Những câu hỏi liên quan
Hà Kiều Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Châu
18 tháng 12 2019 lúc 14:18

2/ - Là trình bay 1 chuỗi các sự vật, sự việc này dẫn đến sự vật, sự việc kia, cuối cùng dẫn đến kết thúc, Thể hiện 1 ý nghĩa

    - Dàn ý chung

+ MB: Giới thiệu ccaau chuyện (Hoàn cảnh,không gian, thời gian, nhân vật,...)

+ TB : Những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến sự việc

+ KB: Kết thúc câu chuyện ( Có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật, hoặc 1 chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa )

6/ - Nguyên Nhân

    - Diễn biến

    - Kết quả 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hà Kiều Mỹ Duyên
18 tháng 12 2019 lúc 19:36

Còn các câu  khác thì sao bn ?????

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
Phương Trâm
22 tháng 12 2016 lúc 10:35

- .Khi kể người kể việc trong bài văn tự sự chú ý đến:

+ Việc nào trước kể trước, việc sau kể sau, kể cho đến hết việc.

Bình luận (0)
Ngọc Nguyễn Minh
22 tháng 12 2016 lúc 14:00

Người ta có thể kể chuyện theo thứ tự diễn biến thực tế của câu chuyện: việc xảy ra trước kể trước, việc xảy ra sau kể sau; cũng có thể kể không theo trình tự xảy ra trong thực tế của các sự việc mà kể ngược từ thực tại rồi quay ngược lại quá khứ,…

 

Bình luận (0)
Kirigaya Kazuto
Xem chi tiết
Vũ Vân Anh
11 tháng 12 2016 lúc 22:03

- Nhờ phương thức tự sự, người kể (bằng miệng hay viết) làm cho người nghe (hay đọc) nắm được nội dung câu chuyện như: truyện kể về ai, ở thời nào, sự việc chính là gì, diễn biến của sự việc ra sao, kết thúc thế nào, chuyện đem lại ý nghĩa gì,…?

- Phương thức tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc theo một trình tự nhất định, có trước có sau, có mở đầu, tiếp diễn và kết thúc.

Có thể thấy được các đặc điểm này của phương thức tự sự thông qua phân tích chuỗi diến biến các sự việc chính trong truyện Thánh Gióng:

+ Truyện kể về anh hùng Gióng, ở thời Hùng Vương thứ sáu; sự việc chính là Gióng đánh giặc cứu nước, câu chuyện Gióng đánh giặc cho thấy tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng bảo vệ non sông của nhân dân ta.

+ Các sự việc trong truyện Thánh Gióng đã được sắp xếp trình bày theo một trật tự, sự sắp xếp các sự việc theo trật tự trước sau này chính là phương thức tự sự của truyện. Có thể tóm tắt trình tự diễn biến các sự việc chính của truyện Thánh Gióng như sau:

(1). Sự ra đời của Gióng;

(2). Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc;

(3). Gióng lớn nhanh như thổi;

 

(4). Gióng vươn vai thành tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt ra trận đánh giặc;

(5). Thánh Gióng đánh tan giặc;

(6). Thánh Gióng lên núi, cởi giáp sắt bỏ lại, bay về trời;

(7). Vua phong danh hiệu và lập đền thờ;

(8). Những dấu tích còn lại của chuyện Thánh Gióng.

Mỗi sự việc có một ý nghĩa riêng tạo thành ý nghĩa của toàn bộ truyện. Trật tự từ (1) cho đến (8) là thứ tự diễn biến các sự việc không thể đảo lộn.


 

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
11 tháng 12 2016 lúc 22:28

Văn tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
11 tháng 12 2016 lúc 22:29

DÀN BÀI CHUNG CỦA VĂN BẢN TỰ SỰ:

·Mở bài:

Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.

·Thân bài:

Kể diễn biến sự việc.

– Khi kể chuyện, cụ thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gỡ xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.

– Nhưng để gây chú ý bất ngờ, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, ta có thể đem kết quả, sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại và kể tiếp các sự việc đó xảy ra trước đó.

·Kết bài:

– Kể kết cục sự việc.

– Nêu cảm nghĩ về truyện.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Anh
Xem chi tiết
Love Pinky
19 tháng 9 2017 lúc 15:06

các bn giúp bn này đi mk cũng đg cần câu 2

khocroi

Bình luận (0)
Minh Lam
Xem chi tiết
Sakura Linh
Xem chi tiết
Thân Thị Phương Trang
22 tháng 8 2016 lúc 22:11

1-b

2-d

3-a

Bình luận (0)
Linh Phương
23 tháng 8 2016 lúc 11:07

A. Bày tỏ thái độ, tình cảm, sự đánh giá với đối tượng.

B. Kể lạidiễn biến sự việc.

C. Tả lại trạngthái của sự vật, con người.

D.Giới thiệu đặc điẻm, tính chất của đối tượng.

2. Chủ đề của một văn bản là Gì?

A. Mở đoạn văn mởđâu của văn bản.

B. Là tư tưởng,quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản

C. Là nội dung chủ yếu của văn bản mà người đọc có thể cảm nhận được

D. Là vấn đề chủ yếu mà người viết đặt ra trogn văn bản.

3. Hãy chọn 1 trong 2 lời khuyên SAU đây về các bước tiến hành làm một bài văn tự sự em cho là hợp lý.

A. Tìm hiểu đề. =>tìm ý => lập dàn ý => kể (viết thành bài văn)

B. Tìmhiểu đề => lập dàn ý => tìm ý => kể (viét thành bàivan)

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
vũ thị hằng
22 tháng 8 2016 lúc 19:48

1B 

2B

3A

Bình luận (4)
Lê Ngọc Toàn
Xem chi tiết
︵✰Ah
23 tháng 11 2021 lúc 13:58

Tham Khảo nhé !!

I. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra sự việc

Hôm qua em vừa làm được một việc tốt đó là giúp một bà cụ qua đường. khi về kể cho ba mẹ nghe thì ba mẹ rất vui và khen em ngoan

Việc làm này cũng khiến em thấy vui và rất tự hào.

II. Thân bài:

1. Hoàn cảnh xảy ra việc:

Vì tối hôm trước em ngủ muộn vì phải thức khuya học bài nên sáng em dậy muộn và đi học muộnTrên đường đi học, em nhìn thấy mà bà lão già khom khom chuẩn bị qua đườngChắc vì bà già nên khi qua đường bà còn rụt rè và lo sợTôi chấp nhận đi học muộn để giúp bà cụ qua đường

2. Diễn biến sự việc:

Tôi chạy đến hỏi bà cần tôi giúp đỡ không?Bà lão trả lời tôi một cách chậm rãi rằng “bà muốn qua đường nhưng xe đông quá nên bà sợ”Tôi đề nghị giúp bà qua đườngThoạt đầu bà còn đắn đo suy nghĩ, nhưng nhìn tôi hồi lâu rồi bà đồng ýTôi cầm tay bà dẫn bà qua đường; tay bà run run nhưng ấm áp vô cùngTrong lúc qua đường hai bà cháu nói chuyện hỏi thăm về nhauTôi tới trường thì đã vào giờ học, tôi phải chịu phạt vì đi học muộnTối về tôi vui vẻ kể cho ba mẹ ngheBa mẹ khen tôi ngoan, biết giúp đỡ người khác. 

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về việc làm của mình

Tôi tự hào về việc làm của tôiTôi sẽ cố gắng để làm nhiều việc khác để ba mẹ vui lòng hơn nữa
Bình luận (0)
Xem chi tiết
Đỗ Việt Trung
Xem chi tiết
Minh Thu
3 tháng 10 2016 lúc 6:31
Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi. Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò.     Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng. Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô. Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.
Bình luận (0)
Nguyễn Mai Phương
3 tháng 10 2016 lúc 21:47
Thời học sinh là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người . Chính vì vậy , những kỉ niệm gắn bó với tuổi thần tiên ấy cũng sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm khảm chúng ta. Và với tôi, mà không, với rất nhiều người nữa, ngày khai trường đầu tiên sẽ là hồi ức tươi đẹp nhất, để lại ấn tượng sâu sắc nhất.Ngày khai trường đầu tiên của các bạn như thế nào?Còn với tôi, đó là một buổi sang mùa thu trời trong xanh. Mẹ gọi tôi dậy từ sáng sớm, rồi lại tất bật chuẩn bị cho tôi; nào quần áo đồng phục, sách vở, rồi nấu ăn sang cho cả nhà. Nhì mẹ bận rộn như vậy, tôi thầm tự nhủminhf phải vệ sinh thật nhanh chóng để mẹ không phải nhắc nhở. Ấy vậy mà cứ một lúc mẹ lại giục tôi “Quỳnh ơi nhanh lên nào không lại muộn giờ mất!” Lúc ấy, tôi nghĩ thầm, chắc khai trường sẽ có rất nhiều chú công an, nếu mình đi muộn, mẹ sợ mình sẽ bị các chú ấy bắt nên phải luôn mồm thúc tôi như vậy. Thế nên tôi quáng quàng cả lên, ăn vội mấy miếng cơm rang và lúc này, người giục mẹ tôi chở đi khai giảng sớm lại chính là tôi. Mẹ cười đôn hậu và dịu dàng nói “Cứ từ từ thôi con ạ, còn sớm mà, ăn cho no đã” Rồi tới lượt bố tôi chậm rãi nói “Hôm nay con đã là học sinh lớp một rồi, phải ngoan và biết nghe lời mọi người hơn nữa, không còn nhõng nhẽo, làm nũng bố mẹ như các em bé nữa nghe chưa! Trong lớp con phải cố gắng nghe cô giáo giảng bài, cố gắng tập đọc, tập viết, dành được nhiều điểm 10, con có hứa với bố không?” Tôi lí nhí đáp: “Dạ, có ạ!” Tôi chào bố và ra sân lên xe, mẹ chở tới trường. Con đường hôm nay thật đông đúc và nhôn nhịp, tôi nghe mẹ bảo, hôm nay , các bạn, các anh các chị cũng đi khai giảng như tôi. Tôi thích thú và tò mò về ngôi trường mới, không còn sợ chú công an như lúc ở nhà nữa. Tới rồi! Ngôi trường mới của tôi. Ôi! Đẹp quá! Tôi thốt lêntrong niềm sung sướng. Ngôi trường rộng rãivaf khang trang, trong sân trường có cả một hồ nước trong vắt và vườn câyvowis đủ các lời hoa. Đến chỗ nào tôi cũng chỉ cho mẹ những phát hiện mới của mình. Tới sân trường, tôi được mẹ dẫn vào hàng của lớp1A2. Chúng tôi, những cô bé, cậu bé học trò lớp 1bước vào lễ chào cờ đầu tiên. Tôi thắc mắc không hiếuao trên cổ của các anh chị lớp lớn, ai cũng đều đeo chiếc khăn mầu đỏ. Về sau tôi được mẹ giải thích, nếu tôi cố gắnghocj tập và đạt kết quả cao sẽ được kết nạp làm đội viên đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và cũng sẽ được đeo khăn quàng đỏnhuw các anh chị ấy. Sauk hi kết thúc nghi lễ chào cờ, cô hiệu trưởng lên nhắc nhở và căn dặn hopcj sinhnhieemj vụ năm học mới . Khi cô đánh những tiếng trống đầu tiên, cũng là lúc từng chùm bóng bay sặc sỡ được thả lên trời. Buổi lễ kết thúc và chúng tôi trở về lớp. Bất chợt, tôi nhận ra…mẹ, mẹ đâu rồi! Tôi hoảng hốt đảo mắt khắp sân trường, vẫn không thấy mẹ đâu. Tôi òa lên khóc nức nở. Bỗng tôi nhận thấy có một bàn tay đặt lên vai mình, sau đó là giọng nói nhẹ nhàng “Em bé ở lớp nào? Sao đứng ở đây khóc mà không vào lớp đi?” Tôi ngước mắt lên, một chi lớn tuổi hơn tôi, dáng cao gầy, tóc thắt hai bên . Tôi vừa nói, giọng nói nghen ngào trong tiếng khóc “Em…em học lớp 1A2. Em chẳng thấy mẹ ở đâu cả hu …hu…” Chị phì cười rồi nói: “Em bé ngốc, chắc mẹ em về rồi, em vào lớp đi, khi nào học song thì mẹ sẽ tới đón” Tôi ngây thơ hỏi chị : “Chị ơi, thế lúc nào học song hả chị? Em nghe chị hàng xóm bảo phải học 12 năm cơ, thế lúc nào em lớn em lớn em mới được gặp mẹ à chị? À chị ơi, em không biết lớp 1A2 ” “Không phải đâu em à, em học từ bây giờ đến buổi trưa, mẹ sẽ đến đón”, vừa nói chị vừa dẫn tôi tới một phòng học “Đây là lớp 1A2, em cố gắng học tập tốt nhé! Thôi chào em. Chị cũng phải về lớp đây!” Nói rồi chi chạy đi, thoắt cái đã không còn thấy chị đâu nữa. Mãi về sau này tôi mới phát hiện , mình chưa hỏi tên, nhưng cái hình ảnhcao gầy và mái tóc thắt bím hai bên của chiij đã để lại ấn tượng không bao giờ quên trong tôi. Tôi bước vào lớp, một cảm giác thật khó tả : Lạ lẫm, bỡ ngỡ và đôi chút lo sợ. Cô giáo xếp chỗ ngồi cho chúng tôi thật nhanh chóng. Chỉ đến khi đã yên vị trong chỗ ngồi mới, tôi mới có dịp quan sát lớp học , cô giáo và những người bạn mới . Cảm giác xa lạ biến đi đâu mất, cô giáo nhắc chúng tôi lấy sách vở viết bài tập viết đầu tiên. Không gian trở nên vắng lặng. Sân trường vừa đông đúc, nhôn nhịp là thế, giờ đã không còn một bóng người. Giờ đây, tôi chỉ còn nghe thấy tiếng lích chích của vài chú chim non và tiếng đọc bài của cô giáo… “Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay tới trường, em vừa đi vừa khóc, mẹ dỗ dành yêu thương…Ngày đầu như thế đó, cô giáo như mẹ hiền,…” Ngày đầu tiên ấy trôi qua, nhưng những cảm xúc sẽ không bao giờ mờ phai, và với tôi, cái ngày ấy như chỉ mới là ngày hôm qua mà thôi , những vui , buồn, hạnh phúc, thích thú, bỡ ngỡ, lo sợ trong ngày đầu tới lớp là những dư âm tới tận mai sau.
Bình luận (3)
Thảo Phương
3 tháng 10 2016 lúc 6:06

Năm nay em đã là học sinh lớp 10.Mười lần được dự lễ khai trường,nhưng buổi khai trường đầu tiên vào lớp Một vẫn để lại trong em kí ức ấn tượng sâu đậm nhất.
Trước ngày khai giảng,mẹ đã chuẩn bị cho em đầy đủ những thứ cần thiết.Đêm hôm ấy,em cảm thấy tâm trạng em nôn nao,háo hức.Có một điều gì đó cứ ẩn hiện trong tâm trí em.Mẹ bảo em đi ngủ sớm để mai còn đi học.Sáng hôm sau,mẹ đưa em đến trường.Ngồi sau chiếc xe đạp em cảm thấy dường như những cảnh vật hai bên đường đang thay đổi lạ kì.Ngôi trường Tiểu họcLê Qúy Đôn cách nhà em chừng hai,ba cây số mà sao em thấy xa ghê!trên con đường đến trường ,em thấy các phụ huynh dẫn con mình đi tựu trường rất đông.Khi vào sân trường, em thấy người đông như hội,ai cũng mặc những bộ đồ mới tinh.Các bạn trai tỏ vẻ mạnh dạng còn các bạn gái thì ngại ngùng,quấn quýt bên mẹ,chẳng dám đi đâu xa.Nhìn thấy ngôi trường rộng lớn,em cảm thấy mình nhỏ bé làm sao!Mẹ khuyên em hãy bình tĩnh,vui vẻ tập làm quen với chỗ đông người.Một hồi trống vang lên,báo hiệu lễ khai giảng bắt đầu. Các anh chị học sinh lớp lớn khăn quàng thắm đỏ thắm trên vai nhanh chóng xếp hành ngay ngắn.Phụ huynh trao con mình cho các thầy cô chủ nhiệm lớp Một.Đâu đó nổi lên tiếng khóc thút thít và tiến gọi mẹ khe khẽ.Em cũng vậy, bịn rịn chẳng muốn rời xa mẹ chút nào.Một nỗi niềm xúc động khó tả đang lên trong lòng.Cô hiệu trưởng cất tiếng đọc lời khai giảng năm học mới.Sau đó,cô dặn dò,khuyên nhủ chúng em rất nhiều điều .Cô chúc chúng em học ngày càng tiến bộ.Buổi học kết thúc,chúng em theo cô Bình vào nhận lớp.Lớp Một B gồm 30 học sinh mới.Cô xếp em ngồi chỗ bạn Lan và Minh.Chúng em rụt rè,chao hỏi làm quen với nhau .Những lời chào làm quen thật dễ thương làm sao!Tan học,mẹ đứng chờ sẵn em ở cổng trường.Em vội chạy đến xà vào lòng mẹ và kể cho mẹ nghe về buổi tựu trường.Cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em.Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu.

Bình luận (2)