Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Người Già
8 tháng 1 lúc 12:29

- Vấn đề tranh luận: Nét-len chỉ muốn bàn về kế hoạch muốn bỏ trốn của mình còn giáo sư A-rô-nắc lại  mong muốn khám phá đại dương bí ẩn.

- Em đồng ý với cách giải quyết mâu thuẫn giữa hai nhân vật này của tác giả vì trước khunh cảnh hùng vĩ kia, các nhân vật đã bộc lộ được sự thích thú của mình mà quên đi cuộc mâu thuẫn trước đó.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
13 tháng 3 2023 lúc 1:32

- Nét Len đã tranh luận khá gay gắt với giáo sư A-rô-nắc vì anh ta có ý định chiếm đoạt tàu Nau-ti-lơtx hoặc cả ba người bỏ trốn khỏi con tàu. Nhưng khi thế giới bí ẩn, diệu kì dưới đáy đại dương được mở ra trước mắt anh ta, anh ta đã từ bỏ hai ý định trên.

- Có thể có hai ý kiến được đưa ra về cách giải quyết mâu thuẫn giữa hai nhân vật này của tác giả:

+ Đồng ý với cách giải quyết của tác giả vì với cách giải quyết này, Nét Len đã có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp dưới đáy biển. Nếu bỏ trốn khỏi con tàu, anh sẽ không thấy và không thể trải nghiệm hành trình khám phá hai vạn dặm dưới biển.

+ Không đồng tình với cách giải quyết của tác giả vì với cách giải quyết này, mâu thuẫn trong Nét Len không được giải quyết, chỉ tạm lắng xuống khi Nét Len bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của đại dương bí ẩn. Trên thực tế, vào cuối cuộc hành trình, Nét Len, giáo sư A-rô-nắc, Công-xây đã bỏ trốn khỏi tàu Nau-ti-lơtx

Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
25 tháng 8 2019 lúc 4:41
Đáp án: A
Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
25 tháng 11 2017 lúc 14:05

Đáp án: A

 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 8 2019 lúc 10:42

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.

Bình luận (0)
Huỳnh Mạnh Nguyên
15 tháng 3 lúc 20:21

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

 

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

 

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

 

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

 

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

 

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

 

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

 

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

 

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

 

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

 

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh,

lịch sự, có văn hoá.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thanh Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Huyền
5 tháng 3 2018 lúc 19:58

Các bạn ơi giúp mình với mình sắp thi rồi

Bình luận (0)
gia hung nguyen
Xem chi tiết
Thư Phan
24 tháng 1 2022 lúc 7:57

Tham khảo

Cả hai câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” và “học thầy không tày học bạn” không mâu thuẫn với nhau vì cả hai câu đều có vai trò của người thầy với người học. Trong việc rèn luyện và học tập, người thầy đóng vai trò chủ đạo, tổ chức hướng dẫn và truyền thụ kiến thức bổ ích cho người học.

Bình luận (0)
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
24 tháng 1 2022 lúc 7:58

Tham khảo

 

Sự học của con người là một con đường kéo dài suốt đời. Trên con đường đó, chúng ta không thể chỉ đi một mình mà cần phải có người dẫn đường chỉ lối, đó chính là người thầy. Vai trò của người thầy trong quá trình học tập rất quan trọng, ông cha ta đã từng nói "Không thầy đố mày làm nên". Thế nhưng lại cũng có câu nói "Học thầy không tày học bạn". Vậy ý nghĩa của hai câu này là như thế nào? Liệu có phải là mâu thuẫn với nhau hay không? Nếu đọc qua chúng ta có thể lầm tưởng hai câu này phủ nhận nhau nhưng nếu suy nghĩ sâu sắc ta có thể thấy được đây là hai quan điểm bổ sung cho nhau để khẳng định vai trò to lớn của của người thầy và bạn bè trong học tập.

 

Ngay từ buổi đầu đi học, chúng ta đã được dìu dắt bởi các thầy cô giáo. Họ là những người dạy ta không chỉ là tri thức mà còn là ý thức, đạo đức để làm người. Nếu không có thầy cô truyền tải một cách dễ hiểu, cặn kẽ những bài học thì chúng ta rất khó để có thể lĩnh hội được kho tàng kiến thức của nhân loại. Vì thế, câu nói "Không thầy đố mày làm nên" đã khẳng định vai trò quan trọng của người thầy, nếu không có thấy thì chúng ta khó có thể làm nên điều gì đó trong cuộc đời.

Nếu câu tục ngữ đầu tiên đánh giá cao vai trò của người thầy thì câu thứ hai "Học thầy không tày (không tày tức là không bằng) học bạn" lại có vẻ mâu thuẫn. Tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy. Đây là câu tục ngữ được sử dụng trong môi trường giáo dục khác so với môi trường trong nhà trường.

Ở Việt Nam, quá trình học chính thức của mỗi người chỉ kéo dài từ 12-20 năm. Trong khoảng thời gian đó, người thầy là người trực tiếp giảng dạy những kiến thức khoa học hàn lâm. Tuy nhiên, không phải lúc nào người thầy cũng có thể ở bên cạnh để kèm cặp, giáo dục mà chúng ta sẽ tiếp xúc nhiều với bạn bè. Những bài học mà bạn bè dạy chúng ta còn có ý nghĩa thực tế hơn rất nhiều là bài học trong sách giáo khoa. Đó có thể là những kinh nghiệm, bài học hay chỉ là một góp ý thôi nhưng nó cũng có thể khiến ta thất bại hay thành công. Bạn bè ở đây có thể là đồng trang lứa nhưng nếu chúng ta có được bài học từ họ thì đó cũng chính là một người thầy. Cha ông ta đã dạy "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Người dạy ta nửa chữ thôi cũng là thầy.

 

Hai câu tục ngữ này không hề mâu thuẫn với nhau mà ngược lại còn bổ sung ý nghĩa cho nhau. Khi đi học chúng ta học từ thầy, nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng có thể học từ bạn bè xung quanh. Họ đều là những người thầy, đều cho chúng ta nhiều bài học giá trị. Bản thân mỗi người cần phải giữ vững lập trường, biết chọn thầy, chọn bạn để học hỏi và không ngừng lắng nghe, tiếp thu để bản thân mỗi ngày hoàn thiện hơn.

Mỗi chúng ta cần phải biết tôn kính thầy cô và yêu thương bạn bè. Con đường đi đến thành công là con đường gian nan và rất khó để đi một mình. Chúng ta cần những người thầy, người bạn cùng song hành để sớm gặt hái được nhiều thành công.

Bình luận (6)
Lê Phương Mai
24 tháng 1 2022 lúc 7:58

Refer:

Hai câu tục ngữ này không trái nhau. Hai câu tục ngữ này nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau.

" không thầy đố mày làm nên " không có người thầy thì ta sẽ không nên người trở thành người tài" học thầy không tầy học bạn " là muốn nói sau khi học ở thầy chúng ta phải học thêm trau dồi thêm từ bạn bè từ sách báo.Tóm lại hai câu tục ngữ này đang bổ sung nghĩa cho nhau .

 

Bình luận (0)
Ngọc Linh
Xem chi tiết
Thời Sênh
17 tháng 10 2019 lúc 11:04

1. Hình thức biến hóa của Tấm: đầu tiên Tấm biến thành chim Vàng anh, tiếp đó là cây xoan, khung cửi, quả thị.

2. + Cái chết của Tấm:
Tấm về giỗ cha, bị dì ghẻ âm mưu chặt cây ngã xuống ao mà chết với mục đích đưa Cám vào làm Hoàng hậu. Mâu thuẫn được đẩy lên cao trào khi nguy hại đến tính mạng của Tấm, mẹ con Cám quyết tranh giành quyền lực đến cùng.
+ Chim vàng anh:
Là con vật nhà vua quý mến nhưng bị Cám giết thịt. Họ quyết tâm không để lại mầm mống liên quan đến Tấm.
+ Cây xoan:
Là nơi vua yêu thích để hóng mát nhưng cũng bị chặt làm khung cửi.
+ Khung cửi:
Cất lên tiếng nói của Tấm về nỗi uất ức nhưng cũng bị Cám đem đốt ra tro.

4. - Ý nghĩa của quá trình biến hóa:
+ Thể hiện sức sống, sự trỗi dậy mãnh liệt của Tấm cũng như của cái thiện trước cái ác.
+ Đó là sức mạnh, sự trường tồn vĩnh cửu của cái thiện trước cái ác.

5. - Xét về góc độ đạo đức: Hành động của Tấm có phần trái với bản chất hiền lành, lương thiện. Tuy nhiên, đây là hành động trả thù xứng đáng cho những con người độc ác, vô nhân trong xã hội.
- Xét về vấn đề thể loại: Hành động trả thù của Tấm đã thể hiện đúng yêu cầu thể loại về truyện cổ tích.

Bình luận (0)
Thảo Phương
17 tháng 10 2019 lúc 18:54

1)-Chim vàng anh tiếng hót trong trẻo, thánh thót đem lại niềm vui. C
-Tấm hóa thành cây xoan đào.
-Tấm hóa thành cây thị.

2)mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám phát triển ở mức cao hơn, vượt ra khỏi phạm vi gia đình. Đó là mâu thuẫn mang tính quan hệ xã hội, Mẹ con Cám từ sự ghét bỏ Tấm đã chuyển sang hành động loại bỏ, muốn tiêu diệt Tấm tới cùng.

3) Độc ác,mất nhân tính

4)

Chim vàng anh tiếng hót trong trẻo, thánh thót đem lại niềm vui. Chim quấn quýt bên nhà vua, được vua sủng ái yêu chiều như với người. Tấm hóa thành cây xoan đào. Cây xoan đào cành lá xanh tươi xòe bóng che mát cho nhà vua, lòng cây màu hồng như tấm lòng son mãi không phai qua bao thăng trầm của Tấm. Tấm hóa thành cây thị. Cây thị mộc mạc dân dã và thân thiết với người nông dân nơi thôn quê. Quả thị nhỏ nhắn luôn tỏa ngát hương thơm khiến ai cũng thích, cũng quí.

⇒ Tấm đều hóa thân trong những hình ảnh rất đẹp. Mỗi lần mỗi khác nhưng tất cả những hình ảnh đó đều có một sự thống nhất chung. Hiển hiện của một linh hồn lương thiện, trong sáng, thủy chung, một linh hồn không cam chịu khuất phục khi ý thức được nỗi oan ức của mình.

Bình luận (0)
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
28 tháng 8 2016 lúc 15:12

- Khi anh của mình chia hai con búp bê Vệ sĩ và Em nhỏ Thuỷ đã có lời nói và hành động: “Em bỗng tru tréo lên giận dữ: - Anh lại chia rẽ con Vệ sĩ với con Em nhỏ ra à? Sao anh ác thế?”. Lời nói và hành động đó có sự mâu thuần với nhau bởi lẽ: Một mặt khi thây anh chia đồ chơi em đã rất tức tối, song điều đó lại hoàn toàn ngược lại với tình yêu thương vô bờ em đã dành cho anh trai của mình, em đã rất bôi rối vì sợ rằng không có ai gác đêm cho anh ngủ.

- Đặt ra tình huống này, mọi người đều thấy chỉ có một cách giải quyết mâu thuẫn trên hiệu quả nhất là bô" mẹ Thành và Thuỷ đoàn tụ với nhau thì hai anh em Thành và Thuỷ không phải chia tay nhau.

- Kết thúc truyện với một chi tiết hết sức xúc động: Thuỷ đã để lại con Em nhỏ bên cạnh con Vệ sĩ cho anh trai của mình đế những con búp bê không phải xa nhau. Cách giải quyết đó cho thây Thuỷ là một em nhỏ giàu lòng vị tha, biết hy sinh vì người khác. Điều đó cũng khẳng định, em vô cùng yêu quý anh trai của mình và thương xót cho cảnh chia lìa của những con búp bê vô tội. Cách giải quyết trên còn gợi lên trong lòng người đọc sự xót xa, thương cảm cho hoàn cảnh bất hạnh của hai anh em Thành, Thuỷ và nhừng em nhỏ có hoàn cảnh tương tự.

Bình luận (0)
Lê Uyên Nhi
15 tháng 6 2017 lúc 16:55

- Sự mâu thuẫn của Thủy.

+ Thấy anh lấy con Vệ Sĩ và Em Nhỏ dang sang hai phía thì giận dữ tru tréo lên: “Sao anh ác thế?”

= > Vì không muốn hai con bút bê chia tay nhau.

+ Thế nhưng khi thấy anh để lại hai con búp bê cạnh nhau theo ý muốn của mình Thủy lại cũng kê lên: “Lấy ai gác đêm cho anh”.

= > Đây là sự mâu thuẫn “giữa sự thật cuộc đời cay đắng và tình người ngọt ngào êm dịu”

- Cách để giải quyết mâu thuẫn: Là gia đình Thành, Thủy bố mẹ không còn mâu thuẫn, không li hôn nhau nữa, đoàn tụ sum vầy để cho hai anh em không phải chia tay nhau và con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ cũng không phải chia lìa.

- Cách giải quyết của Thủy: + Quay lại, đi nhanh về phía chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.

+ Chi tiết ấy đã gợi lên trong em những suy nghĩ và tình cảm: Lòng hi sinh vị tha của Thủy, chấp nhận thiệt thòi về mình để anh luôn có Vệ Sĩ canh gác giấc ngủ, không nỡ để hai con búp bê phải chia lìa nhau. Làm tăng thêm sự nhức nhối, nỗi xót xa về cuộc chia tay vô lí của hai anh em. Thể hiện niềm mong ước được gắn bó, niềm khao khát cháy bỏng muốn được hạnh phúc,không muốn chia lìa.

Bình luận (0)
Lê Nguyên Hạo
28 tháng 8 2016 lúc 15:06

Lời nói và hành động của Thủy khi thấy anh chia hai con bút bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên có gì mâu thuẫn? Cách giải quyết của Thủy gợi lên cho em những suy nghĩ và tình cảm gì? - Sự mâu thuẫn của Thủy. + Thấy anh lấy con Vệ Sĩ và Em Nhỏ dang sang hai phía thì giận dữ tru tréo lên: “Sao anh ác thế?” = > Vì không muốn hai con bút bê chia tay nhau. + Thế nhưng khi thấy anh để lại hai con búp bê cạnh nhau theo ý muốn của mình Thủy lại cũng kê lên: “Lấy ai gác đêm cho anh”. = > Đây là sự mâu thuẫn “giữa sự thật cuộc đời cay đắng và tình người ngọt ngào êm dịu” (Vũ Dương Quỹ) - Cách để giải quyết mâu thuẫn: Là gia đình Thành, Thủy bố mẹ không còn mâu thuẫn, không li hôn nhau nữa, đoàn tụ sum vầy để cho hai anh em không phải chia tay nhau và con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ cũng không phải chia lìa. - Cách giải quyết của Thủy: + Quay lại, đi nhanh về phía chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ. + Ý nghĩa: Lòng hi sinh vị tha của Thủy, chấp nhận thiệt thòi về mình để anh luôn có Vệ Sĩ canh gác giấc ngủ, không nỡ để hai con búp bê phải chia lìa nhau. Làm tăng thêm sự nhức nhối, nỗi xót xa về cuộc chia tay vô lí của hai anh em. Thể hiện niềm mong ước được gắn bó, niềm khao khát cháy bỏng muốn được hạnh phúc,không muốn chia lìa.

Bình luận (0)