đóng vai nhân vật Xiu kể lại câu chuyện chiếc lá cuối cùng
viết Mở Bài và KO COP MẠNG
em hãy đóng vai nhân vật Xiu kể lại chuyện chiếc lá cuối cùng của nhà văn O-hen-ri
Tôi là Giôn-xi, một cô hoạ sĩ nghèo của nước Mĩ xa xôi. Là một người nghệ sĩ tôi phải đi nhiều nơi để tìm cảm hứng sáng tác. Vì vậy, tôi đã gặp nhiều chuyện bất ngờ, có thể kể cho các bạn nghe hàng giờ. Nhưng trong tất cả những điều ấy, câu chuyện bất ngờ nhất lại là câu chuyện về chính bản thân tôi. Câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”.
. Ngày ấy, tôi và Xiu-đi - một chị bạn vô cùng thân thiết, tốt bụng - sống trong một khu nhà trọ rẻ tiền. Hàng xóm của chúng tôi hầu hết đều là những người lao động nghèo, trong đó có một người hoạ sĩ già tên là Bơ- men. Cụ Bơ-men cũng có một niềm đam mê rất lớn tới nghệ thuật nhưng có lẽ cụ chưa tìm được nguồn cảm hứng sáng tác. Trong phòng cụ có một tấm vải vẽ căng ra đã từ lâu lắm và ông cụ suốt ngày có vẻ say khướt.
Mùa đông năm ấy, trời rét dữ dội. Trong xóm trọ của chúng tôi lan tràn một căn bệnh quái ác, căn bệnh viêm phổi. Cuộc sống nhiều thiếu thốn, đói và rét, cộng với thể lực vốn yếu ớt, tôi cũng bị gã khổng lồ độc ác ấy hỏi thăm. Người mệt rã rời, những cơn ho dữ dội tưởng chừng không dứt khiến người tôi như tan ra thành bụi. Tôi đã hoàn toàn bị căn bệnh đánh gục. Chị Xiu hoảng hốt chăm lo chạy chữa cho tôi. Với số tiền ít ỏi, dường như Xiu đã phải nhịn ăn nhiều bữa để lo bác sĩ. Chị ít ngủ và hay khóc thầm. Ngoài Xiu và vị bác sĩ già đáng mến, cụ Bơ-men cũng thường hay lên thăm tôi. Mỗi khi thấy tôi thều thào ho khan cụ đều lắc đầu ngao ngán. Và nhất là khi thấy tôi từ chối những thìa cháo của Xiu, cụ thường không tiếc lời mắng mỏ tôi là con bé ngu ngốc.
Dần dần, tôi thấy người mình yếu đi. Những cơn ho dai dẳng hơn, tôi không đủ sức để mà ho lớn. Tôi nằm ẹp xuống giường, không thể tự dậy dược. Tôi thấy sự sống đang từ bỏ mình từng ngày từng phút. Căn phòng quanh tôi trống vắng, lạnh lẽo vô cùng. Tôi thẫn thờ nhìn qua cửa sổ: ngoài kia, những chiếc lá thường xuân đang lặng lẽ rời cành. Chao ôi! Cuộc đời tôi cũng đang lặng lẽ rời bỏ sự sống như thế. Từng phút, từng phút một... và tôi biết, khi chiếc lá cuối cùng lìa cành thì cuộc đời tôi cũng lìa bỏ nhân gian. Tôi nói ý nghĩ ấy với Xiu, chị ôm lấy tôi vào lòng an ủi:
Con mèo con của chị... Em đừng nghĩ vớ vẩn như thế. Bác sĩ nói em sắp bình phục rồi.
Tôi biết đó chỉ là lời nói dối. Xiu đi lấy thuốc cho tôi, chị gặp cụ Bơ- men, nói gì đó với cụ. Tôi lại thấy cụ mắng tôi rất lớn:
Ngu ngốc! Thật là con bé ngu ngốc! Ai lại đi gắn đời mình vào những chiếc lá ngớ ngẩn!
Đêm hôm ấy, mưa gió dữ dội. Tôi nghe ngoài trời từng đợt lá ràn rạt rơi. Tôi biết, ngoài kia, chiếc lá thường xuân cuối cùng sắp rụng. Tôi chỉ chờ đến ngày mai nhìn thân cây trơ trụi để trút hơi thở cuối cùng.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy thấy chị Xiu vẫn ngủ gục trên bàn: tối qua có lẽ chị đã thức khuya lắm để chăm tôi. Tôi chăm chú nhìn gương mặt hốc hác, xanh xao của chị mà thấy thương chị vô cùng. Bất giác, tôi xót xa mong chờ giây phút chiếc lá cuối cùng rời cành để khỏi làm phiền những người xung quanh. Chị Xiu thức dậy, lại gần hỏi xem tôi có cần gì không. Tôi không nhìn Xiu, lạnh lùng bảo chị kéo tấm rèm lên. Xiu uể oải, chán chường và lo lắng căng thẳng miễn cưỡng kéo tấm rèm lên. Ô kìa! Ngoài kia một chiếc lá thường xuân vẫn còn đó! Chiếc lá kiên trung bám vào thân cây bò trên tường. Chiếc lá còn xanh, chỉ rìa lá thì đã ngả vàng. Trận mưa giông dữ dội đêm qua không làm chiếc lá mất đi thì tại sao tôi lại vội rời bỏ cuộc sống tươi đẹp? Rời bỏ ước mơ trở thành họa sĩ? Rời bỏ Xiu yêu quý của tôi? Tôi nhìn sang Xiu, chị cũng đang kinh ngạc trân trân nhìn chiếc lá. Tôi vui vẻ bảo chị lấy tôi chút chút rượu nhẹ. Xiu sung sướng rời khỏi phòng.
Dần dần, tồi thấy tinh thần phấn chấn hơn. Người thấy mạnh mẽ dần lên. Bác sĩ vào thăm bệnh cho tôi cũng thấy vui vẻ hẳn. Một buổi sáng, trong lúc chờ Xiu đi lấy thuốc, tôi khẽ lấy cuộn len và chiếc que đan để thử làm chút gì sau thời gian dài nằm giường bệnh. Lát sau, Xiu vào phòng, tôi thấy gương mặt Xiu vô cùng xúc động. Chị bước tới giường, nhìn sâu vào mắt tôi:
Con mèo con của chị...! Cụ Bơ-men đã mất rồi. Mất vì bệnh viêm phổi. Vào cái đêm mưa gió hãi hùng hôm trước, người ta tìm thấy cụ khi người cụ đã ướt mềm. Sau đêm ấy, cụ nằm liệt giường và vừa mất sáng nay. Dưới chân tường trước cửa sổ phòng chị em mình - Xiu hướng ánh mắt đến chiếc lá thường xuân bất động - người ta thấy rơi vãi những chiếc bút vẽ, những bảng màu... Giôn-xi! Có bao giờ em thắc mắc tại sao không bao giờ em thấy chiếc lá cuối cùng rung động...? Cụ Bơ-men đã vẽ nó vào cái đêm tất cả những chiếc lá khác rời cành.
Nói rồi Xiu khóc nức nở. Tôi trân trân nhìn chiếc lá cuối cùng.. Lòng trào lên niềm một xúc động vô bờ.
Giờ đây, tôi đã là một hoạ sĩ có tên tuổi. Dưới mỗi bức vẽ của mình tôi đều kí tên Bơ-men. Hàng năm, vào ngày giỗ của cụ, tôi vẫn trở về khu nhà trọ xưa viếng mộ cụ. Kỉ niệm về cụ và chiếc lá cuối cùng tôi vẫn còn lưu giữ trọn vẹn trong tim. Tôi đã nhiều lần thử vẽ lại chiếc lá ấy nhưng lần nào cũng đành bất lực ngồi trước mảnh vải trắng trơn. Tôi biết, chỉ có lao động nghệ thuật hết mình tôi mới có thể đền đáp sự hi sinh vĩ đại của người hoạ sĩ già đáng kính ấy.
Giờ tôi, Giôn – xi đã trở thành một họa sĩ được nhiều người biết đến và có một phòng tranh nhỏ, ấm cúng. Tôi cũng đã thực hiện được mơ ước của mình là được vẽ vịnh Na – plơ, đã thỏa mãn niềm đam mê với nghệ thuật. Song mỗi lần tôi đặt bút vẽ lên trang giấy trắng, tôi và chị Xiu lại nhớ đến người đó, người mà chúng tôi sẽ không bao giờ quên, đó… là cụ Bơ – men. *Ba năm về trước, tôi là một cô gái quá đỗi bất hạnh khi mang trong mình một căn bệnh hiểm nghèo ấy chính là bệnh sưng phổi. Lúc ấy là vào mùa đông, tôi cùng chị hai Xiu và cụ Bơ – men cùng sống trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa- sinh- tơn. Bệnh tật và nghèo túng đã khiến tôi tuyệt vọng không còn muốn sống nữa, tôi đành phải nằm liệt giường và đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân xuyên qua cửa sổ, ví mình như cái cây ấy, khi chiếc lá cuối cùng rụng cũng là lúc tôi lìa đời. Tôi đã và từng nghĩ thế đấy! *Sáng hôm ấy, một cơn gió lạnh lẽo mang đầy hơi sương vì trận mưa tối qua lướt nhẹ qua cổ chạy dọc xuống sống lưng làm tôi bừng tỉnh dậy, lúc đó chị Xiu vẫn còn đang say ngủ. Tôi đưa cặp mắt mở to thẫn thờ nhìn tấm mành màu xanh đã kéo xuống. Tôi thều thào gọi Xiu ra lệnh:- Kéo nó lên, em muốn nhìn. *Chị ấy làm theo một cách chán nản. Nhưng, thật ngạc nhiên! Vẫn còn một chiếc lá treo vất vưởng trên cành cây dũng cảm níu chặt không buông sau một đêm mưa bão tuyết gào thét, ầm ầm tưởng chừng như không bao giờ dứt! Song chiếc lá đã nhuộm màu vàng úa, chỉ còn giữ lại một chút màu xanh ở cuống lá. Rồi thể nào mình cũng chết thôi, tôi nghĩ vậy.- Đó là chiếc lá cuối cùng! Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng! Em nghe thấy gió thổi! Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết! *Chị Xiu cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, nức nở:- Em thân yêu, thân yêu! Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa! Chị sẽ làm gì đây? *Nhưng tôi đã không trả lời. Có vẻ như sợi dây liên kết tôi với thế giới ngày càng lơi lỏng dần từng sợi một, nó khiến tôi tuyệt vọng, đau khổ, chỉ biết cười thầm trong bụng trách vấn chính bản thân tôi vì sao tôi lại phải sinh ra để rồi phải sống một cuộc sống chan chứa mối nguy hiểm cận kề với căn bệnh tỉ lệ sống sót rất thấp. Ngày cũng như đêm, tôi chỉ biết nằm đó mà ngắm nhìn từng ngày trôi qua một cách bình lặng. Đúng vậy
tôi đã mất đi ý chí muốn sống, cặp mắt vô hồn như người đã chết, tôi – đã không còn tha thiết cuộc đời ngắn ngủi này nữa rồi! Tôi chỉ muốn chết quách đi cho xong chuyện…! *Suốt ngày hôm đó và ngay cả lúc ông Mặt Trời đi ngủ, giao phó việc lại cho Bác Mặt Trăng, chiếc lá vẫn còn đó, đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường. Ban đêm lại buông xuống, cơn bão lại rầm rộ kéo đến ào ạt như muốn gây hấn với cây thường xuân, mưa rơi lộp độp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan. *Khi trời vừa hửng sang thì tôi lại ra lệnh kéo tấm mành lên, chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. Tôi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu, bồi hồi xúc động. Rồi tôi gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt:- Em thật là một con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi! Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và – khoan – đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng. Một tiếng đồng hồ sau, tôi vui vẻ chia sẻ ước mơ của mình:- Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na – plơ.*Buổi chiều, bác sĩ tới và khi ông ra về, chị Xiu dặn tôi nằm nghỉ cho khỏe để chị ấy ra trả tiền khám cho ông ấy.*Chiều hôm sau, khi tôi đang vui vẻ đan một chiếc khăn choàng len màu xanh thẫm rất vô dụng thì chị Xiu chậm rãi tiến lại gần và bất ngờ nhào vào ôm lấy tôi lẫn những chiếc gối.- Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị. Cụ Bơ – men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và – em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ổ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ – men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng. * Tôi đã hết sức bàng hoàng, sửng sốt. Không ngờ mọi chuyện lại thành ra thế này. Hai giọt lệ lăn dài trên bờ mi ướt đẫm nước chậm rãi, đều đặn rồi nhỏ một tiếng tách xuống mặt đất.KB: Đã ba năm trôi qua nhưng tôi vẫn luôn trách mình, cảm thấy ân hận và luôn đặt câu hỏi vì sao. Vì tôi mà cụ Bơ – men đã phải hi sinh tính mạng để cứu tôi ư? Tại sao cụ lại làm như thế hỡi cụ ơi? Con cảm ơn cụ nhiều lắm, nhờ cụ tiếp sức mạnh nên con mới dámsống tiếp, vững vàng bước đi trên con đường mà con đã định, khám phá ra biết bao điều mới lạ, gặp gỡ được nhiều người! Con xin hứa sẽ sống thật hạnh phúc để xứng với cái giámà cụ đã trả, để cụ yên lòng mà nhắm mắt! Con cảm ơn cụ rất nhiều – thiếu cụ, con cảm thấy lạc lõng lắm cụ ơi!
1, Hãy đóng vai nhân vật Xiu trong truyện ngắn " Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri và kể lại sự hồi sinh của Giôn-xi.
2, Hãy đóng vai nhân vật ông giáo kể lại câu chuyện lão hạc sang nhà báo tin bán chó.
3, Mượn lời chị Dâu kể lại sự việc đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.
2.tôi là 1 thầy giáo nghèo sống an phận trong làng. Mọi người gọi tôi bằng cái tên thân mật "ông giáo". Là 1 người trí thức, ko sung sướng hơn những người khác nhưng sống giữa những người nông dân đói kém, mất mùa những năm 1943 như thế này tôi ko khỏi đâu lòng, xót xa. Người khiến tôi phải suy nghĩ hìu nhất là lão Hạc-1 ông lão cô độc sống gần nhà tôi. Tôi ko thể nào quên đc hình ảnh của lão khi chìu qua lão đến nhà tôi báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đâu khổ tột độ.
chiều qua tôi đang chuẩn bị xếp lại mấy quyển sách thì lão sang chơi, vừa nhìn thấy tôi lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ !
tôi hơi giật mình hỏi lại:
- Cụ bán rồi?
lão gật gật:
- Bán rồi hoc vừa bắt xong
lão cố làm ra vui vẻ nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt của lão ầng ậc nước, tôi quặn lại trong lòng chỉ muốn ôm choàng lấy lão. Trong lòng tôi lúc này ko còn hình bóng của 5 quyển sách mà tôi yêu quí hơn những ngón tay của mình nữa tôi chỉ thấy ái ngại cho lão hạc. lão đã đau đớn lắm khi bán ***** ấy, ko đành lòng để lão khổ thế kia tôi hỏi:
-thế cho nó bắt à?
tôi hỏi cho có chuyện vậy thôi nhung ko ngờ mặt lão đột nhiên co rúm lại.nhũng vết nhăn xô lại ép nước mắt chảy ra, cái đầu lão ngoẹo về 1 bên và cái miệng móm mếm của lão mếu như con nít. lão hu hu khóc...giọng lão mếu mó trông thật là tội nghiệp:
- ông giáo ơi ..nó có biết gì đâu.. nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng rỡ..nó ko ngờ tôi nhân tâm lừa nó..
lão nức nở, thều thào 1 hơi dài như muốn chia sẻ nỗi đau, tôi cũng có phần luống cuống: nhìn người khác khóc lóc, đau đớn mà mình ko giúp đc gì tôi thấy mình mang tội. Tôi lắp bắp mấy lời an ủi :
- cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu ai nuôi chó mà chẳng bán hay giết thịt. ta giết nó chính là ta hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp đẻ nó làm kiếp khác
nhưng lại như lần trước lời an ủi của tôi chỉ làm cho lão nghĩ ngợi hơn, lão chua chát bảo:
ông giáo nói phải. kiếp ***** là kieps khổ thì ta hóa kiếp để nó thành kiếp người , may ra có sung sướng hơn 1 chút ... kiếp người như tôi chẳng hạn
nghe lão nói tôi cũng rùng mình chua chát cho chính thân phận của mình nữa. tôi bùi ngùi nhín lão bảo:
kiếp ai cũng thế cụ ạ. cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng
gương mặt lão tê dại đi, đôi mắt lão đã đục màu như nhìn đăm đăm vào 1 chốn nào đó
thế thì kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật xứng?
câu hỏi của lão còn ám ảnh tôi cho đến bây giờ. lúc đó tôi lảng đi = 1 câu đùa để mời lão ăn khoai uống nước . nhưng giờ đâ, ngồi lại 1 mình, tôi lại đem câu hỏi ấy ra để tự vấn lòng mình. chao ôi! đồng bào tôi trong cái tối đất, tối trời của xã hội còn bao người đau khổ , lầm than như thế? mà đời tôi cũng khác gì đâu? nhưng tôi lại thấy lóe lên trong lòng 1 tia sáng của niềm tự hào, niềm tin: đồng bào tôi tuy đó khổ, nghèo nàn nhưng vẫn giữ trọng vẹn nhân cách . Nỗi đau của lão hạc là nỗi đau của lòng tự trọng, nỗi đau của 1 tâm hồn cao đẹp
3.Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng – anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…
“Ôi trời ơi!” – tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.
Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.
Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” – tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:
- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…
Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhỏm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :
- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia! Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:
- Tha này! Tha này!
Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:
- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rối túm tóc lẳng cho một cái, ngã ngào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nổi oan ức, căm phẫn.
Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…
Em hãy đóng vai nhân vật Giôn-xi kể lại câu chuyện chiếc lá cuối cùng và kể thêm phần kết thúc chuyện
Tham Khảo:
https://download.vn/dong-vai-gion-xi-ke-lai-truyen-chiec-la-cuoi-cung-46849
Tham khảo
Tôi sắp chết rồi!
Sinh mạng tôi bây giờ gắn liền với chiếc lá thường xuân nhỏ bé ngoài kia. Than ôi, căn bệnh viêm phổi nan y cùng tình cảnh túng quẫn của tôi hiện giờ có khác gì những chiếc lá thường xuân yếu đuối, bám vào bờ tường với cái cuống mỏng manh trước cơn gió táp? Tự tôi cũng biết mình chẳng còn chút hi vọng nào.
Xiu đến rồi, lại có cả cụ Bơ-men. Ôi hai con người mà tôi hằng yêu quý! Tôi nào muốn phải rời xa họ, nhưng mệnh tôi đã tận. Tôi ngồi lắng nghe lời khuyên của hai người họ một cách vô hồn, vì dù ngôn ngữ có thuyết phục đến đâu, thì vẻ lo lắng đan xen chút tuyệt vọng nơi đáy mắt họ đã nói lên tất cả.
Tôi yêu cầu chị Xiu mở cửa sổ ra. Đúng như dự đoán, những dây thường xuân mơn mởn ngày nào giờ đây chỉ còn lại vài chiếc lá trơ trụi, tưởng như chỉ một cơn gió nữa thôi, tất cả đều sẽ rơi xuống. Trong ánh mắt ngán ngẩm đầy chua xót của hai con người đáng mến, tôi lạnh lùng tuyên bố: “Chỉ đêm nay nữa thôi. Sáng mai chắc hẳn chiếc lá cuối cùng đã lìa cành và cùng lúc đó, em cũng sẽ nhắm mắt buông xuôi lìa đời."
Chị Xiu và cụ Bơ-men dắt nhau sang bên phòng khách để tôi nghỉ ngơi tĩnh dưỡng và ngừng nghĩ quẩn. Tôi không biết hai người họ đang làm gì. Có thể là tự an ủi nhau, có thể là nghĩ cách giúp tôi khỏi bệnh, cũng có thể làm mẫu, vẽ tranh như lúc bình thường, nhưng dù làm gì cũng vô ích, sẽ không bao giờ có chuyện chiếc lá cuối cùng còn đủ khả năng bám trụ qua đêm mưa bão như thế này. Ngủ đi Giôn-xi, hãy ngủ yên giấc vì ngày mai mày sẽ lìa đời.
Ấy thế mà chuyện không tưởng đã thực sự xảy ra! Sáng hôm nay, tôi yêu cầu Xiu mở cửa sổ. Vẻ mặt chị ấy từ đau buồn bỗng chuyển sang ngạc nhiên tột độ, khiến tôi tò mò nhìn ra cửa sổ. Cuối cùng tôi cũng thấy được điều gì khiến chi Xiu và giờ là cả tôi ngạc nhiên đến thế. Chiếc lá thường xuân vẫn ở nguyên trên cành!
Thật bất ngờ! Thật kì diệu! Tại sao chuyện như vậy lại có thể xảy ra? Suốt buổi chiều hôm đó, tôi ngồi ngắm chiếc lá cuối cùng. Nó đã ngã vàng và trông rất tàn tạ. Ấy thế nhưng dù bao nhiêu cơn gió thổi qua, chiếc lá mỏng manh và xơ xác ấy vẫn kiên cường chống chọi, không hề lung lay suy chuyển. Tôi bỗng nghe thấy trong tâm trí mình một giọng nói mơ hồ. Này Giôn-xi, hỡi Giôn-xi! Sao mày lại có thể ngu ngốc đến thế? Nhìn xem, nhìn chiếc lá cuối cùng kia xem! Một chiếc lá thường xuân nhỏ nhoi tàn tạ lại có thể chống chọi lại với mưa giông gió táp. Vậy mà mày-một cô gái trẻ- lại đầu hàng trước một cơn bão nhỏ của cuộc đời? Chỉ cần tĩnh dưỡng là mày sẽ khỏe lại và có thể hoàn thành giấc mơ của mày mà! Thức tỉnh đi! Bao nhiêu người yêu thương mày!
Vào giây phút đó, tôi nhận ra bản thân yếu đuối đến đáng trách như thế nào. Phải rồi, tội gì lại nằm chờ chết trong khi người thân của tôi và thậm chí cả bác sĩ đều nói tôi còn hi vọng? Tôi ngồi dậy và thổ lộ những ước muốn với Xiu, bảo mình đã vui vẻ trở lại. Chị ấy vui mừng đến bật khóc.
Ngày hôm sau, Xiu kể cho tôi nghe sự thật đằng sau chiếc lá cuối cùng. Cụ Bơ-men đã hi sinh cả tính mạng của mình để vẽ chiếc lá đó vào đêm giông bão! Tôi cảm động đến mức không thể nói nên lời, lòng thầm coi cụ Bơ-men là người cha thứ hai của mình. Tôi sẽ dùng cả cuộc đời rộng mở này để nối tiếp giấc mơ của cụ- Vẽ một kiệt tác.
Tôi sống lại rồi.
Em tham khảo nhé:
Mùa đông! Gã viêm phổi lang thang thọc bàn tay lạnh buốt vào các khu nhà tồi tàn và tôi - Giôn-xi, một họa sĩ nghèo đã trở thành một trong số nạn nhân đầu tiên của gã. Nghèo túng, bệnh nạn khiến tôi tuyệt vọng tâm thế dành hết cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.
Tôi xùng Xiu - một đồng nghiệp, thuê trọ trên một căn gác gần công viên Oa-sinh-tơn, tầng dưới cụ Bơ-men đã già 60 tuổi hay ngồi làm mẫu cho chúng tôi vẽ tranh ở tầng dưới. Giờ đây thời tiết mùa đông rất khắc nghiệt. Mưa phũ phàng và gió vùi dập kéo dài triền miên không dứt. Gió bấc ào ào động vào cửa sổ mưa bồm bộp quất nước. Cây thường xuân bám trên bức tường gạch nhà bên đối diện với cửa sổ căn phòng của tôi đang trút lá. Tôi đợi khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì tôi cũng hà đời.
Chị Xiu thường xuyên động viên an ủi chăm sóc tôi. Nhưng tôi chẳng để ý. Lúc này tôi thấy tâm hồn mình thật cô đơn, mọi sợi dây giàng buộc với bạn bè với cuộc sống cứ lới rộng dần từng sợi một. Trời vừa hửng sáng tôi đã thều thào nhờ chị Xiu kéo tấm mành mảnh lên. Ôi kìa! Vẫn còn một chiếc lá duy nhất đơn độc dũng cảm treo bám vào tường cuống lá xanh sẫm nhưng hình như rìa răng cưa đã úa vàng trắc chắn nó sẽ rụng nhanh. Vậy mà cả ngày hôm ấy tôi vẫn nhìn thấy nó. Cả đêm mưa gió vẫn tiếp tục ào ào. Trời vừa sáng tôi lại yêu cầu Xiu kéo tấm mành mảnh lên. Lạ chưa, chiếc lá vẫn còn ở đó. Tại sao nó không rụng nhỉ? Sức mạnh nào đã giúp nó vượt lên trên sự khắc nghiệt của thời tiết, phải chăng đó là sự gan góc dũng cảm bền bỉ? Còn tôi thì sao? Tôi đã buông xuôi chán nản tuyệt vọng đầu hàng số phận. Tại sao chiếc lá có thể còn tôi không thể tồn tại? Tôi thấy mình thật yếu đuối vô dụng, phải lấy lại niềm tin nghị lực sống! Nhất định phải thế! Tôi bèn nhờ chị Xiu lấy cho chút rượu chút sữa kê lại chiếc gối để ngồi lên lấp gương coi gương mặt của mình. Tôi tâm sự với chị: "Muốn chết là một tội! Một ngày nào đó em sẽ về vịnh Na-Plơ". Sự sống dần hồi sinh trong tôi. Nhờ thuốc men của bác sĩ, sự tận tình chăm sóc của Xiu và nghị lực lòng ham sống của tôi, cuộc sống lại mỉm cười với tôi.
Buổi chiều chị Xiu ôm lấy tôi và cả chiếc gối kể cho tôi nghe "Cụ Bơ-men đã chết rồi em ạ, em có thấy chiếc lá chẳng bao giờ rung rinh bởi đó là kiệt tác của cụ bơ-men cụ đã vẽ nó vào các đêm chiếc lá cuối cùng rụng xuống". Trời ơi! Cụ Bơ-men đã chết rồi sao. Chết vì sự ngốc nghếch ý nghĩa kì quặc của tôi ư. Tôi choáng váng ân hận day dứt. Một người sống cô độc như cụ Bơ men khao khát vẽ kiệt tác mà chưa bao giờ thực hiện được. Giờ đây chỉ vì muốn cứu tôi mà cụ đã hi sinh tính mạng của mình phải rồi đó chính là kiệt tác của cụ bởi nó được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt đêm tối mưa phũ phàng gió vùi dập nó giống thật đến mức tôi và chị Xiu không nhận ra đó là một bức vẽ. Nó cứu sống tính mạng của tôi nhưng lại cướp đi tính mạng người tạo ra nó. Nó là sản phẩm kết tinh của tài năng trái tim yêu thương vô hạn đức hi sinh và lòng vị tha. Nó còn khẳng định sức mạnh của nghệ thuật chân chính hướng tới phục vụ cuộc sống của con người.
Cảm ơn cụ! Giờ đây tôi phải làm gì để xứng đáng với sự ra đi của cụ? Tôi phải sống tốt hơn khỏe mạnh vẽ kiệt tác Vịnh Na-Plơ, đi khắp trái đất đem nghệ thuật chân chính phục vụ cuộc sống con người. Ca ngợi những tấm lòng cao cả biết hi sinh vì người khác.
Vào vai Xiu kể lại câu chuyện "Chiếc lá cuối cùng" và tạo ra kết thúc mới cho câu chuyện.
Em hãy lập dàn ý chi tiết cho đề bài: Đóng vai nhân vật Giôn-xi kể lại câu chuyện chiếc lá cuối cùng.
M.n giúp mk một bài để tham khảo với ạ, mk cảm ơn nhìu:3
tham khảo
I. Mở bài:
Giôn - xi giới thiệu về mình: Tôi là Giôn - xi, nhân vật trong truyện ngắn “chiếc lá cuối” cùng của O Hen - ri, là họa sĩ, sống cùng phòng với người bạn tên Xiu, lớn tuổi hơn 1 chút và cũng là họa sĩ nghèo. Mùa đông năm ấy, tôi bị sưng phổi nặng. Bệnh tật và nghèo túng khiến tôi trở nên tuyệt vọng không muốn sống nữa. Tôi đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì tôi cũng buông xuôi, lìa đời. Tôi được cụ Bơ - men cứu sống nhưng rồi cụ đã qua đời do bệnh viêm phổi. Sau khi khỏi bệnh, tôi mong muốn được ra thăm mộ cụ Bơ - men để tạ ơn.
II. Thân bài:
1. Một buổi sáng mùa xuân (tả vài nét) sau khi tôi đã khỏe hẳn nên cùng Xiu ra thăm mộ cụ Bơ - men
Tả vài nét về quang cảnh nơi yên nghỉ của cụ Bơ - men: Men theo con đường đất đỏ là đến một quả đồi cao ráo nơi cụ Bơ - men yên nghỉ, cỏ mọc xanh tốt, trên tấm bia có khắc ghi rất rõ dòng chữ họa sĩ Bơ - men. Xiu và tôi đã đặt bó hoa tươi lên mộ, kính cẩn nghiêng mình, tưởng niệm người quá cố. Không khí lặng im, quang cảnh trang nghiêm tôi nghe rất rõ tiếng gió thì thào trong lá cây.
2. Giôn - xi hồi tưởng nhớ lại:
a) Nhớ về tình trạng bệnh tật và nỗi tuyệt vọng
- Đứng trước mộ cụ Bơ - men, tôi nhớ lại những ngày vật lộn với căn bệnh quái ác và nỗi tuyệt vọng nghĩ đến cái chết. Ngày đó do bị bệnh viêm phổi rất nặng, cuộc sống lại nghèo đói, không có tiền chữa trị nên tôi trở nên tuyệt vọng. Nhìn lá thường xuân cứ rụng dần tôi bỗng nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng kia rụng thì mình cũng sẽ lìa đời cho dù Xiu hết lòng săn sóc, động viên, an ủi nhưng tôi không thoát được nỗi tuyệt vọng đó. Thế rồi sau một đêm mưa to gió lớn khi kéo tấm rèm lên, cứ đinh ninh rằng chiếc lá cuối cùng đã rụng và mình sẽ chết, nhưng kì lạ là chiếc lá vẫn còn bám trên cuống. Tôi thấy mình nghĩ đến cái chết là có tội, sau đó là đòi ăn, uống sữa, soi gương, muốn được đi vẽ ở vịnh Na - Phơ. Bác sĩ đến khám thông báo bệnh của tôi đã đỡ nhiều.
- Điều đáng buồn là cụ Bơ - men không còn nữa bởi vì chính cụ đã đem tính mạng của mình để giành giật lấy sự sống cho tôi.
b) Nhớ hình ảnh và việc làm của cụ Bơ - men
- Giờ đây nhìn dòng chữ họa sĩ Bơ - men trên tấm bia mộ tôi bỗng nhớ lại hình ảnh của cụ khi còn sống. Những hình ảnh ấy vẫn còn in rõ trong tâm trí tôi, đó là một họa sĩ già, râu xồm thích uống rượu trông khó tính, dữ dằn chỉ hay chê bai những người yếu đuối nhưng tốt bụng, có lòng nhân từ.
- Nhớ nhất là những lời kể của Xiu về việc làm âm thầm vẽ chiếc lá cuối cùng thay cho chiếc lá đã rụng để cứu tôi thoát khỏi tình trạng tuyệt vọng bởi ý nghĩ vớ vẩn cho dù không được chứng kiến việc làm đó mà chỉ được nghe lại qua lời kể của xiu nhưng tôi hình dung ra rất rõ việc làm của cụ Bơ - men trong đêm mưa to gió lớn chiếc lá ấy đã cứu tôi khỏi tay lưỡi hái của tử thần, đối lại cụ Bơ - men bị viêm phổi do nhiễm lạnh và đã qua đời.
3. Suy nghĩ cảm xúc Giôn - xi
- Cụ Bơ - men đã hết lòng cứu mình, việc làm ấy thật cao cả, cụ đã hi sinh thầm lặng vì người khác đây quả thật là 1 con người có trái tim nhân hậu.
- Tôi ân hận và trách mình quá yếu đuối vẩn vơ không chỉ làm hại bản thân mình mà còn khiến cụ Bơ - men phải lo lắng đem tính mạng để dành giật sự sống cho tôi, giá như tôi không sống như thế thì giờ đây cụ Bơ - men không ra nông nỗi này.
- Mọi chuyện cũng đã xảy ra, không làm lại được nữa, tôi thầm mang ơn và tiếc thương cụ biết bao nhiêu
- Suy nghĩ về tác phẩm của cụ: Là kiệt tác
- Suy nghĩ về cuộc đời của cụ: Là 1 họa sĩ chân chính đầy tài năng, tâm huyết rất đáng cảm phục ngưỡng mộ:
- Lời thầm hứa: Giờ đây cụ không còn nữa, thầm hứa với cụ “cụ Bơ - men ơi! cháu hứa với cụ là không bao giờ yếu đuối phải có nghị lực và quý giá sự sống, học tập, phấn đấu theo tấm gương của cụ”.
III. Kết bài:
Khi mặt trời đã đứng bóng thì tôi cùng Xiu ra về, lòng tôi buồn rười rượi tôi cảm thấy tiếc thương cụ Bơ - men và thấy trống vắng vô cùng.Tự nhủ trong lòng, không bao giờ quên cụ Bơ - men thường xuyên ra thăng viếng mộ cụ…Hãy viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích
Dàn ý
- Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.
- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.
+ Xuất thân của các nhân vật.
+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.
+ Diễn biến chính:
- Sự việc 1.
- Sự việc 2.
- Sự việc 3.
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.
đóng vai nv người anh trong câu chuyện cây khế
Cha mẹ mất sớm, tôi sống cùng với em trai. Hai anh em tôi chăm chỉ làm ăn. Rồi tôi và em trai cũng đến tuổi lấy vợ. Từ đó, tình cảm giữa hai chúng tôi không còn mặn mà như xưa nữa.
Hai vợ chồng tôi tính đến chuyện ở riêng cho hai vợ chồng người em. Tôi bàn với vợ, lấy tài sản và chia cho em trai căn nhà tranh lụp xụp trước nhà có một cây khế. Tuy vậy, hai vợ chồng cậu em không phàn nàn một lời, vẫn chịu khó làm ăn. Cho đến một hôm nghe người ta nói chuyện hiện nay vợ chồng người em đã rất giàu có thì tôi lấy làm tò mò liền sang gặp gỡ hỏi thăm. Em trai tôi thật thà nên đã kể lại mọi chuyện cho tôi nghe.
Hằng ngày, vợ chồng nó vẫn chăm sóc cho cây khế. Đến mùa, cây khế ra hoa kết trái và thu hoạch, em tôi mang ra chợ bán. Bỗng một hôm, có con chim lạ bay đến ăn khế của em. Nó ăn rất nhiều khế trên cây, ăn những quả thơm ngon nhất, cứ như thế suốt gần tháng trời.
Em tôi liền nói với chim, thì nó trả lời thế này:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Vợ chồng nó làm theo lời chim. Sáng hôm sau, như đã hẹn chim bay đến đưa em tôi đi lấy vàng. Đặt chân lên đảo, có biết bao thứ đá quý, bạc vàng. Nhưng đứa em dại dột của tôi chỉ lấy một ít vàng và kim cương rồi ra về. Từ đấy, cuộc sống của nó trở nên khá giả.
Biết rõ câu chuyện, tôi bàn mưu cùng vợ, gạ đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Thế là từ đó, tôi chỉ có một việc là trông mong chim lạ bay đến ăn khế. Lâu dần, con chim cũng xuất hiện. Không thể kiên nhẫn ợi lâu hơn nữa, khi chim thần vừa ăn được vài quả tôi đã chạy ra hỏi như những gì em tôi đã nói. Và tôi cũng được chim lạ trả lời y hệt. Chỉ chờ có thế, vợ chồng tôi hí hửng, vội vàng may túi. Nhưng không phải túi ba gang như cậu em ngốc nghếch, tôi may hẳn một túi sáu gang.
Sáng hôm sau, chim thần cũng bay đến đưa tôi đến đảo vàng. Vừa đặt chân lên đảo tôi đã hoa mắt trước bao nhiêu vàng và đá quý. Càng vào sâu bên trong, tôi càng choáng ngợp. Quên hết mọi mệt nhọc, tôi ra sức nhét thật nhiều vàng vào cái túi sáu gang đã chuẩn bị. Dường như thấy vẫn chưa đủ, tôi còn cố nhét thêm vào ông tay áo và ống quần, rồi buộc chặt lại. Chim thần đợi tôi lâu quá nên thúc giục ra về. Nằm trên lưng chim, tôi vui mừng, tưởng tượng về cuộc sống giàu sang sắp tới của mình. Đang mơ màng sung sướng, bỗng một cơn gió thổi mạnh. Thì ra chim thần đã bay tới biển. Rồi bỗng nhiên, chim thần đâm bổ xuống biển. Sóng cuốn hết tất cả vàng bạc tôi vừa lấy được. Tôi kêu cứu, nhưng chim thần đã bay lên trời. Tôi vùng vẫy giữa nước biển mênh mông, hối hận vì lòng tham của mình.
Tôi là Lý Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to. Tôi nghĩ bụng đây chắc chắn là một người có sức khỏe phi thường, liền lấn lá làm quen. Cậu ta tên là Thạch Sanh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gì ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi bảo cậu ta về ở cùng với mình và mẹ già.
Từ ngày có Thạch Sanh, mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.
Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh. Mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, van xin khẩn thiết. Thạch Sanh mới kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi còn nghĩ ra một kế lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật nhà vua nuôi, không giết được và bảo Thạch Sanh về lại gốc đa cũ đi. Thạch Sạch tin lời ngay. Sau khi lừa được Thạch Sanh, tôi liền mang đầu chằn tinh lên quan lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.
Năm đó, nhà vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp. Vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã. Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Tôi được vua cha giao cho nhiệm vụ đi tìm công chúa. Tình cờ, tôi gặp được Thạch Sanh. Tôi kể cho cậu ta nghe về việc đang đi tìm công chúa. Thạch Sanh nói rằng mình biết hang của đại bàng và đề nghị được đi cùng. Cậu ta dẫn tôi cùng quân lính đến hang của đại bàng. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lấy dây để kéo công chua lên, sau đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi Thạch Sanh cứu được công chúa, tôi sai người lấp cửa hang lại.
đóng vai thạch sanh và kể lại chuyện thạch sanh mở bài thôi ạ, ko mạng
vai thì bạn tự đóng nha mik giúp kể lại chuyện thạch sanh:
Tham Khảo:
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam ta, có rất nhiều hình tượng người anh hùng tài giỏi được xây dựng, như Thánh Gióng, Đăm Bri, Đam Dông… Nhưng em ấn tượng và yêu thích nhất nhân vật Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích cùng tên.
Thạch Sanh vốn là Thái Tử ở trên thiên đình, thân phận tôn quý. Sau, chàng được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian làm con của cặp vợ chồng nghèo. Vì họ đã sống vô cùng hiền lành, tốt bụng mà đã già rồi vẫn chưa có con. Những tưởng sẽ được sống hạnh phúc trong tình thương của người cha mẹ nghèo. Nhưng buồn thay, khi Thạch Sanh được sinh ra sau suốt bao năm ở trong bụng mẹ thì cha chàng đã qua đời từ lâu. Còn mẹ chàng cũng chỉ ở cạnh cho đến lúc chàng vừa khôn lớn. Vậy là Thạch Sanh một mình côi cút, cô đơn sống trong một túp lều cũ dưới gốc cây đa. Sớm chiều lủi thủi, ra vào một mình không có ai bầu bạn. Chính vì thế, trong chàng Thạch Sanh lúc nào cũng khao khát được sống trong tình yêu thương của gia đình, bè bạn.
Nhận ra được điểm yếu ấy của Thạch Sanh, một tên bán rượu tên là Lý Thông đã tìm cách lợi dụng chàng về giúp hắn làm việc. Mượn những lời hay ý đẹp giả dối, hắn lừa Thạch Sanh kết nghĩa huynh đệ với mình rồi chuyển về sống trong quán rượu. Tại đây, dưới danh nghĩa huynh đệ, Lý Thông “nhờ” Thạch Sanh làm hết những công việc nặng nhọc, vất vả trong cửa hàng. Mà với sự khỏe mạnh, bản tính hiền lành, lương thiện, Thạch Sanh nghe theo những lời nhờ vả của hắn mà chẳng chút e dè. Thế nhưng, như vậy vẫn chưa phải là tất cả, đến một hôm, Lý Thông còn lừa gạt Thạch Sanh đến đền thờ nộp mạng cho Chằn Tinh thay mình. Thế nhưng, bằng bản lĩnh tinh thông võ nghệ và nhiều phép lạ, Thạch Sanh đã tiêu diệt được con quái vật tàn ác đó, đem lại hòa bình cho dân làng. Khi chàng chặt đầu Chằn Tinh để mang về thì nhặt được một chiếc cung tên vàng rơi ra từ thân nó. Mang theo hai chiến lợi phẩm, chàng Sanh sung sướng, phấn khởi trở về nhà, mong muốn được kể cho người anh thân thiết. Mà nào ngờ, ở đó, chờ đợi chàng lại chính là những lừa dối và toan tính khác. Tên Lý Thông gian xảo ấy đã lừa chàng rằng con Chằn Tinh đó là của vua nuôi, nếu giết là phải tội. Rồi giả vờ trượng nghĩa nhận tội thay, bảo Thạch Sanh trốn về quê. Sau đó mang theo đầu Chằn Tinh đến kinh đô, nghiễm nhiên hưởng những tài lộc, phú quý đáng lẽ ra phải là của Thạch Sanh. Còn chàng trai tội nghiệp của chúng ta thì lại trở về lầm lũi dưới gốc cây đa ngày xưa.
Một hôm, khi đang ở nhà, Thạch Sanh thấy một con đại bàng khổng lồ, cắp theo một cô gái bay qua. Không chút ngần ngại, chàng dương cung vàng bắn về phía nó, tuy nhiên chỉ đủ để làm nó bị thương. Vậy là, chàng khăn gói lần theo vết máu đến tận hang ổ của đại bàng để tìm cách cứu người. Tuy nhiên, khi đến nơi, chàng thấy hang của nó quá sâu và tối, một mình chàng không thể đem người cứu lên được. Vậy là suốt mấy ngày sau đó, lúc nào Thạch Sanh cũng trăn trở suy nghĩ tìm cách giải cứu một cô gái xa lạ mà mình chưa từng gặp. Thật đúng là một chàng trai giàu lòng thương người. Đúng lúc đó, chàng gặp lại Lý Thông và biết rằng hắn cũng đang lần theo dấu vết của đại bàng. Thế là chàng dẫn hắn và binh lính đến hang đại bàng. Chàng tự mình nhảy xuống hang, tiêu diệt đại bàng rồi đưa công chúa lên mặt đất. Tuy nhiên, khi chàng đang chuẩn bị leo lên, thì Lý Thông cắt đứt dây thừng, rồi sai quân lính chặn cửa hang lại để cướp công chàng một lần nữa. Đến tận hôm nay, chàng Thạch Sanh tội nghiệp mới nhận ra được bộ mặt thật của Lý Thông, thật đau đớn biết bao khi người ta hằng yêu quý lại cam tâm giết hại ta. Tuy đau đớn, tức giận vô cùng, nhưng Thạch Sanh vẫn cố gắng tỉnh táo lại để tìm lối thoát. Trong lúc đang lần theo lối mòn ra khỏi hang, chàng đã giải thoát cho một thiếu niên bị nhốt trong cũi sắt. Không ngờ, đó lại chính là con trai của vua Thủy Tề. Nhờ vậy, chàng được xuống thăm thú thủy cung, được thiết đãi thịnh soạn, được tặng nhiều quà quý. Thế nhưng với sự khẳng khái, thẳng thắn của mình, chàng chỉ nhận lấy một cây đàn, rồi lại trở về sống trong túp lều cũ dưới gốc đa của mình.
Trở lại chốn xưa, những tưởng từ đây sẽ có cuộc sống giản dị, yên bình. Nhưng không, một lần nữa tai họa lại ập đến. Hồn Chằn Tinh và đại bàng đã cùng nhau giở mưu hèn kế bẩn, hãm hại khiến Thạch Sanh phải ngồi tù. Quá thất vọng, đau khổ trước cảnh oan sai, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối chỉ biết đem đàn ra để xua đi nỗi tủi buồn của chính bản thân mình. Ngờ đâu, tiếng đàn ấy bay ra khỏi cửa ngục, bay vào tận hoàng cung rồi chưa khỏi bệnh cho công chúa. Thì ra, cô gái được chàng cứu lên từ hang đại bàng chính là con gái của nhà vua. Sau khi trải qua những ngày lo sợ, bất an dưới hang sâu, lại tận mắt chứng kiến ân nhân của mình bị hại, nàng quá đau khổ đến phát bệnh, trở thành một con rối không cười không nói. Giờ đây, khi đồng điệu với những nỗi lòng trong tiếng đàn của Thạch Sanh, những uất ức trong nàng được giải tỏa, tiếng nói, tiếng cười cứ vậy mà tự nhiên phát ra. Thấy vậy, nhà vua cho mời Thạch Sanh đến, tại đây có cả mẹ con Lý Thông, hai bên ba mặt một lời. Sự thật cuối cùng cũng được phơi bày, kẻ xấu xa phải bị trừng phạt thích đáng, người hiến đức được hưởng công danh. Tuy nhiên, chàng Thạch Sanh đã quyết định tha thứ cho những gì mẹ con Lý Thông gây ra cho mình, để họ trở về quê hương sống nốt những ngày tháng còn lại. Thế nhưng, gieo gió thì gặt bão, trên đường về nhà, hai mẹ con độc ác đó bị sét đánh chết, biến thành bọ hung.
Còn chàng Thạch Sanh ở lại kinh đô, kết hôn với công chúa và trở thành phò mã. Sau đó, chàng còn bằng chính mình, đánh đuổi quân đội mười tám nước chư hầu sang gây chiến. Chàng dùng tiếng đàn thần để xua tan đi quyết tâm, tham vọng chiến đấu của quân giặc, rồi lại dùng niêu cơm thần khiến bọn chúng phải ngạc nhiên, khâm phục, rồi tự nguyện rút quân. Vậy là quân ta không tổn thất bất cứ thứ gì nhưng vẫn dành được thắng lợi.
Nhận thấy được tài năng, trí tuệ và nhân cách tuyệt vời của Thạch Sanh. Trước khi qua đời, nhà vua quyết định nhường ngôi lại cho chàng. Từ đó, Thạch Sanh trở thành một vị vua yêu dân như con, cai trị đất nước ta phát triển rực rỡ.