Những câu hỏi liên quan
Đào Thùy Trang
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
29 tháng 10 2016 lúc 18:36

DÀN BÀI

I. Mở bài

Giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Tiếng gà trưa.

II. Thân bài

-Hình ảnh của người chiến sĩ dừng chân nghĩ lại ởxóm nhỏ bên đường và bất giác tiếng gà trưa vang lên làm sống dậy những kỷ niệm thuở ấu thơ của người chiến sĩ trẻ tuổi.

-Đứa cháu hồi tưởng lại những kỉ niệm về người bà, gắn liền với bà là hình ảnh đàn gà thân thương.

-Tình bà cháu sâu nặng tha thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của chiến sĩ hôm nay."

-Hình ảnh người bà hiện lên đẹp như một bà tiên hiền lành và tốt bụng.

-Từ tiếng gà trưa gợi nhớ về tuổi thơ ở đoạn hai, đến những câu thơ cuối nói về chiến sĩ - tác giả đã trở lại với cuộc sống và cương vị cua con người hiện tại.

-Tiếng gà trưa đã trở thành tiếng nói của quê hương, của những người ruột thịt, của cả dân tộc và đất nước lúc bấy giờ. Chúng cháu chiến đấu hôm nay vì tình yêu Tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và cả ổ trứng hồng tuổi thơ nữa.

III. Kết bài

Bài thơ đã thể hiện được những cảm xúc thật sâu sắc của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, đồng thời gợi nhớ về những kỷ niệm của tuổi thơ hồn nhiên trong sáng và tình bà cháu đậm đà, thắm thiêt. Tình cảm gia đình thiêng liêng đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước.

Bình luận (0)
Đào Thùy Trang
29 tháng 10 2016 lúc 14:42

help me!!khocroi

 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 4 2019 lúc 17:47

- Khổ thơ cuối bài sử dụng biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”.

       + Câu hỏi tu từ gợi nhắc người đọc thấy được nỗi khắc khoải của đứa cháu khôn nguôi nhớ về bà, nỗi nhớ thường trực và mãnh liệt.

       + Nỗi nhớ về người bà chính là nỗi nhớ về quê hương, nguồn cội, về những điều tốt đẹp và thiêng liêng nhất mà bà dành cho cháu.

Bình luận (0)
Ngọc :))
Xem chi tiết
Ngọc :))
14 tháng 12 2021 lúc 9:01

ai cứu mình zới :((

Bình luận (0)
38.Ng.T.Huyền Trân7a8
Xem chi tiết
Minh Hồng
3 tháng 12 2021 lúc 14:16

Tham khảo

Nhà thơ Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ nổi tiếng với những vần thơ giàu cảm xúc khi viết về tình yêu, tuy nhiên khi viết về tình cảm gia đình, thơ của bà lại rất nhẹ nhàng và lắng đọng. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được sáng tác năm 1968, với những hình ảnh gần gũi nhưng thấm đượm tình cảm bà cháu.

Mở đầu bài thơ là những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể chuyện về cuộc sống bình thường:

“Trên đường hành quân xa…

Nghe gọi về tuổi thơ”

Xuân Quỳnh là một cô gái thanh niên xung phong, cũng tham gia vào cuộc hành quân kháng chiến đi vào miền Nam cứu nước. Trên con đường hành quân mệt mỏi, khi được nghỉ dừng chân bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe được tiếng gà trưa nhảy ổ mang theo bao kỉ niệm và kí ức của tuổi thơ ùa về. Điệp từ “nghe” được nhắc lại đến ba lần, như để nhấn mạnh về chiều sâu của cảm xúc người lính trẻ, cứ mỗi lần xuất hiện từ “nghe” tiếng gà trưa như được lan tỏa ra xa hơn, vang vọng hơn. Tiếng gà ấy “làm xao động nắng trưa” tức là đã tác động đến cả ngoại cảnh, làm cho cái nắng trưa hè thêm phần dìu dặt, sống động hơn. Rồi tiếng gà ấy dẫn đến sự thay đổi cảm giác “bàn chân đỡ mỏi”, tiếng gà như một sự an ủi, vỗ về nhẹ nhàng, động viên tinh thần người chiến sĩ. Cuối cùng tiếng gà ấy thấm sâu vào tâm hồn “gọi về tuổi thơ”, tiếng gà là âm thanh của thực tại nhưng lại vọng về kí ức, đánh thức những kỉ niệm, cảm
xúc đã được giấu kín. Để rồi những kỉ niệm tuổi thơ theo dòng hồi tưởng mà ùa về:

 

“Tiếng gà trưa…

Lông óng như màu nắng”

Kỉ niệm tuổi thơ của tác giả thật bình dị, trong sáng, gắn liền với hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm những trứng hồng. Rồi người bà từ kỉ niệm đã hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

“Tiếng gà trưa…

Cho con gà mái ấp”

Tuổi thơ ấy tác giả đã được sóng trọn vẹn trong tình yêu thương của bà, tiếng bà mắng, hành động khum soi trứng và cả bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả gợi lên một người bà tần tảo, chắt chiu, luôn chăm lo cháu.

“Cứ hàng năm hàng năm…

Cháu được quần áo mới”

Khi mùa đông tới, nỗi lo của bà dồn hết vào đàn gà, chăm lo chu đáo để đánh đổi niềm vui cho cháu có được quần áo mới. Chi tiết ấy đã cho thấy đức hi sinh và nhẫn nại của bà, đồng thời cảm xúc của tác giả còn cho thấy niềm kính yêu vô bờ của người cháu đối với bà. Để rồi bắt nguồn từ tiếng gà trưa ấy, từ những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm yêu thương của người bà, người chiến sĩ trẻ của chúng ta đã có thêm động lực, sức mạnh tinh thần chiến đấu, trở thành người chiến sĩ chắc tay súng, thẳng tiến vào chiến trường miền Nam.

“Cháu chiến đấu hôm nay…

Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Khổ thơ đã cho thấy mục đích chiến đấu của người cháu, chẳng vì gì lớn lao, mà vì những thứ giản dị, thân thuộc nhất, vì Tổ quốc, vì xóm làng và vì bà. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng, giản dị và đầm ấm, bài thơ “Tiếng gà trưa” đã cho người đọc cảm nhận được tình cảm bà cháu thiêng liêng, tha thiết, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu làng, yêu nước của người chiến sĩ trẻ.

Bình luận (0)
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
3 tháng 12 2021 lúc 14:17

Tham khảo tại https://vndoc.com/cam-nghi-cua-em-ve-tinh-ba-chau-trong-bai-tho-tieng-ga-trua-cua-xuan-quynh-178683

Bình luận (0)
qlamm
3 tháng 12 2021 lúc 14:19

Tham khảo

https://vndoc.com/cam-nghi-cua-em-ve-tinh-ba-chau-trong-bai-tho-tieng-ga-trua-cua-xuan-quynh-178683

Bình luận (0)
Trương Kim Lam Ngọc
Xem chi tiết

Biện pháp tu từ: liệt kê, điệp từ "không"; cụm từ ẩn dụ/hoán dụ "một trái tim"

+) Tác dụng (giá trị biện pháp tu từ): thể hiện sự đối lập giữa những khó khăn về vật chất và hoàn cảnh mà những người lính đang gặp phải với sự lạc quan và hi vọng về miền Nam, vì chiến đấu và ước mơ cách mạng để giải phóng cho đất nước.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Trần Thúy Hằng
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 5 2018 lúc 14:29

- Khổ thơ cuối bài sử dụng biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”.

    + Câu hỏi tu từ gợi nhắc người đọc thấy được nỗi khắc khoải của đứa cháu khôn nguôi nhớ về bà, nỗi nhớ thường trực và mãnh liệt.

    + Nỗi nhớ về người bà chính là nỗi nhớ về quê hương, nguồn cội, về những điều tốt đẹp và thiêng liêng nhất mà bà dành cho cháu.

Bình luận (0)
Big City Boy
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
15 tháng 11 2021 lúc 19:51

Tham khảo!

 

a.

- Điệp từ "trăm", "có"

- Liệt kê: ngọn khói, lửa, niềm vui; trăm tàu, trăm nhà, trăm ngả

- Câu hỏi tu từ: "Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?.."

=> Tác dụng: tạo nhịp điệu cho lời thơ, tăng giá trị biểu đạt, làm cho khổ thơ giàu giá trị gợi hình, gợi cảm.

b. Nội dung: đoạn thơ bày tỏ nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi của cháu về người bà. Người cháu tuy ở xa vẫn mang niềm tin dai dẳng, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng về bà và bếp lửa thân yêu.

Bình luận (0)
Big City Boy
Xem chi tiết
Đại Tiểu Thư
15 tháng 11 2021 lúc 20:18

Tham khảo:

Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Mấy chục năm đã trôi qua, “niềm tin dai dẳng” trong bà chưa bao giờ lụi tắt, để đến tận bây giờ “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. Bà vẫn tiếp tục nhóm lên ngọn lửa của yêu thương, của sẻ chia ấm áp, của bầu trời tuổi thơ đẹp đẽ trong cháu,... Bếp lửa nhóm lên hay tay bà gây dựng? Tất cả đều là những miền kì lạ và thiêng liêng không ai gọi tên được bao giờ. Nhà thơ chỉ có thể thốt lên một tiếng “Ôi!” đầy cảm động. Ngọn lửa bà trao cho cháu được cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt. Nội dung tư tưởng của “Bếp lửa” được thể hiện sâu sắc hơn nhờ những hình ảnh thơ sinh động, giàu sức liên tưởng: “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượm”,…cùng với đó là điệp từ “nhóm” đặc biệt được sử dụng ở cuối bài thơ. Song quan trọng hơn tất thảy là cảm xúc chân thành và lòng yêu mến vô bờ của nhà thơ đối với người bà kính yêu của mình. Đọc và cảm nhận tình yêu thương chan chứa trong bài thơ “Bếp lửa”, người đọc thấy yêu hơn, trân trọng hơn những ngọn lửa tỏa trong căn nhà mình cùng những người thân yêu ta có được trên đời.

Bình luận (0)