chủ tịch Hồ Chí Minh, đất nước tươi đẹp phải được độc lập, nhân dân phải được hạnh phúc.
Như vậy, bài thơ “Cảnh khuya” mang những nét tiêu biểu cho phong cách nội dung và nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
2 câu thơ này cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của nhà thơ Hồ Chí Minh-anh hùng dân tọc danh nhân văn hoá thế giới . Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến "người chưa ngủ" ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ.
- Diệp ngữ " chưa ngủ" đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người.Bác "chưa ngủ" không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Cụm từ "chưa ngủ" được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.
Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong bài thơ " MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃO "
tìm phép điệp trong khổ thơ đầu và phép đối trong khổ thứ hai và phân tích tác dụng của biện pháp đó trong bài thơ Mẹ và Quả của Nguyễn Khoa Điềm
phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ :"vầng trăng thàng tri kỉ "nêu tên một bài thơ khác mà em đã học trong trương trình ngữ văn trung học cơ sở hiện tại cũng viết về trăng và nêu rõ tên bài thơ ấy.
mik ko biết
Em có nhận xét gì về cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của người con với mẹ trong bài thơ này? Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ để làm rõ ý kiến của em.
một cách trực tiếp, sự tiếc nuối, thương xót đối với mẹ, sự yêu thương, kính trọng đối với mẹ.
– Biện pháp tu từ so sánh mẹ với cau để thấy được sự vất vả, hy sinh, tần tảo của mẹ. Qua đó thể hiện sự thương xót, trân trọng mẹ.
+ Hình ảnh “Con nâng trên tay” thể hiện sự yêu thương, nâng niu, gìn giữ, coi trọng.
+ “Không cầm được lệ” nhà thơ xót xa, tiếc nuối về sự già đi nhanh chóng của mẹ.
Em có nhận xét gì về cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của người con với mẹ trong bài thơ này? Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ để làm rõ ý kiến của em.
- Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của người con với mẹ trong bài thơ: Tình cảm yêu thương, trân quý mẹ lại càng xót xa, ngậm ngùi khi tuổi già ập đến với mẹ, trách giận thời gian trôi quá nhanh.
- Hình ảnh mẹ trong bài thơ được đặt trong sự đối sánh với hình ảnh cau. Đối sánh trên những phương diện: Hình dáng, màu sắc (màu lá, màu tóc) ; chiều cao.
+ Lưng còng – thẳng
+ Ngọn xanh rờn - đầu bạc trắng
+ Cao – thấp
+ Gần giời – gần đất
+ Cau khô – (mẹ) gầy
- Tác giả sử dụng những biện pháp tu từ:
+ Đối lập: Hình ảnh mẹ và cây cau, gợi lên một cách xót xa hình ảnh người mẹ khi già đi, biểu đạt niềm thương cảm của người con đối với mẹ.
+ So sánh: Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ có tác dụng làm cho bài thơ tăng tính gợi hình, biểu cảm.
GIẢI HỘ MIK BÀI NÀY VỚI ĐIIIIIII . GIẢI GIÚP MIK BÀI NÀY NAH . Đ VÀ RÕ RÀNG NHÁ . ( ĐỌC TIẾP ) ĐI NHA