Những câu hỏi liên quan
Mọt sách không đeo kính
Xem chi tiết
Mèo Lười
Xem chi tiết
Knguyenn (07)
Xem chi tiết
『Kuroba ム Tsuki Ryoo...
22 tháng 1 2023 lúc 0:14

*(Gợi ý một chút về người bạn của mình nè:): tên của chị ấy có ý nghĩa với một Bầu trời xanh, vẻ đẹp hiển nhiên!!)*

- Em xin chúc mọi người ở cộng đồng Hoc24 có một cái tết thật đầm ấm, sum vầy, vui vẻ và được đoàn tụ bên gia đình!!!!!

- Năm nay là năm đầu tiên, mà em được đón tết cùng Hoc24! Em rất háo hức và hồi hộp tới giây phút này, thật đẹp biết bao!

Bình luận (11)
Lê Phương Mai
22 tháng 1 2023 lúc 1:19

Cảm ơn bạn rất rất nhiều. Chúc bạn một năm mới vui vẻ, có một cái tết đầm ấm bên gia đình đồng thời chúc bạn ngày càng học giỏi hơn nè

Bình luận (1)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
16 tháng 12 2017 lúc 5:57

Em tán thành các ý kiến: (c), (d), (đ), (e).

Em không tán thành các ý kiến: (a), (b).

Bởi vì:

- Ý kiến (c): Trong cuộc sống nếu mình không tự phấn đấu để có được thành công, thì sự thành công chỉ nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì sự thành công đó không bao giờ bền vững được bởi không phải bao giờ, ở lúc nào mình cũng có người nâng đỡ che chở, mà mình phải tự khẳng định mình.

- Ý kiến (d): Trong cuộc sống sự tự lập không phải dễ dàng mà đòi hỏi bản thân phải là người có nghị lực, có bản lĩnh và tự tin thì mới vượt qua được những thử thách khó khân.

- Ý kiến (đ): Là người có tính tự lập, tự làm lấy, tự lo liệu, tự giải quyết công việc của mình dù có khó khấn song nhất định sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống

- Ý kiến (e): Tự lập như khi khó khăn mình vẫn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người đáng tin cậy; ví dụ: Khi làm một bài tập khó mình có thể nhờ thầy cô giáo hoặc anh chị, bạn bè hướng dẫn thêm; hay những ngày đầu lập nghiệp mình có thể vay vốn của ngân hàng hoặc gia đình...

- Ý kiến (a): Nêu chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập còn con nhà khá giả giàu có không cần tự lập. Đây là điều sai lầm, bởi như vậy con những nhà giàu có chỉ sông ỷ lại vào bố mẹ, không tự giác trong học tập thì khi vào đời sẽ gặp nhiều khó khăn và không thê thành công được.

- Ý kiên (b): Sự thành công phải là sự tự nỗ lực phấn đâu của bản thân mới được bền vững.

Bình luận (0)
đức dạt la
Xem chi tiết
Buddy
20 tháng 1 2021 lúc 20:38

 

 

A. GIẢI THÍCH

1. Tiền bạc mua được tất cả

Trong xã hội, các giá trị được lưu hành qua sự trao đổi thì đôi khi đồng tiền có thể nói là có sức mạnh vạn năng.

-     Tiền là thước đo giá trị sản phẩm và cũng là thước đo sức mạnh, thế lực của con người.

-     Tiền là phương tiện thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người trong đời sống thường ngày.

-     Nếu được đầu tư đúng, tiền bạc sẽ tạo điều kiện phát triển về mọi mặt: văn hóa, trí tuệ, giao tiếp xã hội, làm tăng uy tín của con người

2. Tiền bạc không mua được hạnh phúc

-     Hạnh phúc đích thực không thể là một sản phẩm để mua bán. Hạnh phúc chân chính phải xuất phát từ nỗ lực cá nhân, được nảy nở từ lòng nhân ái, được nuôi dưỡng từ tình yêu thương.

-     Hạnh phúc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm hạnh phúc trong tình yêu gia đình, bạn bè, hạnh phúc trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày và hạnh phúc là đấu tranh (Các Mác). Như vậy hạnh phúc đúng nghĩa được xây dựng trên những giá trị mang ý nghĩa tinh thần cao quý, có tính tự nguyện, không thể ép buộc để trao đổi.

-     Cho nên, hạnh phúc không thể mua được bằng tiền bạc. “Tiền bạc không tạo ra hạnh phúc, mà chỉ góp phần vào hạnh phúc” như một câu châm ngôn phương Tây khẳng định.

B. BÀN LUẬN

1. Cần thấy được tính hai mặt của đồng tiền.

-     Mặt tích cực là đồng tiền làm cho cuộc sống thêm phong phú, kích thích sự sáng tạo, nỗ lực cá nhân trên mọi lĩnh vực đời sống. Đồng tiền cũng là thước đo năng suất lao động, thể hiện trình độ lao động của con người.

-     Mặt tiêu cực là nếu lấy đồng tiền làm mục đích thì con người sẽ trở thành nô lệ cho tiền bạc, cuộc sống rơi dần vào bi kịch và có thể mất dần nhân tính, trở nên xấu xa, tàn bạo.

2. Chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào sự giàu nghèo, tiền bạc nhưng tuyệt nhiên không phải cứ có tiền là có hạnh phúc và ngược lại, không hẳn người nghèo không có hạnh phúc bằng kẻ giàu có.

Cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải cố gắng lao động, vươn lên làm giàu một cách chính đáng cho mình và cho xã hội để bản thân và mọi người có điều kiện sống hạnh phúc. Nhưng quan trọng hơn là ta cần phải tạo sự hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần.

C. BÀI HỌC

1. Hạnh phúc là một báu vật do con người tạo nên, không thể mua bán. Cho nên ước vọng lớn nhất của con người là xây dựng được cuộc sống hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Ta cần ý thức sâu sắc mối quan hệ giữa đồng tiền và hạnh phúc: tiền bạc chỉ là một phương tiện góp phần tăng thêm hạnh phúc, chứ không phải là mục đích duy nhất và cao nhất của cuộc đời.

2. Cuộc sống có ý nghĩa đích thực là cuộc sống có đời sống tinh thần phong phú, có khát vọng sáng tạo và cống hiến cho đời, có tình cảm nhân ái, hài hòa về vật chất và tinh thần.

Bình luận (1)
Dream_manhutツ
20 tháng 1 2021 lúc 20:40

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc.

II. Thân bài:

* Giải thích:

- Tiền bạc mua được tất cả

+ Trong xã hội, các giá trị được lưu hành qua sự trao đổi thì đôi khi đồng tiền có thể nói là có sức mạnh vạn năng.

+ Tiền là thước đo giá trị sản phẩm và cũng là thước đo sức mạnh, thế lực của con người.

+ Tiền là phương tiện thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người trong đời sống thường ngày.

+ Nếu được đầu tư đúng, tiền bạc sẽ tạo điều kiện phát triển về mọi mặt: văn hóa, trí tuệ, giao tiếp xã hội, làm tăng uy tín của con người

- Tiền bạc không mua được hạnh phúc

+ Hạnh phúc đích thực không thể là một sản phẩm để mua bán. Hạnh phúc chân chính phải xuất phát từ nỗ lực cá nhân, được nảy nở từ lòng nhân ái, được nuôi dưỡng từ tình yêu thương.

+ Hạnh phúc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm hạnh phúc trong tình yêu gia đình, bạn bè, hạnh phúc trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày và hạnh phúc là đấu tranh (Các Mác). Như vậy hạnh phúc đúng nghĩa được xây dựng trên những giá trị mang ý nghĩa tinh thần cao quý, có tính tự nguyện, không thể ép buộc để trao đổi.

+ Cho nên, hạnh phúc không thể mua được bằng tiền bạc. “Tiền bạc không tạo ra hạnh phúc, mà chỉ góp phần vào hạnh phúc” như một câu châm ngôn phương Tây khẳng định.

* Bàn luận:

- Mặt tích cực là đồng tiền làm cho cuộc sống thêm phong phú, kích thích sự sáng tạo, nỗ lực cá nhân trên mọi lĩnh vực đời sống. Đồng tiền cũng là thước đo năng suất lao động, thể hiện trình độ lao động của con người.

- Mặt tiêu cực là nếu lấy đồng tiền làm mục đích thì con người sẽ trở thành nô lệ cho tiền bạc, cuộc sống rơi dần vào bi kịch và có thể mất dần nhân tính, trở nên xấu xa, tàn bạo.

- Chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào sự giàu nghèo, tiền bạc nhưng tuyệt nhiên không phải cứ có tiền là có hạnh phúc và ngược lại, không hẳn người nghèo không có hạnh phúc bằng kẻ giàu có.

- Cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải cố gắng lao động, vươn lên làm giàu một cách chính đáng cho mình và cho xã hội để bản thân và mọi người có điều kiện sống hạnh phúc. Nhưng quan trọng hơn là ta cần phải tạo sự hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần.

* Bài học:

- Hạnh phúc là một báu vật do con người tạo nên, không thể mua bán. Cho nên ước vọng lớn nhất của con người là xây dựng được cuộc sống hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Ta cần ý thức sâu sắc mối quan hệ giữa đồng tiền và hạnh phúc: tiền bạc chỉ là một phương tiện góp phần tăng thêm hạnh phúc, chứ không phải là mục đích duy nhất và cao nhất của cuộc đời.

- Cuộc sống có ý nghĩa đích thực là cuộc sống có đời sống tinh thần phong phú, có khát vọng sáng tạo và cống hiến cho đời, có tình cảm nhân ái, hài hòa về vật chất và tinh thần.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.

Bình luận (0)
minh nguyet
21 tháng 1 2021 lúc 20:14

Tham khảo:

“Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc”. Thật vậy! Tiền bạc là vật dụng được phép sử dụng trong việc mua bán trao đổi các hàng hóa, vật chất, dịch vụ. Tuy nhiên, nó không thể mua được các giá trị tinh thần, trong đó có sự hạnh phúc. Bởi hạnh phúc là trạng thái tình cảm xuất phát từ trái tim, là cảm xúc vui sướng khi ta đạt được hoặc làm được điều gì đó có ý nghĩa, còn tiền bạc chỉ thỏa mãn nhu cầu về vật chất. Một ví dụ đơn giản cho điều này, đó là tiền có thể mua được nhà cửa, nhưng không thể mua được tình cảm gia đình. Nếu chúng ta cứ mải chạy theo giá trị vật chất mà quên đi những giá trị tinh thần thì chúng ta sẽ bị sa ngã vào lối sống thực dụng, ích kỉ. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận giá trị của tiền bạc trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo ra cơ sở vật chất, hạ tầng, cải thiện đời sống xã hội. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần hiểu rõ giá trị thực của hạnh phúc, không để nhân cách bị tha hóa bởi sức mạnh của đồng tiền. Có như vậy, con người mới hiểu được giá trị thực sự của cuộc sống, của bản thân, từ đó xây dựng xã hội thêm văn minh, gắn kết

Bình luận (0)
tran tuan dat
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Trang
19 tháng 10 2021 lúc 11:46

CÓ TỪ LÁY NHAV

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
đoàn thành doanh
4 tháng 11 2021 lúc 14:49

ko phải nha bạn, chúng là từ ghép đó .

nếu mà chung là từ láy thì có thể chúng sẽ là từ láy đẳng lập nha

Bình luận (0)
kethattinhtrongmua
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn
Xem chi tiết
Phạm Thị Thúy Phượng
5 tháng 8 2020 lúc 9:04

Có ai đó đã từng nói rằng: Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại không phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết – mà chính là ở ý chí. Có thể thấy, ý chí có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Ý chí giúp chúng ta biết vượt qua giông tố của cuộc đời, chinh phục khó khăn thử thách và biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Gặp gỡ tư tưởng với câu nói trên, cũng đã có ý kiến cho rằng: “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”.

Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý kiến: “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường” có nghĩa là gì. Ý chí là à khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt động của mình, khắc phục mọi khó khăn nhằm đạt mục đích đó. Còn “con đường” là gì? Chúng ta có thể hiểu nó theo nhiều cách, con đường đó có thể là đường dẫn đến mục tiêu, lí tưởng, con đường dẫn đến tương lai, con đường dẫn đến thành công,… Và dù chúng ta hiểu nó như thế nào thì trên mỗi con đường ấy đều có sự hiện diện của ý chí và nghị lực. Bằng cách diễn đạt ngắn gọn, câu nói Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”   muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: trong cuộc sống có vô vàn những khó khăn, thách thức đang đón chờ chúng ta ở phía trước nhưng nếu chúng ta có ý chí, nghị lực thì chắc chắn chúng ta đều sẽ tìm thấy con đường dẫn đến thành công.

Vậy tại sao chúng ta cần có ý chí? Trước hết, chúng ta đều biết rằng, con đường dẫn đến thành công và hạnh phúc không hề bằng phẳng và trái lại, có đầy những chông gai thử thách. Để có thể vượt qua khó khăn, thử thách ấy, chúng ta cần có ý chí. Ý chí sẽ giúp chúng ta có nghị lực kiên cường, lòng quyết tâm sắt đá, lòng dũng cảm để đạp đổ mọi khó khăn thử thách ấy. Mỗi lần trải qua khó khăn thử thách ấy, hẳn bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn. Hơn nữa, không phải lúc nào, chúng ta cũng có thể quật đổ những gian nan, thách thức kia. Đôi khi, chúng ta sẽ vấp ngã và thất bại. Đó có thể là những cú vấp ngã rất đau đớn nhưng đừng vội bỏ cuộc. Hãy nghỉ ngơi, dừng chân, từ từ nhen nhóm ngọn lửa của ý chí, đứng dậy, và tiếp tục vững vước tiếp. Mỗi một lần chúng ta can đảm đối mặt với khó khăn thử thách là một lần chúng ta lại được tôi luyện bản thân mình. Từ đó, chúng ta học hỏi được nhiều kinh nghiệm sống để có thể giải quyết khó khăn một cách dễ dàng hơn. Như vậy, chúng ta đều thấy rằng:  : ý chí có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Ý chí giúp chúng ta vượt qua khó khăn, chinh phục thử thách; ý chí là chìa khóa để mở ta con đường thành công. Nếu thiếu đi ý chí tức là chúng ta đã chịu đầu hàng trước khó khăn thử thách, mặc cảm cho số phận quyết định bản thân mình. Dần dần, chúng ta sẽ bị rơi vào thất bạn. Trong cuộc sống, đã có rất nhiều tấm gương vượt qua nghịch cảnh, khó khăn nhờ vào ý chí, nghị lực. Những trang sách Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường đã ghi lại nhiều những cái tên, dấu ấn của con người trẻ tuổi nhờ vào ý chí, nghị lực mà chinh phục mọi khó khăn, đặt trên đến đỉnh thành công. Điển hình trong số đó, phải kể đến người anh hùng của thời đại Nick Vuijic.  Sinh ra đã không có tứ chi, phải đối mặt với sự chế giễu của những người xung quanh, anh rơi vào trầm cảm và có ý định từ bỏ cuộc sống. Thế rồi anh nhận ra rằng, trên thế giới này, còn rất nhiều người khác chịu thiệt thòi giống mình, anh dần chấp nhận khuyết tật của bản thân và có suy nghĩ vô cùng tích cực rằng: “Chúa tạo ra tôi ắt phải có dụng ý nào đó và sẽ không để tôi mãi mãi trở nên vô dụng”,…” tôi được sinh ra không phải vì sự trừng phạt của Chúa mà vì sự sáng tạo của Người để hiện lộ những công việc đặc biệt của Người qua tôi”. Nhờ suy nghĩ tích cực, Nick đã tốt nghiệp đại học với tấm bằng kép và trờ thành nhà diễn thuyếy, tuyên truyền động lực và đại sứ truyền cảm hứng sống nổi tiếng trên thế giới. Hay chúng ta cũng có thể kể đến nhà soạn nhạc đại tài: Ludwig Van Beethoven, một con người đã dũng cảm vượi qua nỗi đau mất đi thính giác, một con người đã tạo nên những kiệt tác khiến cả thể giới phải ngưỡng mộ.

Như vậy, tất cả chúng ta đều thấy rằng, nếu có ý chí, không một khó khăn, thách thức nào có thể cản bước. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay, có ít người nhận thức rõ về diều này. Bên cạnh những con người sống có ý chí, nghị lực, chị khó tôi rèn bản thân mình trong khó khăn thách thức thì lại có những con người sống thiếu ý chí. Họ mới chỉ vấp phải một chút thất bại mà đã bỏ cuộc, để mặc cho số phận quyết định. Đó là kiểu sống tầm thường, vô giá trị và không có ý nghĩa.

Mặc dù,  ý chí là giúp chúng ta bước đến đỉnh thành công một cách nhanh nhất nhưng nếu chỉ ý chí, nghị lực thôi thì chưa đủ. Con đường đến thành công đòi hỏi rất nhiều thứ. Muốn thành công, chúng ta cũng cần có hoài bão, ước mơ, lí tưởng sống. Thêm nữa, chúng ta cũng cần trau dồi vốn kiến thức, vốn sống, tích lũy kinh nghiệm sống từ người khác, học hỏi người khác. Khi chúng ta có được những kĩ năng sống cần thiết như vậy, cùng với ngọn lửa của ý chí, nghị lực, chắc chắn chúng ta đều có thể đạt được thành công.

Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường

Nhà văn Nguyễn Bá Học đã từng khẳng định: Đường đi khó không vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Nếu chúng ta dũng cảm, có ý chí, nghị lực thì chẳng sông núi nào có thể cản bước được chúng ta cả. Đó cũng là thông điệp của câu nói “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”. Đó không đơn thuần chỉ là một câu nói nhắn nhủ với chúng ta về việc sống phải có ý chí và nghị lực mà nó còn được chọn làm tên của một cuốn sách với đầy niềm cảm hứng mới mẻ. Nếu bạn chưa tìm được ngọn lửa sống của mình, tôi khuyên bạn nên tìm đọc mua cuốn sách này bởi trong đó chứa rất nhiều câu chuyện sẽ giúp bạn có thêm ý chí, động lực sống để vững bước trên con đường của mình. Khi gấp cuốn sách lại, tôi đã thấy được một điều kì diệu trước mắt của mình. Còn bạn thì sao? Hãy thử xem…

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Thanh Hải
5 tháng 8 2020 lúc 19:45

hạnh phúc là con đường chung ta không tìn thấy 1 cái nào quan trọng nhất hạnh phúc không đên đến hạnh phúc cho mình là 1 con đường chung ta không được hạnh phúc nào cả vì vậy không có con đường nafo hạnh phúc hết 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
VARMY 전정눈
Xem chi tiết