Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đỗ Phương Linh
Xem chi tiết
Đỗ Phương Linh
11 tháng 10 2021 lúc 8:50

Giúp mình với :))

 

ngacccc
11 tháng 10 2021 lúc 18:51

- kế hoạch hóa gia đình ( mỗi nhà được sinh đẻ 2 con,...)

Thiên Thiên
Xem chi tiết
Trần Việt Linh
6 tháng 9 2016 lúc 0:04

Hậu quả của việc dân số đông và gia tăng dân số nhanh của nc ta:

-Đối với sự phát triển kinh tế:

 +Làm chậm tốc độ tăng chưởng GDP

 +Vấn đề việc làm luôn là vấn đề lớn cho xã hội

-Khó khăn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống:

 +GDP bình quân theo đầu người còn thấp

 +Bình quân lương thực, thực phẩm theo đầu người thấp, tỉ lệ đói nghéo còn cao

 +Sức ép cho y tế giáo dục, nhà ở... nảy sinh nhiềuvấn đề xã hội cần giải quyết

-Sức ép đối với việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên:

 +Cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên do nhu cầu dân số đông và gia tăng nhanh

 +Ô nhiễm môi trường

Thư Soobin
23 tháng 9 2017 lúc 22:25

Hậu quả

Dân số đông và tăng nhanh đã đặt ra những vấn đề cấp bách về ván hoá, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm cho số người bước vào tuổi lao động.
Chúc bạn học tốt !

Nguyễn Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
13 tháng 9 2016 lúc 13:05

- Từ cuối nhưng năm 50 của thế kỷ XX dân số nước ta tăng nhanh, dẫn đến tình trạng “bùng nổ dân số”

- Vì cơ cấu dân số nước ta trẻ, số phụ nữ ở tuổi sinh đẻ cao(khoảng45-50 vạn phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ hàng năm

Nguyễn Hoàng Yến Nhi
13 tháng 9 2016 lúc 12:58

jup tui voi

 

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
31 tháng 5 2017 lúc 12:52

- Số dân nước ta năm là 79,7 triệu người (Năm 2002)

- Tình hình gia tăng dân số :

      + Từ 1954 đến 2003, dân số tăng nhanh liên tục.

      + Tỉ lệ gia tăng dân số khác nhau qua các giai đoạn: dân số gia tăng rất nhanh trong giai đoạn 1954 - 1960; gia đoạn 1970 - 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Tuy vậy, mỗi năm dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng thêm khoảng 1 triệu người.

      + Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng: ở thành thị và các khu công nghiệp , tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp hơn nhiều so với ở nông thôn, miền núi.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 12 2017 lúc 8:07

a) Vẽ biểu đồ

 

Biểu đồ thể hiện quy mô và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta, giai đoạn 1960 – 2009

 

 

 

 

 

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

Trong giai đoạn 1960 - 2009:

- Dân số nước ta tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng khá nhanh, từ 30,2 triệu người (năm 1960) lên 86,0 triệu người (năm 2009), tăng 55,8 triệu người (tăng gấp 2,85 tần), trung bình tăng 1,14 triệu người/năm.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm, từ 3,9% (năm 1960) xuống còn 1,1% (năm 2009), giảm 2,8% .

* Giải thích

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm là do tác động của chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình và nhận thức của người dân được nâng cao làm giảm nhanh tỉ lệ sinh, kéo theo gia tăng dân số giảm.

- Dân số nước ta tăng khá nhanh mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm là do gia tăng dân số giảm nhưng vẫn dương, quy mô dân số ngày càng lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ đông, nên dân số hàng năm vẫn tăng nhanh. 

13_Trần Minh Huyền
Xem chi tiết
Thúy Ngọc
26 tháng 1 2022 lúc 12:57

a) 

* Về dân số

- Dân số nước ta đông, tăng nhanh và tăng liên tục: tăng từ 23,8 triệu người năm 1954 lên 86,9 triệu người năm 2010, tăng thêm 63,1 triệu người. Năm 2010, dân số gấp gần 3,7 lần so với năm 1954.

- Dân số tăng không đều qua các giai đoạn từ 1954 – 2010:

+ Tốc độ tăng dân số của giai đoạn 1954 – 1976 tăng chậm hơn giai đoạn 1976 – 2010 (giai đoạn 1954 – 1976 dân số tăng 2,1 lần, giai đoạn 1976 – 2010 dân số tăng 1,8 lần).

* Về tỉ lệ gia tăng tự nhiên

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thay đổi qua các giai đoạn.

+ Giai đoạn 1954 – 1976 tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, trung bình trên 3%/năm, đây là thời kì bùng nổ dân số ở nước ta.

+ Từ 1976 – 2010 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta giảm dần.

b)

Dân số nước ta tăng trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển dẫn tới hậu quả:

- Đối với phát triển kinh tế:

+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế để tăng 1% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải đạt từ 3 - 4% và lương thực phải tăng trên 4%. Trong điều kiện kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn thì mức tăng dân số như hiện nay là vẫn còn cao.

+ Khó có thể giải quyết hết việc làm được vì nguồn lao động nước ta tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.

+ Dân số tăng nhanh làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, tạo mâu thuẫn giữa cung và cầu.

+ Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ diễn ra chậm.

- Sức ép đối với tài nguyên môi trường:

+ Nguồn tài nguyên thiên bị suy giảm do khai thác quá mức.

+ Môi trường ô nhiễm.

+ Không gian cư trú ngày càng trở nên chật hẹp,...

- Sức ép đối với chất lượng cuộc sống:

+ Chất lượng cuộc sống của người dân chậm được nâng cao.

+ GDP/người thấp.

+  Các vấn đề phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, cơ sở hạ tầng,...

+ Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.

lạc lạc
26 tháng 1 2022 lúc 20:55

tk

a)

Giai đoạn 1960 - 2007:

- Dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta đều tăng.

+ Dân số thành thị tăng từ 4,73 triệu người (năm 1960) lên 23,37 triệu người (năm 2007), tăng gấp 4,9 lần.

+ Dân số nông thôn tăng từ 25,44 triệu người (năm 1960) lên 61,80 triệu người (năm 2007), tăng gấp 2,4 lần.

- Dân số thành thị có tốc độ tăng nhanh hơn dân số nông thôn.

b) Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn, vì

- Trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, nền kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

- Nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa tương ứng là giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa, trình độ đô thị hóa chưa cao, phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ.

- Chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh kéo dài.

lạc lạc
26 tháng 1 2022 lúc 20:55

b)

Dân số nước ta tăng trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển dẫn tới hậu quả:

- Đối với phát triển kinh tế:

+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế để tăng 1% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải đạt từ 3 - 4% và lương thực phải tăng trên 4%. Trong điều kiện kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn thì mức tăng dân số như hiện nay là vẫn còn cao.

+ Khó có thể giải quyết hết việc làm được vì nguồn lao động nước ta tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.

+ Dân số tăng nhanh làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, tạo mâu thuẫn giữa cung và cầu.

+ Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ diễn ra chậm.

- Sức ép đối với tài nguyên môi trường:

+ Nguồn tài nguyên thiên bị suy giảm do khai thác quá mức.

+ Môi trường ô nhiễm.

+ Không gian cư trú ngày càng trở nên chật hẹp,...

- Sức ép đối với chất lượng cuộc sống:

+ Chất lượng cuộc sống của người dân chậm được nâng cao.

+ GDP/người thấp.

+  Các vấn đề phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, cơ sở hạ tầng,...

+ Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.

THAM KHẢO

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 9 2017 lúc 2:39

Dựa vào biểu đồ, áp dụng công thức tính tốc độ tăng trưởng (đơn vị: lần) =

=> Giai đoạn 2000-2015

Tổng số dân tăng : 91713 / 77635 = 1,18 lần

Số dân thành thị tăng : 31131 / 18772= 1,66 lần

=> Số dân thành thị tăng nhanh hơn tổng số dân

=> nhận xét B không đúng

=> Chọn đáp án B

Duy Nam
Xem chi tiết
Ng Ngann
17 tháng 4 2022 lúc 21:34

Tham khảo :

Tích cực :

- Dân số đông:

+ Nguồn lao động dồi dào, tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt với những ngành cần nhiều lao động, thu hút đầu tư nước nước ngoài.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, giúp thúc đẩy sản xuất và phát triển.

- Dân số trẻ:

  + Năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật.

  +  Tỉ lệ người phụ thuộc ít hơn, giúp cải thiện nâng cao chất lượng đời sống.

- Thành phần dân tộc đa dạng:

  + Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

  + Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.
Tiêu cực :

Dân đông và tăng nhanh gây nên sức ép lớn về vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường.

- Về kinh tế :

 + Gia tăng dân số nhanh, chưa phù hợp với tăng trưởng kinh tế, kĩm hãm sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ.

 + Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm trở nên gay gắt.

 + Dân cư phân bố không hợp lí nên việc sử dụng và khai thác tài nguyên không hợp lí, hiệu quả.

- Về xã hội :

 + Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, GDP bình quân đầu người thấp vẫn còn thấp.

 + Các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở những vùng miền núi.

- Về môi trường :

Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép lên tài nguyên và môi trường

 + Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

 + Ô nhiễm môi trường.

Vương Hương Giang
17 tháng 4 2022 lúc 21:48

a) Tích cực :

- Dân số đông:

+ Nguồn lao động dồi dào, tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt với những ngành cần nhiều lao động, thu hút đầu tư nước nước ngoài.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, giúp thúc đẩy sản xuất và phát triển.

- Dân số trẻ:

  + Năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật.

  +  Tỉ lệ người phụ thuộc ít hơn, giúp cải thiện nâng cao chất lượng đời sống.

- Thành phần dân tộc đa dạng:

  + Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

  + Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.

b) Tiêu cực :

Dân đông và tăng nhanh gây nên sức ép lớn về vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường.

- Về kinh tế :

 + Gia tăng dân số nhanh, chưa phù hợp với tăng trưởng kinh tế, kĩm hãm sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ.

 + Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm trở nên gay gắt.

 + Dân cư phân bố không hợp lí nên việc sử dụng và khai thác tài nguyên không hợp lí, hiệu quả.

- Về xã hội :

 + Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, GDP bình quân đầu người thấp vẫn còn thấp.

 + Các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở những vùng miền núi.

- Về môi trường :

Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép lên tài nguyên và môi trường

 + Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

 + Ô nhiễm môi trường.

 

ONLINE SWORD ART
21 tháng 4 2022 lúc 15:37

Tích cực :

- Dân số đông:

+ Nguồn lao động dồi dào, tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt với những ngành cần nhiều lao động, thu hút đầu tư nước nước ngoài.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, giúp thúc đẩy sản xuất và phát triển.

- Dân số trẻ:

  + Năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật.

  +  Tỉ lệ người phụ thuộc ít hơn, giúp cải thiện nâng cao chất lượng đời sống.

- Thành phần dân tộc đa dạng:

  + Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

  + Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.
Dân đông và tăng nhanh gây nên sức ép lớn về vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường.

- Về kinh tế :

 + Gia tăng dân số nhanh, chưa phù hợp với tăng trưởng kinh tế, kĩm hãm sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ.

 + Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm trở nên gay gắt.

 + Dân cư phân bố không hợp lí nên việc sử dụng và khai thác tài nguyên không hợp lí, hiệu quả.

- Về xã hội :

 + Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, GDP bình quân đầu người thấp vẫn còn thấp.

 + Các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở những vùng miền núi.

- Về môi trường :

Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép lên tài nguyên và môi trường

 + Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

 + Ô nhiễm môi trường.

Phan Thị Kim Ngân
Xem chi tiết
Athanasia Karrywang
9 tháng 9 2021 lúc 12:38

a) Cho biết số dân và sự gia tăng dân số ở nước ta 

- Năm 2002 dân số nước ta là 79,7 triệu người, (hiện nay khoảng trên chín mươi triệu người). Sự gia tăng dân số ở nước ta diễn ra khá nhanh, hiện tượng bùng nổ dân số xảy ra vào nửa cuối của thế kỷ XX. Hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình của cả nước là 1,43%, tuy nhiên không đồng đều giữa các vùng miền trên cả nước, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng với miền núi.

Nguyên nhân dấn số tăng nhanh là vì:

+ Nhu cầu đòi hỏi cần có nhiều lao động

+ Do số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao

+ Do ý thức về kế hoạch hóa gia đình chưa tốt, nhất là các đồng bào dân tộc ít người

+ Do tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ muốn coscon trai để nối dõi tông đường

Hậu quả: Dân số tăng nhanh dẫn đến dư thừa lao động, thiếu việc làm, đất chật người đông, môi trường ô nhiễm và kinh tế chậm phát triển, an ninh trật tự không đảm bảo

- Vì vậy, việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số sẽ làm cô kinh tế phát triển ổn định tạo ra được nhiều cơ hội việc làm.

b). Giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số

* Sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta:

- Nhóm tuổi 0 -14: có xu hướng giảm dần tỉ trọng, từ 39% (1989) xuống còn 33,5% (1999).

- Nhóm tuổi 14 – 59:  có xu hướng tăng lên, từ 53,8% (1989) lên 58,4% (1999).

- Nhóm trên 59 tuổi cũng tăng dần tỉ trọng từ 7,2% (1989) lên 8,1% (1999).

- Tỉ lệ dân số phụ thuộc cũng giảm từ 46,2% (1989) xuống 41,6% (1999).

⟹ Cho thấy cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng già hóa.

* Nguyên nhân:

- Nhóm tuổi từ 0 - 14 giảm do đây là kết quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của nước ta trong giai đoạn này (tuyên truyền giáo dục, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, mỗi gia đình chỉ có từ 1 – 2 con…).

- Nhóm tuổi 14 - 59 tuổi tăng do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.

- Nhóm tuổi trên 59 tuổi tăng do y tế phát triển, chế độ phúc lợi xã hội tốt hơn đã nâng cao tuổi thọ của dân cư.

Khách vãng lai đã xóa
✰._.✰ ❤teamღVTP
9 tháng 9 2021 lúc 12:39

a) Nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta

– Từ 1954 đến 2003, dân số tăng nhanh liên tục.

– Sự gia tăng dân số khác nhau qua các giai đoạn:

+ Dân số gia tăng rất nhanh trong giai đoạn 1954 – 1960, do có những tiến bộ về chăm sóc y tế, đời sống nhân dân được cải thiện so với giai đoạn trước (đời sống khó khăn, chiến tranh, hạn chế về chăm sóc y tế) đã làm cho tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm.

+ Từ 1970 đến 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá dân số.

b) Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng hằng năm, dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng thêm khoảng 1 triệu người, do:

– Quy mô dân số nước ta lớn.

– Cơ cấu dân số nước ta trẻ, các nhóm tuổi trẻ có tỉ trọng cao, do đó lứa tuổi sinh đẻ và “tiềm năng sinh đẻ” còn cao.

Khách vãng lai đã xóa
𝟸𝟿_𝟸𝟷
9 tháng 9 2021 lúc 12:44

a) Nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta

– Từ 1954 đến 2003, dân số tăng nhanh liên tục.

– Sự gia tăng dân số khác nhau qua các giai đoạn:

+ Dân số gia tăng rất nhanh trong giai đoạn 1954 – 1960, do có những tiến bộ về chăm sóc y tế, đời sống nhân dân được cải thiện so với giai đoạn trước (đời sống khó khăn, chiến tranh, hạn chế về chăm sóc y tế) đã làm cho tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm.

+ Từ 1970 đến 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá dân số.

b) Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng hằng năm, dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng thêm khoảng 1 triệu người, do:

– Quy mô dân số nước ta lớn.

– Cơ cấu dân số nước ta trẻ, các nhóm tuổi trẻ có tỉ trọng cao, do đó lứa tuổi sinh đẻ và “tiềm năng sinh đẻ” còn cao.

~ HT ~

Khách vãng lai đã xóa
Huyhoang Ha
Xem chi tiết

Công ty cổ phần BINGGROUP © 2014 - 2025
Liên hệ: Hà Đức Thọ - Hotline: 0986 557 525 - Email: a@olm.vn hoặc hdtho@hoc24.vn