Những câu hỏi liên quan
Bùi Thị Phương Anh
Xem chi tiết
nguyen ngoc son
Xem chi tiết
5.Trần Nguyên Chương
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 22:13

Thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long

- Địa hình thấp và khá bằng phẳng thuận lợi để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội.

- Đất : Diện tích gần 4 triệu ha. Bao gồm đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn. Trong đó, đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha tạo điều kiện để phát triển cây lúa nước.

- Khí hậu cận xích đạo với số giờ nắng trong năm là 2200 – 2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm là 25 – 270C. Lượng mưa trung bình năm lớn 1300mm – 2000mm.

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt : nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc tưới tiêu.

- Sinh vật : thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn, về động vật có giá trị hơn cả là cá và chim.

⟹ phát triển du lịch sinh thái.

- Tài nguyên biển hết sức phong phú với nhiều bãi cá và tôm và có hơn nửa triệu ha nước mặt nuôi trồng thủy sản.

⟹ phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản

- Khoáng sản : chủ yếu là đá vôi, than bùn, dầu khí ở thềm lục địa bước đầu đã được khai thác cho phát triển công nghiệp.

Bình luận (0)
0__0
Xem chi tiết
Minh Phương
5 tháng 1 lúc 21:39

*Tham khảo:

- Kinh tế biển của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có thể khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên từ biển như cá, tôm, hải sản, cũng như năng lượng từ gió và sóng biển. Ngoài ra, còn có thể phát triển du lịch biển, nuôi trồng tảo biển, khai thác khoáng sản từ dưới đáy biển.

- Vấn đề khó khăn khi khai thác kinh tế biển là nguy cơ ô nhiễm môi trường, overfishing, cạnh tranh gay gắt với các nước láng giềng, cũng như nguy cơ sụt giảm nguồn tài nguyên biển.

- Để đẩy mạnh phát triển kinh tế từ biển, tỉnh Ninh Thuận cần có những giải pháp chủ yếu như đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng biển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành biển, áp dụng công nghệ hiện đại vào khai thác và chế biến sản phẩm từ biển, đồng thời cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực kinh tế biển. Ngoài ra, cần tập trung vào việc bảo vệ môi trường biển, quản lý nguồn tài nguyên biển một cách bền vững và hiệu quả.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 6 2018 lúc 8:13

Đáp án C

Vùng có thế mạnh nổi bật về tài nguyên thiên nhiên để phát triển ngành năng lượng và kinh tế biển của nước ta là vùng Đông Nam Bộ.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 6 2018 lúc 6:28

Chọn C

Vùng có thế mạnh nổi bật về tài nguyên thiên nhiên để phát triển ngành năng lượng và kinh tế biển của nước ta là vùng Đông Nam Bộ.

Bình luận (0)
hạ anh
Xem chi tiết
Lê Quang Phat
29 tháng 12 2020 lúc 23:07

Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, tạo thế mở cửa nền kinh tế, góp phần làm thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ và theo ngành, từ đó tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ.

- Phát triển tuyến quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất (đường sắt Bắc - Nam), tạo ra trục kinh tế trong phát triển vùng. Nâng cao vai trò là cầu nối của vùng.

- Các tuyến đường ngang (quốc lộ 7, 8, 9) và đường Hồ Chí Minh, giúp khai thác tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các huyện phía tây, phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới.

- Cùng với phát triển giao thông Đông - Tây, hàng loạt cửa khẩu được mở ra để tăng cường giao lưu với các nước láng giềng, trong đó Lao Bảo là cửa khẩu quốc tế quan trọng.

- Một số cảng nước sâu đang được đầu tư xây dựng và hoàn thiện (Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây) gắn liền với sự hình thành các khu kinh tế cảng biển.

- Các sân bay Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình) được nâng cấp giúp phát triển kinh tế, văn hoá và tăng cường thu hút khách du lịch.

 

Bình luận (0)
trần ngọc hiếu
Xem chi tiết
Thư Phan
8 tháng 3 2022 lúc 10:04

Tham khảo

 

Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do:

+ Tiếp giáp vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang.

+ Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.

+ Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm.

+ Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.

+ Nguồn thủy sản tự nhiên phong phú, đa dạng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết...

+ Nguồn thức ăn khá dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi.

+ Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.

 

Bình luận (0)
Trần Thị Như Quỳnh 6/4
8 tháng 3 2022 lúc 10:04

Tham khảo

 Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do:

+ Tiếp giáp vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang.

+ Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.

+ Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm.

+ Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.

+ Nguồn thủy sản tự nhiên phong phú, đa dạng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết...

+ Nguồn thức ăn khá dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi.

+ Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.

Bình luận (0)
Tạ Tuấn Anh
8 tháng 3 2022 lúc 10:08

Tham khảo

 

Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do:

+ Tiếp giáp vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang.

+ Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.

+ Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm.

+ Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.

+ Nguồn thủy sản tự nhiên phong phú, đa dạng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết...

+ Nguồn thức ăn khá dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi.

+ Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.

 

Bình luận (0)
Lê Phương Anh
Xem chi tiết