Những câu hỏi liên quan
Nguyen Vi Cam
Xem chi tiết
Shoall.[CĐQH]
6 tháng 6 2019 lúc 20:20

viết chẳng có dấu gì , viết thế ai hiểu được

Bình luận (0)
๖ۣۜN.๖ۣۜÝ
7 tháng 6 2019 lúc 8:36

*BP nghệ thuật:
-Điệp ngữ "trông" đc lặp lại 6 lần
"non" 2 lần, "sông" 2 lần, "trăng" 2 lần, "mây" 2 lần, "người" 2 lần
-Liệt kê
non, sông, mây, trăng, người
*Tác dụng
-Điệp ngữ: Nhấn mạnh sự chờ mong, ngóng trông mòn mỏi
(Ở đây có thể hiểu là sự chờ mong của người phụ nữ trông chồng đi đánh giặc, hoặc đi làm ăn gia)
-Liệt kê: cho ta thấy người phụ nữa ấy ngóng trông ngày ngày, mong nhiều đến mức cảm giác như núi cao hơn, sông dài, mây thì càng kéo dài, trăng khuất bóng. Vậy mà càng mong ngóng càng xa cách càng nhớ nhung
VD: Có thể lấy thêm bài tương tự là bài "Sau phút chia ly"
--> Qua bài thơ ta thấy người phụ nữ xưa có 1 tấm lòng chung thủy son sắt, luôn hướng về người chồng nơi tiền tuyến xa xôi, luôn hướng trái tim về người chồng đi đánh trận
-> Nỗi khổ mòn mỏi

Bình luận (0)
Nguyen Vi Cam
9 tháng 6 2019 lúc 8:15

​~Mon Ú~1 mk you ko dich đc thôi nhé. Còn nguoi khác dich đc nhé!! 😒😒

Bình luận (0)
yến nguyễn
Xem chi tiết
Thái Hoàng Thiên Nhi
22 tháng 7 2018 lúc 7:17

Tuổi thơ của con người luôn gắn liền với mẹ thân thương. Mẹ chăm bẵm ru hời con khi con còn bé, mẹ dạy bảo khi con lớn khôn... Con mang tình mẹ sâu nặng lắm. Rồi một ngày kia con, con bé nhỏ của mẹ phải đi xa... và nỗi nhớ mẹ giày vò, tức tưởi trong tâm con. Có một bài ca dao đã viết hộ tâm trạng ấy của một cô gái, tâm trạng mà bất cứ người con xa que nào cùng luôn nghĩ:
 
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"
 
Cả bài thơ nhuốm đầy tâm trạng nhớ nhung, đau xót. Một tâm trạng có lẽ làm tím cả trời chiều mênh mang.
 

Bình luận (0)
Thái Hoàng Thiên Nhi
22 tháng 7 2018 lúc 7:17

Câu ca dao là tâm trạng của một người con gái lấy chồng xa, nhớ mẹ, nhớ quê hương. Thời điểm và không gian trong câu ca dao thật hợp lí để côgái bộc lộ tâm trạng của mình. Thời điểm là buổi chiều, nhưng không phải là một buổi chiều mà là nhiều buổi chiều như thế: chiều chiều. Không gian càng thích hợp hơn với tâm trạng cô gái, đó là ngõ sau. Vào buổi chiều, không gian thường trở nên mênh mông, cảnh vật thường trở nên hoang vắng, gió thổi hiu hiu, mây lãng đãng, sương lành lạnh… Bầu không khí thật buồn nên dễ gợi cho con người cảm giác buồn man mác. Khoảnh khắc giao thoa giữa ngày và đêm làm cho tâm trạng thay đổi, trong cái không gian tĩnh mịch đó nếu mang tâm trạng và đa cảm thì con người càng buồn hơn. Cái thời khắc đó đã gợi lên trong lòng cô gái lấy chồng xa quê nỗi nhớ mẹ da diết. Nỗi nhớ ấy lại được bộc lộ trong một không gian chật hẹp: ngõ sau. Ngõ sau thường gợi lên một không gian nhỏ hẹp, quạnh vắng, đìu hiu… không gian này càng thích hợp với tâm trạng cô gái lúc này.

Từ cái ngõ sau ấy, chiều chiều cô gái đứng trông về quê mẹ mà lòng đau đớn xót xa. Cụm từ ruột đau chín chiều đã diễn tả hết sự đau đớn và nỗi nhớ khôn nguôi của cô gái. Từ trông đã chứa đựng bao tình cảm của cô gái. Trông có nghĩa là nhìn, cô gái trông về quê mẹ chính là nhìn về quê mẹ, nhìn vào một không gian mênh mông, hiu quạnh, nơi cuối của không gian ấy có mẹ, có quê hương. Trông để mà thương nhớ, để mà ray rứt trong lòng, để ruột đau chín chiều.

Câu ca dao thể hiện cuộc sống của người con gái nơi quê chồng. Ngày xưa, con gái lấy chồng phải theo chồng, cô gái trong câu ca dao trên cũng thế. Tuy nhiên, đọc câu ca dao, chúng ta cảm nhận cô gái vừa thương nhớ mẹ, niềm thương nhớ này theo tháng ngày chồng chất trở thành nỗi đau, vừa không bằng lòng với cuộc sống hiện tại ở nhà chồng. Điều này trở thành thường lệ khiến cô gái cứ chiều chiều lại đứng trông để nhớ về mẹ.

Câu ca dao có giá trị biểu cảm thật lớn, thể hiện được nỗi niềm nhớ nhung, thương nhớ của cô gái trong cảnh lấy chồng xa.



 

Bình luận (0)
Han Sara ft Tùng Maru
22 tháng 7 2018 lúc 7:18

                                                            Chiều chiều ra đứng ngõ sau

                                                       Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

                                                                              Bài làm    

Câu ca dao là tâm trạng của một người con gái lấy chồng xa, nhớ mẹ, nhớ quê hương. Thời điểm và không gian trong câu ca dao thật hợp lí để côgái bộc lộ tâm trạng của mình. Thời điểm là buổi chiều, nhưng không phải là một buổi chiều mà là nhiều buổi chiều như thế: chiều chiều. Không gian càng thích hợp hơn với tâm trạng cô gái, đó là ngõ sau. Vào buổi chiều, không gian thường trở nên mênh mông, cảnh vật thường trở nên hoang vắng, gió thổi hiu hiu, mây lãng đãng, sương lành lạnh… Bầu không khí thật buồn nên dễ gợi cho con người cảm giác buồn man mác. Khoảnh khắc giao thoa giữa ngày và đêm làm cho tâm trạng thay đổi, trong cái không gian tĩnh mịch đó nếu mang tâm trạng và đa cảm thì con người càng buồn hơn. Cái thời khắc đó đã gợi lên trong lòng cô gái lấy chồng xa quê nỗi nhớ mẹ da diết. Nỗi nhớ ấy lại được bộc lộ trong một không gian chật hẹp: ngõ sau. Ngõ sau thường gợi lên một không gian nhỏ hẹp, quạnh vắng, đìu hiu… không gian này càng thích hợp với tâm trạng cô gái lúc này.

Từ cái ngõ sau ấy, chiều chiều cô gái đứng trông về quê mẹ mà lòng đau đớn xót xa. Cụm từ ruột đau chín chiều đã diễn tả hết sự đau đớn và nỗi nhớ khôn nguôi của cô gái. Từ trông đã chứa đựng bao tình cảm của cô gái. Trông có nghĩa là nhìn, cô gái trông về quê mẹ chính là nhìn về quê mẹ, nhìn vào một không gian mênh mông, hiu quạnh, nơi cuối của không gian ấy có mẹ, có quê hương. Trông để mà thương nhớ, để mà ray rứt trong lòng, để ruột đau chín chiều.

Câu ca dao thể hiện cuộc sống của người con gái nơi quê chồng. Ngày xưa, con gái lấy chồng phải theo chồng, cô gái trong câu ca dao trên cũng thế. Tuy nhiên, đọc câu ca dao, chúng ta cảm nhận cô gái vừa thương nhớ mẹ, niềm thương nhớ này theo tháng ngày chồng chất trở thành nỗi đau, vừa không bằng lòng với cuộc sống hiện tại ở nhà chồng. Điều này trở thành thường lệ khiến cô gái cứ chiều chiều lại đứng trông để nhớ về mẹ.

Câu ca dao có giá trị ciểu cảm thật lớn,thể hiện được nỗi niềm nhớ nhung,thương nhớ của cô con gái trong cảnh lấy chồng xa.

Học tốt #



 

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết

Câu ca dao cất lên với hai từ đầy tha thiết “Ai ơi”. Hai tiếng ấy như tiếng gọi, như nói với một ai đó, nó không cụ thể là đối tượng nào mà câu thơ muốn nhắc đến mà nó chỉ một cách chung chung. Đó là tất cả những con người Việt Nam ta. Qua tiếng gọi tha thiết ấy, ông cha ta muốn nhắc nhở về sự ghi nhớ cội nguồn, là tình yêu bao la đối với quê hương đất nước.

Một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn ai ơi:

– Ai ơi đứng lại mà trông

Kìa vạc nấu dó, kìa sông đãi bìa

Kìa giấy Yên Thái như kia

Giếng sâu chín trượng nước thì trong xanh.

– Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
19 tháng 12 2023 lúc 21:54

- Tình cảm tác giả dân gian gửi gắm trong lời nhắn gửi: “Ai ơi, đứng lại mà trông”: Đó là tình cảm yêu mến thiết tha, tự hào về vẻ đẹp của xứ Lạng. 

- Một số câu ca dao có sử dụng từ “Ai” hoặc có lời nhắn “Ai ơi…” – đây là một mô-típ quen thuộc trong ca dao: 

+ Ai về Bình Định mà coi

Đàn bà cũng biết múa roi, đi quyền.

+ Ai ơi giữ chí cho bền

Du ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

+ Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 21:23

Tham khảo!

- Câu ca dao trên nói về lễ hội đền Hùng.

- Chia sẻ hiểu biết về Lễ hội đền Hùng:

+ Lễ hội Đền Hùng diễn ra từ ngày 1 đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch, việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3).

+ Đây là lễ hội mang tính chất quốc gia, nhằm suy tôn và tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.

+ Lễ hội đền Hùng không chỉ thu hút khách thập phương đến dự bởi những nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc mà còn ở tính thiêng liêng của một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt Nam. 

Bình luận (0)
Phạm Lê Ngân Khánh
30 tháng 1 lúc 9:08

Câu ca dao này nói về lễ hội đền Hùng

Nhắc nhở người dân luôn nhớ về công ơn của các vua Hùng

Bình luận (0)
Nguyen An Khanh
Xem chi tiết
Nguyễn Dưa Hấu
2 tháng 3 2022 lúc 22:33

tham khảo

Một cây làm chẳng nên non”có nghĩa là một người thì khó có thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”  có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành. Cả câu có nghĩa : Chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công.

Bình luận (0)
anime khắc nguyệt
2 tháng 3 2022 lúc 22:33

tham khảo :
Một cây làm chẳng nên non”có nghĩa là một người thì khó có thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”  có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành. Cả câu có nghĩa : Chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công

Bình luận (0)
ph@m tLJấn tLJ
2 tháng 3 2022 lúc 22:37

tham khảo
“Một cây làm chẳng nên non”có nghĩa là một người thì khó có thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành. Cả câu có nghĩa là: Chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Vân Anh
Xem chi tiết
6TA7-18 Ng.Vũ Tuấn Kiệt
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Minh Anh
4 tháng 12 2021 lúc 12:51

Thánh gióng,con rồng cháu tiên ,bánh chưng bánh giày...

Bình luận (0)
VŨ NHẤT TÂM
Xem chi tiết

Tham khảo:

Tuổi thơ của con người luôn gắn liền với mẹ thân thương. Mẹ chăm bẵm ru hời con khi con còn bé, mẹ dạy bảo khi con lớn khôn... Con mang tình mẹ sâu nặng lắm. Rồi một ngày kia con, con bé nhỏ của mẹ phải đi xa... và nỗi nhớ mẹ giày vò, tức tưởi trong tâm con. Có một bài ca dao đã viết hộ tâm trạng ấy của một cô gái, tâm trạng mà bất cứ người con xa que nào cùng luôn nghĩ:
 
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"
 ~HT~

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa