Những câu hỏi liên quan
Sói92 Channel
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
24 tháng 12 2021 lúc 13:34

Nguyên nhân bùng nổ cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

- Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Vì vậy, nhân dân ngày càng chán ghét chế độ Nga hoàng thối nát.

- Thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) càng làm cho nền kinh tế, chính trị, xã hội ở Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng hơn.

- Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công nổ ra khắp nước Nga với khẩu hiệu "Đánh đổ chế độ chuyên chế", "Đả đảo chiến tranh", "Ngày làm 8 giờ", lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra trong những năm 1905 - 1907.

* Nguyên nhân bùng nổ cách mạng tháng 2:

- Đầu thế kỉ XX, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng.

- Nga hoàng đã đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả nghiêm trọng.

- Kinh tế: Kiệt quệ vì chiến tranh; nạn đói xảy ra ở nhiều nơi; công nghiệp, nông nghiệp đình đốn.

- Đời sống của nông dân vô cùng cực khổ.

* Diễn biến tháng 2 năm 1917:

- Ngày 23/2/1917, cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-gơ-rát.

- Phong trào nhanh chóng chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.

- Do Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo.

- Công nhân, nông dân và binh lính là lực lượng kháng chiến chính.

*) Diễn biến tháng 10 năm 1917 :

- Ngày 7/10, Lê-min về nước chỉ đạo cách mạng

- Đêm 24/10, quân khởi nghĩa chiếm toàn bộ Pê-tơ-rô-grat

- Đêm 25/10, quân khởi nghoã tấn công Cung điện Mùa Đông

+ Các bộ trưởng của chính phủ bị bắt

+ Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ

- Đầu năm 1918, cách mạng thắng lợi trên toàn nước Nga

Ý nghĩa của cách mạng tháng 10 năm 1917 : 

Đối với nước Nga :

-Làm thay đổi hòan tòan vận mệnh đất  nước   và số phận  hàng triệu con người Nga .

-Đưa những người lao động lên chính quyền ,xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa .

Đối với thế giới :

-Dẫn  đến biến đổi lớn lao trên thế  giới.

-Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu  cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản , nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức .

-Tạo ra những điếu kiện thuận lợi  cho sự phát triển của phong trào cộng sản  và công nhân quốc tế , phong trào giải phóng dân tộc  ở nhiều nước.

Bình luận (1)
lạc lạc
24 tháng 12 2021 lúc 13:34

tham khảo :

undefinedundefined

Bình luận (0)
cham minh
Xem chi tiết
nthv_.
18 tháng 12 2021 lúc 15:29

Em tham khảo:

Bình luận (0)
le quyen
Xem chi tiết
Luyện Thanh Mai
Xem chi tiết
Phương Dung
25 tháng 12 2020 lúc 19:40

* Nguyên nhân

- Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song. Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài.

- Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bônsêvích đã xác định cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng Xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời).

- Đầu tháng 10/1917, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin đã về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

* Diễn biến:

- Đêm ngày 24/10 Lê – nin đến điện Xmô – nưi trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa

- Quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Pê – tơ – rô – grat và bao vây cung điện Mùa Đông

- Đêm 25 /10 chiếm được cung điện Mùa Đông

- Đầu năm 1918 khởi nghĩa giành thắng lợi ở Matxcova

* Kết quả: Các bộ trưởng của Chính phủ bị bắt, Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ hoàn toàn. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga đã giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn

* Ý nghĩa lịch sử:

- Đối với nước Nga:

+  Làm thay đổi vận mệnh đất nước và số  phận của hàng triệu con người ở Nga

+ Lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng đã đưa những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới  (chế độ XHCN)

- Đối với thế giới:

+ Làm thay đổi thế giới  và để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản  và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước

Bình luận (0)
Chi Phạm Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
7 tháng 1 2022 lúc 10:39
1. Nguyên nhân xảy ra Cách mạng tháng Mười Nga

Sau Cách mạng tháng Hai, tình hình nước Nga tồn tại song song hai chính quyền đó là: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân và binh lính. Sau khi nắm được chính quyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng.

Trái với kỳ vọng của người dân Nga, lãnh đạo chính phủ lâm thời là Alexander Kerensky vẫn muốn nước Nga tiếp tục tham gia Thế chiến thứ nhất để tranh giành quyền lực với Đế quốc Đức và Đế quốc Áo – Hung, bất kể việc đất nước đã trở nên kiệt quệ và thương vong của binh sỹ đã quá lớn (tới giữa năm 1917, gần 2 triệu lính Nga đã tử trận và khoảng 5 triệu bị thương). Tâm lý phản chiến dâng cao trong binh sỹ, người dân ở hậu phương cũng bất bình vì hy vọng có được hòa bình đã tan vỡ.

Trong hoàn cảnh đó, lãnh tụ của Đảng Bôn-sê-vích, Vladimir llyich Lenin từ Thụy Sĩ trở về nhà ga Phần Lan ngày 3 tháng 4 năm 1917 đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân Pê-tơ-rô-grát.

Cáng ngày chính phủ lâm thời của Kerensky càng tỏ ra yếu kém, bất lực, không thể điều hành nổi đất nước. Từ mùa thu năm 1917, nước Nga đã lâm vào một cuộc khủng hoảng rất trầm trọng. Nền kinh tế đất nước đứng trước thảm họa, sản xuất công nghiệp chỉ bằng 36,4% so với năm trước, nông nghiệp cũng sụt giảm, giao thông vận tải hầu như bị tê liệt. Nạn đói đã xảy ra ở nhiều vùng trong nước, nhất là ở các thành phố. Ngoài mặt trận, quân đội Nga tan rã hàng loạt, quân đội Đức liên tiếp chiếm được nhiều vùng lãnh thổ của Nga. Trong hoàn cảnh đó, người dân Nga cảm thấy rất bất bình với Chính phủ lâm thời.

Vào đầu tháng 10 năm 1917 không khí cách mạng bao trùm cả nước Nga, Lenin về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

2. Diễn biến của Cách mạng tháng Mười Nga

– Tháng 4/1917: Lê-nin đã thông qua Đảng Bôn-sê-vích để trình bày  Luận cương tháng Tư chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay Xô viết”.

– Ðầu tháng 7/1917, Chính phủ lâm thời thực hiện đàn áp các phong trào đấu tranh, khủng bố các Xô viết. Nước Nga lâm vào khủng hoảng chính trị, Lê nin buộc phải rút vào hoạt động bí mật tại vùng Ra-dơ-líp (Phần Lan). Lê nin chủ trương tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

– Đầu tháng 8/1917, Ðại hội lần thứ VI Ðảng Bôn-sê-vích họp bán công khai ở Pê-tơ-rô-grát. Trong thời gian này, Lênin viết xong cuốn Nhà nước và cách mạng, từ đó đề ra nhiệm vụ cho giai cấp vô sản phải giành chính quyền bằng con đường đấu tranh vũ trang

– Ngày 12/10/1917, Ủy ban Quân sự cách mạng do Xô-viết Pê-tơ-rô-grát cử ra đã chỉ đạo công tác chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang ở Thủ đô.

– Ngày 16/10/1917, Ủy ban Trung ương Ðảng Bôn-sê-vích đã thành lập Trung tâm quân sự cách mạng để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước.

 Ngày 24/10/1917, Chính phủ lâm thời chủ trương sẽ dùng mọi biện pháp để triệt tiêu cuộc khởi nghĩa, nhiều ủy viên của Ủy ban quân sự cách mạng bị bắt giam. Chính phủ lâm thời lục soát và đóng cửa các tờ báo của Đảng Bôn-sê-vích, ra lệnh chiếm Cung điện Mùa Đông,..

– Trước tình hình đó, ngay trong đêm 20/10/1917 Lênin đến Cung điện Mùa Đông trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời và thiết lập chính quyền Xô-viết. Ngay trong đêm đó, khởi nghĩa vũ trang đã nổ ra ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát (nay là thành phố Xanh-pê-téc-bua), dưới sự lãnh đạo của Bôn-sê-vích do Lê nin đứng đầu, quân khởi nghĩa đã đánh chiếm được một số vị trí trọng yếu của thủ đô như nhà ga xe lửa, trung tâm bưu điện, nhà máy điện,…

– Rạng sáng 25/10/1917, lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ được hầu hết các địa điểm chủ chốt Thủ đô Pê-tơ-rô-grát.

– 25/10/1917, quân khởi nghĩa tiến công Cung điện Mùa đông.

Kế hoạch tấn công Cung điện Mùa Đông được ấn định vào rạng sáng ngày 25 tháng 10. Đến 7 giờ sáng, đợt tấn công thứ nhất bắt đầu. Các vòng đai dần khép lại nhưng các cuộc tấn công quá chậm và phải dùng xe hơi chuyển mệnh lệnh. 3 giờ chiều, đại bác được chĩa thẳng vào Cung điện Mùa Đông. Các chiến sĩ Cận Vệ đỏ đứng sau những chướng ngại vật hoặc làm nhiệm vụ tuần tiễu chờ lệnh phát hỏa. Các đội tuần tra quan sát theo dõi mọi hoạt động của quân đội chính phủ.

Đến 6 giờ chiều, cung điện đã bị vây chặt, các chiến sĩ Cận Vệ đỏ và các thủy thủ ủng hộ Cách mạng tiến sát đến cung điện và chiếm lấy tất cả những góc đường và các mái nhà ở bến tàu cạnh bộ Hải quân và cung điện. Các binh lính bảo vệ cung điện thì dựng chướng ngại vật chặn cổng ra vào Cung điện Mùa Đông, lập sẵn các vị trí đặt súng trường và súng máy để phòng thủ.

6 giờ chiều, đảng Bô-sê-vích gửi tối hậu thư cho Bộ tham mưu quân sự Pê-tơ-rô-grát buộc đầu hàng nếu không sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công. Một tối hậu thư khác được gửi đến cho Chính phủ lâm thời buộc phải dọn sạch chướng ngại vật và đầu hàng vô điều kiện. Theo điều kiện đã quy định, sau 20 phút không nhận được câu trả lời sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công.

9 giờ 45 phút, chiến hạm Rạng Đông nổ loạt đại bác báo hiệu tấn công (thực ra các phát đạn không nhắm vào cung điện mà chỉ dùng tiếng nổ của đại bác để đối phương hoang mang). Hàng lính bảo vệ cung điện rối loạn và lợi dụng điều đó, thủy thủ, chiến sĩ Cận vệ đỏ và binh sĩ cách mạng tràn vào cung điện. Quân phòng thủ cung điện chỉ kháng cự lẻ tẻ rồi nhanh chóng tan rã. Cuộc chiến diễn ra tới 2 giờ 45 phút sáng thì kết thúc. Toàn bộ chính phủ lâm thời bị bắt (trừ Kerensky).

– Sau khi khởi nghĩa Pê-tơ-rô-grát giành thắng lợi thì phong trào khởi nghĩa lan rộng ra khắp nước Nga. Ngày 3/11/1917, chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên cả nước.

Bình luận (0)
Thảo Thanh
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
29 tháng 11 2016 lúc 19:05

2.Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 đã đạt tới đỉnh cao bằng việc giành chính quyền về tay nhân dân. Đây là một sự kiện lịch sử vĩ đại của loài người và nó mang cả ý nghĩa trong nước và quốc tế.
a. Ý nghĩa trong nước.
- Cách mạng đã đập tan ách thống trị của giai cấp phong kiến và tư bản Nga, thiết lập nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới trên phạm vi diện tích bằng 1/6 diện tích thế giới. Cách mạng đã đưa nhân dân Nga từ thân phận nô lệ lên cuộc sống làm chủ đồng thời mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga – kỉ nguyên độc lập tự do và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
b. Thế giới.
- Đập tan chủ nghĩa đế quốc ở khâu yếu nhất là đế quốc Nga từ đó phân chia thế giới thành hai chế độ đối lập nhau là Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội.
- Mở ra con đường Cách mạng vô sản cho giai cấp công nhân ở các nước tư bản và nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. Cách mạng tháng Mười như một tấm gương chói lọi, nó thức tỉnh và cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng “Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức đứng lên tự giải phóng.
- Cách mạng tháng Mười đã mở đầu sự gắn bó chặt chẽ giữa phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc thành một mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc. Bởi vậy từ sau Cách mạng tháng Mười, phong trào cách mạng ở mỗi nước trong đó có Việt Nam đều là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.
- Cách mạng tháng Mười đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác Lê-nin đồng thời nó mở đường cho chủ nghĩa Mác Lê-nin thâm nhập vào tất các quốc gia, dân tộc khác nhau trên thế giới nhất là các nước thuộc địa và phụ thuộc.
- Cung cấp những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu cho phong trào Cách mạng thế giới.
- Cách mạng tháng Mười và Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc thời kì Lịch sử thế giới cận đại và mở ra thời kì phát triển mới trong lịch sử loài người: Lịch sử thế giới hiện đại – giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
29 tháng 11 2016 lúc 19:04

1.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa lỗi thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao dộng xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng chính trị, được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập được nhà nước chuyên chính vô sản - nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.

Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả hai thời kỳ: cách mạng về chính trị với nội dung chính là thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản; tiếp theo đó là thời kỳ giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ về mọi mặt kinh tế, chính trị: văn hóa, tư tưởng, v.v. xây dựng xã hội mới về mọi mặt nhằm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.



 

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
29 tháng 11 2016 lúc 19:05

3.

Cuộc Cách mạng tháng 2 - 1917 (theo lịch Nga) là của một cuộc cách mạng tư sản. Sau cuộc cách mạng này đã tồn tại song song hai chính quyền: Chính phủ tư sản lâm thời và Chính quyền Xô viết. Sự tồn tại song song này hoàn toàn không có lợi cho việc khôi phục những khủng hoảng và phát triển kinh tế nước Nga. Vì thế Lennin đã làm cuộc Cách mạng tháng Mười (tức là cuộc Cách mạng của chính quyền Xô viết lật nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời).


Quyết định này đã đem lại thắng lợi to lớn cho Chính quyền Xô viết, tạo tiền đề cho việc phát triển và bảo vệ nhà nước Nga còn non trẻ.



 

Bình luận (0)
Anngoc Anna
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 21:08

Tham khảo

Bảng thông tin về cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Nguyên nhân

- Sau Cách mạng tháng Hai: những vấn đề về “hoà bình, ruộng đất, bánh mì, tự do” của nhân dân Nga vẫn không được đáp ứng. Mặt khác, xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại, là: Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô viết của đại biểu công nhân và binh lính.

=> Vấn đề cấp bách đặt ra cho nước Nga lúc này:

+ Chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

+ Đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Trước tình hình đó, Lê-nin và đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng.

Diễn biến

- Tháng 7/1917, Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo nhân dân chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền.

- Tháng 10/1917, các đội Cận vệ đỏ được thành lập.

- Đêm 24/10/1917 (tức ngày 6/11), quân khởi nghĩa đã chiếm được nhiều vị trí then chốt ở thủ đô Pê-tơ-rô-grát

- Đêm 25/10/1917 (tức ngày 7/11), Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ; Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc.

- Đầu năm 1918, cách mạng thắng lợi hoàn toàn trên toàn nước Nga.

Ý nghĩa

- Đối với nước Nga:

+ Lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và địa chủ.

+ Thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa nhân dân lao động Nga lên nắm chính quyền.

- Đối với thế giới:

+ Cổ vũ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế.

+ Mở ra một con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc (con đường cách mạng vô sản).

Tác động

- Chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa.

- Tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.

Bình luận (0)

Tham khảo:

loading...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Cam Ngoc Tu Minh
15 tháng 8 2023 lúc 21:07

Tham khảo

 

– Tháng 4/1917: Lê-nin đã thông qua Đảng Bôn-sê-vích để trình bày  Luận cương tháng Tư chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay Xô viết”.

– Ðầu tháng 7/1917, Chính phủ lâm thời thực hiện đàn áp các phong trào đấu tranh, khủng bố các Xô viết. Nước Nga lâm vào khủng hoảng chính trị, Lê nin buộc phải rút vào hoạt động bí mật tại vùng Ra-dơ-líp (Phần Lan). Lê nin chủ trương tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

– Đầu tháng 8/1917, Ðại hội lần thứ VI Ðảng Bôn-sê-vích họp bán công khai ở Pê-tơ-rô-grát. Trong thời gian này, Lênin viết xong cuốn Nhà nước và cách mạng, từ đó đề ra nhiệm vụ cho giai cấp vô sản phải giành chính quyền bằng con đường đấu tranh vũ trang

– Ngày 12/10/1917, Ủy ban Quân sự cách mạng do Xô-viết Pê-tơ-rô-grát cử ra đã chỉ đạo công tác chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang ở Thủ đô.

– Ngày 16/10/1917, Ủy ban Trung ương Ðảng Bôn-sê-vích đã thành lập Trung tâm quân sự cách mạng để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước.

 Ngày 24/10/1917, Chính phủ lâm thời chủ trương sẽ dùng mọi biện pháp để triệt tiêu cuộc khởi nghĩa, nhiều ủy viên của Ủy ban quân sự cách mạng bị bắt giam. Chính phủ lâm thời lục soát và đóng cửa các tờ báo của Đảng Bôn-sê-vích, ra lệnh chiếm Cung điện Mùa Đông,..

– Trước tình hình đó, ngay trong đêm 20/10/1917 Lênin đến Cung điện Mùa Đông trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời và thiết lập chính quyền Xô-viết. Ngay trong đêm đó, khởi nghĩa vũ trang đã nổ ra ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát (nay là thành phố Xanh-pê-téc-bua), dưới sự lãnh đạo của Bôn-sê-vích do Lê nin đứng đầu, quân khởi nghĩa đã đánh chiếm được một số vị trí trọng yếu của thủ đô như nhà ga xe lửa, trung tâm bưu điện, nhà máy điện,…

– Rạng sáng 25/10/1917, lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ được hầu hết các địa điểm chủ chốt Thủ đô Pê-tơ-rô-grát.

– 25/10/1917, quân khởi nghĩa tiến công Cung điện Mùa đông.

Kế hoạch tấn công Cung điện Mùa Đông được ấn định vào rạng sáng ngày 25 tháng 10. Đến 7 giờ sáng, đợt tấn công thứ nhất bắt đầu. Các vòng đai dần khép lại nhưng các cuộc tấn công quá chậm và phải dùng xe hơi chuyển mệnh lệnh. 3 giờ chiều, đại bác được chĩa thẳng vào Cung điện Mùa Đông. Các chiến sĩ Cận Vệ đỏ đứng sau những chướng ngại vật hoặc làm nhiệm vụ tuần tiễu chờ lệnh phát hỏa. Các đội tuần tra quan sát theo dõi mọi hoạt động của quân đội chính phủ.

Đến 6 giờ chiều, cung điện đã bị vây chặt, các chiến sĩ Cận Vệ đỏ và các thủy thủ ủng hộ Cách mạng tiến sát đến cung điện và chiếm lấy tất cả những góc đường và các mái nhà ở bến tàu cạnh bộ Hải quân và cung điện. Các binh lính bảo vệ cung điện thì dựng chướng ngại vật chặn cổng ra vào Cung điện Mùa Đông, lập sẵn các vị trí đặt súng trường và súng máy để phòng thủ.

 

6 giờ chiều, đảng Bô-sê-vích gửi tối hậu thư cho Bộ tham mưu quân sự Pê-tơ-rô-grát buộc đầu hàng nếu không sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công. Một tối hậu thư khác được gửi đến cho Chính phủ lâm thời buộc phải dọn sạch chướng ngại vật và đầu hàng vô điều kiện. Theo điều kiện đã quy định, sau 20 phút không nhận được câu trả lời sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công.

9 giờ 45 phút, chiến hạm Rạng Đông nổ loạt đại bác báo hiệu tấn công (thực ra các phát đạn không nhắm vào cung điện mà chỉ dùng tiếng nổ của đại bác để đối phương hoang mang). Hàng lính bảo vệ cung điện rối loạn và lợi dụng điều đó, thủy thủ, chiến sĩ Cận vệ đỏ và binh sĩ cách mạng tràn vào cung điện. Quân phòng thủ cung điện chỉ kháng cự lẻ tẻ rồi nhanh chóng tan rã. Cuộc chiến diễn ra tới 2 giờ 45 phút sáng thì kết thúc. Toàn bộ chính phủ lâm thời bị bắt (trừ Kerensky).

– Sau khi khởi nghĩa Pê-tơ-rô-grát giành thắng lợi thì phong trào khởi nghĩa lan rộng ra khắp nước Nga. Ngày 3/11/1917, chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên cả nước.

Bình luận (0)