Bài cây đa quê hương, tác giả tả cây đa theo trình tự nào
Bài cây đa quê hương, tác giả tả cây đa theo trình tự nào?
Bài thơ Cảnh khuya được tác giả Lê Trí Viễn phân tích theo trình tự nào? Nêu tác dụng của việc phân tích theo trình tự đó.
- Trình tự: câu đầu - câu thứ hai - hai câu cuối.
- Tác dụng: giúp bài phân tích có chiều sâu và phân tích được mạch cảm xúc mà tác giả muốn thể hiện.
Tình cảm của tác giả với quê hương được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
Nỗi nhớ quê hương thiết tha của tác giả được bộc lộ rõ nét qua màu xanh của nước, màu bạc của cá, màu trắng của cánh buồm, con thuyền như những con tuấn mã mạnh mẽ ra khơi… Đó là tất cả những gì thuộc về làng quê ven biển, những đường nét, màu sắc bình dị, thân thuộc và đặc trưng. Phải là người gắn bó sâu nặng, yêu quê tha thiết thì mới có những cảm nhận chính xác đến vậy. Không chỉ có nhìn nhận bằng mắt mà chất quê hương còn được cảm nhận bằng vị giác “mùi nồng mặn”, đó là mùi của biển khơi, cá tôm, mùi của con người, một hương vị đặc trưng của quê hương miền biển. Câu cảm thán cuối bài như một lời nói thốt ra từ chính trái tim của người con xa quê với một tình yêu thủy chung, gắn bó với nơi đã bao bọc mình “tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
Tình cảm của tác giả với quê hương được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
Nỗi nhớ quê hương thiết tha của tác giả được bộc lộ rõ nét qua màu xanh của nước, màu bạc của cá, màu trắng của cánh buồm, con thuyền như những con tuấn mã mạnh mẽ ra khơi… Đó là tất cả những gì thuộc về làng quê ven biển, những đường nét, màu sắc bình dị, thân thuộc và đặc trưng. Phải là người gắn bó sâu nặng, yêu quê tha thiết thì mới có những cảm nhận chính xác đến vậy. Không chỉ có nhìn nhận bằng mắt mà chất quê hương còn được cảm nhận bằng vị giác “mùi nồng mặn”, đó là mùi của biển khơi, cá tôm, mùi của con người, một hương vị đặc trưng của quê hương miền biển. Câu cảm thán cuối bài như một lời nói thốt ra từ chính trái tim của người con xa quê với một tình yêu thủy chung, gắn bó với nơi đã bao bọc mình “tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam được tác giả miêu tả cụ thể qua những chi tiết, hình ảnh nào?
- Tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp cây tre cả về hình dáng và phẩm chất:
+ Tre có thể mọc xanh tốt ở mọi nơi;
+ Dáng tre vươn mộc mạc và thanh cao;
+ Mầm măng non mọc thẳng;
+ Màu xanh của tre tươi nhũn nhặn.
+ Tre cứng cáp mà lại dẻo dai, vững chắc;
+ Tre luôn gắn bó, làm bạn với con người trong nhiều hoàn cảnh;
+ Tre thẳng thắn, bất khuất cùng con người chiến đấu giữ làng, giữ nước;
+ Tre còn giúp con người biểu lộ tâm hồn, tình cảm qua âm thanh của các nhạc cụ bằng tre.
→ Cây tre được nhân hóa mang những phẩm chất của con người. Tre là biểu tượng cao quý cho vẻ đẹp của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạ
a) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?
b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:
-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?
-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?
c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết:
- vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ tới quê hương?
-so sánh về các từ loại của các chữ tương ướng ở hai câu cuối để bước đầu hiểu được thế nào là phép đối. nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả?
d) có người nói rằng trong bài tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần tuý tả cảnh, hai câu sau thuần tuý tả tình? em có tán thành với ý kiến đó ko? vì sao? từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giứa cảnh và tình trong bài thơ này.
em xin cảm ơn ạ
d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.
- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.
Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).
/hoi-dap/question/108228.html
ấn theo link này là có câu trả lờiEm tham khảo nhé !
Không khí ngày tết đang rộn ràng khắp phố phường, những cánh hoa mai hoa đào đang gọi xuân về. Tôi háo hức chờ đợi ngày được về quê thăm ông bà và ăn Tết. Chuyển lên thành phố từ khi học cấp 2, tôi nhớ quê mình da diết, chỉ mong đến dịp nghỉ hè và tết để được trở về quê nhà. Quê hương tôi là miền quê yên bình với đồng lúa thẳng cánh cò bay, con sông dài trong vắt mà tuổi thơ tôi tắm với lũ bạn sau mỗi buổi chiều. Tôi thích nhất là những mùa khoai, lũ trẻ chúng tôi cùng ông bà đi thu hoạch. Cả nhóm thi xem ai đào được nhiều hơn, ai đào được củ to nhất. Phần thưởng của ông bà là một bữa khoai nướng no say. Cảm giác ngồi chờ khoai nướng và hít hà mùi thơm của rơm mới, xuýt xoa củ khoai nóng hổi, ngọt bùi đã trở thành kí ức đẹp đẽ và quý giá, ghi dấu trong tôi mãi mãi về sau. Quê hương là bến đỗ bình yên nhất, là nơi luôn sẵn sàng dang tay chào đón ta dù bạn ở đâu, làm gì. Quê hương chính là nơi để nhớ, để thương, và để trở về...
Tham khảo:
Tình cảm quê hương là tình cảm vô cùng đáng trân, đáng quý. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, là nơi đã nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn ta. Tình yêu quê hương là tình cảm luôn ở trong mỗi người. Khi ta sống ở quê hương, tình cảm ấy được biểu lộ ra bên ngoài qua từng sự gắn bó với quê hương mình. Khi ta lớn lên, khi ta xa quê, tình cảm ấy không bị khuất lấp mà luôn âm ỉ với từng sự gắn bó cùng gia đình, bạn bè và kỉ niệm tuổi thơ. Tình yêu quê hương đẹp biết bao!
Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả với quê hương?
Tham khảo!
Mượn hình ảnh cảnh sắc thiên nhiên cùng con người tại mảnh đất Chiêm Hóa khi mùa xuân về, bài thơ đã thể hiện được tình cảm sâu sắc, da diết, đầy gắn bó cùng với tình yêu thương của nhà thơ đối với quê hương, nguồn cội của mình.
Phương thức biểu đạt "chính" trong bài quê hương của tác giả tế hanh . Mong mọi người giúp mình với ạ