cách pha loãng axit
tính chất hóa học axit
Cho các chất:Cu,KOH ,Fe,quỳ tím,phenolpthalein,Na2CO3,đường ăn (C12H22O11),dd axit sunfuric đặc,CuO,dụng cụ thí nghiệm đầy đủ.Hãy trình bày thì nghiệm để chứng minh:
a)axit sunfuric loãng có tính chất hóa học của axit
b)axit sufuric đặc có tính chất hóa học riêng
Cho các dung dịch sau: axit sunfuric loãng, axit axetic, rượu etylic.
Bằng phương pháp hóa học nhận biết từng chất.
Câu16: Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc người ta làm như thế nào ?
A. Rót từ từ nước vào axit đặc. B. Rót từ từ axit đặc vào nước.
C. Rót nhanh nước vào axit đặc. D. Rót nhanh axit đặc vào nước. Câu17: Dung dịch Ca(OH)2 không có tính chất hoá học nào sau đây?
A. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
B. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước
C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
D. Làm quỳ tím chuyển xanh
Câu18: Oxitlà:
A. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác
B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hoá học khác.
C. Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố hoá học khác.
D. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hoá học khác.
Câu19: Có thể tách O2 ra khỏi hỗn hợp gồm O2 và SO2 bằng cách:
A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Cu(NO3)2. B. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch HCl
C. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Ca(OH)2 dư. D. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch PbCl2 dư
Câu 16 : B
Câu 17 : B
$Ca(OH)_2$ là bazo tan nên không có phản ứng nhiệt phân ở nhiệt độ cao
Câu 18 : A
Ví dụ : $CO,CO_2,N_2O_5,CaO,..$ là những oxit
Câu 19 : C
Do $SO_2$ bị hấp thu hết nên có thể tách $O_2$ ra
$SO_2 + Ca(OH)_2 \to CaSO_3 + H_2O$
Câu 1: Trinh bày tính chất hóa học của oxit bazơ. Viết PTHH minh họa
Câu 2: Trinh bày tính chất hóa học của oxit axit. Viết PTHH minh họa
Câu 3: Trinh bày tính chất hóa học của axit. Viết PTHH minh họa
Câu 4. Cách điều chế SO2 trong PTN và trong CN.
C1: Một số oxit bazo td H2O ra bazo tương ứng( Li, K, Ba, Ca, Na)
\(Na + H_2O \rightarrow NaOH + \dfrac{1}{2} H_2\)
Tác dụng dd axit tạo ra muối + H2O
\(MgO + 2HCl \rightarrow MgCl_2 + H_2O\)
Tác dụng với oxit axit tạo ra muối
\(CaO + CO_2 \rightarrow CaCO_3\)( có to)
C2)
Hầu hết oxit axit tác dụng với nước tạo ra axit( trừ SiO2)
\(SO_3 + H_2O \rightarrow H_2SO_4\)
Tác dụng với bazo ( dư) tạo ra muối và nước
\(2NaOH + CO_2 \rightarrow Na_2CO_3 + H_2O\)
Tác dụng với 1 số oxit bazo tạo muối
\(CaO + CO_2 \rightarrow^{t^o} CaCO_3\)
C3)
Làm đổi màu chất chỉ thị ( làm quỳ tím chuyển đỏ)
Tác dụng kim loại ( trước H) tạo ra muối và khí H2
\(Mg + 2HCl \rightarrow MgCl_2 + H_2\)
Tác dụng với oxit bazo tạo ra muối và nước
\(MgO + 2HCl \rightarrow MgCl_2 + H_2O\)
Tác dụng với bazo tạo ra muối và nước
\(Mg(OH)_2 + 2HCl \rightarrow MgCl_2 + 2H_2O\)
Tác dụng muối tạo muối mới cộng axit mới( điều kiện: 2 chất pư phải tan, sản phẩm ít nhất 1 chất rắn, nếu muối tham gia là chất rắn của gốc axit yếu là các gốc SO3, CO3 và S tan trong axit mạnh là axit có gốc SO4, Cl, NO3, sản phẩm có khí khác H2 hoặc rắn) rắn là muối không tan trong nước nhé
\(Na_2CO_3 + 2HCl \rightarrow 2NaCl + CO_2 + H_2O\)
\(BaCl_2 + H_2SO_4 \rightarrow BaSO_4 + 2HCl\)
C4)
PTN: Cho kim loại tác dụng H2SO4 đặc, nóng
\(Mg + 2H_2SO_4 đặc, nóng \rightarrow MgSO_4 + SO_2 + 2H_2O\)
Công nghiệp:
Đốt cháy quặng firit sắt (\(FeS_2\))
\(2FeS_2 + \dfrac{11}{2}O_2 \rightarrow^{t^o} Fe_2O_3 + 4SO_2\)
Tham khảo nhé :
Tính chất hoá học của Oxit (Oxit bazo, Oxit axit)
1. Tính chất hoá học của Oxit bazơ
a) Oxit bazo tác dụng với nước
- Một số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là : Na2O; CaO; K2O; BaO;... tạo ra bazơ tan (kiềm) tương ứng là: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2
• Oxit bazơ + H2O → Bazơ
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
BaO + H2O → Ba(OH)2
b) Oxit bazo tác dụng với axit
- Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
• Oxit bazơ + axit → muối + nước
Ví dụ:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
c) Oxit bazo tác dụng với oxit axit
- Một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,...) tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
• Oxit bazơ + Oxit axit → muối
Na2O + CO2 → Na2CO3
CaO + CO2 → CaCO3↓
BaO + CO2 → BaCO3↓
* Lưu ý: Oxit bazo tác dụng được với nước thì tác dụng với Oxit axit
2. Tính chất hoá học của Oxit axit
- Oxit axit ngoài cách gọi tên như trên còn có cách gọi khác là: ANHIDRIC của axit tương ứng.
Ví dụ: SO2: Anhidric sunfurơ (Axit tương ứng là H2SO3: axit sunfurơ)
a) Oxit axit tác dụng với nước
- Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
- Một số oxit axit tác dụng với nước ở điều kiện thường như: P2O5, SO2, SO3, NO2, N2O5, CO2, CrO3,.. tạo ra axit tương ứng như: H3PO4, H2SO3, H2SO4, HNO3, H2CO3, H2Cr2O7,...
• Oxit axit + H2O → Axit
Ví dụ:
4NO2 + 2H2O + O2 → 4HNO3
CO2 + H2O → H2CO3
CrO3 + H2O → H2CrO4 → H2Cr2O7
N2O5 + H2O → 2HNO3
SO3 + H2O → H2SO4
* Chú ý: NO, N2O, CO không tác dụng với nước ở điều kiện thường (nhiệt độ thường).
b) Oxit axit tác dụng với bazơ
- Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
Ví dụ:
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
P2O5 + NaOH → Na3PO4 + H2O
SO3 + NaOH → NaHSO4 (muối axit)
NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O (muối trung hòa)
SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
c) Oxit axit tác dụng với oxit bazơ
- Oxit axit tác dụng với một số Oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,...) tạo thành muối.
Ví dụ:
Na2O + SO2 → Na2SO3
CO2 (k) + CaO → CaCO3
Tính chất hóa học của axit:
1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị: Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
2. Axit tác dụng với kim loại
Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro
Thí dụ:
3H2SO4 (dd loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2
2HCl + Fe → FeCl2 + H2
Những kim loại không tác dụng với HCl, H2SO4 loãng như Cu, Ag, Hg,…
Chú ý: Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng hiđro.
Điều chế so2
Tính chất hóa học của axit:
1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị: Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
2. Axit tác dụng với kim loại
Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro
Thí dụ:
3H2SO4 (dd loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2
2HCl + Fe → FeCl2 + H2
Những kim loại không tác dụng với HCl, H2SO4 loãng như Cu, Ag, Hg,…
Chú ý: Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng hiđro.
Trong phòng thí nghiệm,bạn An pha được 196g dung dịch axit H2SO4 có nồng độ 20%
a/Tính lượng chất tan H2SO4 có trong dung dịch trênb/Tính lượng nước đã dùng để pha loãng axit trên\(n_{H_2SO_4}=\dfrac{196.20\%}{98}=0,4\left(mol\right)\\ a,m_{H_2SO_4}=0,4.98=39,2\left(g\right)\\ b,m_{H_2O}=196-39,2=156,8\left(g\right)\)
Rót axit sunfuric (H2SO4) vào nước chứ không làm ngược lại.(Vì làm ngược lại sẽ gây nổ)
#thamkhao
Cho nước tinh khiết vào cốc thí nghiệm. Cho axit sunfuric vào một cốc khác. Tỷ lệ axit/nước bao nhiêu phụ thuộc vào độ loãng của dung dịch. Bạn cần sử dụng một chiếc đũa thủy tinh để thực hiện quá trình này. Sau đó, đặt chiếc đũa thủy tinh đứng thẳng, rót từ từ H2SO4 dọc theo thân đũa cho tới khi hết và khuấy nhẹ. Để an toàn nhất, các thao tác này nên được làm trong phòng thí nghiệm – nơi có đủ các dụng cụ thí nghiệm cần thiết. Nếu không bạn có thể thay thế bằng các vật dụng tương tự.
Rót axit sunfuric (H2SO4) vào nước chứ không làm ngược lại.(Vì làm ngược lại sẽ gây nổ)
Pha loãng axit sunfuric đặc bằng cách rót từ từ 20 g dung dịch H2SO4 50% và nước rồi khuấy đều ta thu được 50 g dung dịch H2SO4 A. Tính C% H2SO4 sau khi pha loãng B. Tính khối lượng H2O cần dùng để pha loãng
\(m_{H_2SO_4}=\dfrac{20.50}{100}=10\left(g\right)\)
=> \(C\%\left(dd.sau.khi.pha\right)=\dfrac{10}{50}.100\%=20\%\)
\(m_{H_2O\left(thêm\right)}=50-20=30\left(g\right)\)
Axit CH2 = CH – COOH vừa có tính chất hóa học tương tự axit axetic, vừa có tính chất hóa học tương tự etilen. Viết các phương trình hóa học xảy ra giữa axit trên với: Na, Ca(OH)2, C2H5OH (có mặt H2SO4 đặc, đun nóng), và dung dịch Br2 để minh họa tính chất hóa học trên.
CH2 = CH – COOH + Na →CH2 = CH – COONa + 1/2H2
2CH2 = CH – COOH + Ca(OH)2 → (CH2 = CH – COO)2Ca + 2H2O
CH2 = CH – COOH + Br2 → CH2Br – CHBr – COOH
Câu 5: Em hãy nêu cách pha chế axit sunfuric đặc thành axit sunfuric loãng.
Câu 6: Cho 5,4 gam nhôm tác dụng với 1600ml dung dịch axit sunfuric loãng.
a/ Tìm khối lượng nhôm sunfat tạo thành.
b/ Tính nồng độ mol của dung dịch axit sunfuric loãng..
c/ Tính thể tích khí hiđro thoát ra ở đktc.
Câu 5 :
Phương pháp : Cho từ từ dung dịch $H_2SO_4$ đặc vào nước. Tuyệt đối không làm ngược lại do gây nguy hiểm.
Câu 6 :
a) $n_{Al} = \dfrac{5,4}{27} = 0,2(mol)$
$2Al + 3H_2SO_4 \to Al_2(SO_4)_3 + 3H_2$
$b) n_{Al_2(SO_4)_3} = \dfrac{1}{2}n_{Al} = 0,1(mol)$
$m_{Al_2(SO_4)_3} = 0,1.342 = 34,2(gam)$
c)$n_{H_2SO_4} = \dfrac{3}{2}n_{Al} = 0,3(mol)$
$1600\ ml = 1,6\ lít$
$C_{M_{H_2SO_4}} = \dfrac{0,3}{1,6} = 0,1875M$
d) $n_{H_2} = n_{H_2SO_4} = 0,3(mol)$
$V_{H_2} = 0,3.22,4 = 6,72(lít)$
Câu 5: Bn có thể vào xem SGK lớp 9 nhé
Câu 6:
Ta có: \(n_{Al}=\dfrac{5,4}{27}=0,2\left(mol\right)\)
a. PTHH: 2Al + 3H2SO4 ---> Al2(SO4)3 + 3H2
Theo PT: \(n_{Al_2\left(SO_4\right)_3}=\dfrac{1}{2}.n_{Al}=\dfrac{1}{2}.0,2=0,1\left(mol\right)\)
=> \(m_{Al_2\left(SO_4\right)_3}=0,1.342=34,2\left(g\right)\)
b. Theo PT: \(n_{H_2SO_4}=\dfrac{3}{2}.n_{Al}=\dfrac{3}{2}.0,2=0,3\left(mol\right)\)
Đổi 1600ml = 1,6 lít
=> \(C_{M_{H_2SO_4}}=\dfrac{0,3}{1,6}=0,1875M\)
c. Theo PT: \(n_{H_2}=n_{H_2SO_4}=0,3\left(mol\right)\)
=> \(V_{H_2}=0,3.22,4=6,72\left(lít\right)\)
Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Axit sunfuric loãng có tính chất chung của axit mạnh. B. Axit sunfuric đặc nóng có tính oxi hóa rất mạnh và hấp thụ nước mạnh. C. Axit sunfuric là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi, nặng gần gấp 2 lần nước. D. Muốn pha loãng axit sunfuric đặc, người ta phải rót từ từ nước vào axit và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh mà không được làm ngược lại.
D sai
Muốn pha loãng axit sunfuric đặc, người ta rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh mà không làm ngược lại