Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại .
Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn ( có đủ chủ ngữ , vị ngữ ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác .
Câu ghép là câu có từ 2 cụm C – V trở lên, không bao chứa nhau.
– Mỗi cụm C-V của câu ghép có dạng 1 câu đơn và được gọi chung là 1 vế của câu ghép.
VD: Trời mưa to, nước sông dâng cao.
Có 2 loại câu ghép :
a. Câu ghép chính phụ: QHT – VP – QHT – VC hoặc VC – QHT – VP.
* Khái niệm: Gồm 2 vế: VC và VP, vế phụ bổ sung ý nghĩa cho vế chính, giữa 2 vế được nối với nhau bằng qht.
* Phân loại:
– CGCP chỉ quan hệ nguyên nhân-kq.
VD: Bởi nó không nghe lời thầy cô giáo nên nó hoch hành chẳng ra sao cả!
– CGCP chỉ qh điều kiện (gt).
VD: Hễ còn 1 tên xâm trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi!
– CGCP chỉ qh nhượng bộ – tăng tiến.
VD: Nó không những thông minh mà nó còn chăm chỉ nữa.
– CGCP chỉ qh hành động – mục đích.
VD: Chúng ta phải học tập tốt để cha mẹ vui lòng.
b. Câu ghép đẳng lập.
* Khái niệm: Các vế bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, thường nối với nhau bằng dấu phẩy hoặc bằng các qht liên hợp.
* Phân loại:
– CG đẳng lập không dùng qht.
VD: Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
– CG đẳng lập có dùng qht.
+ Chỉ qh bổ sung hoặc qh đồng thời.
VD: Cái đầu lão ngoẹo về 1 bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
+ Chỉ qh tiếp nối.
VD: Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau.+ Chỉ qh tương phản.
VD: Con dường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.
* Lưu ý: Câu ghép có thể có nhiều vế. MQH giữa các vế của câu ghép có thể có nhiều tầng bậc khác nhau.
VD: (1) Tôi nói mãi (2) nhưng nó không nghe tôi (3) nên nó thi trượt.
3 vế câu và có 2 loại qh.+ Vế 1, 2: qh tương phản.
+ Vế 2, 3: qh nguyên nhân.
P/s : qh là quan hệ
Câu ghép là câu có từ 2 cụm C – V trở lên, không bao chứa nhau.
– Mỗi cụm C-V của câu ghép có dạng 1 câu đơn và được gọi chung là 1 vế của câu ghép.
VD: Trời mưa to, nước sông dâng cao.
- Từ ghép là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau. (Từ phức: từ do nhiều tiếng tạo thành)
Ví dụ về từ ghép: ăn học, ăn nói, ăn mặc, ăn xổi...
- Từ ghép chính phụ: Là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
Ví dụ: xanh ngắt, xanh lơ, đỏ rực, nụ cười, nhà ăn, bà ngoại, bút chì, tàu hoả, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản, cà chua, máy cày, dưa hấu, cỏ gà, xấu bụng, tốt mã, lão hoá, ngay đơ, thẳng tắp, sưng vù, ...
- Từ ghép đẳng lập: Là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các tiếng bình đẳng với nhau. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
Ví dụ: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, bàn ghế, ăn ở, ăn nói, ...