Bài 30. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyen thi phuong nga
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Anh
1 tháng 5 2016 lúc 10:55

13/7/1885 Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. 
Trên danh nghĩa, đây là một phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dựa trên ý thức hệ phong kiến, mang bản chất dân tộc cao. Tức là nó bùng nổ và phát triển nhằm mục đích "phò vua, giúp nước". 
Nhưng thực ra đó chỉ là một cái cớ, trên thực tế, nhân dân ta là một dân tộc có lòng nồng nàn yêu nước, trước vận nước đang lâm nguy và trước tình cảnh lầm than của đồng bào ta, các văn thân, sĩ phu yêu nước đã đứng lên lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa chống giặc dưới ngọn cờ Cần Vương. 
Sau năm 1888 Vua Hàm Nghi bị bắt đày sang An-giê-ri, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện, những người khởi xướng phong trào Cần Vương ấy đều không còn tiếp tục lãnh đạo phong trào nữa, nhưng phong trào vẫn phát triển mạnh mẽ là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của những văn thân, sĩ phu yêu nước khác, họ có lòng yêu nước, thương dân, có tư tưởng tiến bộ như Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Nguyễn Thiện Thuật, Tống Duy Tân....Họ đã chiến đầu không vì một cá nhân, một triều đình, một thế lực phong kiến nào, mà xuất phát từ tâm nguyện muốn giành lại tư do dân chủ cho nước nhà. nhờ vậy mà phong trào Cần Vương vẫn được duy trì, mặc dù đã chuyển trọng tâm địa bàn lên vùng trung du, núi cao. Phong trào Cần Vương đã trở thành phong trào yêu nước chống Pháp lớn nhất cuối thế kỷ XIX.

nguyen thi phuong nga
1 tháng 5 2016 lúc 10:45

rút

 

Đoàn Thị Linh Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Minh Tuyền
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Mi
4 tháng 5 2016 lúc 11:23

- Giống nhau : Phong trào yêu nước trong cả hai giai đoạn đều thể hiện tinh thần yêu nước, chống Pháp để giành độc lập tự do cho dân tộc.
- Khác nhau :

Bài 30 : Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

Đoàn Thị Linh Chi
Xem chi tiết
thy huỳnh
6 tháng 5 2016 lúc 22:03

_ Ngày 5-6-1911 Người lấy tên là Ba, xinlàm việc phụ bếp trên tàu đô đốc Latouche Tréville, rời bến cảng nhà rồng bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước

_Năm 1912 Người tiếp tục làm thuê cho một tàu khác để từ Pháp đi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Tuynidi, Angiêri,Ghinê....cuối năm 1912 Người đi Mỹ. Cuối năm 1913 từ Mỹ trở về Anh.

_Năm 1911-1917 Người bôn ba qua nhiều nước, làm nhiều nghề tiếp xúc với nhiều người=> qua nhiều năm bôn ba nước ngoài Người đã nhận thức rõ "giai cấp công nhân và nhân dân các nước đều là bạn, chủ nghĩa ở đế quốc đâu đâu cũng là kẻ thù"

_Năm 1917 Người trở lại Pháp, tại đây Người tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng VN, tham gia vào phong trào côngnhân Pháp, tiếp nhận ành hưởng cách mạng tháng 10 Nga. Tư tưởng của Người dần dần biến đổi.

(đây là tóm tắt những hoạt động, còn nếu cụ thể hơn nữa thì hơi dàihihi)

thy huỳnh
6 tháng 5 2016 lúc 22:06

hihi..ko gì nè

Đoàn Thị Linh Chi
6 tháng 5 2016 lúc 22:05

cám ơn pn thy huỳnh nhìu nha

Trần Hữu Đức
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Mi
7 tháng 5 2016 lúc 20:55

- Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:
 + Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp.Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh đã nổ ra liên tiếp nhưng thất bại
 + Nguyễn Tất Thành không nhất trí với chủ trương,con đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã lựa chọn
 + Nguyễn Tất Thành muốn sang Phương Tây tìm hiểu xem nước Pháp và nước khác làm như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình.Tìm hiểu những bí ẩn đằng sau những từ :"Tự do - Bình đẳng - Bác ái"

- Hướng đi của Nguyễn Tất Thành có nhiều điểm mới : 
 + Tất cả các nhà yêu nước trước đó đều thất bại, người rất trân trọng các vị tiền bối đi trước nhưng k tán thành 
 + Người k sang phương đông tìm đường cứu nước mà người sang phương tây vì muốn tìm hiểu thực chất "Tự do, bình đẳng, bác ái" của cách mạng pháp để xác định con đường cứu nước mới cho dân tộc mình 
 + Từ thực tế khảo sát, nhạy bén về chính trị, đúc rút kinh nghiệm, người quyết tâm tìm ra con đường mới sang phương tây, sang pháp đầu tiên 

Điệp Vũ
Xem chi tiết
Phương Trâm
23 tháng 1 2017 lúc 8:43

- Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất, kiên cường vì độc lập tự do của nhân dân ta trong bối cảnh cả dân tộc đã trở thành thuộc địa. Đay cũng là phong trào có tính cách mạng một cách rõ rệt.

- Phong trào đa đề xướng chủ trương cứu nước mới, thoát ra khỏi phạm trù và cách thức cứu nước theo tư tưởng phong kiến, hướng theo con đường dân chủ tư sản, gắn giải phóng dân tộc với cải biến về xã hội, hòa nhập vào trào lưu tiến hóa của nhân loại.

- Phong trào đã thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, làm thức tỉnh dân tộc, dấy lên ý thức tự lực, tự cường, với nhiều hình thức hoạt động và cách biểu hiện vô cùng phong phú.

- Phong trào đã đạt được những bước tiến rõ rệt về trình độ tổ chức, cách thức hoạt động, cách thức đấu tranh vói một quy mô rộng lớn, vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, đặt cơ sở bước đầu cho việc tập hợp giai cấp, đoàn kết các dân tộc có cùng cảnh ngộ chống chủ nghĩa đế quốc, chống áp bức và cường quyền.

- Phong trào đã có đóng góp xuất sắc về mặt văn hóa, tạo ra bước ngoặt về ngôn ngữ, chữ viết và cải cách giáo dục ở Việt Nam.

Lưu Hạ Vy
23 tháng 1 2017 lúc 8:45

- Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất, kiên cường vì độc lập tự do của nhân dân ta trong bối cảnh cả dân tộc đã trở thành thuộc địa. Đay cũng là phong trào có tính cách mạng một cách rõ rệt.

- Phong trào đa đề xướng chủ trương cứu nước mới, thoát ra khỏi phạm trù và cách thức cứu nước theo tư tưởng phong kiến, hướng theo con đường dân chủ tư sản, gắn giải phóng dân tộc với cải biến về xã hội, hòa nhập vào trào lưu tiến hóa của nhân loại.

- Phong trào đã thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, làm thức tỉnh dân tộc, dấy lên ý thức tự lực, tự cường, với nhiều hình thức hoạt động và cách biểu hiện vô cùng phong phú.

- Phong trào đã đạt được những bước tiến rõ rệt về trình độ tổ chức, cách thức hoạt động, cách thức đấu tranh vói một quy mô rộng lớn, vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, đặt cơ sở bước đầu cho việc tập hợp giai cấp, đoàn kết các dân tộc có cùng cảnh ngộ chống chủ nghĩa đế quốc, chống áp bức và cường quyền.

- Phong trào đã có đóng góp xuất sắc về mặt văn hóa, tạo ra bước ngoặt về ngôn ngữ, chữ viết và cải cách giáo dục ở Việt Nam.

Đỗ Quốc Tiến
5 tháng 4 2018 lúc 21:23

- Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất, kiên cường vì độc lập tự do của nhân dân ta trong bối cảnh cả dân tộc đã trở thành thuộc địa. Đay cũng là phong trào có tính cách mạng một cách rõ rệt.

- Phong trào đa đề xướng chủ trương cứu nước mới, thoát ra khỏi phạm trù và cách thức cứu nước theo tư tưởng phong kiến, hướng theo con đường dân chủ tư sản, gắn giải phóng dân tộc với cải biến về xã hội, hòa nhập vào trào lưu tiến hóa của nhân loại.

- Phong trào đã thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, làm thức tỉnh dân tộc, dấy lên ý thức tự lực, tự cường, với nhiều hình thức hoạt động và cách biểu hiện vô cùng phong phú.

- Phong trào đã đạt được những bước tiến rõ rệt về trình độ tổ chức, cách thức hoạt động, cách thức đấu tranh vói một quy mô rộng lớn, vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, đặt cơ sở bước đầu cho việc tập hợp giai cấp, đoàn kết các dân tộc có cùng cảnh ngộ chống chủ nghĩa đế quốc, chống áp bức và cường quyền.

- Phong trào đã có đóng góp xuất sắc về mặt văn hóa, tạo ra bước ngoặt về ngôn ngữ, chữ viết và cải cách giáo dục ở Việt Nam.

Anh Tina
Xem chi tiết
Takishima Hotaru
7 tháng 3 2017 lúc 19:49

+ Quy mô : khắp miền Trung kỳ và Bắc kỳ, thành phần tham gia bao gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn : Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê

+ Hình thức và phương pháp đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc).

+ Tính chất: là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc .

+ Ý nghĩa: chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt, không gì tiêu diệt được .

+ Những biểu hiện cụ thể :

- Về chủ trương đường lối : giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ (quân chủ lập hiến, dân chủ cộng hòa theo mô hình của Nhật Bản).

- Về biện pháp đấu tranh : phong phú, khởi nghĩa vũ trang; Duy Tân cải cách.

- Về thành phần tham gia : đông đảo, nhiều tầng lớp xã hội ở cả thành thị và nông thôn.

Phuong Huong
Xem chi tiết
Anh Tina
Xem chi tiết
Trương ly na
8 tháng 3 2017 lúc 9:51

Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở nửa cuối thế kỷ XIX:

+ Quy mô : khắp miền Trung kỳ và Bắc kỳ, thành phần tham gia bao gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn : Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê

+ Hình thức và phương pháp đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc).

+ Tính chất: là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc .

+ Ý nghĩa: chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt, không gì tiêu diệt được .

+ Những biểu hiện cụ thể :

- Về chủ trương đường lối : giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ (quân chủ lập hiến, dân chủ cộng hòa theo mô hình của Nhật Bản).

- Về biện pháp đấu tranh : phong phú, khởi nghĩa vũ trang; Duy Tân cải cách.

- Về thành phần tham gia : đông đảo, nhiều tầng lớp xã hội ở cả thành thị và nông thôn.

Hồngg Ánhh
Xem chi tiết