Những câu hỏi liên quan
NGUYEN ANH HIEU
Xem chi tiết
Thanh Đình Lê
21 tháng 4 2023 lúc 23:20

Phong trào cần Vương là một phong trào kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống lại sự thôn tính của thực dân Pháp vào cuối thế kỷ XIX. Dưới đây là những nét chính về nguyên nhân, diễn biến và kết quả của phong trào này:

Nguyên nhân: Phong trào cần Vương bắt nguồn từ sự bất bình của nhân dân Việt Nam với chính sách thôn tính của thực dân Pháp. Thực dân Pháp đã xâm lược và chiếm đóng nhiều vùng lãnh thổ của Việt Nam, áp đặt chính sách thuế nặng, tịch thu đất đai và bóc lột tài nguyên của đất nước.

Diễn biến: Phong trào cần Vương được khởi xướng bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo, như là Đức Chí Tôn và Phan Đình Phùng. Các nhà lãnh đạo này đã tập hợp được một lực lượng đông đảo của nhân dân Việt Nam, bao gồm các quan lại, nhà nông, thương gia và lính cũ để khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp. Lực lượng của phong trào cần Vương đã chiến đấu và giành chiến thắng trên nhiều chiến trường, nhưng cuối cùng đã bị đánh bại bởi quân đội Pháp.

Kết quả: Phong trào cần Vương đã chứng tỏ sự kháng cự dũng cảm của nhân dân Việt Nam chống lại sự thôn tính của thực dân Pháp. Tuy nhiên, phong trào này đã không đạt được mục tiêu của mình và đã bị đàn áp bởi quân đội Pháp. Sau đó, Việt Nam đã trở thành một thuộc địa của Pháp và phải chịu sự thôn tính và bóc lột trong nhiều năm. Tuy nhiên, phong trào cần Vương đã làm nổi bật tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh của nhân dân Việt Nam, góp phần thúc đẩy các phong trào kháng chiến sau này chống lại thực dân Pháp và các thế lực xâm lược khác.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 11:56

Tham khảo:

- Ở Miến Điện:

+ Thực dân Anh phải trải qua 3 cuộc chiến tranh kéo dài hơn 60 năm (1821 - 1885) mới chiếm được Miến Điện.

+ Phong trào chiến tranh du kích lan rộng trong cả nước, khiến cho thực dân Anh bị tổn thất nặng nề.
+ Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, thực dân Anh phải tiếp tục đối phó với cuộc chiến tranh du kích kéo dài hơn 10 năm sau.

- Trên bán đảo Đông Dương, từ nửa sau thế kỉ XIX, phong trào chống thực dân Pháp xâm lược cũng từng bước lan rộng.

+ Ở Việt Nam, từ năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam. Thực dân Pháp phải mất 26 năm (1858 - 1884) mới áp đặt được ách đô hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam.

+ Ở Campuchia, nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi trong cả nước, mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 - 1892). Các cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 - 1866), Pu-côm-bô (1866 - 1867) là những cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, gây nhiều tổn thất cho thực dân Pháp.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
18 tháng 10 2017 lúc 6:37

- Năm 1898, tại Sơn Đông nổ ra phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. Được nhân dân ủng hộ, nghĩa quân đã mở rộng cuộc đấu tranh với Trực Lệ, Sơn Tây và cả Bắc Kinh.

- Lúc đầu, nhà Thanh hợp tác với Nghĩa Hòa Đoàn chống đế quốc. Sau vì thấy liên quân 8 nước hợp lực đàn áp Nghĩa Hòa Đoàn, nhà Thanh quay sang cấu kết với đế quốc chống lại quân khởi nghĩa.

- Tháng 8-1900, phong trào bị dập tắt.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
22 tháng 8 2023 lúc 9:53

Tham khảo!!!

♦ Phong trào Tây Sơn phát triển qua bốn đoạn chính:

- Giai đoạn 1771 - 1777:

+ Năm 1771, khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.

+ Năm 1774, quân Lê - Trịnh vượt sông Gianh đánh chiếm Phú Xuân. Chính quyền chúa Nguyễn chạy vào Gia Định.

+ Năm 1776, Nguyễn Nhạc xưng vương.

+ Năm 1777, quân Tây Sơn tiêu diệt chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh chạy thoát.

- Giai đoạn 1777 - 1785:

+ Quân Tây Sơn kiểm soát phần lớn Đàng Trong.

+ Sau nhiều lần bị Tây Sơn đánh bại, Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm. Tháng 7/1784, khoảng 5 vạn quân Xiêm kéo vào Gia Định. Đầu năm 1785, hầu hết quân Xiêm bị quân Tây Sơn tiêu diệt trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút.

- Giai đoạn 1786 - 1789:

+ Giữa năm 1786, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đánh chiếm Phú Xuân do quân Lê - Trịnh trấn giữ rồi tiến ra Thăng Long, chính quyền chúa Trịnh sụp đổ.

+ Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, quân Tây Sơn ba lần tấn công ra Thăng Long. Vua tôi nhà Lê rời kinh thành, cầu cứu nhà Thanh.

 

+ Cuối năm 1788, hàng chục vạn quân Thanh tiến vào Đại Việt và bị quân Tây Sơn đánh tan trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa (1789).

- Giai đoạn 1789 - 1802:

+ Chính quyền Quang Trung đóng đô ở Phú Xuân, kiểm soát phía bắc Đàng Trong và toàn bộ Đàng Ngoài cũ.

+ Ở vùng đất phía nam, lực lượng của Nguyễn Ánh từng bước chiếm lại Gia Định.

+ Năm 1792, Quang Trung đột ngột qua đời. Quang Toản lên thay nhưng không đủ năng lực, nội bộ triều đình mâu thuẫn. Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh ra Thăng Long, Quang Toản chạy trốn rồi bị bắt.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 8 2023 lúc 9:19

Nguyên nhân bùng nổ:

-Từ giữa thế kỷ XVIII, nhà Nguyễn ngày càng suy yếu.Đời sống nhân dân ngày càng trở nên khổ cực, lầm than

-Nhân dân Đàng Trong  phải chịu rất nhiều thứ thuế vô lý.

=>Nhân dân ngày càng bất mãn với triều đình, hừng hực khí thế đấu tranh.

-Mùa xuân 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đến vùng Tây Sơn lập căn cứ, chuẩn bị khởi nghĩa lật đổ chính quyền nhà Nguyễn.

Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Minh Nhân
12 tháng 6 2021 lúc 22:10

Tham Khảo !

* Những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

- Ngay khi thực dân phương Tây tiến hành xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á đã kiên quyết đấu tranh bảo vệ tổ quốc.

- Các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp ở tất cả các nước như:

+ Ở In-đô-nê-xi-a: Phát triển với nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

+ Ở Phi-líp-pin: Cuộc cách mạng 1896-1898 bùng nổ, dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Phi-lip-pin, nhưng sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.

+ Ở Cam-pu-chia, Việt Nam, Lào: phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp đều diễn ra sôi nổi, nhưng đều thất bại.

+ Ở Miến Điện: nhân dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Anh (1885) diễn ra rất anh dũng nhưng cuối cùng cũng thất bại.

- Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều có chung một kết quả là thất bại.

- Tuy nhiên, những phong trào đấu tranh thời kì này đều có những ý nghĩa nhất định, trở thành tiền đề cho sự phát triển của các phong trào đấu tranh trong những giai đoạn sau.

* Nguyên nhân thất bại:

- Lực lượng của các nước thực dân phương Tây còn mạnh.

- Chính quyền phong kiến ở các nước đầu hàng, làm tay sai.

- Các cuộc đấu tranh của nhân dân còn diễn ra lẻ tẻ, chưa có tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ.

Sun Trần
13 tháng 6 2021 lúc 10:33

Tham khảo 
 

In-đô-nê -xi-a: Nhiều tổ chức yêu nước ra đời. Năm 1905 thành lập công đoàn xe lửa, 1908 Thành lập hội liên hiệp công nhân. Chủ nghĩa Mác được truyền bá rộng rãi. Và đến tháng 5-1920 Đảng cộng sản thành lập để lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc.Phi-lip-pin: Năm 1571 Tây Ban Nha xâm lược Phi-lip-pin. Nhân dân liên tục đứng lên đấu tranh. Nước cộng hòa thành lập. Sau đó Mĩ nhảy vào, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha, áp đặt CNTD khiến cho nhân dân lại phải đứng lên chống Mĩ.Ba nước Đông Dương: Ở Cam-pu-chia: 1863-1866 có khởi nghĩa do A cha-xoa lãnh đạo ở Ta-keo, năm 1866-1867 có khởi nghĩa do nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê, liên kết với Việt Nam.Ở Việt Nam: Có khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Phong trào “Cần vương”, k/n nông dân Yên Thế…Ở Lào: 1901 ND Xa-van-na-khét k/n do Pha-ca-đuốc lãnh đạo. 1907 nhân dân Bô lô ven khởi nghĩa lan sang VN.Miến Điện (Myanma) : Năm 1885 kháng chiến chống thực dân Anh bùng nổ.

=> Mặc dù phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, đêu dẫn đến một kết quả là thất bại. nguyên nhân của sự thất bại đó chính là vì kẻ thù rất mạnh, chính quyền phong kiến ở nhiều nước thỏa hiệp, đầu hàng, làm tay sai cho giặc. Các cuộc đấu tranh của nhân dân nổ ra thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo.

  
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
28 tháng 2 2019 lúc 16:20

- Ngay từ khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh đấu bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, do thế lực đế quốc mạnh, chính quyền phong kiến nhiều nước lại không kiên quyết đánh giặc đến cùng, nên bọn thực dân đã hoàn thành xâm lược, áp dụng chính sách "chia để trị" để cai trị, vơ vét của cải của nhân dân.

- Chính sách cai trị của chính quyền thực dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước Đông Nam Á thêm sâu sắc, hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra:

     + Ở In-đô-nê-xi-a, từ cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Năm 1905, các tổ chức công đoàn thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản (1920).

     + Ở Phi-líp-pin, cuộc Cách mạng 1896 - 1898, do giai cấp tư sản lãnh đạo chống thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, dẫn tới sự thành lập nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng ngay sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.

     + Ở Cam-pu-chia, có cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ờ Ta-keo (1863 - 1866), tiếp đó là khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867), có liên kết với nhân dân Việt Nam gây cho Pháp nhiều khó khăn.

     + Ở Lào, năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang. Cùng năm đó, cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven bùng nổ, lan sang cả Việt Nam, gây khó khăn cho thực dân Pháp trong quá trình cai trị, đến năm 1907 mới bị dập tắt.

     + Ở Việt Nam, sau khi triều đình Huế đầu hàng, phong trào Cần vương bùng nổ và quy tụ thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn (1885 - 1896). Phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài 30 năm (1884 -1913) cũng gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 17:54

Tham khảo

- Diễn biến:

+ Ngày 10/10/1911, cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Vũ Xương. Sau đó nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc.

+ Tháng 12/1911, Tôn Trung Sơn được bầu làm Đại Tổng thống lâm thời của Trung Hoa Dân quốc.

+ Ngày 12/2/1912, Hoàng đế Phổ Nghi thoái vị. Nền quân chủ chuyên chế sụp đổ

+ Tháng 2/1912, Tôn Trung Sơn từ chức. Quyền Tổng thống thuộc về Viên Thế Khải. Cách mạng kết thúc.

- Kết quả:

+ Lật đổ chính quyền phong kiến Mãn Thanh.

+ Thành lập nhà nước Trung Hoa Dân quốc.

- Ý nghĩa:

+ Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc.

+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.

+ Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).

Thu Đỗ
Xem chi tiết
︵✰Ah
14 tháng 3 2023 lúc 19:05

*Khởi nghĩa Hương Khê(1885-1896):

-Địa bàn hoạt động: Thuộc các huyện Hương Khê và Hương Sơn thuộc tỉnh Hà Tĩnh sau đó lan rộng ra nhiều tỉnh khác(Thanh Hóa,Nghệ An,Quãng Bình)

-Lãnh đạo là Phan Đình Phùng và Cao Thắng

-Từ 1885→1889: Nghĩa quân xây dựng lực lượng,luyện tập quân đội,rèn đúc vũ khí

-Từ 1889→1895: Cuộc khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt,đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của Pháp . Sau khi Phan Đình Phùng mất,cuộc khởi nghĩa tan ra dần

Mặc dù bị thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu,có quy mô lớn nhất,trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ

minh đinh
14 tháng 3 2023 lúc 20:08

trình bày nét chính về cuộc khởi nghĩa hương khê (1885-1886) về cac tiêu chí sau ( người lãnh đạo địa bàn hoạt đọng diễn biến chính