Sưu tầm giới thiệu về Hùng Vương
Và Lễ hội đền Hùng
Sưu tầm tư liệu về lễ hội Đền Hùng. Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học.
* Giới thiệu về lễ hội Đền Hùng:
- Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hàng năm từ ngày mồng 6 đến ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
- Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng đã trở thành lễ hội mang tính văn hoá tâm linh lớn nhất ở Việt Nam; hàng năm đến ngày Giỗ Tổ và tổ chức Lễ Hội, con cháu trên mọi miền Tổ quốc hành hương về với tấm lòng thành kính dâng lên Tổ tiên, tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng và các bậc tiền nhân của dân tộc.
- Lễ hội Đền Hùng chủ yếu gồm hai phần: Phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ được tiến hành với nghi thức trang nghiêm, trọng thể tại đền Thượng; phần Hội được diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa phong phú mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc dưới chân núi Hùng.
+ Trong phần Lễ: từ chiều mồng 9, các làng rước kiệu dâng lễ bánh giày, bánh chưng đã tập trung đông đủ dưới cổng Công Quán. Sáng sớm hôm sau, các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau cỗ kiệu rước lễ vật lần lượt đi lên đền trong tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước cửa đền Thượng, đoàn đại biểu dừng lại kính cẩn dâng lễ vào Thượng cung. Đồng chí lãnh đạo Tỉnh Phú Thọ thay mặt cho nhân dân cả nước (năm chẵn là đồng chí nguyên thủ quốc gia hoặc lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) kính cẩn đọc diễn văn Lễ Tổ. Toàn bộ nội dung hành lễ được truyền tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình để đồng bào cả nước theo dõi lễ hội. Trong thời gian tiến hành nghi lễ, toàn bộ diễn trường tạm ngừng các hoạt động để đảm bảo tính linh thiêng và nghiêm trang của Lễ Hội.
+ Phần Hội: diễn ra tưng bừng náo nhiệt xung quanh khu vực núi Hùng, như: đấu vật, bắn nỏ, rước kiệu, hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy, thi kéo lửa thổi cơm, trò diễn “Bách nghệ khôi hài” và Trò Trám của làng Tứ Xã, rước lúa thần… Ngoài ra còn có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp như: Chèo, kịch nói, hát quan họ, hát Xoan….
- Lễ hội Đền Hùng đã hình thành từ rất sớm và sự tồn tại của nó luôn gắn chặt với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và đạo lý "Ăn quả nhớ người trồng cây", các Vua Hùng cùng các nhân vật liên quan thời kỳ Hùng Vương luôn được nhân dân ở các làng, xã trên phạm vi cả nước tôn thờ.
Bằng hiểu biết của mình hãy giới thiệu về lễ hội của người dân Việt Nam ta tưởng nhớ đến người đã có công xây dựng nhà nước Văn Lang.(như Giỗ tổ Hùng Vương, Đền Hùng,...)
Giúp với ạ, cảm ơn nhiều.
Người dân Việt Nam có truyền thống tưởng nhớ và cúng dường những vị anh hùng, người đã có công xây dựng, bảo vệ đất nước. Các lễ hội tưởng nhớ đến các vị quan trọng như Giỗ tổ Hùng Vương, Đền Hùng đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa dân gian tại Việt Nam.
+Giỗ tổ Hùng Vương:
Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch, để tưởng nhớ và tri ân ông bố là Tổng thống đầu tiên của đất nước Văn Lang. Lễ hội này được tổ chức trên khắp các tỉnh thành ở Việt Nam, nhưng lễ hội lớn nhất vẫn được tổ chức tại đền Hùng ở phía Bắc.
+Đền Hùng:
Đền Hùng tọa lạc trên đỉnh đồi Nghĩa Lĩnh, thuộc thôn Co Tốt, xã Hy Cương, Phú Thọ. Đây là nơi các vua Hùng nơi cất giữ danh tính của người dân Việt Nam từ rất lâu đời. Mỗi năm, vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch, người dân Việt Nam tổ chức lễ hội Đền Hùng để tưởng nhớ các vị anh hùng, vua Hùng đã có công dựng ra nền Văn Lang - nền đất nước đầu tiên của người Việt.
Các lễ hội tưởng nhớ này mang tính quan trọng đối với người dân Việt Nam, đó cũng là dịp để người dân tôn lên truyền thống đồng bào Việt Nam cũng như giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc. Ngoài những lễ hội truyền thống, hiện nay các lễ hội tưởng nhớ cũng được tổ chức ở một số tỉnh thành khác trên cả nước và được đón nhận và yêu thích bởi người dân nhiều hơn.
Viết 1 bài văn giới thiệu về Lễ hội Đền Hùng ( ko chép mạng)
MIK CẦN GẤP
Gợi ý cho em dàn ý chung:
MB: Giới thiệu về lễ hội đó (Tên lễ hội)
Địa điểm diễn ra
TB: Thời điểm diễn ra lễ hội
Giới thiệu về những hoạt động diễn ra trong lễ hội:
Phần lễ:
+ Bài phát biểu của các lãnh đạo
+ Đánh trống khai hội
+ Ý nghĩa của lễ hội?
...
Phần hội:
+ Gồm các hoạt động giải trí nào?
+ Ý nghĩa của mỗi hoạt động đó?
+ Cảm xúc của mọi người?
=> Đánh giá của em về toàn lễ hội?
KB: Tình cảm của em dành cho lễ hội
Dàn bài cho bạn nhé.
Mở bài:
- Giới thiệu Lễ hội Đền Hùng.
+ Nguồn gốc của Lễ hội này là gì?
Thân bài:
+ Đó là ngày trọng đại gì hàng năm?
+ Lễ hội này diễn ra vào ngày nào?
-> 10/3 hàng năm.
+ Lễ hội Đền Hùng có ý nghĩa gì?
-> Tưởng nhớ công lao của những vua Hùng có công lập ra đất nước.
-> Thể hiện lòng biết ơn, giữ gìn truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt.
+ Vào ngày này, mọi người có những hoạt động gì?
-> Đầu tiên là đi đến đền làm lễ dâng hương, nhiều nơi có rước thần và cuối cùng là tế lễ.
-> Mọi người nghiêm túc làm lễ với lòng tưởng nhớ chân thành.
-> ...
Kết bài:
+ Cảm nhận của em về ngày Lễ này.
Viết 1 ài văn giới thiệu về Lễ hội Đền Hùng
( KHÔNG CHÉP MẠNG)
MIK CẦN GẤP
Dàn bài cho bạn nhé.
Mở bài:
- Giới thiệu Lễ hội Đền Hùng.
+ Nguồn gốc của Lễ hội này là gì?
Thân bài:
+ Đó là ngày trọng đại gì hàng năm?
+ Lễ hội này diễn ra vào ngày nào?
-> 10/3 hàng năm.
+ Lễ hội Đền Hùng có ý nghĩa gì?
-> Tưởng nhớ công lao của những vua Hùng có công lập ra đất nước.
-> Thể hiện lòng biết ơn, giữ gìn truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt.
+ Vào ngày này, mọi người có những hoạt động gì?
-> Đầu tiên là đi đến đền làm lễ dâng hương, nhiều nơi có rước thần và cuối cùng là tế lễ.
-> Mọi người nghiêm túc làm lễ với lòng tưởng nhớ chân thành.
-> ...
Kết bài:
+ Tình cảm em dành cho ngày Lễ này.
Viết 1 bài văn giới thiệu về
- Tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến Đền Hùng và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
- Đọc trước hai văn bản Tưng bừng khai mạc lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương 2019 và Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng 2019.
- Thông tin liên quan đến Đền Hùng:
Đền Hùng là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng - quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại.
- Thông tin về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương:
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hoặc Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của Người Việt tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và được người dân Việt Nam trên toàn thế giới kỷ niệm và tôn kính. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1) và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.
Gõ và trình bày văn bản sau, chèn hình ảnh minh hoạ theo ý em.
GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Lễ hội đền Hùng đúng vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, 10 tháng 3 Âm lịch, những Con Rồng Cháu Tiên từ mọi miền trở về để tưởng nhớ các Vua Hùng có công dựng nước. Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ, gồm nhiều lăng, tẩm đền miếu.
Lễ hội đền Hùng còn có những hoạt động văn hóa: Rước kiệu Vua và Lễ Dâng hương ở đền Thượng trong rừng cờ, hoa, lọng, kiệu,...
Trong tiếng trống đồng, những hội thi dân gian diễn ra sôi nổi: hát xoan, đấu vật, kéo co, bơi chái trên dòng sông Bạch Hạc.
Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4, em hãy:
- Cho biết lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào thời gian nào? Ở đâu?
- Giới thiệu sơ lược về lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và nêu ý nghĩa của ngày Giỗ Tổ.
Tham khảo:
- Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tổ chức ở Đền Hùng và vào ngày mồng Mười tháng Ba âm lịch hằng năm.
- Nghi thức quan trọng nhất của phần lễ là lễ rước kiệu, lễ dâng hương. Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú: diễn xướng hát Xoan, múa rối nước, liên hoan văn nghệ, hội trại văn hóa, hội thi gói bánh, hội thi thể thao,..
Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm (trước năm 1945).
Tham khảo: Giới thiệu về Nguyễn Huệ
+ Nguyễn Huệ sinh năm 1753, là em của Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Khi còn nhỏ, Nguyễn Huệ thường được gọi là Thơm, là em thứ hai trong nhà. Trong ba anh em, Nguyễn Huệ có nhiều đặc điểm nổi trội nhất: tóc quăn, tiếng nói sang sảng như chuông, cặp mắt sáng như chớp, có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối.
+ Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh Nguyễn Huệ tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân nhưng ông đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc: lần lượt đánh đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê - tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh - góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập của nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Nguyễn Huệ đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc Việt Nam.
+ Không chỉ thể hiện tài năng trên lĩnh vực quân sự, Nguyễn Huệ còn là một nhà cải cách, với những chính sách tiến bộ nhằm canh tân đất nước. Trong thời gian ngắn ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều (năm 1788) cho đến khi từ trần (năm 1792), công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí quật khởi, tự cường của ông.