Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lê Vân Anh
Xem chi tiết
Đăng Hey Bro
Xem chi tiết
Trịnh Khuyến
Xem chi tiết
Phong Thần
11 tháng 5 2021 lúc 14:09

Ý nghĩa: 

- Di sản văn hóa là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc.

- Di sản văn hóa thể hiện truyền thống, công sức, kinh nhgiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Bảo vệ di sản văn hóa để làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển. 

- Phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.

VD: 

- Di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế, dân ca quan họ, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

- Di sản văn hóa vật thể: Vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, Thánh địa Mĩ Sơn, Vườn quốc gia Phong Nha -Kẻ Bàng

shir
Xem chi tiết
Thư Phan
22 tháng 12 2021 lúc 11:22

A nhé

Nguyễn Lê Phước Thịnh
22 tháng 12 2021 lúc 11:22

Chọn A

Nguyễn Phương Mai
22 tháng 12 2021 lúc 11:23

A

Dang Khoa ~xh
7 tháng 5 2021 lúc 20:38

- Nói lên truyền thống của dân tộc.

- Thể hiện công đức của tổ tiên và kinh nghiệm của dân tộc.

- Đóng góp vào sự nghiệp xây dựng phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

-  Đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.

Đặng Trang
Xem chi tiết
Lê Dung
13 tháng 10 2016 lúc 15:44

Với mỗi người, ngôi nhà là tổ ấm yêu thương. Nơi ấy có biết bao người thân yêu đã vun vén cho hạnh phúc cho ta. Nhưng có một ngôi nhà nữa, ngôi nhà ghi dấu một thời  thơ trẻ sôi nổi, đầy hăm hở của tuổi thơ ta. Nó ôm ấp biết bao nhiêu kỉ niệm về tình thầy, tình bạn. Nó chắp cánh cho những ước mơ của ta bay tới chân trời trí tuệ! Ngôi nhà ấy,chính là ngôi trường mà mỗi sáng, mỗi chiều vang vang tiếng trẻ thơ của ta! Với tôi, ngôi trường mang tên người đội viên thiếu niên đầu tiên, nơi tôi từng gắn bó, nơi ấy  mãi mãi đẹp một vẻ đẹp thiêng liêng trong đời tôi!

Trường tôi đấy! Ngôi trường nằm bên cánh đồng rập rờn sóng lúa. Cổng trường trang nghiêm mang tên anh Kim Đồng mở về hướng nam, nhìn ra con đường xuôi về hướng biển.  Cả sân trường trùm phủ một màu xanh cây lá. Cây xà cừ vạm vỡ vươn những cánh tay lực lưỡng ,với cái nhìn trầm tư, hồi tưởng. Những cây phượng vàng thân sần sùi như cụ già luống tuổi vươn những cành to với những lá li ti căng dày trên cao để những chấm nắng lọt qua như những mắt nhìn tinh nghịch. Hàng bàng đứng trang nghiêm, đêù tăm tắp trước lớp, xoè những chiếc lá to làm thành những chiếc dù lớn như thương yêu, che chở... Và ở nơi ấy, mỗi lớp học như một mái ấm yêu thương! Không biết từ lúc nào tôi đã yêu và gắn bó với ngôi trường đến thế ! Bây giờ đây ngôi trường cứ như thế, giang vòng tay  đón chúng tôi mỗi sớm mỗi chiều. Và cứ như thế, ngôi trường đã là ngôi nhà  biết mấy thương yêu của tuổi thơ tôi !

Đã bao lần ngồi ở lớp học nhìn ra toàn quang cảnh sân trường, trong lòng tôi biết bao xúc động. Nhìn chiếc ghế đá im lìm  dưới bóng râm mát của sân trường như chờ đợi, như nhớ thương, như trông ngóng... Tôi cứ miên man nghĩ về biết bao thế hệ học trò như tôi đã từng gắn bó, từng trưởng thành và đã bay vào cuộc sống bao la với biết bao khát vọng. Phải chăng ở nơi này đây đã có biết bao thầy cô giáo đã gắn bó cả tuổi thanh xuân của mình bằng tình yêu trẻ thơ để rồi phải chia xa nơi này cùng với bao nỗi nhớ! cũng chính ở nơi ngôi trường thân yêu này, những tuổi thơ như tôi đã được yêu thương, và đã được trưởng thành. Tôi thầm nghĩ, ở nơi này mỗi gốc cây, mỗi chiếc lá đều được ươm niềm hy vọng của thầy cô và mãi mãi xanh màu kỉ niệm .

Trường tôi đẹp lắm! mọi người đều nhận thấy như thế. Riêng với tôi, trường tôi còn đẹp một vẻ đẹp thiêng liêng bởi ở nơi này tất cả đều lấp lánh một tâm hồn. Viên phấn trắng trên tay thầy  đã dẫn đường cho bao thế hệ nối tiếp nhau cùng trưởng thành để rồi từ nơi này bao thế hệ cùng nhau đi xây đắp vẻ đẹp của cuộc đời. Lời giảng của thầy cô đã không đi vào không gian bao la mà đi đến tâm hồn. Đấy là những lời nhắc nhở, động viên, tin tưởng. Thầy cô đã truyền đến chúng tôi không chỉ kiến thức, không chỉ truyền thống văn hoá của dân tộc mình, một dân tộc đã gìn giữ và xây dựng đất nước này bằng mồ hôi và máu, một dân tộc mà mỗi trang lịch sử nghe sang sảng lời thề cứu nước.Tiếng trống trường như tiếng gọi của con tim, bồi hồi, lo lắng. Bây giờ đây ở những phương trời xa xôi của Tổ Quốc mến yêu, có biết bao tấm lòng đang ngày đêm nhớ về quê hương cùng với hình ảnh  ngôi trường thân yêu này ...

Rồi mai đây ngôi trường này sẽ khác. Những tường gạch rêu phong kia không còn nữa, những cánh cửa, những mặt bàn mặt ghế cùng bao nét chữ mang tên bạn bè tôi, tất cả sẽ không còn nữa. Trường tôi sẽ khác, sẽ được xây mới từ cổng ngõ tường rào, rồi tường vôi sẽ vàng tươi hơn, rồi cành lá ở sân trường sẽ dày lên hơn...Nhưng trong tâm hồn tôi, ngôi trường yêu dấu vẫn không mất đi, bởi  nó gắn với tình thầy, tình bạn rất đổi thiêng liêng !

Đứng ở hàng hiên này đây, tôi nhìn từng cánh phượng thung thăng về bên thảm cỏ, nhìn những công trình đang được hoàn thành, lòng tôi thầm mong ước. Tôi mong sao ngôi trường tôi càng đẹp hơn, mong sao ngôi trường lưu giữ mãi những kỉ niệm tuổi thơ tôi cùng bao bè bạn. Tôi hy vọng mai sau khi chúng tôi trưởng thành, chúng tôi sẽ còn được về trong tình thương yêu của thầy cô như ngày nào còn bé.

Ôi ngôi trường thân yêu của tôi, ngôi trường đẹp và rất đổi thiêng liêng, nơi đã cho tôi tình thương và chắp cánh cho ước mơ của tuổi thơ tôi. Tôi sẽ mãi mãi không bao giờ quên tình thầy, tình bạn ở mái trường mến yêu này.

Lê Dung
13 tháng 10 2016 lúc 15:46

Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian của cộng đồng diễn ra trong không gian và thời gian xác định nhằm cảm tạ, cầu xin và tôn kính các vị thần, tưởng nhớ một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại, thể hiện phương cách ứng xử của con người với môi trường thiên nhiên, xã hội. Nhìn tổng thể, lễ hội dân gian Tây Nguyên không có những khác biệt lớn so với 54 tộc người ở nước ta về đối tượng thờ, mục đích, nghi thức, không gian và thời gian tổ chức… Những lễ hội của các tộc người Tây Nguyên được hình thành từ tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, con người mà từ đó nảy sinh và tích hợp nên các hiện tượng văn hóa dân gian. Tuy nhiên, cũng như các hiện tượng văn hóa tinh thần khác, lễ hội ở đây chịu sự tác động trực tiếp của những yếu tố về địa lý, kinh tế, lịch sử, xã hội và phương thức canh tác nương rẫy. Do vậy, nó vừa có nét tương đồng với các tộc người ở nước ta, nhưng cũng có những sắc thái văn hóa mang đậm dấu ấn của núi rừng Tây Nguyên. Điều đó không hề mâu thuẫn với những đặc điểm chung của lễ hội dân gian các tộc người Tây Nguyên, mà còn góp phần tạo nên tính thống nhất trong sự đa dạng của văn hóa Việt Nam. Nó giống như sợi chỉ đỏ để gắn chặt và góp phần tạo nên sự cố kết cộng đồng các tộc người Việt Nam. Lễ hội còn là bức tranh sinh động, tổng thể nhất về những sắc thái văn hóa bao hàm nhiều giá trị khác nhau.

Lê Dung
13 tháng 10 2016 lúc 15:47

Lễ hội bao giờ cũng được nảy sinh và gắn kết với một cộng đồng, tộc người nhất định. Đó là cộng đồng của làng xã trong các lễ hội làng của người Việt, cộng đồng của những người theo Kitô giáo, Hồi giáo, Phật giáo…
Đối với các tộc người Tây Nguyên, lễ hội dân gian là thời điểm để biểu dương sức mạnh, sự cố kết tình cảm cộng đồng. Trong đời sống thường nhật và đặc biệt trong những sinh hoạt văn hóa dân gian, người dân còn gắn kết với nhau bởi nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa như âm nhạc cồng chiêng, kể khan, múa… Tính cộng đồng của lễ hội dân gian Tây Nguyên được thể hiện trong bữa ăn, chẳng hạn như ở lễ hội pơ thi (lễ bỏ mả): “Để củng cố sự cố kết cộng đồng giữa những người còn sống và những người đã chết, giữa những người còn sống với nhau, lễ bỏ ma thường tổ chức bữa ăn cộng cảm. Trong thời gian tổ chức lễ hội, hàng trăm ché rượu được huy động, hàng ngàn ống cơm lam được chuẩn bị để dâng tiến thần linh, để cúng ma và để cho mọi người dự lễ hội uống và ăn”(2).

Lễ hội dân gian các tộc người Tây Nguyên cốt lõi là văn hóa dân gian mang tính diễn xướng và tính cộng đồng cao, diễn ra theo mùa vụ sản xuất nương rẫy, hoặc theo vòng đời của con người. Vì vậy, người dân rất có ý thức trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa cộng đồng, nhiều lễ hội vẫn giữ được nguyên giá trị truyền thống như: bỏ ma, đua voi, văn hóa cồng chiêng…

Linh Nguyễn
Xem chi tiết

Ý nghĩa:

-Bảo tồn được các văn hoá, giá trị lịch sử quý báu của dân tộc ta

-Thể hiện truyền thống của dân tộc qua nhiều thế hệ

-Thể hiện lòng biết ơn với thế hệ đi trước, đã ngã xuống để bảo vệ non sông

-Các di sản là minh chứng của thời gian, thể hiện chiến công vang dội của dân tộc ta

-Đóng góp cho việc phát triển văn hoá dân tộc

-Di sản văn hoá thể hiện cách sống, quan điểm sống và kinh nghiệm sống của mỗi dân tộc

.............

Ng Ngann
16 tháng 4 2022 lúc 20:44

Ý nghĩa : giúp di sản văn hoá không bị hủy hoại , góp phần bảo vệ và xây dựng tiên tiến hơn về di sản văn hoá .

Nếu như không bảo vệ di sản văn hoá thì tất cả sẽ không có di sản như bây  giờ ,sẽ phá hủy hết những thứ quan trọng .

I don
16 tháng 4 2022 lúc 20:40

góp phần phát huy sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Lan Hương
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Dương
28 tháng 10 2023 lúc 11:59

Các loại hình di sản văn hoá phi vật thể ở thành phố Hà Nội mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là những sản phẩm tinh thần gắn liền với cộng đồng và không gian văn hoá, có giá trị lịch sử, văn hoá và khoa học. Chúng thể hiện bản sắc độc đáo của cộng đồng và được truyền miệng, truyền nghề và trình diễn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Di sản văn hoá phi vật thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và tôn vinh sự đa dạng văn hoá trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng tăng nhanh.
Các loại hình di sản văn hoá phi vật thể ở Hà Nội bao gồm nhã nhạc cung đình Huế, cồng

Tiểu muội
Xem chi tiết
Lê Bảo Anh
10 tháng 3 2022 lúc 13:49

Tham Khảo

 * Trong nước

- Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực

- Những di sản đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới

* Thế giới

- Tô đậm bản sắc riêng của dân tộc VN

- Làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa thế giới

Nguyễn Khánh Linh
10 tháng 3 2022 lúc 13:51

- Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực

- Những di sản đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới

* Thế giới

- Tô đậm bản sắc riêng của dân tộc VN

- Làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa thế giới

Nguyen Duc Chiên
10 tháng 3 2022 lúc 14:13

undefined