Định Nghĩa các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa,ẩn dụ,hoán dụ)
Các biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói quá, nói giảm, nói tránh, chơi chữ)
Yêu cầu đề bài là gì nhỉ?
tìm ví dụ về biện pháp tu từ cuae em về cánh đồng lúa quê hương sử dụng biện pháp tu từ so sánh; nhân hóa; ẩn dụ; hoán dụ
Nhân hóa : Những em nắng cùng nhau vui đùa, nhảy múa trên những cành cây, ngọn cỏ.
So sánh : Các chị lúa ngả vào nhau như đang thầm thì trò chuyện.
Câu trần thuật đơn : Vào buổi sáng, cánh đồng quê tôi trông thật là trong trẻo và yên bình.
Chúc bạn hok tốt nhé!
Bài làm :
Nhân hóa : Những em nắng cùng nhau vui đùa, nhảy múa trên những cành cây, ngọn cỏ.
So sánh : Các chị lúa ngả vào nhau như đang thầm thì trò chuyện.
Câu trần thuật đơn : Vào buổi sáng, cánh đồng quê tôi trông thật là trong trẻo và yên bình.
Đọc bài ý nghĩa văn chương em hãy tìm những câu văn có biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ nào trong bài và nêu tác dụng?
* So sánh :
+ Là đối chiếu sự vật , sự việc này vs sự vật , sự việc kia có nét tương đồng
+ Nhằm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt ; biểu hiện tư tưởng , tình cảm sâu sắc
* Nhân hóa :
+ Là gọi hoặc tả con vật , cây cối , đồ vật ,.... bằng những từ ngữ vốn đc dùng để gọi hoặc tả con ng`
+ Làm cho thek giới con vật , cây cối , đồ vật ,.... trở nên gần gũi vs con người , biểu thị đc suy nghĩ , tình cảm của con người
* Ẩn dụ :
+ Là gọi tên sự vật , hiện tượng này = tên sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng vs nó
+ Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
* Hoán dụ :
+ Là gọi tên sự vật , hiện tượng này = tên sự vật , hiện tượng khác có \quan hệ gần gũi
+Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
Lấy 3 ví dụ cho các biện pháp tu từ : so sánh , nhân hóa , ẩn dụ , hoán dụ
Trình bày khái niệm cụm danh từ ,tính từ
1/ SO SÁNH:
a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
b/ Cấu tạo của biện pháp so sánh:
- A là B:
“Người ta là hoa đất”
[tục ngữ]
“Quê hương là chùm khế ngọt”
[Quê hương - Đỗ Trung Quân]
- A như B:
“Nước biếc trông như làn khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào”
[Thu vịnh – Nguyễn Khuyến]
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”
[Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên]
- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
[ca dao]
Trong đó:
+ A – sự vật, sự việc được so sánh
+ B – sự vật, sự việc dùng để so sánh
+ “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.
c/ Các kiểu so sánh:
- Phân loại theo mức độ:
+ So sáng ngang bằng:
“Người là cha, là bác, là anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”
[Sáng tháng Năm – Tố Hữu]
+ So sánh không ngang bằng:
“Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”
[Bầm ơi – Tố Hữu]
- Phân loại theo đối tượng:
+ So sánh các đối tượng cùng loại:
“Cô giáo em hiền như cô Tấm”
+ So sánh khác loại:
“Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!”
[Núi đôi – Vũ Cao]
+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:
“Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”
[Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân]
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
[ca dao]
2/ NHÂN HÓA:
a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
b/ Các kiểu nhân hóa:
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:
“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
[Tây Tiến – Quang Dũng]
"Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”
[Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]
- Trò chuyện với vật như với người:
“Trâu ơi ta bảo trâu này…”
[ca dao]
3/ ẨN DỤ:
a/ Khái niệm: Ẩn dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b/ Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:
+ Ẩn dụ hình thức - tương đồng về hình thức
“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
[Truyện Kiều – Nguyễn Du]
[hoa lựu màu đỏ như lửa]
+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
[ca dao]
[ăn quả - hưởng thụ, “trồng cây” – lao động]
“Về thăm quê Bác làng Sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”
[Nguyễn Đức Mậu]
[thắp: nở hoa, chỉ sự phát triển, tạo thành]
+ Ẩn dụ phẩm chất - tương đồng về phẩm chất
“Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
[ca dao]
[thuyền – người con trai; bến – người con gái]
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.
“Ngoài thêm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
[Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa]
“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai”
[Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông]
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
[Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải]
“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”
[Từ đêm Mười chín – Khương Hữu Dụng]
c/ Lưu ý:
- Phân biệt ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng:
+ AD tu từ: có tính lâm thời, tính cá thể, phải đặt trong từng văn cảnh cụ thể để khám phá ý nghĩa.
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng”
[Thương vợ - Tú Xương]
+ AD từ vựng: cách nói quen thuộc, phổ biến, không có/ ít có giá trị tu từ: cổ chai, mũi đất, tay ghế, tay bí, tay bầu,...
4/ HOÁN DỤ:
a/ Khái niệm: Hoán dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b/ Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:
“Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”
[Truyện Kiều - Nguyễn Du]
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
[Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông]
+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:
“Vì sao trái đất nặng ân tình,
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”
[Tố Hữu]
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:
“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
[Việt Bắc - Tố Hữu]
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Lưu ý:
Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:
- Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng [giống nhau]
- Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.
3 ví dụ cho các biện pháp tu từ : so sánh
-“Người ta là hoa đất”
-“Nước biếc trông như làn khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào”
-“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
3 ví dụ cho các biện pháp tu từ : nhân hóa
-“Trâu ơi ta bảo trâu này…”
-“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
-"Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”
3 ví dụ cho các biện pháp tu từ : ẩn dụ
- “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
-“Về thăm quê Bác làng Sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”
-“Lặn lội thân cò khi quãng vắng”
3 ví dụ cho các biện pháp tu từ : hoán dụ
-“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
-“Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”
-“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Khái niệm cụm danh từ
Cụm danh từ là một nhóm các danh từ đi chung với nhau để làm thành một danh từ chung. Cụm danh từ có thể bao gồm từ hai đến vài danh từ. Khi mỗi danh từ đứng riêng thì mang một ý nghĩa đặc trưng nhưng khi chúng được kết hợp với nhau sẽ mang một ý nghĩa khác tuy nhiên ý nghĩa đặc trưng kia vẫn tồn tại ở một khía cạnh đủ để làm nên ý nghĩa cho một danh từ mới.
Ví dụ: mười người thợ, thảo cầm viên...
Khái niệm cụm tính từ
Cụm tính từ cũng bao gồm từ hai tính từ trở lên mà ý nghĩa nằm ở tính từ đi trước.
Ví dụ: màu xanh lá, màu vàng hoe...
1/ SO SÁNH:
a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
b/ Cấu tạo của biện pháp so sánh:
- A là B:
“Người ta là hoa đất”
[tục ngữ]
“Quê hương là chùm khế ngọt”
[Quê hương - Đỗ Trung Quân]
- A như B:
“Nước biếc trông như làn khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào”
[Thu vịnh – Nguyễn Khuyến]
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”
[Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên]
- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
[ca dao]
Trong đó:
+ A – sự vật, sự việc được so sánh
+ B – sự vật, sự việc dùng để so sánh
+ “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.
c/ Các kiểu so sánh:
- Phân loại theo mức độ:
+ So sáng ngang bằng:
“Người là cha, là bác, là anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”
[Sáng tháng Năm – Tố Hữu]
+ So sánh không ngang bằng:
“Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”
[Bầm ơi – Tố Hữu]
- Phân loại theo đối tượng:
+ So sánh các đối tượng cùng loại:
“Cô giáo em hiền như cô Tấm”
+ So sánh khác loại:
“Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!”
[Núi đôi – Vũ Cao]
+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:
“Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”
[Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân]
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
[ca dao]
2/ NHÂN HÓA:
a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
b/ Các kiểu nhân hóa:
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:
“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
[Tây Tiến – Quang Dũng]
"Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”
[Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]
- Trò chuyện với vật như với người:
“Trâu ơi ta bảo trâu này…”
[ca dao]
3/ ẨN DỤ:
a/ Khái niệm: Ẩn dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b/ Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:
+ Ẩn dụ hình thức - tương đồng về hình thức
“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
[Truyện Kiều – Nguyễn Du]
[hoa lựu màu đỏ như lửa]
+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
[ca dao]
[ăn quả - hưởng thụ, “trồng cây” – lao động]
“Về thăm quê Bác làng Sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”
[Nguyễn Đức Mậu]
[thắp: nở hoa, chỉ sự phát triển, tạo thành]
+ Ẩn dụ phẩm chất - tương đồng về phẩm chất
“Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
[ca dao]
[thuyền – người con trai; bến – người con gái]
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.
“Ngoài thêm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
[Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa]
“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai”
[Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông]
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
[Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải]
“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”
[Từ đêm Mười chín – Khương Hữu Dụng]
c/ Lưu ý:
- Phân biệt ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng:
+ AD tu từ: có tính lâm thời, tính cá thể, phải đặt trong từng văn cảnh cụ thể để khám phá ý nghĩa.
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng”
[Thương vợ - Tú Xương]
+ AD từ vựng: cách nói quen thuộc, phổ biến, không có/ ít có giá trị tu từ: cổ chai, mũi đất, tay ghế, tay bí, tay bầu,...
4/ HOÁN DỤ:
a/ Khái niệm: Hoán dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b/ Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:
“Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”
[Truyện Kiều - Nguyễn Du]
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
[Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông]
+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:
“Vì sao trái đất nặng ân tình,
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”
[Tố Hữu]
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:
“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
[Việt Bắc - Tố Hữu]
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Lưu ý:
Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:
- Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng [giống nhau]
- Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.
1.Tìm 10 ví dụ cho các biện pháp tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
2. Em hãy phân tích cái hay, cái đẹp trong mỗi ví dụ trên.
Trong các biện pháp tu từ sau đây , biện pháp nào có liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự : so sánh , ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ , điệp ngữ,nói quá, nói giảm nói tránh. Cho ví dụ
Biện pháp có liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự: nói giảm nói tránh.
VD: “Bạn cũng có duyên và rất tốt tính” thay cho “Bạn xấu quá”.
viết đoạn văn chủ đề tự chọn sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ ( Tự Viết )
T tự viết 2 bài, tham khảo nha!! :))
B1: Bình minh lên, biển Vũng Tàu xinh đẹp, mơ màng. Ông mặt trời vén màng mây trắng như đang ghé xuống trần gian. Mặt biển bao la. Tấm thảm xanh khổng lồ ấy chập chùng sóng vỗ. Những con thuyền băng mình ra khơi tìm luồng cá bạc. Những cánh hải âu chập chờn bay lượn. Không khí trong lành và thoáng đãng khiến du khách cảm thấy vô cùng sảng khoái khi bước trên bờ cát vàng giòn của biển. Ôi, tôi yêu cảnh biển quê hương biết bao.
+) Bình minh lên, biển Vũng Tàu xinh đẹp, mơ màng ....
Nhân hóa
+) Ông mặt trời vén màng mây trắng như đang ghé xuống trần gian...
So sánh
+) Tấm thảm xanh khổng lồ
Ẩn dụ
+) Những cánh hải âu; Những con thuyền
Hoán dụ
B2: Người em yêu thương và kính trọng nhất trong gia đình là bà ngoại của em. Người ta vẫn thường nói: " Mẹ già như chuối chín cây ". Bà đã già nên ba mẹ em cũng như anh em em rất yêu thương. Bà gầy, hơi gù. Cái dáng hình nhỏ bé liêu xiêu luôn tất cả với những công việc gia đình, chăm lo con cháu. Những luống rau bà trồng xanh non, mơn mởn, luôn mỉm cười dưới ánh nắng mặt trời. Mỗi buổi tối, bà thường kể chuyện cho em nghe. Những lúc ấy, bà như một người kể chuyện trên đài vậy, giọng bà ấm áp và truyền cảm biết bao. Bố em thường hay nói đùa rằng: " Người phát thanh viên già gần tám mươi tuổi mà sức khỏe tuyệt vời. " Em rất yêu quý bà.
+) ...luôn mỉm cười dưới ánh nắng mặt trời
Nhân hóa
+) Mẹ già như chuối chín cây
So sánh
+) Người phát thanh viên
Ẩn dụ
+) Cái dáng hình nhỏ bé liêu xiêu
Hoán dụ
viết 1 đoạn văn từ 8-12 câu tả cảnh hoàng hôn trên quê hương em trong đó sử dụng các biện pháp tu từ : so sánh , nhân hóa , ẩn dụ , hoán dụ
Khi chiều về những đám mây trên nền trời không mang màu trắng tươi sáng, trong lành của ban mai mà là màu hồng tím sầu buồn, mát mẻ của buổi hoàng hôn. Trên tấm màn to lớn màu hồng tím ấy, ta có thể thấy rõ ông mặt trời như trái bóng tròn khổng lồ màu đỏ từ từ khuất bóng dưới ngọn tre già. Ngay sau đó, từng đàn cò trắng bay thẳng hàng thành hình chữ V và không ngừng đổi kiểu, vội vã bay qua. Có một vài con con đậu trên cành cây, đáp xuống đồng... Đồng ruộng màu lúa chín vàng ruộm, ta có thể ngửi thấy mùi lúa chín thơm thoang thoảng, ngọt ngào đưa hương. Từng tốp người vui vẻ đi về nhà sau một ngày gặt lúa dù trông có vẻ mệt nhọc với những giọt mồ hôi thấm trên lưng áo. Trên cánh đồng không còn ai, im lặng, vắng vẻ và rất dễ gợi lên nỗi buồn. Nhìn từ xa, ta không thấy rõ những nét đăc biệt của cánh đồng và bầu trời nhưng có thể thấy một cảnh thú vị tạo nên bởi bầu trời như tấm vài lụa màu hồng tím và cánh đồng ruộng màu chín vàng, chúng gần nhau, rất gần, nhưng vẫn có thể phân biệt nhờ màu sắc riêng rõ nét. Bầu trời hoàng hôn như bao trùm cả đồng quê châu thổ. Mái nhà, hàng cây và con người trở nên thật nhỏ bé so với bầu trời.
II. PHẦN TIẾNG VIỆT :
1. Nhận biết và hiểu được tác dụng của các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ, hoán dụ.
2. Hiểu được công dụng của dấu ngoặc kép ( đánh dấu một từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt)
1. So sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn. Tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc
-Biện pháp nhân hóa sẽ làm cho đồ vật, con vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi, mật thiết với con người, giúp con người yêu và quý trọng thiên nhiên và động vật hơn. Nó giúp biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên, đồ vật
-Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …).
-Hoán dụ là biện pháp dùng tên gọi của một cái bộ phận để chi cho toàn thể. Tức là gọi tên sự vật/hiện tượng này bằng một tên sự vật/hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau.
=> Tác dụng: Nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho lời văn diễn đạt.
Câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” sử dụng biện pháp tu từ nào? |
| A. nhân hóa, điệp ngữ | B. so sánh, ẩn dụ |
| C. hoán dụ, so sánh | D. hoán dụ, ẩn dụ |