viết đoạn văn giới thiệu về văn bản thuế máu ( văn thuyết minh nha)
viết bài văn thuyết minh giới thiệu về tác giả nguyễn ái quốc và văn bản thuế máu
Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta.
Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu quí gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.”
Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ.
Đoạn trích trên là lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc, là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm là một bức tranh ---- cùng, tủi nhục của người dân nô lệ, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các thuộc địa trên toàn thế giới. Tố cáo chế độ cai trị cũng có nghĩa là vạch ra con đường đấu tranh để giải phóng đất nước, giành quyền độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chỉ ra cho các dân tộc bị nô lệ trên khắp thế giới một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”
Theo em, tác phẩm trên vẫn có giá trị cho đến ngày nay, bởi vì nhiều nơi trên thế giới vẫn còn xảy ra chiến tranh. Nhân dân nhiều nước vẫn đang đổ máu để giành lại độc lập cho tổ quốc mình chứ nhất định không cúi đầu làm nô lệ, không chịu mất nước! Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!
hok tốt
Viết đoạn văn giới thiệu về văn bản thuế máu
mấy bạn thích copy ở đâu cũng được hết á
với bài làm đúng và trong tối nay thui(mai mình nộp) mk sẽ tk 3 điểm nha
viết bài văn thuyết minh giới thiệu về tác giả nguyễn ái quốc và văn bàn thuế máu
viết bài văn thuyết minh giới thiệu về tác giả nguyễn ái quốc:Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta.
Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu quí gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.”
Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ.
Đoạn trích trên là lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc, là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm là một bức tranh ---- cùng, tủi nhục của người dân nô lệ, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các thuộc địa trên toàn thế giới. Tố cáo chế độ cai trị cũng có nghĩa là vạch ra con đường đấu tranh để giải phóng đất nước, giành quyền độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chỉ ra cho các dân tộc bị nô lệ trên khắp thế giới một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”
Theo em, tác phẩm trên vẫn có giá trị cho đến ngày nay, bởi vì nhiều nơi trên thế giới vẫn còn xảy ra chiến tranh. Nhân dân nhiều nước vẫn đang đổ máu để giành lại độc lập cho tổ quốc mình chứ nhất định không cúi đầu làm nô lệ, không chịu mất nước! Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!
viết bài văn thuyết minh giới thiệu về văn bản thuế máu:
viết bài văn thuyết minh giới thiệu về tác giả nguyễn ái quốc và văn bản thuế máu:Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên "Annamít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa "con yêu", những người "bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé(2) nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do". Nhưng họ đã phải trả bằng một giá khá đắt cái vinh dự đột ngột ấy, vì để bảo vệ cho cái công lý và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào, họ đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu. Trong lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kỳ diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Bancăng, lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ, - chả thế sao lại đem nướng họ ở những miền xa xôi ấy? Một số khác nữa thì đã anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mácnơ, hoặc trong bãi lầy miền Sămpanhơ, để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế.
Cuối cùng, ở hậu phương, những người làm kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm, tuy không phải hít hơi ngạt của bọn "bôsơ"(3), nhưng lại nhiễm phải những luồng khí độc đỏ ối của người Pháp; đằng nào cũng thế thôi, vì những kẻ khốn khổ ấy cũng đã khạc ra từng miếng phổi, chẳng khác gì đã hít phải hơi ngạt vậy.
Tổng cộng có 700.000 người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, 80.000 người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa!
http://entity.xalo.vn/ebook/vn/b/ban%20a...
THUẾ MÁU
Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta.
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Ái Quốc và hoàn cảnh ra đời của Bản án chế độ thực dân.
- Giới thiệu trích đoạn Thuế máu thuộc chương 1 của tác phẩm, trong đó phần I mang tên "Chiến tranh va Người bản xứ" thể hiện rõ bộ mặt của bọn quan cai trị đối với người dân thuộc địa.
II. Thân bài:
Chứng minh thái độ của các quan cai trị đối với người dân bản địa:
- Trước năm 1914, người dân thuộc địa bị coi là "Những tên da đen bẩn thỉu", bị gọi bằng cái tên "An-nam-mit" bẩn thỉu. An-nam-mit là cái tên chúng gọi người Việt Nam một cách khinh miệt, khi đó họ chỉ là những người nô lệ cho tầng lớp thống trị lúc bấy giờ. Bọn người cai trị luôn cho rằng tộc người da trắng là tộc người cao quý vì vậy chúng cho tất cả những tộc người khác là thấp hèn và tạo ra một khoảng cách về phân biệt đối xử. Người dân thuộc địa "giỏi lắm cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta". Giọng mỉa mai, đả kích sâu cay cho thấy bản chất dã man tàn ác của thực dân Pháp đô hộ lên đất nước, biến những người dân thuộc địa thành nô lệ, xúc vật.
- Khi chiến tranh "vui tươi" xảy ra, chữ "vui tươi" mà Nguyễn Ái Quốc sử dụng đầy sự cham biếm cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các nước đế quốc tranh giành quyền lợi, hãy xem họ đối xử như thế nào với người dân? Số phận của họ được thay đổi đến mức không ngờ. Họ được đề cao, trọng vọng, được các quan phụ mẫu, quan toàn quyền lớn bé coi là "Con yêu", "bạn hiền", thậm chí họ còn được đề bạt lên chức danh "chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do". Đáng ra với chức danh ấy, họ phải được đối xử giống như kiểu "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa" nhưng thực chất cuộc sống của họ không những không được nâng cao mà ngược lại. "Hữu danh vô thực", họ chỉ được cái chức danh mà bọn chúng đặt cho, ngoài ra chẳng có quyền lợi gì hết.
=> Để đạt được tham vọng của mình, bọn quan cai trị không từ thủ đoạn bỉ ổi, tìm cách tâng bốc, đề giá trị của người dân để biến họ trở thành tay sai, trở thành vật hi sinh cho những quyền lực và lợi ích của chúng.
III. Kết bài:
=> Với giọng mỉa mai, đả kích, ngòi bút của Nguyẽn Ái Quốc vạch trần bộ mặt giả dối cũng như bản chất tàn ác của bọn quan lại luôn coi mình là "phụ mẫu".
- Phần I đã góp phần tạo ra 1 tiếng nói đanh thép vào bản cáo trạng chung về tội ác của thực dân Pháp.
Em hãy viết đoạn văn giới thiệu về ngôi nhà của mình(sử dụng văn thuyết minh)
Tham khảo
Nếu có nơi nào để em dẫu đi xa đến mấy cũng nhớ về với biết bao yêu thương, mong nhớ thì đó chính là ngôi nhà thân yêu của em. Nơi đó có cha, có mẹ, có người anh trai yêu quý và có cả những cảnh trí vô cùng thân quen. Hình ảnh ngôi nhà đã in sâu vào tâm trí của em.
Ngôi nhà được ba mẹ xây dựng vào năm 1994, khi em chưa ra đời, và được hoàn thiện sau ba năm. Mẹ nói, ngôi nhà là kết quả của một quá trình lâu dài bố mẹ lao động, cố gắng: Bố mẹ đã từng đào đất làm gạch rồi xây lò nung gạch lấy nguyên liệu xây nhà. Mỗi lần nghe mẹ kể, em lại xúc động vô cùng.
Nhà em được bao quanh bởi một hàng rào cây găng. Bố em xén tỉa bờ tường tự nhiên ấy rất gọn gàng, đẹp mắt. Cổng nhà cao chừng hai mét, rộng một mét rưỡi được làm bằng sắt dựng trên hai trụ xây bằng gạch. Nhà có hai tầng, mặt tiền rộng bốn mét, cao bảy mét và chiều dài của ngôi nhà là mười hai mét. Mặt tiền quay về hướng nam được sơn màu xanh da trời, trước cửa nhà có trồng một giàn hoa ti-gôn. Trên đường đi học về, từ xa nhìn lại, ngôi nhà của em rất dễ nhận biết bởi giàn ti-gôn xanh tươi và những chùm hoa màu hồng duyên dáng gần như phủ kín phía trước.
Tầng một có bốn phòng. Bước qua cánh cửa gỗ màu nâu gụ là phòng khách rộng rãi, thoải mái. Phòng có chu vi 3m*4m và cao 4 mét, ngoài cửa chính còn có hai cửa sổ mở ra hướng đông đón ánh mặt trời. Bộ ghế salon màu trắng sữa được đặt áp tường phía tây. Ở phía Bắc, ngăn cách phòng khách với nhà bếp là một chiếc tủ thấp chừng một mét. Trên tủ đặt tivi và những đồ trang trí như búp bê Ma-tri-ô-ska, con lật đật,... Giữa chiếc tủ và tường phía đông có một lối đi rộng chừng mét rưỡi. Lối nhỏ ấy dẫn vào phòng bếp. Gọi là phòng bếp nhưng nơi đó kiêm luôn nhà bếp và nhà ăn. Phòng có chu vi 2,5m*4m, ở giữa đặt một chiếc bàn ăn hình tròn. Áp sát phía tây là kệ bếp ga, phía trên kệ bếp là giàn bát bằng gỗ. Liền ngay nhà ăn là cầu thang đi lên tầng hai. Kề tiếp cầu thang là nhà vệ sinh và nhà tắm. Phòng của bố mẹ em nằm sâu trong cùng. Căn phòng khá rộng và được trang trí chủ đạo bằng màu tím - màu mẹ em rất thích - trông vô cùng dịu mát.
Cầu thang dẫn lên tầng hai rộng chừng nửa mét được lát đá granito. Đi hết các bậc cầu thang, lên đến tầng hai, nhìn sang bên phải là phòng của anh trai em và bên trái là căn phòng đáng yêu của em. Phòng anh trai em khá gọn gàng thể hiện rất rõ tính cách của anh. Áp sát tường phía tây là bàn thờ gia tiên. Phía đông là hai cửa sổ rất rộng. Tường phía nam được trổ một cửa phụ dẫn ra ban-công đón gió nam mát mẻ mỗi khi hè đến. Căn phòng của em sặc sỡ nhất trong căn nhà yêu dấu. Nó cao tới ba mét và có chu vi là 3m*4m được trang trí bằng một màu hồng rực rỡ. Chiếc giường nhỏ sát tường phía tây được trải ga hồng. Bàn học sát tường phía nam trải khăn hồng; phía trên đó, giá sách của em cũng được bọc dán bằng giấy hồng. Những bức tranh các nhân vật hoạt hình Sakura, Tiểu Anh Đào, Đô- rê-mi,... phần lớn cũng màu hồng. Và đặc biệt, các đồ trang trí "handmade" của em như những chú hạc, những chiếc lọ hoa, những chiếc xúc xích cũng được làm bằng giấy hồng rất đáng yêu! Tường phía đông cũng có một cửa sổ rộng mở và tường phía bắc thì có một cửa trổ ra sân phơi. Khoảng sân khá rộng thường là nơi phơi quần áo hoặc những đồ lặt vặt trong nhà.
Ngoài ngôi nhà xinh xắn, nhà em còn có một khoảng sân vườn khá rộng. Trong đó, bố em trồng rất nhiều loại cây: cây xoài, cây bưởi, cây trứng gà... Những trưa hè nóng nực, được dạo dưới bóng mát khu vườn thì vô cùng thích thú!
Ngôi nhà thân yêu của em đã bao năm rồi không hề thay đổi, nó gắn bó với em như một người bạn lớn luôn bao dung và sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ. Nhớ về căn nhà ấm áp, những kỉ niệm xúc động lại ùa về khiến em thêm yêu ngôi nhà hơn nữa…
Tham khảo!
Mỗi chúng ta ai cũng cần có một mái nhà, ở đó có ba có mẹ, có những người thân yêu. Dù có đi đâu xa, nhưng mỗi tối chúng ta đều phải trở về căn nhà của mình. Ngôi nhà là tổ ấm, là nơi che chở cho chúng ta trước mọi bão táp, gió mưa.
Ngôi nhà của gia đình em không to cao như những ngôi nhà trong làng, nhưng đối với em nó là ngôi nhà đẹp nhất. Căn nhà được ba mẹ em xây từ khi em chừng 2 – tuổi, được quét vôi vàng và bây giờ đã phong rêu, đứng khiêm nhường bên những tán cây cổ thụ. Căn nhà em ở có 2 tầng, có 3 phòng ngủ, 1 phòng khách và 1 phòng bếp, bếp để nấu nướng và để một cái bàn ăn. Phòng ngoài là phòng khách nơi cả nhà cùng xem tivi, cùng trò chuyện và cũng là nơi bố mẹ dạy bảo em khi em làm sai việc gì.
Phòng trong được chia ra làm phòng ngủ cho bố mẹ.
Phòng của hai chị em được bố trí trên tầng 2. Chúng em tự trang trí cho căn phòng của mình bằng nhiều tranh ảnh, lọ hoa, thú bông… Phòng em còn có một cái chuông gió, mỗi khi gió thổi, chuông kêu leng keng nghe rất vui tai. Đó là món quà sinh nhật mà một người bạn thân đã tặng em. Trên bàn học của chị em còn có mấy khung ảnh để ảnh gia đình và ảnh của hai chị em khi còn bé. Phòng của em trai em thi đơn giản hơn, em ấy không thích trang trí gì nhiều. Ngoài chiếc giường ngủ, cái bàn học và chiếc máy tính và tủ đựng quần áo ra, không có gì nữa. Phòng ngủ của bố mẹ em thì trông chật chội hơn vì đựng rất nhiều thứ. Hơn nữa phòng của bố mẹ thi thoảng cũng là nơi tá túc của hai chị em, nên để mọi thứ ở trong đó.
Trước cửa nhà bố em em trồng một số cây cảnh như cây hoa lan, chậu cây lộc vừng, cây tứ quý. Trong nhà nhìn ra sân hay ở ngoài đường nhìn vào em thấy ngôi nhà mình tràn đầy sức sống. Mỗi khi rảnh rỗi cả gia đình em lại ra chăm sóc các chậu cây cảnh trước nhà, cả nhà em ai cũng vui mừng.
Trên lan can tầng 2 bố mẹ trồng cây hoa sao, cây leo kín cả lan can. cái lan can nhà em là xanh mát, trông xa như một tấm mành xanh phủ xuống. Mùa hè, cây nở những bông hoa đỏ li ti.
Em rất yêu ngôi nhà của mình. Dù đi bất cứ đâu, chỉ cần về nhà, em lại thấy sự đầm ấm gắn bó. Nhà là tổ ấm của gia đình em. Dù nhà em không rộng rãi, khang trang nhưng em không có cảm giác chật chội mà ngược lại, em thấy nó nhỏ nhắn, đáng yêu vì ở đó luôn đầy ắp tiếng cười và niềm yêu thương.
Ngôi nhà tuy nhỏ bé nhưng vô cùng quan trọng đối với mọi người trong gia đình em. Em muốn mãi mãi được sống bên mái nhà của mình, có bà mẹ và những người thân yêu. Mai đây lớn lên dù có đi đâu xa em mãi mãi nhớ về ngôi nhà nhỏ bé nhưng luôn ấm áp và tràn ngập niềm vui.
Tham khảo
Nếu có nơi nào để em dẫu đi xa đến mấy cũng nhớ về với biết bao yêu thương, mong nhớ thì đó chính là ngôi nhà thân yêu của em. Nơi đó có cha, có mẹ, có người anh trai yêu quý và có cả những cảnh trí vô cùng thân quen. Hình ảnh ngôi nhà đã in sâu vào tâm trí của em.
Ngôi nhà được ba mẹ xây dựng vào năm 1994, khi em chưa ra đời, và được hoàn thiện sau ba năm. Mẹ nói, ngôi nhà là kết quả của một quá trình lâu dài bố mẹ lao động, cố gắng: Bố mẹ đã từng đào đất làm gạch rồi xây lò nung gạch lấy nguyên liệu xây nhà. Mỗi lần nghe mẹ kể, em lại xúc động vô cùng.
Nhà em được bao quanh bởi một hàng rào cây găng. Bố em xén tỉa bờ tường tự nhiên ấy rất gọn gàng, đẹp mắt. Cổng nhà cao chừng hai mét, rộng một mét rưỡi được làm bằng sắt dựng trên hai trụ xây bằng gạch. Nhà có hai tầng, mặt tiền rộng bốn mét, cao bảy mét và chiều dài của ngôi nhà là mười hai mét. Mặt tiền quay về hướng nam được sơn màu xanh da trời, trước cửa nhà có trồng một giàn hoa ti-gôn. Trên đường đi học về, từ xa nhìn lại, ngôi nhà của em rất dễ nhận biết bởi giàn ti-gôn xanh tươi và những chùm hoa màu hồng duyên dáng gần như phủ kín phía trước.
Tầng một có bốn phòng. Bước qua cánh cửa gỗ màu nâu gụ là phòng khách rộng rãi, thoải mái. Phòng có chu vi 3m*4m và cao 4 mét, ngoài cửa chính còn có hai cửa sổ mở ra hướng đông đón ánh mặt trời. Bộ ghế salon màu trắng sữa được đặt áp tường phía tây. Ở phía Bắc, ngăn cách phòng khách với nhà bếp là một chiếc tủ thấp chừng một mét. Trên tủ đặt tivi và những đồ trang trí như búp bê Ma-tri-ô-ska, con lật đật,... Giữa chiếc tủ và tường phía đông có một lối đi rộng chừng mét rưỡi. Lối nhỏ ấy dẫn vào phòng bếp. Gọi là phòng bếp nhưng nơi đó kiêm luôn nhà bếp và nhà ăn. Phòng có chu vi 2,5m*4m, ở giữa đặt một chiếc bàn ăn hình tròn. Áp sát phía tây là kệ bếp ga, phía trên kệ bếp là giàn bát bằng gỗ. Liền ngay nhà ăn là cầu thang đi lên tầng hai. Kề tiếp cầu thang là nhà vệ sinh và nhà tắm. Phòng của bố mẹ em nằm sâu trong cùng. Căn phòng khá rộng và được trang trí chủ đạo bằng màu tím - màu mẹ em rất thích - trông vô cùng dịu mát.
Cầu thang dẫn lên tầng hai rộng chừng nửa mét được lát đá granito. Đi hết các bậc cầu thang, lên đến tầng hai, nhìn sang bên phải là phòng của anh trai em và bên trái là căn phòng đáng yêu của em. Phòng anh trai em khá gọn gàng thể hiện rất rõ tính cách của anh. Áp sát tường phía tây là bàn thờ gia tiên. Phía đông là hai cửa sổ rất rộng. Tường phía nam được trổ một cửa phụ dẫn ra ban-công đón gió nam mát mẻ mỗi khi hè đến. Căn phòng của em sặc sỡ nhất trong căn nhà yêu dấu. Nó cao tới ba mét và có chu vi là 3m*4m được trang trí bằng một màu hồng rực rỡ. Chiếc giường nhỏ sát tường phía tây được trải ga hồng. Bàn học sát tường phía nam trải khăn hồng; phía trên đó, giá sách của em cũng được bọc dán bằng giấy hồng. Những bức tranh các nhân vật hoạt hình Sakura, Tiểu Anh Đào, Đô- rê-mi,... phần lớn cũng màu hồng. Và đặc biệt, các đồ trang trí "handmade" của em như những chú hạc, những chiếc lọ hoa, những chiếc xúc xích cũng được làm bằng giấy hồng rất đáng yêu! Tường phía đông cũng có một cửa sổ rộng mở và tường phía bắc thì có một cửa trổ ra sân phơi. Khoảng sân khá rộng thường là nơi phơi quần áo hoặc những đồ lặt vặt trong nhà.
Ngoài ngôi nhà xinh xắn, nhà em còn có một khoảng sân vườn khá rộng. Trong đó, bố em trồng rất nhiều loại cây: cây xoài, cây bưởi, cây trứng gà... Những trưa hè nóng nực, được dạo dưới bóng mát khu vườn thì vô cùng thích thú!
Ngôi nhà thân yêu của em đã bao năm rồi không hề thay đổi, nó gắn bó với em như một người bạn lớn luôn bao dung và sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ. Nhớ về căn nhà ấm áp, những kỉ niệm xúc động lại ùa về khiến em thêm yêu ngôi nhà hơn nữa…
Em hãy viết đoạn văn giới thiệu về ngôi nhà của mình(sử dụng văn thuyết minh)
Em tham khảo:
Nếu có nơi nào để em dẫu đi xa đến mấy cũng nhớ về với biết bao yêu thương, mong nhớ thì đó chính là ngôi nhà thân yêu của em. Nơi đó có cha, có mẹ, có người anh trai yêu quý và có cả những cảnh trí vô cùng thân quen. Hình ảnh ngôi nhà đã in sâu vào tâm trí của em.
Ngôi nhà được ba mẹ xây dựng vào năm 1994, khi em chưa ra đời, và được hoàn thiện sau ba năm. Mẹ nói, ngôi nhà là kết quả của một quá trình lâu dài bố mẹ lao động, cố gắng: Bố mẹ đã từng đào đất làm gạch rồi xây lò nung gạch lấy nguyên liệu xây nhà. Mỗi lần nghe mẹ kể, em lại xúc động vô cùng.
Nhà em được bao quanh bởi một hàng rào cây găng. Bố em xén tỉa bờ tường tự nhiên ấy rất gọn gàng, đẹp mắt. Cổng nhà cao chừng hai mét, rộng một mét rưỡi được làm bằng sắt dựng trên hai trụ xây bằng gạch. Nhà có hai tầng, mặt tiền rộng bốn mét, cao bảy mét và chiều dài của ngôi nhà là mười hai mét. Mặt tiền quay về hướng nam được sơn màu xanh da trời, trước cửa nhà có trồng một giàn hoa ti-gôn. Trên đường đi học về, từ xa nhìn lại, ngôi nhà của em rất dễ nhận biết bởi giàn ti-gôn xanh tươi và những chùm hoa màu hồng duyên dáng gần như phủ kín phía trước.
Tầng một có bốn phòng. Bước qua cánh cửa gỗ màu nâu gụ là phòng khách rộng rãi, thoải mái. Phòng có chu vi 3m*4m và cao 4 mét, ngoài cửa chính còn có hai cửa sổ mở ra hướng đông đón ánh mặt trời. Bộ ghế salon màu trắng sữa được đặt áp tường phía tây. Ở phía Bắc, ngăn cách phòng khách với nhà bếp là một chiếc tủ thấp chừng một mét. Trên tủ đặt tivi và những đồ trang trí như búp bê Ma-tri-ô-ska, con lật đật,... Giữa chiếc tủ và tường phía đông có một lối đi rộng chừng mét rưỡi. Lối nhỏ ấy dẫn vào phòng bếp. Gọi là phòng bếp nhưng nơi đó kiêm luôn nhà bếp và nhà ăn. Phòng có chu vi 2,5m*4m, ở giữa đặt một chiếc bàn ăn hình tròn. Áp sát phía tây là kệ bếp ga, phía trên kệ bếp là giàn bát bằng gỗ. Liền ngay nhà ăn là cầu thang đi lên tầng hai. Kề tiếp cầu thang là nhà vệ sinh và nhà tắm. Phòng của bố mẹ em nằm sâu trong cùng. Căn phòng khá rộng và được trang trí chủ đạo bằng màu tím - màu mẹ em rất thích - trông vô cùng dịu mát.
Cầu thang dẫn lên tầng hai rộng chừng nửa mét được lát đá granito. Đi hết các bậc cầu thang, lên đến tầng hai, nhìn sang bên phải là phòng của anh trai em và bên trái là căn phòng đáng yêu của em. Phòng anh trai em khá gọn gàng thể hiện rất rõ tính cách của anh. Áp sát tường phía tây là bàn thờ gia tiên. Phía đông là hai cửa sổ rất rộng. Tường phía nam được trổ một cửa phụ dẫn ra ban-công đón gió nam mát mẻ mỗi khi hè đến. Căn phòng của em sặc sỡ nhất trong căn nhà yêu dấu. Nó cao tới ba mét và có chu vi là 3m*4m được trang trí bằng một màu hồng rực rỡ. Chiếc giường nhỏ sát tường phía tây được trải ga hồng. Bàn học sát tường phía nam trải khăn hồng; phía trên đó, giá sách của em cũng được bọc dán bằng giấy hồng. Những bức tranh các nhân vật hoạt hình Sakura, Tiểu Anh Đào, Đô- rê-mi,... phần lớn cũng màu hồng. Và đặc biệt, các đồ trang trí "handmade" của em như những chú hạc, những chiếc lọ hoa, những chiếc xúc xích cũng được làm bằng giấy hồng rất đáng yêu! Tường phía đông cũng có một cửa sổ rộng mở và tường phía bắc thì có một cửa trổ ra sân phơi. Khoảng sân khá rộng thường là nơi phơi quần áo hoặc những đồ lặt vặt trong nhà.
Ngoài ngôi nhà xinh xắn, nhà em còn có một khoảng sân vườn khá rộng. Trong đó, bố em trồng rất nhiều loại cây: cây xoài, cây bưởi, cây trứng gà... Những trưa hè nóng nực, được dạo dưới bóng mát khu vườn thì vô cùng thích thú!
Ngôi nhà thân yêu của em đã bao năm rồi không hề thay đổi, nó gắn bó với em như một người bạn lớn luôn bao dung và sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ. Nhớ về căn nhà ấm áp, những kỉ niệm xúc động lại ùa về khiến em thêm yêu ngôi nhà hơn nữa…
viết đoạn văn thuyết minh giới thiệu về chiếc đèn bàn
Tham khảo
Mình rất vui khi mỗi lần sinh nhật, cô mình lại tặng mình những món quà bất ngờ. Khi thì một con búp bê da đen, tóc quăn, khi thì một con lật đật. Năm nay, cô tặng mình một chiếc đèn bàn đấy các bạn ạ. Đèn đẹp lắm! Mình sẽ tả nó cho các bạn nghe nhé.
Đèn có chiều cao ba mươi xăng-ti-mét. Chân đèn hình chữ nhật, màu xanh lá cây. Trên mặt hình chữ nhật có in hình một cuốn tập học sinh màu hồng. Bên cạnh hình cuốn tập có một công tắc màu đỏ để bật hoặc tắt đèn. Khi nào cần sử dụng đèn, mình chỉ khẽ nhân tay vào công tắc là lập tức đèn sáng ngay. Khi không sử dụng nữa, mình cũng chỉ khẽ nhấn một chút là đèn tắt ngay lập tức.
Thân đèn là một cái ống hình tròn màu trắng giống như một cái lò xo. Mình có thể kéo đèn cao lên hoặc hạ đèn thấp xuống tùy theo ý muốn. Chụp đèn hình chữ nhật. Phía trên chụp màu xanh lá cây đậm. Phía lòng trong của chụp màu trắng bạc. Có lẽ người ta làm như vậy để ánh bạc hắt xuống tạo cho ánh sáng thêm sáng hơn.
Bóng đèn nhỏ, ngắn nhưng là bóng đèn đôi, dài mười xăng-ti-mét, rất sáng. Chuôi đèn màu đen gắn vào ổ điện đặt chỗ thân đèn giáp chụp đèn. Đèn có tác dụng rất lớn đốì với việc học tập của mình. Ánh sáng của cây đèn bàn vừa đủ cho mình học bài, không ảnh hưởng đến những người trong gia đình.
Không những vậy, đèn còn giúp cho mắt mình không bị hại. Nhờ vậy, mình học được tốt hơn khi chưa có chiếc đèn bàn này. Mình rất biết ơn cô út vì cô luôn quan tâm đến mình. Mình sẽ giữ gìn đèn cẩn thận. Mình sẽ luôn dùng vải mềm, sạch để lau đèn. Như vậy, mình tin đèn sẽ bền lâu hơn và lúc nào cũng như đèn mới.
Tham khảo :
Nếu cuộc sống của chúng ta chỉ có những con người tồn tại thì thật buồn tẻ và nhàm chán viết bao. Đời sống của nhân loại ngày càng tiện nghi và hiện đại là nhờ những đồ vật tuy nhỏ bé nhưng đóng vai trò rất to lớn, thiết yếu với mỗi người từ những vật dụng nhỏ bé như cái chổi, cái ghế… cho đến cái điều hòa, máy gặt, máy cày… Chúng gắn bó với cuộc sống sinh hoạt của chúng ta và không biết tự bao giờ đã trở thành người bạn gắn bó đầy thân thiết.
Tối nào em cũng ngồi vào bàn học để hoàn thành những bài tập mà cô giáo giao bởi thế mà chiếc đèn học đã trở thành một vật dụng không thể thiếu, một người bạn thân thiết của em.
Đây là chiếc đèn để bàn hiệu Rạng Đông, có một phần dây dài, bọc nhựa an toàn để cắm vào ổ điện. Để có thể đứng vững thù đèn được thiết kế có phần đế hình chữ nhật vững chãi như đôi chân của con người. Trên đó còn in những hình con thú ngộ nghĩnh và bảng cửu chương giúp ích cho em rất nhiều trong quá trình học.
Ở trên phần thân đèn chính là chiếc đèn học đảm bảo ánh sáng vừa đủ để giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh. Bên ngoài chiếc bóng ấy là phần bảo vệ được làm bằng nhựa rất chắc chắn. Nhờ có nó mà chiếc đèn giảm khả năng bị va chạm và vỡ.
Nhìn chung chiếc đèn học này cũng khá đơn giản, tuy nhiên lợi ích nó mang lại là rất lớn. Nhờ có nó mà mỗi giờ học bài của em thêm phần thích thú, không những vậy đôi mắt của em cũng được bảo vệ tốt hơn. Vì vậy em thực sự rất yêu quý nó.
Tham khảo
Em luôn tự hào về góc học tập của mình. Đó là một cái bàn có liền giá sách, được em sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. Ngoài ra em còn đặt một lọ hoa khô nho nhỏ cùng chiếc đồng hồ báo thức. Tuy nhiên, sẽ thiếu sót vô cùng nếu như em không kể đến sự góp mặt của một đồ vật vô cùng quan trọng, cậu bạn ấy luôn là trợ thủ đắc lực cho con mắt của em, đó chính là cái đèn học.
Chiếc đèn học của em được chị gái tặng nhân dịp vào năm học mới, chị bảo chiếc đèn mới chống cận và chống lóa này sẽ tốt cho mắt của em. Vì vậy em quý chiếc đèn lắm. Đèn không đặt ở vị trí trung tâm trên mặt bàn mà em đưa cậu ấy đứng về một góc bên tay trái để khi ánh sáng chiếu vào, ta viết không bị bóng tay. Tuy là đứng gọn một góc nhưng chiếc đèn rất rực rỡ. Trông cậu ấy như một bông hoa màu hồng phấn rất đẹp.
Chao đèn bằng nhựa xanh gắn liền với đế đèn bằng cái cần nhựa tím uốn cong như một cành hoa. Đế đèn bằng nhựa đen, có công tắc và nút vặn điều chỉnh độ sáng của đèn khi sử dụng. Bóng đèn nằm gọn trong chiếc chụp đèn xinh xắn giống như một người mẹ ôm đứa con nhỏ trong lòng vậy.
Mỗi khi em cần, đèn luôn chiếu sáng giúp em đọc sách, viết bài. Nhìn đèn em lại nhớ đến chị gái đang học tập ở xa lúc nào cũng quan tâm, bảo vệ đôi mắt của em. Tuổi thơ của em gắn liền với những cuốn sách và ánh đèn. Cái đèn bàn nhỏ bé xinh xinh là người bạn thân của em. Ánh sáng của ngọn đèn bàn sẽ dẫn em đi tới ngày mai tươi đẹp.
Tập viết đoạn văn theo các đề bài sau :
a) Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.
b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
c) Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản (như văn bản để nghị, báo cáo, thể thơ lục bát...).
d) Giới thiệu một loài hoa (như hoa đào, hoa mai...) hoặc một loài cây (như cây chuối, cây na...)
e) Thuyết minh về một giống vật nuôi.
g) Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam (như chiếc nón lá, chiếc áo dài, trò chơi thả diều...)
chỉ 1 đoạn văn thôi nha mọi người
Tham khảo :
Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt:
Đối với những người lao động trí óc, đặc biệt đối với những thế hệ học sinh thì chiếc bút bi là người bạn thân thiết không thể tách rời. Chiếc bút bi có vai trò quan trọng giúp cho các bạn viết lên những nét chữ, viết nên tương lai tốt đẹp hơn.
Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em:
Hồ Núi Cốc có vị trí phía Đông giáp thành phố Thái Nguyên, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Sông Công, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Đại Từ. Hồ nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 16 km về phía tây. Từ thành phố Thái Nguyên đi qua xã Tân Cương (một xã nổi tiếng với cây chè), sẽ thấy hồ Núi Cốc hiện ra trước mắt. Đây là một vùng du lịch sinh thái gắn với nhiều huyền thoại.
Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản:
Trong văn học Việt Nam có biết bao nhiêu là thể thơ hay và chính những thể thơ ấy đã làm nên những thành công cho biết bao nhiêu thi sĩ. Những thể thơ trong kho tàng thơ ca thật sự rất phong phú đặc biệt là thời thơ ca trung đại chúng ta có vay mượn Trung Quốc. Tiêu biểu trong đó có thể thơ thất ngôn bát cú. Thể thơ thất ngôn bát cú là thể loại thơ có 8 câu mỗi câu có 7 chữ. Như vậy thì tổng số chữ trong một bài là 56. Chính những quy luật ấy đã làm nên những cái hay cái quy định của thể thơ.
Thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài cây:
Đào khoe sắc thắm báo hiệu một năm đã qua, năm mới lại về. Năm mới với những thử thách mới, hi vọng mới, niềm tin mới. Sắc đào rộ lên là lúc báo hiệu thời khắc thiêng liêng của một năm lại tới. Người người ai ai cũng quây quần đoàn tụ với gia đình. Dù ai đi ngược về xuôi vẫn nhớ đến gia đình quê hương mà tìm về vào dịp Tết không quên mang theo cành đào, cành mai về làm quà.
Thuyết minh về một giống vật nuôi:
Nếu bạn đã từng đi qua những làng quê ở Việt Nam thì không thể không bắt gặp những chú trâu đang cần mẫn cày ruộng hay đang thong thả gặm cỏ. Con trâu đã là người bạn thân thiết của người dân và đã gắn bó lâu đời với nhau từ hàng ngàn năm nay. Và đã được xem là biểu tượng của người nông dân Việt Nam.
Giới thiệu về một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam:
Trò chơi kéo co không ai biết nó đã có từ bao giờ, từng thế từ thế hệ này đến thế hệ khác đều ít nhất một lần tham gia hay chứng kiến trò chơi kéo co này. Đây là trò chơi mang tính đồng đội rất cao và tập trung vào sức mạnh để giành chiến thắng. Trò chơi này không chỉ có trẻ con mới chơi ở những vùng nông thôn mà hiện nay nó còn được phổ biến rộng rãi ở tất cả các địa phương, ở mọi lứa tuổi. Bởi nó đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia trò chơi, nhất là trong các dịp lễ hội hay các hoạt động ngoài trời.
Tham khảo :
Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em
Tam Cốc Bích Động vốn là điểm du lịch nổi tiếng ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Với hơn 2 tiếng đi theo đường cao tốc Cầu Giẽ- Pháp Vân, bạn có thể tới được danh lam thắng cảnh thú vị này. Tam Cốc – Bích Động từ lâu được ngợi ca là Nam Thiên Đệ nhị động” . Bạn nên tới danh thắng này vào mùa hè để có thể di chuyển trên thuyền thăm các hang động đá vôi tuyệt mĩ. Tam Cốc có ba hang chính là hang Cả, hang Hai, và Hang Ba. Trong đó Hang Cả là hang động rộng và đẹp nhất. Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi ngồi trên thuyền đi sâu vào trong những hang động đã có tuổi đời hàng nghìn năm khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp như thực như mộng của các khối nhũ đá rủ xuống. Mỗi khối nhũ đá với nhiều cảnh độc đáo: rồng cuộn hổ quyd, cảnh tiên ông râu tóc bạc đánh cờ… Khi tới đây, mọi người sẽ cảm thấy sự an lạc, thư thái về tâm hồn. Thăm Bích Động bạn nhất định bạn phải tưới chùa Hạ và chùa Trung, chùa Thượng để chuyến đi được trọn vẹn. Nơi đây từng được thân phụ Nguyễn Du là nhà nho Nguyễn Nghiễm từng lưu lại tùy bút “ Búi đá, vườn câu tới đình chùa”. Bạn nào may mắn còn có cơ hội hái được những đóa hoa Sơn Kim Cúc bỏ xíu, thơm ngào ngạt để ướp trà với nước suối Tiên thì thật tuyệt vời.
Thuyết minh về thể loại thơ lục bát
Thể thơ lục bát là một trong những thể loại truyền thống của nền văn học Việt. Thơ lục bát trở nên phổ biến, đi sâu vào đời sống tinh thần thơ ca của nước ta thông qua những câu tục ngữ, ca dao, đồng dao, lời hát ru… Hiện nay nhiều nhà thơ hiện đại cũng sử dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Thể thơ lục bát thường do một cặp câu sáu tiếng và một câu tám tiếng xen kẽ lẫn nhau. Luật bằng trắc về thanh điệu cũng tạo nên sự hài hòa về nhịp điệu, tạo nhạc tính cho lời thơ. Cũng tuân thủ theo niêm luật nhất định, câu lục và câu bát tuân thủ chặt chẽ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận và nhị- tứ-lục phân minh. Về việc phối hợp thanh điệu, chỉ có tiếng thứ tư là trắc, tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám là bằng. Trong các câu tám các tiếng thứ sáu, thứ tám buộc phải khác dấu và ngược lại. Thể thơ này được gieo vần bằng, tiếng cuối câu lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát, cứ thế tạo nên sự nhịp nhàng êm ái cho câu thơ. Thơ lục bát mềm mại thích hợp để thể hiện tình cảm, cảm xúc của người Việt. Thơ lục bát luôn nền nã, nhẹ nhàng và kín đáo luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt.
Viết đoạn văn thuyết minh từ 5-7 câu giới thiệu về cuốn sách ngữ văn 8.trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép; dấu 2 chấm
Tham Khảo:
Sách là người bạn đồng hành quen thuộc với con người. Trong suốt sự học cả đời của mỗi người, sách chính là trợ thủ đắc lực nhất. Một trong những cuốn sách đến với chúng ta đầu tiên khi còn đi học là sách giáo khoa. Nói về sách giáo khoa, bạn biết gì về sách Ngữ văn 8 tập 1 mà chúng mình vẫn học?
Sách Ngữ Văn 8 – Tập 1 là một trong bộ sách giáo khoa đưa vào giảng dạy chính cho môn Ngữ Văn lớp 8 trong học kỳ một. Nhà xuất bản Giáo dục phát hành sách dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và đào tạo. Sách được tái bản nhiều lần qua các năm để thay đổi phù hợp hơn với chương trình học. Sách ra đời có nội dung hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn công phu. Đó là kết quả nghiên cứu mệt mài của rất nhiều giáo sư, tiến sĩ hàng đầu trong chuyên ngành và sự góp sức của các thầy cô dạn dày kinh nghiệm trên cả nước. Nổi bật trong số đó phải kể đến Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên), Nguyễn Hoành Khung (Chủ biên phần Văn), Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên phần Tiếng Việt), Trần Đình Sử (Chủ biên phần Tập làm văn)...Chế bản do Công ty cổ phần thiết kế và phát hành sách giáo dục đảm nhận.
Sách gồm 176 trang, được in theo khổ giấy 17 x 24 cm, độ dày gáy 0.5cm. Bên trong sách được in với loại giấy nâu xậm không phản quang rất thân thiện, dễ nhìn. Bên trong sách bao gồm nội dung của chương trình học và một số hình ảnh minh họa. Các tranh ảnh đều in trắng đen, chủ yếu là các hình vẽ minh họa. Bao bọc lấy cả cuốn sách là bìa. Bìa trước nổi bật dòng chữ Ngữ Văn 8, tập 1 được tô màu xanh dương trên nền bìa hồng phấn. Với kích tước các chữ cái và màu sắc hài hòa, bìa sách dễ gây ấn tượng, phug hợp với tuổi khám phá mộng mơ của lứa tuổi học trò. Thân bìa được trang trí thêm hoa, lá vàng, xanh đầy sinh động. Đầu trang bìa là dòng chữ: Bộ giáo dục và Đào tạo. Bên phả phía cuối bìa là Logo Nhà xuất bản Giáo dục.
Bìa sau của sách có nền trắng đơn giản. Phía trên cùng lần lượt in hình Huân chương Hồ Chí Minh và Vương miệng kim cương chất lượng quốc tế, biểu tượng cho tinh thần cao quý của dân tộc và chất lượng sách. Phía dưới in tên các loại sách thuộc các môn học trong chương trình lớp 8 bằng màu đen: Ngữ Văn 8 (tập một, tập hai), Lịch sử 8, Địa lí 8, Giáo dục công dân 8, Âm nhạc và Mĩ thuật 8, Toán 8 (tập một, tập hai),…, Tiếng nước ngoài (Tiếng Anh 8, Tiếng Nga 8…). Góc phải dưới cùng dán tem đảm bảo và giá bán. Góc trái là mã vạch sản phẩm. Cả cuốn sách trang tri đơn giản mà rất sinh động.
Sách Ngữ Văn 8 tập 1 là quyển sách nối tiếp từ lớp 6, lớp 7 với hệ thống 17 bài, tương ứng với 17 tuần học. Mỗi bài lại gồm 4 bài nhỏ cung cấp tri thức phong phú, hoàn thiện. Về nội dung, sách có cấu tạo 3 phần gồm Văn bản, Tiếng Việt và làm văn. Ngoài ra còn có phần giới thiệu và phần lí luận văn học.
Phần cơ bản nhât là phần Văn bản, là hệ thống các văn bản văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, văn bản văn học nước ngoài, văn bản nhật dụng. Văn bản văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 được lựa chọn các tác phẩm “Tôi đi học” (Thanh Tịnh), “Trong lòng mẹ” (trích “Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng), “Lão Hạc” (trích “Lão Hạc”– Nam Cao), “Tức nước vỡ bờ” (trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố), “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (Phan Bội Châu), “Đập đá ở Côn Lôn” (Phan Chu Trinh), “Muốn làm thằng cuội” (Tản Đà), “Hai chữ nước nhà” (Trần Tuấn khải). Văn học giai đoạn này ra đời giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 nên đó là những câu chuyện về đời sống của nhân dân Việt Nam, khát khao sống và chiến đấu. Mỗi tác phẩm lại có một giá trị riêng, nhưng tổng kết lại nó đều bồi đắp thêm tình yêu thương con người, tình yêu cuộc sống, tinh thần yêu nước cho mỗi học sinh.
Phần văn bản văn học nước ngoài là các tác phẩm xuất sắc của các nhà văn nổi tiếng thế giới, của nền văn học nhân loại như: “Cô bé bán diêm” ( Andecxen), “Đánh nhau với cối xay gió” ( trích Đôn-ki-hô-tê) – Xecvantec, “Chiếc lá cuối cùng” (Trích) – O.Henri, “Hai cây phong” (trích “Người thầy đầu tiên”) – Ai-ma-tốp. Đó là những câu chuyện được lựa chọn từ những tác phẩm văn học đồ sộ thế giới mang những màu sắc khác nhau của cuộc sống. Qua nhân vật và câu chuyện của nhân vật, mỗi tác phẩm sẽ gửi gắm một thông điệp riêng, đem đến bài học nhân sinh sâu sắc. Học sinh thấu hiểu, cảm thông và biết trân trọng giá trị con người hơn. Từ đó nghe thấy tiếng nói chung của con người trên khắp thế giới về đấu tranh và bảo vệ quyền sống.
Phần văn bản nhật dụng đề cập đến những vấn đề gần gũi, nóng bỏng trong cuộc sống hiện nay như môi trường, tệ nạn xã hội, dân số. Bao gồm: Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Ôn dịch thuốc lá, Bài toán dân số. Các văn bản được đưa vào sách với mục đích nâng cao nhận thức cho học sinh về các vấn đề đang xảy ra xung quanh, định hướng hành động thực tiễn cho các em.
Nội sung tiếp theo là phần Tiếng Việt. Cấu trúc phần này gồm: Cấp độ khái quát của từ ngữ, Trường từ vựng, Từ tượng hình – Từ tượng thanh, Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, Trợ từ – Thán từ, Tình thái từ, Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt), Nói quá, Nói giảm – Nói tránh, Câu ghép, Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, Dấu ngoặc kép, Ôn luyện về dấu câu,… Những bài học nối tiếp từ lớp 7 có vai trò nâng cao khả năng về ngôn từ, ngữ pháp cho học sinh để vận dụng vào viết văn là giao tiếp hàng ngày. Đồng thời giúp các em hiểu thêm sự giàu đẹp của tiếng Việt và bồi đắp thêm tình yêu tiếng nói dân tộc.
Ở phần làm văn, học sinh được rèn luyện, củng cố một số kĩ năng tạo lập văn bản như: xây dựng bố cục, xây dựng đoạn văn, liên kết đoạn văn. Chương trình Tập làm văn 8 nâng cao hơn lớp 7 trên nhiều phương diện. Các phương thức biểu đạt được học trước trở thành tiền đề cho phương thức biểu đạt thuyết minh – kỹ năng quan trọng của phần làm văn lớp 8. Thuyết minh không xuất hiện nhiều trong lĩnh vực văn chương nhưng lại hết sức thông dụng trong các lĩnh vực đời sống. Chính vì thế, nó giúp học sinh hình thành và rèn luyện phương pháp thuyết minh một sự vật, hiện tượng trong cuộc sống theo tri thức khoa học chính xác và khách quan. Bên cạnh đó, phần làm văn còn nâng cao kỹ năng kể chuyện, nghị luận về các tác phẩm văn học. Các em sẽ có khả năng thể hiện tình cảm, cảm xúc tốt hơn qua những câu văn. Từ đó hình thành nền tảng ngôn ngữ và lý luận sắc bén Đây cho các bài văn nghị luận văn học khi lên lớp 9.
Sách Ngữ văn lớp 8 có vai trò, tác dụng lớn trong quá trình học tập môn ngữ văn của học sinh. Sách giúp học sinh tiếp cận với những tác phẩm văn học nổi tiếng được truyền qua nhiều thế hệ để thấy được giá trị của nghệ thuật. Học văn, tình cảm được bồi đắp, tâm hồn bay bổng, thanh thản, nhẹ nhàng hơn làm dịu đi những áp lực căng thẳng của cuộc sống. Đặc biệt, sách có ý nghĩa giáo dục to lớn, rèn luyện cho ta nhiều kiến thức trong việc giao tiếp hàng ngày dù là thể hiện dưới mọi hình thức. Bồi đắp thêm những tình cảm, đức tính tốt đẹp như yêu thương và cảm thông với con người. Từ đó biết trân trọng những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống của mình hơn.
“Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ”. Sách Ngữ văn 8 tập 1 cũng là một ngọn đèn soi sáng trí tuệ chúng ta. Hãy bảo quản, giữ gìn sách khi sử dụng để có được hành trang cho chặng đường tiếp thu, chiếm lĩnh tri thức.
viết 1 đoạn văn nghị luận bàn về thái độ của Nguyễn Ái Quốc thể hiện trong văn bản Thuế máu. Trong đoạn văn có sử dụng yếu tố biểu cảm