Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Panhpanh~
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 5 2017 lúc 16:42

Trong cuộc đối thoại (tưởng tượng) của tác giả, hầu như chỉ có Va-ren nói, còn Phan Bội Châu thì im lặng. Bởi vậy, ngôn ngữ của Va-ren thực chất là ngôn ngữ độc thoại, tự nói một mình. Qua lời nói, cử chỉ, Va-ren bộc lộ rõ tính cách nham hiểm, thâm độc. Y không ngừng ve vuốt, dụ dỗ, bịp bợm một cách trắng trợn nhằm thuyết phục Phan Bội Châu từ bỏ tư tưởng cách mạng, cộng tác với chúng (thực chất là đầu hàng). Thậm chí y còn đem cả thân thế (từng là một kẻ phản bội đồng đội, đồng chí trong Đảng Xã hội) ra để thuyết phục Phan Bội Châu hãy theo gương y để có được một cuộc sống sung sướng.

HẢI NGỌC
Xem chi tiết
Tryechun🥶
28 tháng 4 2022 lúc 8:16

Qua bài văn sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn cho em biết đc là ở chế độ phong kiến thời xưa các quan phủ chỉ biết ăn chơi xa xỉnh,không lo đến nỗi nước nhà là cho kinh tế càng ngày suy suột,người dân bắt đầu thiếu ăn,làng xã bắt đầu cạnh tranh.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 2 2017 lúc 14:31

a, Thái độ và lời nói của nhân vật giao tiếp

- Viên đội sếp tay: quát tháo

- Chú bé con: thầm thì

- Chị con gái: thốt ra

- Anh sinh viên: kêu lên

- Bác cu-li xe: thở dài

- Nhà nho: lẩm bẩm

Các nhân vật xét về đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa các nhân vật giao tiếp với đặc điểm lời nói:

- Chú bé, ít tuổi nên cách nói ngộ nghĩnh, hồn nhiên

- Chị con gái: phụ nữ trẻ, nên chú trọng cách ăn mặc, khen với vẻ thích thú

- Anh sinh viên: chưa trải đời, nói như một cách phỏng đoán chắc chắn

- Bác cu li xe chú ý tới đôi ủng

Nhà nho có trình độ, chú ý tới tướng mạo, phán bằng câu thành ngữ thâm sâu

→ Tất cả các nhân vật đều có thái độ, cử chỉ thể hiện sự châm biếm, mỉa mai

Harry Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Hải
18 tháng 4 2017 lúc 22:18

Dàn ý:

Mở bài:- Dân tộc ta từ xưa tới nay luôn bị bọn xâm lược dòm ngó, chúng sử dụng biết bao nhiêu âm mưu thủ đoạn để chiếm mảnh đất nhỏ bé này.

- Qua hai tác phẩm " Sống chết mặc bay " và " Những trò lố... " đã thể hiện phần nào bản chất xấu xa của chúng.

Thân bài: a/ Lấy dẫn chứng trong văn bản " Sống chết mặc bay ":

Quan lại thời phong kiến vô trách nhiệm:

- Trong khi làng X đang phải chịu cảnh lũ lụt thì quan cha mẹ lại ở trong đình đánh tổ tôm: "... Thế thời nào.... không việc gì ".

- Trong đình quan nằm sung sướng với người hầu kẻ hạ xung quanh, châu báu vàng ngọc chất đầy người cùng các thầy đang hầu bài. Mặc dù ngoài kia " tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít ".

- Đáng chê trách nhất khi có người chạy vào báo đê vỡ thì lại quát " thời ông cắt cổ chúng mày " rồi lại quay sang hỏi thầy đề.

b/ Dẫn chứng trong bài " Những trò lố... ":

- Va- ren hứa sẽ chăm sóc Phan Bội Châu thế mà còn vòng vo giả dối đi từ nơi này sang nơi khác chỉ với mục đích hưởng lạc qua những kẻ cấp dưới xu nịnh, vậy mà lúc đó Phan Bội Châu vẫn nằm tù.

- Hắn đã nói một bài thuyết minh khá công phu, lấy dẫn chứng đủ kiểu ấy vậy mà Phan Bội Châu vẫn im lặng dửng dưng bởi lời nói của hắn vào tai Phan Bội Châu chỉ như " nước đổ lá khoai ". Phần tái bút Phan Bội Châu đã chống trả quyết liệt đó là nhổ vào mặt Va- ren.

Kết bài:- Lên án gay gắt bọn quan lại thời thuộc Pháp.

- Qua hai văn bản đã giúp em hiểu biết thêm rất nhiều về xã hội giai cấp phong kiến thời xưa.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 12 2019 lúc 8:22

Đáp án: A

Hoàng Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
Thảo Phương
22 tháng 3 2017 lúc 7:33

2.1.Mởbài:

- Lịch sử dân tộc bao phen phải chịu sự quấy nhiễu của thù trong giặc ngoài - bọn xâm lược và bọn tay sai bợ đỡ. Những năm đầu thế kỉ XX là thời điểm như thế.

- Bộ mặt xấu xa tàn bạo của bọn phong kiến, thực dân đã được các nhà văn ghi lại bằng ngòi bút sắc sảo của mình. Hai văn bản Sống chất mặc bayNhững trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu đã phần nào thể hiện rõ vấn đề nêu trên.

2.2. Thân bài:

a. Bản chất xấu xa của giai cấp phong kiến:

- Dưới thời phong kiến, quan lại có trách nhiệm chăm lo cho dân như cha mẹ đối với con cái. Nhưng thực tế “Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”(Ca dao).

- Truyện ngắn Sống chết mặc bay, qua hình tượng nhân vật “quan phụ mẫu” và bọn tuỳ tùng, đã chứng minh điều đó. Tóm tắt ngắn gọn sự việc: Nhà nước cử quan đến làng X. để giúp dân hộ đê…

- Công cuộc hộ đê:

+ Đi hộ đê mà không xuống chỗ xung yếu để hướng dẫn, chỉ huy dân, lại ở nơi cao ráo an toàn…

+ Giúp dân hộ đê mà đồ dùng thức đựng, kẻ hầu người hạ như đi hội.

+ Giúp dân mà không quan tâm gì đến đê điều. Hơn thế, lại say tổ tôm ...

+ Thái độ vô trách nhiệm đến vô nhân đạo, phi nhân tính:

-> Trong khi quan say chơi bài trong đình bao nhiêu thì bên ngoài tính mạng nhân dân mỗi lúc một nguy cấp bấy nhiêu.

-> Hai lần có người bẩm báo tình hình nguy cấp của khúc đê, quan không những thờ ơ mà còn gắt, quát, doạ bỏ tù…

-> Sung sướng, hạnh phúc với cú ù “chi chi nảy” trong khi bên ngoài đê vỡ…

=> Quan phụ mẫu là hình ảnh tiêu biểu cho hệ thống quan lại vô trách nhiệm đến vô nhân đạo, cho toàn bộ chế độ phong kiến tàn nhẫn, thối nát thời đó.

b. Bản chất trơ tráo, bỉ ổi của bọn thực dân xâm lược:

- Bọn xâm lược đứng trên bọn quan lại phong kiến. Với trí tưởng tượng phong phú và ngòi bút sắc sảo, qua truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc bóc trần bộ mặt thực dân giả dối của tên Toàn quyền Va-ren. Sự việc: rêu rao lừa phỉnh dư luận sang Đông Dương để trao tự do cho Phan Bội Châu.

- Hành trình vòng vo, giả dối của Va-ren:

+ Chỉ cần một mệnh lệnh từ Pháp sang Hà Nội là đủ, nếu thật sự muốn chăm sóc Phan Bội Châu.

+ Hắn đi vòng vo… “Trong khi đó, Phan Bội Châu vẫn nằm tù”.

=> Mục đích ngao du, hưởng lạc. Đi dể được tiếp rước, đón mời, cung phụng…

- Cuộc chạm trán Va-ren với Phan Bội Châu:

+ Tác giả bình luận “Thật là một tấn kịch!...”

+ Va-ren ba hoa liên tục trong khi cụ Phan im lặng, dửng dưng.

+ Cách “đem lại tự do” rất bỉ ổi: dụ dỗ, mua chuộc trắng trợn…

+ Lời của hai nhân chứng nói về phản ứng của Phan Bội Châu với Va-ren cho thấy thái độ cứng rắn bất khuất của nhà cách mạng trước kẻ thù. Và, qua đó Va-ren hiện rõ hơn, thật hơn bản chất đáng bị khinh bỉ.

=> Va-ren là nhân vật đại diện cho bộ mặt, bản chất của bọn thực dân đến cướp nước ta. Tất cả những gì hắn nói và làm đều là trò lố - trò cười lố bịch.

c. Nghệ thuật:

- Sống chết mặc bay sử dụng bút pháp tự sự kết hợp biểu cảm, đặc biệt là sử dụng hai biện pháp tương phản và tăng cấp để khắc hoạ bộ mặt quan lại phong kiến.

- Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu sử dụng bút pháp tự sự châm biếm, trong đó phép tương phản cũng rất hiệu quả trong việc bóc trần bản chất bọn thực dân.

2.3. Kết bài:

- Cả hai tác giả đều thành công trong việc xây dựng những hình tượng điển hình xấu xa của bọn phong kiến, thực dân ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Đó là hình ảnh đối lập với những người dân yêu hoà bình, gan góc chống chọi với thiên nhiên nhưng đang đau khổ, lẻ loi, yếu ớt; đối lập với những chiến sĩ cách mạng yêu nước kiên cường…

- Đóng góp của hai tác phẩm.

Phương Thảo
21 tháng 3 2017 lúc 20:56

Mở bài :

Lịch sử dân tộc bao phen phải chịu sự quấy nhiễu của thù trong giặc ngoài - bọn xâm lược và bọn tay sai bợ đỡ. Những năm đầu thế kỉ XX là thời điểm như thế.
- Bộ mặt xấu xa tàn bạo của bọn phong kiến, thực dân đã được các nhà văn ghi lại bằng ngòi bút sắc sảo của mình. Hai văn bản Sống chất mặc bayNhững trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu đã phần nào thể hiện rõ vấn đề nêu trên.
Thân bài:
a. Bản chất xấu xa của giai cấp phong kiến:
- Dưới thời phong kiến, quan lại có trách nhiệm chăm lo cho dân như cha mẹ đối với con cái. Nhưng thực tế“Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”(Ca dao).
- Truyện ngắn Sống chết mặc bay, qua hình tượng nhân vật “quan phụ mẫu” và bọn tuỳ tùng, đã chứng minh điều đó. Tóm tắt ngắn gọn sự việc: Nhà nước cử quan đến làng X. để giúp dân hộ đê…
- Công cuộc hộ đê:
+ Đi hộ đê mà không xuống chỗ xung yếu để hướng dẫn, chỉ huy dân, lại ở nơi cao ráo an toàn…
+ Giúp dân hộ đê mà đồ dùng thức đựng, kẻ hầu người hạ như đi hội.
+ Giúp dân mà không quan tâm gì đến đê điều. Hơn thế, lại say tổ tôm ...
+ Thái độ vô trách nhiệm đến vô nhân đạo, phi nhân tính:
-> Trong khi quan say chơi bài trong đình bao nhiêu thì bên ngoài tính mạng nhân dân mỗi lúc một nguy cấp bấy nhiêu.
-> Hai lần có người bẩm báo tình hình nguy cấp của khúc đê, quan không những thờ ơ mà còn gắt, quát, doạ bỏ tù…
-> Sung sướng, hạnh phúc với cú ù “chi chi nảy” trong khi bên ngoài đê vỡ…
=> Quan phụ mẫu là hình ảnh tiêu biểu cho hệ thống quan lại vô trách nhiệm đến vô nhân đạo, cho toàn bộ chế độ phong kiến tàn nhẫn, thối nát thời đó.
b. Bản chất trơ tráo, bỉ ổi của bọn thực dân xâm lược:
- Bọn xâm lược đứng trên bọn quan lại phong kiến. Với trí tưởng tượng phong phú và ngòi bút sắc sảo, qua truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc bóc trần bộ mặt thực dân giả dối của tên Toàn quyền Va-ren. Sự việc: rêu rao lừa phỉnh dư luận sang Đông Dương để trao tự do cho Phan Bội Châu.
- Hành trình vòng vo, giả dối của Va-ren:
+ Chỉ cần một mệnh lệnh từ Pháp sang Hà Nội là đủ, nếu thật sự muốn chăm sóc Phan Bội Châu.
+ Hắn đi vòng vo… “Trong khi đó, Phan Bội Châu vẫn nằm tù”.
=> Mục đích ngao du, hưởng lạc. Đi dể được tiếp rước, đón mời, cung phụng…
- Cuộc chạm trán Va-ren với Phan Bội Châu:
+ Tác giả bình luận “Thật là một tấn kịch!...”
+ Va-ren ba hoa liên tục trong khi cụ Phan im lặng, dửng dưng.
+ Cách “đem lại tự do” rất bỉ ổi: dụ dỗ, mua chuộc trắng trợn…
+ Lời của hai nhân chứng nói về phản ứng của Phan Bội Châu với Va-ren cho thấy thái độ cứng rắn bất khuất của nhà cách mạng trước kẻ thù. Và, qua đó Va-ren hiện rõ hơn, thật hơn bản chất đáng bị khinh bỉ.
=> Va-ren là nhân vật đại diện cho bộ mặt, bản chất của bọn thực dân đến cướp nước ta. Tất cả những gì hắn nói và làm đều là trò lố - trò cười lố bịch.
c. Nghệ thuật:
- Sống chết mặc bay sử dụng bút pháp tự sự kết hợp biểu cảm, đặc biệt là sử dụng hai biện pháp tương phản và tăng cấp để khắc hoạ bộ mặt quan lại phong kiến.
- Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu sử dụng bút pháp tự sự châm biếm, trong đó phép tương phản cũng rất hiệu quả trong việc bóc trần bản chất bọn thực dân.
Kết bài:
- Cả hai tác giả đều thành công trong việc xây dựng những hình tượng điển hình xấu xa của bọn phong kiến, thực dân ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Đó là hình ảnh đối lập với những người dân yêu hoà bình, gan góc chống chọi với thiên nhiên nhưng đang đau khổ, lẻ loi, yếu ớt; đối lập với những chiến sĩ cách mạng yêu nước kiên cường…
- Đóng góp của hai tác phẩm.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 11 2019 lúc 8:47

Trong truyện, thông qua thủ pháp tương phản đối lập, thông qua cách miêu tả của tác giả khi xây dựng nhân vật và những lời bình luận về Va-ren giúp cho chúng ta thấy rất rõ tình cảm yêu mến, thái độ trân trọng, cảm phục của tác giả đối với Phan Bội Châu dù trong suốt câu chuyện tác giả không đưa ra bất cứ lời bình luận cụ thể nào về nhà chí sĩ cách mạng.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 8 2019 lúc 14:21

Đáp án: A