Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phạm Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Huyền
6 tháng 3 2017 lúc 20:51

Rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Rừng là nơi cây xanh phát triển. Như ta đã biết, cây xanh khi quang hợp sẽ tiếp nhận khí các-bo-níc và thải ra khí ô-xi – rất cần thiết cho quá trình hô hấp của con người nói riêng và nhiều loài động vật trên thế giới nói chung.
Nhờ cây xanh mà bầu không khí trở nên trong lành, giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, … góp phần phòng chống thiên tai, bão lũ vốn gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Không những thế, rừng còn được trồng vì mục đích phát triển kinh tế. Rừng là nguồn cung cấp gỗ cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất, làm giấy,… Rừng cũng là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng: hổ, khỉ, hươu, … Nhờ có rừng, hệ sinh thái được cân bằng.
Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống
Tuy nhiên, dù vai trò quan trọng của rừng nhưng nạn khai thác rừng vẫn diễn ra từng ngày. Chỉ vì cái lợi trước mắt, họ bỏ qua những lợi ích lâu dài mà rừng đem lại. Rừng đầu nguồn bị chặt phá làm cho lũ lụt xảy ra triền miên, làm xói mòn đất đai, nhiều người mất của cải và thậm chí là thiệt mạng. Nhiều cây quý hiếm trong rừng bị chặt phá khiến cho nhiều loài động vật bị mất đi nơi trú ngụ của mình. Nạn đốt rừng làm nương rẫy cũng làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng.
Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng. Những vùng thường hay xảy ra thiên tai, bão lũ cần trồng rừng đầu nguồn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc. Đối với nạn phá rừng, Nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ cũng như biện pháp xử lí nghiêm minh nhằm răn đe mọi người.
Bảo vệ rừng không phải là vấn đề của riêng ai. Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ rừng!

Nguyễn Thanh Huyền
6 tháng 3 2017 lúc 20:53

Khổng Tử, sống vào khoảng năm 551 – 479 trước công nguyên, sinh ra ở nước Đại Lỗ vào thời Xuân Thu. Tên của ông là Khâu, tự là Trọng Ni (danh tự trong văn hóa Trung Quốc là một cái tên được dùng sau này trong cuộc sống thay cho tên thật).

Khổng Tử được xem là một trong số các học giả nổi bật ở Đại Lỗ. Ông đi chu du khắp nước qua tất cả các quốc gia giảng về giá trị đạo đức, như các khái niệm về luân lý, tư tưởng, chủ trương chính trị, và tu dưỡng phẩm hạnh, cũng như các khái niệm về lý tưởng và văn hóa của thời đại ông.

Người ta nói rằng tiêu chuẩn tối cao của Khổng Tử là “Nhân từ.” Các học trò của ông kể rằng lời giảng của ông xoay quanh “trung thành và cân nhắc đến người khác.

Khổng Tử giảng về đạo “Trung Dung”, được kết tập ở một trong bốn tác phẩm cổ xưa của Nho giáo, còn được gọi là Tứ Thư, và được xuất bản vào năm 1190 bởi Chu Hy.

Những người tu luyện biết rằng để đề cao tâm tính (đạo đức của con người và hành xử có đạo lý), người ta nên hành xử cho tốt và trở thành một người tốt. Nhưng điều này còn có hàm ý mở rộng hơn, đó là chuyển đổi thành một người tốt hơn và đề cao tiêu chuẩn đạo đức của người ta vượt trên tiêu chuẩn chung của nhân loại.

Vì thế, tiêu chuẩn gì của nhân loại được Thần cấp cho? Đó là những tiêu chuẩn gì? Những lời giảng dưới đây của Không Tử có thể khai mở tâm của chúng ta.

Theo Luận Ngữ của Khổng Tử, được cho là đoạn thoại làm sáng tỏ những lời giảng và hành vi của ông, Khổng Tử giảng:

“Học mà không nghĩ thì phí công, nghĩ mà không học thì gian nan vất vả.”

Bằng những lời này, Khổng Tử diễn giải rằng nếu một người học mà không suy nghĩ, người đó sẽ không hiểu, và rằng nếu người ta nghĩ nhưng không học, người ta sẽ nghi hoặc.

Khi một người học, anh ấy có thể ghi nhớ và sau đó nhớ ra điều mà anh ta đã học được. Nhưng thường anh ta chỉ hiểu những tư tưởng trên bề mặt mà không phải những hàm ý sâu bên trong đang được truyền tải. Nhiều người không liên hệ cái mà họ học với thực tế, nó có nghĩa là họ đọc nó nhưng không áp dụng điều học đọc. Do vậy, việc học tập trở thành hời hợt. Chúng ta có thể mô tả nó như “tiếp thu thông tin nhưng không tiêu hóa nó.” Anh ta sẽ biết những điều cơ bản nhưng không thể đưa vào thực hành cái mà anh ta đã học. Anh ta chỉ học một cách máy móc, chứ không xử lý điều mà anh ta đã học được.

Bởi vì khoa học hiện đã là rất máy móc và hời hợt, nó ngăn cản người ta hiểu được nội dung thâm sâu trừ khi người ta tu luyện tâm tính và tu dưỡng bản thân. Khoa học hiện đại hạn chế tu duy của con người. Do đó họ nên chú ý tới cách học tập và hiểu được điểm mạnh và yếu để tránh trở thành máy tính hóa, cơ giới hóa, và tuyến tính hóa.

Nói cách khác, Khổng Tử khuyên rằng nếu người ta hầu như chỉ nghĩ mà không học, người ta sẽ trở nên nghi hoặc và người ta không đề cao được bản thân. Tất nhiên, một minh sư đóng một vai trò quan trọng khi chỉ dẫn các học trò. Thật sự là rất khó để tìm một Sư Phụ mà có trí huệ. Do đó, khi người ta tìm thấy một Sư Phụ như thế, người ta không nên lười biếng mà nên tranh thủ thời gian, nhận thức được cơ hội trân quý, và học tập chăm chỉ, làm theo những chỉ dẫn của Sư Phụ, và làm tốt hơn cho đến khi thành công.

Tu luyện là khác biệt với hành xử của nhân loại. Quá trình tu luyện là hoàn toàn khác với học tập kiến thức của nhân loại, đó là tu thân dưỡng tính hay tu dưỡng bản thân.

Tiêu chuẩn của một người tu luyện là cao hơn, và lý do thì rất là tinh thâm. Chỉ có những người tu luyện có thể hiểu được khái niệm này khi họ tu luyện một cách tinh tấn.

Nguyễn Thanh Huyền
7 tháng 3 2017 lúc 17:54

Học mà ko nghỉ đồng nghĩa với việc con người sẽ để cho bộ não của mình hoạt động liên tục khiến nhiều kiến thức bị dồn nén và ko có sự nới lỏng, gây cho ta cảm giác khó chịu sẽ dẫn đến dần dần cứ cố nhồi nhét càng nhiều thì kiến thức sẽ một phần bị thoát ra để tìm không khí...

Xin lỗi nha!Mình chỉ có thể ghi như vậy thui!Mình còn phải học!Neu ranh toi minh se co vietleu

Minh Ngọc
Xem chi tiết
minh nguyet
3 tháng 6 2021 lúc 15:21

Chị gợi ý cho em viết nhé ^^

Trách nhiệm là gì...

Vai trò của nó với cá nhân, với xã hội nhất là trong mùa dịch hiện nay

Biểu hiện

Dẫn chứng cụ thể

Phản đề 

Kết luận (liên hệ bản thân)

soonek TT
Xem chi tiết

      Xã hội phát triển ngày một nhiều,bây giờ đã là thời bình nhưng tinh thần yêu nước trong lòng các bạn trẻ cũng không phai nhạt.Xã hội phát triển đó cũng là lí do mà một số cá nhân sa sút về mặt đạo đức.Hiện nay nhà nước ta cũng đang phải đối mặt với đợt dịch bệnh bùng phát,ở nhiều quốc gia số người chết nhiều không đếm xuể nhưng đất nước Việt Nam chúng ta lại đang kiểm soát dịch bệnh rất tốt,một phần cũng nhờ vào các bạn trẻ đã có ý thức phòng ngừa,bảo vệ sức khỏe cho bản thân.Mong rằng các thế hệ trẻ mai sau sẽ giữ gìn và phát huy thật tốt truyền thống yêu nước của ông cha.

nguyen quang trung
Xem chi tiết
Nguyễn Hoài Thương
Xem chi tiết
Mai Hà Chi
17 tháng 4 2017 lúc 22:03

Đề 1: Bài Làm

Môi trường sống chính là căn nhà chung của con người, nó cho ta sự sống, cho ta một điều kiện để tồn tại, phát triển, khám phá, tận hưởng. Vậy, chúng ta hãy bảo vệ môi trường này vì điều đó cũng có nghĩa là bảo vệ chính cuộc sống của mình. Đây không phải là công việc của riêng bất kỳ một ai mà nó chính là trách nhiệm của tất cả cộng đồng người, những ai đang tồn tại trên trái đất này xin hãy chung tay, hãy bắt đầu từ chính gia đình của bạn, một tế bào của xã hội.

Hãy làm từ những việc nhỏ nhất, mỗi người trong gia đình, từ người lớn cho đến trẻ nhỏ, ông bà, ba mẹ, con cái phải tự xây dựng cho mình một tác phong khoa học trong công việc cũng như sinh hoạt vì nó đang gắn trực tiếp đến môi trường. Mọi người hãy coi việc bảo vệ môi trường như công việc thường trực, như một thói quen thằng ngày vậy. Vì vậy, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là việc hết sức quan trọng, và hãy làm ngay trong gia đình chúng ta. Phải đặt việc này một cách thường xuyên, ở mọi lúc mọi nơi. Vận dụng tất cả mọi cách để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường từ lời nói đến hành động, hãy tuyên truyền thuyết phục và đưa ra những tấm gương.

Người lớn trong gia đình chính là tấm gương tốt nhất cho con cháu, do đó ông bà, bố mẹ hãy là người đầu tiên bảo vệ môi trường, hãy phân tích, chỉ bảo và hướng con cháu đến hành động thiết thực. Hãy chủ động nhắc nhở và khuyên răn nghiêm khắc với những hành động tưởng chừng như nhỏ nhất, đôi khi lại là khiến con trẻ lạc lối. Nếu bạn nhìn thấy một đứa trẻ biết vứt rác đúng chỗ, đúng nơi quy định, và bạn tán dương, vỗ tay khen ngợi, một lời động viên tưởng đơn giản nhưng với nhận thức của đứa trẻ thì nó vô cùng to lớn. Điều này sẽ định hướng đúng đắn hành vi của con trẻ sau này. Hoặc khi con trẻ nhận được một lời nhắc nhở của người lớn về việc mình vứt rác không đúng nơi đúng chỗ, chúng sẽ biết điều đó là sai, không nên làm, cứ như thế trong đầu trẻ hình thành ý thức và nhận định, chúng sẽ biết sau này phải làm điều gì và không nên làm điều gì. Nhưng tại thời điểm đó, nếu như hành vi của con trẻ là đúng hoặc sai nhưng người lớn, ông bà, cha mẹ lại làm ngơ, thờ ơ, bỏ mặc hoặc cũng chính người lớn thực hiện những hành động vô tội vạ đó thì trực tiếp chúng ta đã thu vào trong trí óc trẻ. Và rồi ngày mai, ngày kia, cả sau này chúng sẽ vứt rác bừa bãi, hành động bừa bãi giống như chúng ta đã làm. Nói cách khác, việc người lớn làm ảnh hưởng trực tiếp đến những đứa trẻ, vì vậy, hãy hành xử đúng đắn, cúng bảo vệ môi trường từ chính bản thân chúng ta.

Có hàng trăm hàng nghìn cách và hành động để bảo vệ môi trường xung quanh. Cộng đồng cùng thực hiện đó là cách tốt nhất để tạo ra một ngôi nhà chung trong sach và tươi xanh. Dù là cách nào đi chăng nữa, trước tiên hãy xuất phát từ bản thân và gia đình, hãy nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng giáo dục, bằng tuyên truyền, ngăn chặn. Gia đình là một tế bào trong cơ thể môi trường sống, tế bào có tốt thì môi trường mới mạnh khỏe được. Và khi tất cả các tế bào cùng hợp lại và xây dựng nên thì mới có thế bảo vệ được trái đất này. Đừng thơ ơ trước những hành động tưởng chừng như đơn giản nhất. Hãy lên án những hành vi sai trái, ngăn chặn những kẻ đang ngày ngày âm mưu hủy hoại môi trường. Dù chỉ là những việc làm nhỏ nhất.

Xã hội ngày càng phát triển đến chóng mặt, nhưng cũng kéo theo một hệ lụy đó là làm mất đi dần những giá trị truyền thống, hay chính là làm cho con người trở nên vô cảm, lãnh đạm hơn với những việc làm, những con người xung quanh và cộng đồng mà không biết việc làm đó ảnh hưởng to lớn đến thế nào với cuộc sống tương lai, sau này. Thức tĩnh ngay bây giờ là điều cần thiết vì một môi trường xanh-sạch- đẹp. Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ chính cuộc sống chúng ta.

Nguyễn Đại Minh
17 tháng 4 2017 lúc 22:25

đề 3:lấy luôn câu đầu làm câu mở bài

tb:-sau đó thì hãy nêu những tác hại mà facebook nêu ra như:

văng tục chửi bậy

nghiện nghập không thể bỏ

tàn phá về ý thức của mỗi con người

bị lừa bởi bọn cheat

không điều chỉnh được thời gian làm việc

hại mắt

không suy nghĩ về tương lai sau này

-rồi nêu cách khác phục:

nỗ lực tuyên truyền

phổ biến về tác hại của việc sử dụng Facebook quá nhiều cho mọi người, đặc biệt là học sinh

2 câu cuối thân bài:hực chất Facebook không xấu, chỉ là do ta không biết cách sắp xếp, sử dụng hợp lí mà thôi. Nếu biết cách sử dụng hợp lí, Facebook chắc chắn sẽ là một trang mạng xã hội thực sự hữu ích với tất cả mọi người.

KB:cứ nêu về tác hại khôn lường của facebook và bộc lộ cảm xúc của bạn về vấn đề này

đây là dàn bài ho bạn nhé tuy chưa từng dùng facebook

Mai Hà Chi
17 tháng 4 2017 lúc 22:30
Mở bài: dẫn dắt vào hiện tượng nghiện facebook trong giới trẻ hiện nay

– Đi từ vấn đề phát triển của xã hội, nhu cầu của con người ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu đó, các mạng xã hội ra đời, trong đó có facebook.

– Có thể nói về tác dụng của fb trong vài dòng sau đó dẫn dắt đến vấn đề nghiện facebook của giới trẻ

Thân bài: triển khai các ý chính của hiện tượng nghiện facebook -) Facebook ?

Nêu khái niệm facebook: fb là một mạng xã hội mà ở đó cho phép con người ta chia sẻ các trạng thái, hình ảnh cũng như tương tác với nhau một cách dễ dàng…

Như thế nào là nghiện facebook? Lên fb hàng ngày hàng giờ, phụ thuộc vào fb, không thể dứt ra khỏi facebook…

-) Hiện trạng nghiện facebook hiện nay Thực trạng của Facebook:

– Là mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là đối với giới trẻ: năm 2016 có 35 triệu tài khoản fb, trong đó có ¾ người dùng nằm trong độ tuổi 18-34.

– Tích cực: một phần giúp con người giải tỏa áp lực, kết nối với nhau, phục vụ cho công việc, cho cuộc sống…

– Tiêu cực: thông tin chưa được kiểm chứng nhưng lại được phát tán tràn lan, không kiểm soát chặt chẽ

Thực trạng nghiện facebook của giới trẻ

– Ăn face, ngủ face, đi chơi cũng face, đi làm cũng face

– Phụ thuộc vào facebook: truy cập vào fb như một phản xạ tự nhiên và không dứt ra được

– Con số cụ thể: năm 2004. Facebook ra đời, đến năm 2013 thì mỗi ngày có khoảng 618 triệu người hoạt động trền fb. Không những thế, hơn 30 tỷ tin tức được chia sẻ và hàng trăm triệu hình ảnh được đăngtải

-) Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghiện facebook

Nguyên nhân khách quan

– Gia đình: chưa quan tâm nhiều đến con cái, mải chạy theo kinh tế mà để mặc con cái

– Nhà trường: kiểm soát chưa chặt chẽ, chưa kịp thời giáo dục học sinh của mình

Nguyên nhân chủ quan

– Không đủ bản lĩnh để chống lại sự cám dỗ của fb

-) Hậu quả của hiện tượng nghiện facebook

– Tiêu tốn quá nhiều thời gian: ảnh hưởng đến thời gian học tập, làm việc cũng như thời gian nghỉ ngơi

– Khiến cho cuộc sống bị đảo lộn: đắm chìm vào thế giới ảo, mất cân bằng trong cuộc sống.

– Ảnh hưởng đến sức khỏe: ngồi máy tính hoặc sử dụng điện thoại lâu sẽ ảnh hưởng đến mắt. Ngoài ra, việc sử dụng thời gian ngủ để lướt fb làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

– Bị lợi dụng: bị ăn cắp thông tin cá nhân; bị lợi dụng để thực hiện các mục đích xấu

– Gây ra tâm lí hoang mang do các thông tin thật giả trên fb được đăng tải một cách lẫn lộn

– Nhiều người sử dụng fb như một công cụ để phục vụ cho mục đích xấu: nói tục, chửi bậy, gây mâu thuẫn, bôi nhọ danh dự người khác…

– Gây ra tâm lí ghét bỏ, mặc cảm, ghen tị, tự ti… do bị bôi nhọ danh dự

– Có nguy cơ tiếp xúc với các nguồn thông tin không lành mạnh

Bước 5: giải pháp

– Nhà quản lý: cần phải tìm ra các giải pháp, công cụ làm lành mạnh môi trường facebook

– Gia đình, nhà trường: quan tâm, giáo dục, định hướng cho các em để sử dụng fb một cách hữu ích

– Bản thân giới trẻ: tỉnh táo, làm chủ bản thân trước fb, không sử dụng fb vào những mục đích thiếu lành mạnh. Trang bị kiến thức, kĩ năng để hfinh thành khả năng phân tích và lựa chọn thông tin giữa những thứ tràn lan trên facebook.

Kết Bài :

– Nhấn mạnh lại một lần nữa hiện tượng nghiện facebook trong giới trẻ hiện nay.

– Đưa ra lời nhắn nhủ: hãy sử dụng fb một cách thật thông minh.

Nguyễn Thị Cẩm Ly
Xem chi tiết
Bé con
Xem chi tiết
Bé con
Xem chi tiết
Rin_ Chan
Xem chi tiết
mikusanpai(՞•ﻌ•՞)
1 tháng 3 2021 lúc 8:20

tham khảo

Trong cuộc sống có rất nhiều người” công thành doanh toại” nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều người long đong lận đận và chẳng làm được việc gì đáng kể. Tại sao lại như vậy? đó là mục đích sống mỗi người khác nhau. Về điều này nhà văn Pháp Đi- đơ-rô đã từng nói ” Nếu không có mục đích sống anh sẽ không làm được việc gì cả, anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường”.

Trước hết câu  nói của nhà văn đề cập đến vấn đề đó là trong công việc, mọi hoạt động của con người, con người phải có mục đích sống và mục đích sống cao đẹp sẽ là nguồn động viên để con người phấn đấu, đạt được kết quả tốt, sống hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Chính vì vậy câu nói của nhà văn Đi – đơ – rô là hoàn toàn đúng.

Muốn hiểu rõ được ý nghĩa của câu nói thì trước hết ta phải hiểu được mục đích sống là gì? ” mục đích” là cái đích mỗi con người đặt ra cho bản thân và luôn quyết tâm đạt được nó. Trong cuộc sống của mỗi người tùy vào con đường lựa chọn để đi đến đích và mục đích đạt được lớn hay nhỏ.

 

Tại sao chúng ta cần  có mục đích sống? Vì: ” mục đích sống” như một động lực giúp ta đạt được cái đích mà mình đã đặt ra, buộc ta phải xác định được cái ta cần và tìm ra một con đường thích hợp nhất để đi đến đích. Như chúng ta đã biết, mục đích tốt luôn luôn có con đường khó đi, nhưng khi ta có mục đích tốt thì sẽ trở thành một người có ích cho gia đình, cho xã hội, và tự tạo cho mình thành người giàu ý chí, nghị lực vươn lên để đạt được ước mơ.

Trong thực tế đã có rất nhiều tấm gương với mục đích sống cao đẹp, trong văn học ta từng bắt gặp những người có mục đích sống cao đẹp như hình ảnh anh thanh niên trong “lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, và nhà thơ  Thanh Hải với mục đích sống để cống hiến  những gì tốt đẹp nhất cho mình cho đời, cho dân tộc dù là nhỏ bé nhất, và không thể không kể đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã hi sinh cả cuộc đời mình để giải phóng dân tộc với một câu nói mà ta không thể nào quên: ” Tôi có một ham muốn, một ham muốn tột cùng là làm sao cho đất nước ta lại được tự do nhân dân ta được ấm lo hạnh phúc”.

 

Là chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần phải làm gì?  điều đầu tiên là mỗi chúng ta cần phải biết tìm cho mình lý tưởng sống cao đẹp, phải có mục đích sống rõ ràng, chúng ta đang là học sinh cần cố gắng học tập thật tốt, tham gia các phong trào của trường lớp, của tập thể.

 

Trái với lý tưởng sống cao đẹp là những người không có mục đích sống hoặ mục đích sống tầm thường. Như một số người chỉ vì mục đích của bản thân chỉ cốt ăn no, ăn ngon, mặc đẹp, sống một cuộc sống an nhàn mà đi theo con đường phạm pháp hoặc dựa vào gia đình mình có tiền. Còn học sinh có những người không có mục đích học tập mà bỏ đi chơi điện tử, khi làm bài kiểm tra thi tìm mọi cách đạt điểm cao như quay cóp, dở vở, dở sách để xem bài… Nếu sống như vậy ta sẽ không làm được việc gì cả và không làm được việc gì cao cả có ích cho mọi người, cho đất nước. Vì vậy, chúng ta hãy phát huy những điểm mạnh và loại bỏ những yếu điểm để có mục đích sống cao đẹp.

Như vậy, sống có mục đích nghĩa là ta đang tự hoàn thiện bản thân và đạt được những thành công trong cuộc sống, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, vì vậy hãy nhớ đến câu nói của nhà văn Đi – đơ – rô : ” Nếu không có mục đích sống anh sẽ không làm được việc gì cả, anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường”  là hoàn toàn đúng. Chúng ta hãy tạo cho mình mục đích sống cao đẹp ngay từ hôm nay.

Khang Diệp Lục
1 tháng 3 2021 lúc 8:20

Trong cuộc sống có rất nhiều người” công thành doanh toại” nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều người long đong lận đận và chẳng làm được việc gì đáng kể. Tại sao lại như vậy? đó là mục đích sống mỗi người khác nhau. Về điều này nhà văn Pháp Đi- đơ-rô đã từng nói ” Nếu không có mục đích sống anh sẽ không làm được việc gì cả, anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường”.

Trước hết câu  nói của nhà văn đề cập đến vấn đề đó là trong công việc, mọi hoạt động của con người, con người phải có mục đích sống và mục đích sống cao đẹp sẽ là nguồn động viên để con người phấn đấu, đạt được kết quả tốt, sống hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Chính vì vậy câu nói của nhà văn Đi – đơ – rô là hoàn toàn đúng.

Muốn hiểu rõ được ý nghĩa của câu nói thì trước hết ta phải hiểu được mục đích sống là gì? ” mục đích” là cái đích mỗi con người đặt ra cho bản thân và luôn quyết tâm đạt được nó. Trong cuộc sống của mỗi người tùy vào con đường lựa chọn để đi đến đích và mục đích đạt được lớn hay nhỏ.

Tại sao chúng ta cần  có mục đích sống? Vì: ” mục đích sống” như một động lực giúp ta đạt được cái đích mà mình đã đặt ra, buộc ta phải xác định được cái ta cần và tìm ra một con đường thích hợp nhất để đi đến đích. Như chúng ta đã biết, mục đích tốt luôn luôn có con đường khó đi, nhưng khi ta có mục đích tốt thì sẽ trở thành một người có ích cho gia đình, cho xã hội, và tự tạo cho mình thành người giàu ý chí, nghị lực vươn lên để đạt được ước mơ.

Trong thực tế đã có rất nhiều tấm gương với mục đích sống cao đẹp, trong văn học ta từng bắt gặp những người có mục đích sống cao đẹp như hình ảnh anh thanh niên trong “lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, và nhà thơ  Thanh Hải với mục đích sống để cống hiến  những gì tốt đẹp nhất cho mình cho đời, cho dân tộc dù là nhỏ bé nhất, và không thể không kể đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã hi sinh cả cuộc đời mình để giải phóng dân tộc với một câu nói mà ta không thể nào quên: ” Tôi có một ham muốn, một ham muốn tột cùng là làm sao cho đất nước ta lại được tự do nhân dân ta được ấm lo hạnh phúc”.

 

Là chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần phải làm gì?  điều đầu tiên là mỗi chúng ta cần phải biết tìm cho mình lý tưởng sống cao đẹp, phải có mục đích sống rõ ràng, chúng ta đang là học sinh cần cố gắng học tập thật tốt, tham gia các phong trào của trường lớp, của tập thể.

Trái với lý tưởng sống cao đẹp là những người không có mục đích sống hoặ mục đích sống tầm thường. Như một số người chỉ vì mục đích của bản thân chỉ cốt ăn no, ăn ngon, mặc đẹp, sống một cuộc sống an nhàn mà đi theo con đường phạm pháp hoặc dựa vào gia đình mình có tiền. Còn học sinh có những người không có mục đích học tập mà bỏ đi chơi điện tử, khi làm bài kiểm tra thi tìm mọi cách đạt điểm cao như quay cóp, dở vở, dở sách để xem bài… Nếu sống như vậy ta sẽ không làm được việc gì cả và không làm được việc gì cao cả có ích cho mọi người, cho đất nước. Vì vậy, chúng ta hãy phát huy những điểm mạnh và loại bỏ những yếu điểm để có mục đích sống cao đẹp.

Như vậy, sống có mục đích nghĩa là ta đang tự hoàn thiện bản thân và đạt được những thành công trong cuộc sống, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, vì vậy hãy nhớ đến câu nói của nhà văn Đi – đơ – rô : ” Nếu không có mục đích sống anh sẽ không làm được việc gì cả, anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường”  là hoàn toàn đúng. Chúng ta hãy tạo cho mình mục đích sống cao đẹp ngay từ hôm nay.

Bạn tham khảo.

イ尺ム刀ム
1 tháng 3 2021 lúc 10:38

 Đi-đơ-rô là một nhà văn người Pháp có nói:" Nếu không có mục đích anh không làm được gì cả, anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường" . Đúng vậy, học có thể được định nghĩa là việc tiếp thu kiến thức từ bạn bè, thầy cô, từ kinh nghiệm và từ cuộc sống. Kiến thức ấy không chỉ đơn giản là tri thức, là lý thuyết mà còn có cả kĩ năng sống, đạo đức, cách đối nhân xử thế. Như vậy, suy cho cùng mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ để sống, con người không chỉ hoàn toàn dựa vào lý thuyết mà când có cả kĩ năng sống, khả năng sinh tồn. Và để sống một cách có ý nghĩa thì con người phải có đạo đức, biết cách ứng xử. Và đó mới chính là việc học thực sự, học với một mục đích chân chính. Học để có những công cụ để áp dụng vào đời sống. Vậy nên hãy mở rộng tầm mắt của mình, học hỏi tất cả những điều xung quanh, không chỉ đơn giản là học lý thuyết.