Những câu hỏi liên quan
Tiến_2009_Vn
Xem chi tiết
Minh Anh
18 tháng 12 2021 lúc 9:02

TRong sách giáo khoa đều có á 

Bình luận (0)
Nguyễn Thảo Hương
Xem chi tiết

tk

Từ láy là một trong 2 dạng của từ phức, từ còn lại là từ ghép. Cả hai loại từ này đều có cấu tạo từ 2 tiếng trở lên và thường được sử dụng trong văn bản, giao tiếp. Tuy nhiên có nhiều người chưa phân biệt được thế nào là từ ghép, từ láy là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết này để tìm ra sự khác biệt giữa 2 loại từ phức này.

Từ láy là gì?

Từ láy là dạng đặt biệt của từ phức, được cấu tạo từ 2 tiếng, trong đó phần nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ 1 phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau. Khác với từ ghép đa phần các từ cấu thành đều có nghĩa, từ láy có thể chỉ 1 từ có nghĩa, có thể không từ nào có nghĩa khi đứng riêng một mình.

Từ láy thường đươc sử dụng nhiều trong thơ ca, tác phẩm văn học để mô tả, nhấn mạnh vẻ đẹp phong cảnh con người hoặc diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, âm thanh và nhiều hoạt động khác.

Các loại từ láy

Về cơ bản từ láy đươc chia thành 2 loại gồm từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

Từ láy toàn bộ: Là loại từ đươc láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào. Đôi khi để nhấn mạnh một âm thanh hay hành động mà dấu câu có thể khác nhau như thăm thẳm, lanh lảnh…

 

Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn. Ví dụ như ngơ ngẫn, lác đác, dào dạt… Từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.

Cách phân biệt từ láy và từ ghép

Cấu tạo từ vựng Việt Nam phức tạp và rất khó để nhận biết 2 loại từ này, dưới đây là một vài đặc điểm giúp bạn xác định đâu là từ ghép và từ láy nhanh nhất.

Nghĩa của các từ tạo thành

Đối với từ ghép thì có thể cả 2 từ tạo thành đều có nghĩa cụ thể, còn từ láy thì có thể không từ nào có nghĩa hoặc chỉ đúng 1 từ có nghĩa.

Ví dụ: Hoa quả là từ ghép và từ “hoa”, “quả” khi đứng riêng đều có nghĩa xác định. Còn từ long lanh thì chỉ “long” có nghĩa, còn “lanh” thì không xác định là nghĩa như thế nào khi đứng riêng. Vì vậy ngoài dấu hiệu giống nhau về âm hoặc vần thì nghĩa của từng từ sẽ quyết định đó là dạng từ nào.

Giữa 2 tiếng tạo thành từ

Nếu không có liên quan về âm hoặc vần thì đó chắc chắn là từ ghép và ngược lại là từ láy. 

Ví dụ: Cây lá là từ ghép và không có âm hoặc vần giống nhay, còn chắc chắn thì phụ âm đầu giống nhau nên là từ láy.

Đảo vị trí các tiếng trong từ

Đối với từ ghép khi ta đổi trật từ vị trí các tiếng thì vẫn có ý nghĩa cụ thể, còn từ láy thì không có ý nghĩa nào.

Ví dụ: Từ “đau đớn” khi đảo vị trí thành “đớn đau” thì có nghĩa nên đó là từ ghép. Từ “rạo rực” đổi lại thành “rực rạo” thì không có nghĩa gì, nên là từ láy.

Một trong 2 từ là từ Hán Việt

Nếu gặp từ có dấu hiệu như trên thì chắc chắn đó không phải là từ láy.

Ví dụ như từ “Tử tế” thì “tử” là từ Hán Việt, cho dù nó láy âm đầu nhưng vẫn được xếp vào dạng từ ghép.

 

Lưu ý: Những từ được Việt hóa như tivi, rada là từ đơn đa âm tiết, nó không được xếp là từ láy hoặc từ ghép.

Tiếng Việt có vốn từ đa dạng và phong phú, vì vậy trong thời gian ngắn có thể bạn sẽ không thể phân biệt chính xác giữa từ láy và từ ghép. Nhưng khi tiếp túc thường xuyên khi đọc nhiều bài thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn thì trình độ của bạn sẽ được nâng cao nhiều.

Bình luận (0)
phan nguyễn nhật lan
Xem chi tiết
Gia Bảo Huỳnh
11 tháng 7 2016 lúc 12:02

Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại .

Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn ( có đủ chủ ngữ , vị ngữ  ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác . 

 

Bình luận (0)
Duong Thi Nhuong
20 tháng 12 2016 lúc 19:54

Câu ghép là câu có từ 2 cụm C – V trở lên, không bao chứa nhau.

– Mỗi cụm C-V của câu ghép có dạng 1 câu đơn và được gọi chung là 1 vế của câu ghép.

VD: Trời mưa to, nước sông dâng cao.

Có 2 loại câu ghép :

a. Câu ghép chính phụ: QHT – VP – QHT – VC hoặc VC – QHT – VP.

* Khái niệm: Gồm 2 vế: VC và VP, vế phụ bổ sung ý nghĩa cho vế chính, giữa 2 vế được nối với nhau bằng qht.

* Phân loại:

– CGCP chỉ quan hệ nguyên nhân-kq.

VD: Bởi nó không nghe lời thầy cô giáo nên nó hoch hành chẳng ra sao cả!

– CGCP chỉ qh điều kiện (gt).

VD: Hễ còn 1 tên xâm trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi!

– CGCP chỉ qh nhượng bộ – tăng tiến.

VD: Nó không những thông minh mà nó còn chăm chỉ nữa.

– CGCP chỉ qh hành động – mục đích.

VD: Chúng ta phải học tập tốt để cha mẹ vui lòng.

b. Câu ghép đẳng lập.

* Khái niệm: Các vế bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, thường nối với nhau bằng dấu phẩy hoặc bằng các qht liên hợp.

* Phân loại:

– CG đẳng lập không dùng qht.

VD: Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

– CG đẳng lập có dùng qht.

+ Chỉ qh bổ sung hoặc qh đồng thời.

VD: Cái đầu lão ngoẹo về 1 bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.

+ Chỉ qh tiếp nối.

VD: Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau.

+ Chỉ qh tương phản.

VD: Con dường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.

* Lưu ý: Câu ghép có thể có nhiều vế. MQH giữa các vế của câu ghép có thể có nhiều tầng bậc khác nhau.

VD: (1) Tôi nói mãi (2) nhưng nó không nghe tôi (3) nên nó thi trượt.

3 vế câu và có 2 loại qh.

+ Vế 1, 2: qh tương phản.

+ Vế 2, 3: qh nguyên nhân.

P/s : qh là quan hệ

Bình luận (0)
Anh Qua
3 tháng 1 2019 lúc 8:29

Câu ghép là câu có từ 2 cụm C – V trở lên, không bao chứa nhau.

– Mỗi cụm C-V của câu ghép có dạng 1 câu đơn và được gọi chung là 1 vế của câu ghép.

VD: Trời mưa to, nước sông dâng cao.

Bình luận (0)
Hoàng Tuấn
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 10 2021 lúc 15:25

Em tham khảo ở đây nhé:

Đại Từ Là Gì? Phân Loại Đại Từ, Một Số Ví Dụ Về Đại Từ

Bình luận (1)
Nguyễn Thảo Hương
Xem chi tiết
︵✰Ah
9 tháng 12 2021 lúc 14:04

 Tham Khảo
Từ Ghép 
là những từ được cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai tiếng(tiếng hay gọi là từ đơn độc lập) lại với nhau. Các tiếng đó có quan hệ với nhau về nghĩa, căn cứ vào quan hệ giữa các thành tố đó mà phân loại là từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập.
Từ ghép là gì? 3 cách phân biệt từ ghép, từ láy nhanh và dễ hiểu nhất 5
 

Bình luận (0)
Vũ Nam Phương
Xem chi tiết
Đan Khánh
22 tháng 10 2021 lúc 9:51

Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau, các tiếng được ghép có quan hệ với nhau về nghĩa.

Ví dụ:

Quần áo => quần, áo đều mang nghĩa về trang phục, ăn mặc.

Cha mẹ => cha, mẹ đều mang nghĩa là người thân trong gia đình.

Từ láy là từ được cấu tạo bằng cách láy lại (điệp lại) một phần phụ âm hoặc nguyên âm, hay toàn bộ tiếng ban đầu.

Ví dụ:

Long lanh => láy phụ âm đầu

Lấm tấm => láy vần “ấm”

Ầm ầm => láy toàn bộ.

Bình luận (0)
lạc lạc
22 tháng 10 2021 lúc 9:53

tham khao

 

Khái niệm: Từ ghép là từ phức tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau.

Từ ghép được chia làm 2 loại đó là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

Ví dụ về từ ghép

– Từ ghép chính phụ: đỏ lòe, xanh um, mát mẻ, tàu hoả, sân bay,…

– Từ ghép đẳng lập: quần áo, bàn ghế, nhà cửa, cỏ cây, ông bà,…

Từ láy là gì?

– Là từ được tạo thành bởi các tiếng giồng nhau về vần, thường từ trước là tiếng gốc và từ sau sẽ láy âm hoặc vần của tiếng gốc.

– Các tiếng đó có thể là một tiếng hoặc cả hai tiếng đều không có nghĩa nhưng khi ghép lại tạo thành một từ có nghĩa.

Ví dụ về từ láy

– Từ láy bộ phận: lao xao, rung rinh, lảo đảo, nhấp nháy…

– Từ láy toàn bộ: khăng khăng, xa xa, xanh xanh,…trường hợp đặc biệt thay đổi thanh điệu, phụ âm cuối ví dụ như: dửng dưng, thoang thoảng, thăm thẳm….

Bình luận (0)
Hana - chan
Xem chi tiết
Bùi Nguyễn Minh Hảo
2 tháng 9 2016 lúc 16:34

1.Từ ghép: là những từ phức có quan hệ với nhau về nghĩa.

2.Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. 

3.Từ ghép đẳng lập: có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, không phân biệt ra tiếng chính tiếng phụ.

4.Ví dụ:

-Từ ghép chính phụ: vàng khè, chua lè,...

-Từ ghép đẳng lập: giày dép, bàn ghế, gối mền,..

Bình luận (0)
Trần Việt Linh
2 tháng 9 2016 lúc 16:39

1.Từ ghép là những từ đc tạo bởi 2 hay nhiều tiếng ghép lại vs nhau để tạo thnhf nghĩa khi tách các tiếng này ra chúng có thể mang nghĩa hoặc không mang nghĩa

2. Từ ghép chính phụ là từ có 2 tiếng trở lên trong đó tiếng phụ bổ xung nghĩa cho tiaangs chính.VD: Bà ngoại

3.Từ ghép đẳng lập: là từ có 2 tiếng trở lên mà 2 từ đó có nghĩa ngang bằng nhau, có thể tách thành từ riêng biệt VD:Cây cỏ

Bình luận (0)
Thảo Phương
2 tháng 9 2016 lúc 16:45

a)Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
- Trong từ ghép chính phụ, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
VD: vói tiếng chính là "Cá" ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...
- trong từ ghép đẳng lập các tiếng ngang nhau về nghĩa: áo quần, thầy cô, anh em, ...
=> Tóm lại, từ ghép là những từ mà mỗi tiếng tạo nên nó đều có nghĩa.

b)Từ ghép chính phụ: là từ ghép gồm có một tiếng chính và một tiếng phụ. Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.

c)Từ ghép đẳng lập: là từ ghép mà các tiếng tạo ra nó có nghĩa đẳng lập với nhau. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. 

d)Ví dụ: suy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, bàn ghế, sách vở, tàu xe, tàu thuyền, bạn hữu, điện thoại, bụng dạ, xinh đẹp, nhà cửa, trai gái,...(Đẳng lập)

Ví dụ: xanh ngắt, nụ cười, bà nội, ông ngoại, bà cố, bạn thân, bút mực, cây thước, xe đạp, tàu ngầm, tàu thủy, tàu lửa, tàu chiến,...(Chính phụ)

 

Bình luận (1)
Trịnh Vũ Việt Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hoàng Ánh
10 tháng 11 2017 lúc 10:37

Từ ghép có 2 loại là:Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

Từ ghép chính phụ là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.

Ví dụ: xanh ngắt, xanh lơ, đỏ rực, nụ cười, nhà ăn, bà ngoại, bút chì, tàu hoả, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản, cà chua, máy cày, dưa hấu, cỏ gà, xấu bụng, tốt mã, lão hoá, ngay đơ, thẳng tắp, sưng vù, ...

Từ ghép đẳng lập là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các tiếng bình đẳng với nhau. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

Ví dụ: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, bàn ghế, ăn ở, ăn nói, ...

Bình luận (0)
Ngô Ngọc Tâm Anh
Xem chi tiết
Đào Phượng Loan
14 tháng 12 2021 lúc 10:31

Câu 2 : 

a) Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
*Gồm 2 loại :
- Chi tiết máy có công dụng chung: lò xo, đai ốc, bánh răng
- Chi tiết máy có công dụng riêng:khung xe đạp, kim máy khâu, trục khuỷu

b)Mối ghép cố định là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.
Có hai loại : Mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.
Khác biệt:
Trong mối ghép không tháo được muốn tháo rời các chi tiết được ghép buộc phải phá hỏng một thành phần nào đó của mối ghép, chi tiết không còn nguyên vẹn như trước khi lắp.
Trong mối ghép tháo được có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi lắp.

c) 

Mối ghép động là mối ghép trong đó các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau

Mối ghép động trong máy giúp máy hoạt động theo chức năng nhất định của từng máy.

Mối ghép động chủ yếu  để ghép các chi tiết thành cơ cấu.

Một nhóm nhiều vật nối với nhau bằng những khớp động, trong đó có một vật được coi là giá đứng yên, còn các vật khác chuyển động với qui luật hoàn toàn xác định đối với giá được gọi là một cơ cấu

Ví dụ : khớp tịnh tiến; khớp quay; khớp cầu ; khớp vít ; khớp các đăng…..

Bình luận (1)
anh thư
26 tháng 12 2022 lúc 20:36

Câu 2 : 

a) Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
*Gồm 2 loại :
- Chi tiết máy có công dụng chung: lò xo, đai ốc, bánh răng
- Chi tiết máy có công dụng riêng:khung xe đạp, kim máy khâu, trục khuỷu

b)Mối ghép cố định là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.
Có hai loại : Mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.
Khác biệt:
Trong mối ghép không tháo được muốn tháo rời các chi tiết được ghép buộc phải phá hỏng một thành phần nào đó của mối ghép, chi tiết không còn nguyên vẹn như trước khi lắp.
Trong mối ghép tháo được có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi lắp.

c) 

Mối ghép động là mối ghép trong đó các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau

Mối ghép động trong máy giúp máy hoạt động theo chức năng nhất định của từng máy.

Mối ghép động chủ yếu  để ghép các chi tiết thành cơ cấu.

Một nhóm nhiều vật nối với nhau bằng những khớp động, trong đó có một vật được coi là giá đứng yên, còn các vật khác chuyển động với qui luật hoàn toàn xác định đối với giá được gọi là một cơ cấu

Ví dụ : khớp tịnh tiến; khớp quay; khớp cầu ; khớp vít ; khớp các đăng…..

Bình luận (0)