Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thuỳ linh Hoàng
Xem chi tiết
Thuỳ linh Hoàng
26 tháng 1 2022 lúc 14:16

:((

︵✰Ah
26 tháng 1 2022 lúc 14:38

Tham Khảo 

Móng Cái xưa còn có tên gọi là Mang Nhai, là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm bên bờ sông Ka Long, cách thành phố Hạ Long gần 200 km. Móng Cái giáp với Trung Quốc, có đường biên giới trên biển và đất liền dài hơn 70 km.

Thành phố Móng Cái đóng vai trò như một khu phức hợp dịch vụ thương mại lớn và sầm uất bậc nhất vùng biên với các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, nhà hàng... mọc lên san sát. Khi đến với Móng Cái, hai điểm tham quan, chụp hình được du khách ưa thích nhất, đó là Cửa khẩu quốc tế Móng Cái và Mốc Km0 tại mũi Sa Vĩ - điểm đặt nét bút đầu tiên trên bản đồ Việt Nam.

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái là cửa ngõ giao thương quan trọng của vùng Đông Bắc. Đây cũng là nơi thuận tiện cho du khách hai nước Việt – Trung xuất cảnh đi thăm quan du lịch ở các vùng ven biển và đi sâu vào các tỉnh thành nội địa hai nước. Với địa hình thuận lợi cùng không gian sầm uất, Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái đã trở thành một điểm dừng chân ưa thích của du khách.

Dù là thành phố thương mại trẻ năng động nhưng Móng Cái vẫn không mất đi những nét cổ kính, giàu truyền thống lịch sử của một vùng đất thiêng nơi địa đầu Tổ quốc. Đầu tiên phải kể đến cây cầu và sông Ka Long, một biểu tượng của thành phố. Con sông Ka Long được mệnh danh là “nhất giang lưỡng quốc”, tạo thành biên giới tự nhiên dài 60km giữa thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Đây là một cửa khẩu đường sông sầm uất và quan trọng trong quan hệ giao thương Việt - Trung. Cầu Ka Long là cây cầu duy nhất ở Việt Nam được xây dựng hoàn toàn bằng đá. Cầu Ka Long hiện là một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở Móng Cái, mang một ý nghĩa tinh thần vô giá đối với người dân nơi đây.

Bên cạnh những điểm đến hấp dẫn này, Móng Cái còn rất nhiều địa điểm mà du khách có thể khám phá và trải nghiệm như: Bãi Đá Đen nguyên sơ, Đảo Vĩnh Thực – Vĩnh Trung mênh mang đầy quyến rũ, tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc nhà thờ Trà Cổ, đình Trà Cổ, đền Xã Tắc.

Đặc biệt hơn nữa, Móng Cái còn là vùng đất nổi danh với những nét ẩm thực đầy bản sắc. Nét hấp dẫn của ẩm thực nơi đây được tạo nên từ sự giao thoa tinh tế giữa ẩm thực các vùng miền và văn hóa hai nước Việt – Trung. Là thành phố biển nên hải sản vẫn là món ăn phổ biến nhất tại đây.. Nhiều món ăn hấp dẫn, tươi ngon như: ghẹ, cua, bề bề, tôm, ốc, sứa,…luôn là lựa chọn hàng đầu của du khách trong hành trình du lịch.

Với những cảnh đẹp hấp dẫn, Móng Cái luôn chào đón tất cả mọi du khách trên khắp nẻo đường Tổ quốc. Hãy cùng đến nơi đây để được ngắm nhìn, cảm nhận về thiên nhiên, con người, cuộc sống và dấu ấn của lịch sử dân tộc đã ghi dấu nơi đây – Mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc

Huyền Trang
Xem chi tiết
nthv_.
12 tháng 9 2021 lúc 15:23

Tham khảo:

1. Mở bài

- Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi đối với học tập, công việc. 

2. Thân bài

a. Nguồn gốc, xuất xứ:

- Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930, quyết định và nghiên cứu ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.

b. Cấu tạo:

- Bút bi trong bài thuyết minh chiếc bút bi có 2 bộ phận chính:

- Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.

- Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.

- Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

c. Phân loại 

- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.

- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng(có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)

- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.

d. Bảo quản

- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.

- Bảo quản: Cẩn thận.

e. Ưu điểm, khuyết điểm:

- Ưu điểm:

+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.

+ Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.

- Khuyết điểm:

+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.

- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.

f. Ý nghĩa của cây bút bi:

- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.

- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người

- Dùng để viết, để vẽ.

3. Kết bài

Kết luận, nêu cảm nghĩ và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.

 

trần vũ hoàng phúc
Xem chi tiết
hmone
Xem chi tiết
minh nguyet
17 tháng 11 2021 lúc 15:14

Em tham khảo ở đây nhé:

Lăng họ Ngọ

Thư Phan
17 tháng 11 2021 lúc 15:15

Tham khảo

 

Lăng do chính Ngọ Công Quế xây dựng vào năm 1697 dưới triều vua Lê Hy Tông (1676 - 1705). Lúc đầu ông định xây dựng bằng đá xanh, nhưng sau sợ đá xanh dễ bị cậy để nung vôi nên ông đã quyết định xây bằng đá muối và đá ong lấy ở núi IA cách đó khoảng 1,5 km. Ông thuê thợ đánh đá và đục chạm ngay tại chỗ theo quy cách rồi mới chuyển về lăng. Một lần, khi xe chở voi đá, ngựa đá qua cửa đền IA thờ Thánh Hùng Linh Công thì không sao nhúc nhích lên được. Ngọ Công Quế làm lễ tạ và cúng vào Đền IA đôi ngựa đá và đôi voi [2]. Từ đó việc đánh đá xây Lăng mới trôi chảy.

Lăng hình chữ nhật theo hướng Nam với diện tích khoảng trên 1 sào (400 m2), trước khu lăng có ao hình chữ nhật. Bốn mặt khu đất trước kia có tường xây bằng đá ong, nay ba mặt tường phía Bắc - Đông - Tây bằng đá ong đã bị phá huỷ gần hết và xây lại bằng gạch, tường phía Nam bằng đá ong còn tương đối nguyên vẹn và cao 2,15 m (Ảnh 1, 2 và 3).

Cổng dẫn vào lăng xây kiểu vòm cuốn, hai bên nền khung cửa có chạm nổi hai võ sĩ, rìa cổng có hai con chó đá (Ảnh 1).

Trên khu đất trước phần mộ là hai dãy tượng chầu được bố cục đăng đối hai bên đường thần đạo: hai con voi phục (Ảnh 2, Ảnh 3), hai cặp người đứng cạnh ngựa, hai con sấu (Ảnh 4, Ảnh 5). Trước phần mộ là một hương án để tế lễ, cạnh hương án có hai con nghê ngồi chầu và ngẩng cao đầu. Hai bên hương án còn có hai bàn đá dùng để đặt các đồ tế lễ (Ảnh 6 và 12). Sau hướng án và trước cổng vào phần mộ có một bàn đá to thấp, dùng để trải chiếu và đặt đồ lễ trong những ngày tế lễ (Ảnh 7).

Đằng sau hương án là cổng vào phần mộ có mặt bằng 15,1 m x 12,5 m có tường đá bao quanh cao 1,9 m. Trên nền cổng phần mộ chạm hai người đứng hầu, trên cổng khắc chữ "Linh Quang Từ" (Ảnh 7). Trung tâm phần mộ là một tháp đá hình vuông với hai tầng mái, tầng hai có cửa bốn mặt, chóp hình vuông, bốn góc các mái cong như mũi hài (Ảnh 8).

Ở phía bắc phần mộ là nhà bia, cấu trúc kiểu tháp đá bốn mặt giống tháp mộ nhưng nhỏ hơn, 4 mặt có trổ cửa tò vò, mỗi mặt ở phía dưới có hình hai con lân ngồi chầu (Ảnh 9). Bia đá cao 1,25m không kể mái, dài 1m, rộng 0,50m, trên khắc "Linh Quang Từ chỉ bi ký", niên hiệu Chính Hòa thứ 18 (1697) và niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ nhất (1705). Bốn mặt bia khắc chữ Hán nôm, nội dung bia tóm lược công đức của Ngọ tướng công với nước, với quê hương, thời gian xây dựng lăng 1697 và trùng tu lăng vào năm 1714.

Lăng họ Ngọ là một công trình kiến trúc đồ sộ được chạm khắc đá công phu với tài nghệ điêu luyện tinh xảo, là công trình điêu khắc nghệ thuật đá tiêu biểu hạng nhất ở tỉnh Bắc Giang.

๖ۣۜHả๖ۣۜI
17 tháng 11 2021 lúc 15:17

Tham khảo

 

Lăng do chính Ngọ Công Quế xây dựng vào năm 1697 dưới triều vua Lê Hy Tông (1676 - 1705). Lúc đầu ông định xây dựng bằng đá xanh, nhưng sau sợ đá xanh dễ bị cậy để nung vôi nên ông đã quyết định xây bằng đá muối và đá ong lấy ở núi IA cách đó khoảng 1,5 km. Ông thuê thợ đánh đá và đục chạm ngay tại chỗ theo quy cách rồi mới chuyển về lăng. Một lần, khi xe chở voi đá, ngựa đá qua cửa đền IA thờ Thánh Hùng Linh Công thì không sao nhúc nhích lên được. Ngọ Công Quế làm lễ tạ và cúng vào Đền IA đôi ngựa đá và đôi voi [2]. Từ đó việc đánh đá xây Lăng mới trôi chảy.

Lăng hình chữ nhật theo hướng Nam với diện tích khoảng trên 1 sào (400 m2), trước khu lăng có ao hình chữ nhật. Bốn mặt khu đất trước kia có tường xây bằng đá ong, nay ba mặt tường phía Bắc - Đông - Tây bằng đá ong đã bị phá huỷ gần hết và xây lại bằng gạch, tường phía Nam bằng đá ong còn tương đối nguyên vẹn và cao 2,15 m (Ảnh 1, 2 và 3).

Cổng dẫn vào lăng xây kiểu vòm cuốn, hai bên nền khung cửa có chạm nổi hai võ sĩ, rìa cổng có hai con chó đá (Ảnh 1).

Trên khu đất trước phần mộ là hai dãy tượng chầu được bố cục đăng đối hai bên đường thần đạo: hai con voi phục (Ảnh 2, Ảnh 3), hai cặp người đứng cạnh ngựa, hai con sấu (Ảnh 4, Ảnh 5). Trước phần mộ là một hương án để tế lễ, cạnh hương án có hai con nghê ngồi chầu và ngẩng cao đầu. Hai bên hương án còn có hai bàn đá dùng để đặt các đồ tế lễ (Ảnh 6 và 12). Sau hướng án và trước cổng vào phần mộ có một bàn đá to thấp, dùng để trải chiếu và đặt đồ lễ trong những ngày tế lễ (Ảnh 7).

Đằng sau hương án là cổng vào phần mộ có mặt bằng 15,1 m x 12,5 m có tường đá bao quanh cao 1,9 m. Trên nền cổng phần mộ chạm hai người đứng hầu, trên cổng khắc chữ "Linh Quang Từ" (Ảnh 7). Trung tâm phần mộ là một tháp đá hình vuông với hai tầng mái, tầng hai có cửa bốn mặt, chóp hình vuông, bốn góc các mái cong như mũi hài (Ảnh 8).

Ở phía bắc phần mộ là nhà bia, cấu trúc kiểu tháp đá bốn mặt giống tháp mộ nhưng nhỏ hơn, 4 mặt có trổ cửa tò vò, mỗi mặt ở phía dưới có hình hai con lân ngồi chầu (Ảnh 9). Bia đá cao 1,25m không kể mái, dài 1m, rộng 0,50m, trên khắc "Linh Quang Từ chỉ bi ký", niên hiệu Chính Hòa thứ 18 (1697) và niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ nhất (1705). Bốn mặt bia khắc chữ Hán nôm, nội dung bia tóm lược công đức của Ngọ tướng công với nước, với quê hương, thời gian xây dựng lăng 1697 và trùng tu lăng vào năm 1714.

Lăng họ Ngọ là một công trình kiến trúc đồ sộ được chạm khắc đá công phu với tài nghệ điêu luyện tinh xảo, là công trình điêu khắc nghệ thuật đá tiêu biểu hạng nhất ở tỉnh Bắc Giang.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 6 2019 lúc 9:26

Đáp án

Viết bài văn thuyết minh. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu thể thơ lục bát: là sản phẩm riêng, sáng tạo của dân tộc ta.

b. Thân bài (9đ)

   - Nguồn gốc hình thành thể thơ lục bát: Chưa xác định được chính xác thời gian xuất hiện, ra đời của thể thơ này. Bùi Kỷ viết: “Phát nguyên bởi ca dao, phương ngôn, ngạn ngữ đời cổ”... Nhưng những câu lục bát có thời điểm sáng tác được ghi nhận xuất hiện sớm nhất, là bài hát Chúc Làng của Lê Ðức Mao (1462-1529). (Theo Thi Văn Việt Nam của Hoàng Xuân Hãn, 1951). Hoàng Xuân Hãn viết: “Bài thơ này Lê Ðức Mao làm khi còn ở Ðông Ngạc, nghĩa là trước năm 1504”

(Dẫn theo tiểu luận về Thể thơ lục bát của Viên Linh). (2đ)

   - Bố cục thể thơ lục bát:

      + Bao gồm từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát) và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn.

      + Thường bắt đầu bằng một câu 6 chữ và kết thúc bằng một câu 8 chữ. (3đ)

   - Đặc điểm của thể thơ lục bát (4đ):

      + Thường gieo nhịp điệu chẵn.

      + Gieo vần: Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát.

      + Luật thanh trong thơ lục bát: Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát. Tiếng thứ 1, 3, 5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật chặt chẽ.

      + Ngôn ngữ kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ đời thường.

      + Ngoài thể lục bát truyền thống như trên, còn có lục bát biến thể (nới lỏng niêm luật, số chữ).

   - Các giai đoạn phát triển của thể thơ lục bát (0.5đ)

   - Giá trị của thể thơ: là sản phẩm riêng sáng tạo độc đáo, thuần túy của dân tộc, làm phong phú kho tàng thơ ca nước nhà. (0.5đ)

(Với các thể thơ khác, HS làm theo gợi ý về dàn ý tương tự)

c. Kết bài (0.5d)

   - Khẳng định lại giá trị của thể thơ với nền thơ ca dân tộc nói chung.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
13 tháng 12 2023 lúc 20:08

a) Chuẩn bị (ví dụ với đề 2) 

- Xác định yêu cầu của đề: thuyết trình về lễ hội Ka-tê (Ninh Thuận). 

- Xem lại văn bản thuyết minh về lễ hội Ka-tê trong phần Thực hành đọc hiểu.

- Tim đọc thêm các tài liệu khác về lễ hội Ka-tê (sách, báo hoặc các bài viết trên trang Thông tin điện tử của Chính phủ; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận,..). Sưu tầm một số tranh, ảnh, video có liên quan.

b) Tìm ý và lập dàn ý 

- Tim ý theo các gợi dẫn sau:

+ Tên địa chỉ văn hoá là gì, ở địa phương / vùng miền nào?

→ Khu di tích đền Hùng, xã Huy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.

+ Mục đích và nội dung chính sẽ trình bày là gì?

→ Ý nghĩa lễ hội, thời gian tổ chức, quá trình diễn ra lễ hội cụ thể theo từng đền 

+ Đặc điểm của địa chỉ văn hoá đỏ thế nào?

→ Quy mô tổ chức, những nét văn hóa đặc sắc của đền Hùng, Phú Thọ.

+ Ý nghĩa của địa chỉ văn hoá đó đối với cuộc sống, con người là sao?

→ Hội đền Hùng hay giỗ tổ Hùng Vương là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng. Người đến hội mang theo lòng ngưỡng mộ sâu đậm về quê cha đất tổ, một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức người Việt Nam cho dù họ sống ở bất cứ phương trời nào.

- Lập dàn ý cho bài thuyết trình:

Mở đầu

Giới thiệu khái quát về lễ hội Ka-tế của người Chăm ở Ninh Thuận và mục đích của bài thuyết trình. Ví dụ: Thông qua việc giới thiệu những nét đặc sắc của lễ hội Ka-tô, mọi người hiểu rõ về văn hoá, tín ngưỡng, đời sống tinh thần của người Chăm ở Ninh Thuận, từ đó, cũng góp phần gin giữ và phát huy những giá trị văn hoả tốt đẹp của dân tộc (mục đích).

Nội dung chính

+ Trình bày cụ thể các đặc điểm của lễ hội Ka-tệ, chẳng hạn: Tên gọi: thời gian, không gian tổ chức; phần lễ phân hội, ... Có thể đan cài các cảm nhận, đánh giá riêng của bản thân theo từng phần,

+ Trình bày ý nghĩa của lễ hội Ka-tế đối với cuộc sống, con người. Ví dụ: Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm thể hiện sự tri ân đối với tổ tiên, các bậc tiền bối đã có công tạo dựng và bảo vệ cuộc sống cho họ. Đây cũng là khoảng thời gian những thành viên trong gia đình vui Tết đoàn viên, đến thăm họ hàng, bè bạn và cùng nhau tận hưởng những giây phút bình an, hạnh phúc.

Kết thúc

Khẳng định lại giá trị văn hoá chủ yếu của lễ hội Katê (giá trị về vật chất, tinh thần) đối với người Chăm nói riêng và với cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung.

c) Thực hành nói và nghe Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 37). 

Quoc Tran Anh Le
13 tháng 12 2023 lúc 20:08

* Bài nói mẫu tham khảo: 

     Truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của con người Việt Nam có từ nghìn xưa trở thành đạo lý và lẽ sống của các dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc nhưng ở đời nào, triều đại nào nhân dân ta đều không hề quên tổ chức lễ hội Đền Hùng. Đây là một lễ hội lớn mang tính quốc gia để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Như vậy phong tục giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành truyền thống văn hoá lâu đời ở nước ta. Đó là ngày hội toàn quốc, toàn dân và trong tâm thức dân gian Việt Nam nó mang tính thiêng liêng cao cả nhất. Vì thế mà lễ hội được tổ chức long trọng hàng năm với nghi thức đại lễ quốc gia, với sự hành hương "trở về cội nguồn dân tộc" của hàng chục vạn người từ khắp các nơi trong nước và kiều bào sống ở nước ngoài.

     Khu di tích đền Hùng là một quần thể kiến trúc đẹp trên núi Nghĩa Lĩnh, tức núi Hùng, thuộc xã Huy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Khởi thủy các ngôi đền này đều được làm bằng đá để thờ các vị thần núi và các vị vua Hùng. Và từ đó đến nay, trải qua mấy nghìn năm lịch sử, qua các triều đại, các ngôi đền đều được nhân dân địa phương trông coi, sửa chữa, tôn tạo hoặc xây dựng để chống lại sự phong hoá của thời gian và do các cuộc chiến tranh tàn phá. Để có được những ngôi đền với diện mạo bề thế khang trang như ngày nay là kỳ tích và công sức của bao thế hệ con cháu duy tu bảo dưỡng. Các di tích này từ lâu đã trở thành một di sản văn hóa quý giá và là bảo tàng lịch sử của dân tộc ta.

     Mỗi công trình kiến trúc của di tích đền Hùng đều hàm chứa nội dung huyền thoại hòa lẫn hiện thực, theo dòng lịch sử chảy trôi, làm cho người đi hội hôm nay như thấy quá khứ và hiện tại quyện vào nhau. Khí thiêng sông núi như tôn thêm cho ngày hội non sông thêm rạng rỡ. Từ cổng tiền lớn (Đai môn) dưới chân núi, bức đại tự phía trên mang dòng chữ "Cao sơn cảnh hàng" (Núi cao đường lớn) vui vẻ chào đón mọi người. Vượt 225 ác xi măng, khách tới đền Hạ, nơi bà Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm con trai. Có lẽ đây là sự tích về nguồn gốc của người Việt Nam được cùng sinh ra một bọc. Vì vậy mà trong ngôn ngữ của ta, dân gian vẫn dùng hai tiếng "đồng bào" (cùng một bọc) cho đến tận ngày nay. Khi Âu Cơ sinh bọc trăm trứng thì Lạc Long Quân dẫn 50 người về xuôi còn Âu Cơ dẫn 49 con lên ngược, để lại người con trưởng làm vua, xưng là Hùng Vương, định đô ở Phong Châu. Vượt 168 bậc nữa là tới đền Trung. Tương truyền nơi đền Trung là chỗ xưa kia các vua Hùng thường họp bàn việc nước với các quan đại thần trong triều. Đây cũng là nơi nghỉ ngơi thoải mái của các vua Hùng cùng các tướng lĩnh sau những cuộc viễn du săn bắn dài ngày. Nơi đền Trung còn liên quan đến sự tích "bánh chưng, bánh dày" và cuộc thi cổ do vua Hùng Vương thứ 6 tổ chức nhằm mục đích tìm người nối ngôi. Lang Liêu là con trai út vì lòng hiếu thảo đã chế ra được hai loại bánh từ gạo nếp thơm là bánh chưng và bánh dày. Lại vượt 102 bậc nữa là tới đền Thượng. Tục truyền rằng ở thời Hùng Vương, các vua Hùng thường cùng các vị tướng soái hay tổ chức tế trời trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, để cầu khấn trời phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân chúng được ấm no hạnh phúc. Cũng tại khu vực đền Thượng, vua Hùng Vương thứ 6 đã lập bàn thờ Thánh Gióng để tưởng niệm người anh hùng làng Phù Đổng. Và sự tích Thục Phán dựng hai cột đá thề, khi được vua Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi cho và hứa tiếp tục sự nghiệp của các vua Hùng. Cạnh đền có ngôi mộ nhỏ, cổ kính được gọi là mộ Tổ. Đây chính là phần mộ của Hùng Vương thứ 6, dân gian dựa vào lời dặn của nhà vua lúc băng hà rằng: "Hãy chôn ta trên núi Cả, để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu muôn đời về sau". Từ đền Thượng, phóng tầm mắt về phía trước, khách chiêm ngưỡng 99 ngọn núi lớn nhỏ, hình bầy voi quỳ hướng về núi Mẹ – Nghĩa Lĩnh – uy nghiêm – riêng một con quay lưng lại, "ăn ở ra lòng riêng tư", đã bị mất đầu mãi mãi phải xa lìa bầy đàn, nguồn cội. Bài học bằng đá cho tới nay vẫn có giá trị nhắc nhở hậu thế về lòng hiếu nghĩa ở đời.

     Trở xuống đền Hạ, chếch về phía Đông Nam là đền Giếng. Tục truyền rằng ở thời Hùng Vương thứ 18, có hai nàng công chúa tên là Tiên Dung và Ngọc Hoa, theo vua cha đi kinh lý qua đây thường hay đến giếng nước trong vắt trốn này để soi gương chải tóc. Cả hai nàng công chúa đều đẹp người, đẹp nết đã có công dạy dân trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm, phát triển buôn bán trao đổi, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho muôn dân trăm họ. Nên để tưởng nhớ ơn hai vị công chúa, nhân dân đã xây dựng ngôi đền Giếng để thờ tự cúng lễ.

     Lễ hội đền Hùng là dịp giỗ tổ thiêng liêng. Bởi vì trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt đều tự hào là dòng giống Lạc Hồng, con Rồng cháu Tiên. Để rồi cứ mỗi độ xuân về người Việt lại nô nức hành hương về đất Tổ để tưởng nhớ công lao to lớn trong sự nghiệp mở nước và dựng nước, khai sáng nền văn minh Lạc Việt và lập nên nước Văn Lang cổ đại.

     Hội đền Hùng kéo dài từ mùng 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch, mà mùng 10 là chính hội. Cũng như mọi lễ hội khác ở đồng bằng Bắc Bộ, ở lễ hội đền Hùng gồm có 2 phần: Phần lễ và phần hội. Phần tế lễ được cử hành rất trọng thể mang tính quốc lễ. Lễ vật dâng cúng là "lễ tam sinh" (1 lợn, 1 dê và 1 bò), bánh chưng, bánh dày và xôi nhiều màu, nhạc khí là trống đồng cổ. Sau khi một hồi trống đồng vang lên, các vị chức sắc vào tế lễ dưới sự điều khiển của chủ lễ. Tiếp theo đến các cụ bô lão của làng xã sở tại quanh đền Hùng vào tế lễ. Sau cùng là nhân dân và du khách hành hương vào tế lễ trong các đền thờ, tưởng niệm các vua Hừng. Sau phần lễ là đến phần hội. Ở lễ hội đền Hùng năm nào cũng tổ chức cuộc thi kiệu của các làng xung quanh. Với sự xuất hiện của các đám rước linh đình mà không khí lễ hội trở nên tưng bừng náo nhiệt hơn. Các cỗ kiệu của các làng phải tập trung trước vài ngày thì mới kịp cuộc thi. Nếu như cỗ kiệu nào đoạt giải nhất của kỳ thi năm nay, thì đến kỳ hội sang năm được thay mặt các cỗ kiệu còn lại, rước lên đền Thượng để triều đình cử hành quốc lễ. Vì vậy, cỗ kiệu nào đoạt giải nhất thì đó là niềm tự hào và vinh dự lớn lao của dân làng ấy. Bởi họ cho rằng, đã được các vua Hùng cùng các vị thần linh phù hộ cho nhiều may mắn, nhân khang, vật thịnh… Tuy nhiên, để có được đám rước các cỗ kiệu đẹp lộng lẫy phải chuẩn bị rất công phu và chu đáo từ trước. Những khó khăn vất vả của dân làng đã thôi thúc họ vượt qua được để đến với cái linh thiêng cao thượng và hướng về Tổ tiên giống nòi. Đó là đời sống tâm linh của dân chúng, được biểu hiện rõ nét qua một hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian cổ truyền mang tính cộng cảm với cộng mệnh sâu sắc. Sinh hoạt văn hóa dân gian này đã thành nhu cầu không thể thiếu được đối với các cộng đồng làng xã cư trú quanh đền Hùng.

     Mỗi một đám rước kiệu có 3 cỗ kiệu đi liền nhau. Được sơn son thiếp vàng, chạm trổ rất tinh xảo. Sự bày biện trang trí trên cỗ kiệu cũng rất khéo léo và đẹp mắt. Cỗ kiệu đi đầu bày hương hoa, đèn nhang, trầu cau, chén nước và bầu rượu. Cỗ kiệu thứ 2 có đặt hương án, bài vị của Thánh, có lọng và quạt với nhiều sắc màu trang hoàng tôn nghiêm. Cỗ thứ 3 rước bánh chưng và bánh dày, 1 cái thủ lợn luộc để nguyên, đi sau 3 cỗ kiệu này là các vị quan chức và bô lão trong làng. Các vị chức sắc thì mặc áo thụng theo kiểu các bá quan triều đình, còn các cụ bô lão cũng mặc áo thụng đỏ, hoặc mặc quần trắng, áo the, đầu đội khăn xếp. Trong hội đền Hùng, nhân ngày giỗ Tổ có tiến hành nghi lễ hát thờ (tục gọi là hát Xoan). Đây là một lễ thức rất quan trọng và độc đáo. Dân gian truyền rằng hát Xoan xưa kia gọi là hát Xuân và điệu múa hát Xoan có từ thời Hùng Vương và được lưu truyền rộng rãi trong dân cư của các làng xã quanh vùng. Điệu múa hát Xoan này được nhiều người ưa thích, đặc biệt là bà Lan Xuân, vợ của vua Lý Thần Tông. Bà đã cảm nhận được âm hưởng dân ca đặc biệt và độc đáo của nó, nên bà đã cho sưu tầm và cải biên thành điệu hát thờ tại một số đền, đình làng thờ các vua Hùng.

     Ở đền Hạ có hát ca trù (gọi là hát nhà tơ, hát ả đào). Đây cũng là loại hát thờ trước cửa đình trong dịp hội làng, do phường hát Do Nghĩa trình diễn. Ngoài sân đền Hạ, ở nơi thoáng đãng có đu tiên. Mỗi bàn đu có hai cô tiên (cô gái Mường trẻ mặc đẹp) ngồi. Đu quay được là do các cô luân phiên lấy chân đạp đất. Đu tiên là trò chơi đẹp mắt, nhịp nhàng của phụ nữ. Xung quanh khu vực dưới chân núi Hùng là các trò diễn và trò chơi dân gian cổ truyền, diễn ra rất sôi động, được nhiều người tham dự như trò chơi ném côn, chơi đu, đầu vật, chọi gà,… Những trò đánh cờ người và tổ tôm điếm được các cụ cao niên tâm đắc. Còn các đám trai gái tụm năm, tụm ba trên các đồi đó trổ tài hát ví, hát trống quân hoặc hát đối đáp giao duyên…Tối đến có tổ chức hát chèo, hát tuồng ở các bãi rộng ngay cửa đền Hạ hoặc đền Giếng… Không khí ngày hội vừa trang nghiêm phấn khởi, vừa hào hứng sôi nổi đã làm rung động tâm khảm trái tim bao người đến dự hội.

     Lễ hội Đền Hùng là phong tục đẹp trong truyền thống của người dân đất Việt. Và từ rất lâu đời trong tâm thức dân gian, vùng đất Tổ đã trở thành "Thánh địa linh thiêng" của cả nước, nơi phát nguyên nguồn gốc dân tộc. Trải qua bao thời đại lịch sử tuy có lúc thịnh, lúc suy nhưng lễ hội đền Hùng vẫn được tổ chức. Điều này đã thể hiện rõ bản lĩnh phi thường và nền văn hiến rực rỡ, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Người dân hành hương về đất Tổ không hề có sự phân biệt tôn giáo, chỉ cần là người Việt Nam thì trong tâm khảm họ đều có quyền tự hào là con cháu muôn đời của vua Hùng. Bởi vậy, hễ ai là người Việt Nam nếu có sẵn tâm thành và lòng ham muốn hành hương về đất Tổ thì tự mình có thể thực hiện ước nguyện chính đáng đó một cách dễ dàng và thuận tiện.

     Hội đền Hùng hay giỗ tổ Hùng Vương là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng. Người đến hội mang theo lòng ngưỡng mộ sâu đậm về quê cha đất tổ, một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức người Việt Nam cho dù họ sống ở bất cứ phương trời nào.

Liên Hồng Phúc
Xem chi tiết
Hoàng Tiến Đạt
7 tháng 3 2016 lúc 19:53

bucqua

Liên Hồng Phúc
7 tháng 3 2016 lúc 19:58

Hoàng Tiến Đạt cái j?

qwerty
7 tháng 3 2016 lúc 20:03

Lợn là loài vật nuôi xuất hiện từ xa xưa trong đời sống của người dân nước ta. Sự tích bánh chưng bánh giầy kể rằng hoàng tử Lang Liêu đã biết dùng gạo nếp, thịt lợn và đậu xanh để làm ra bánh chưng dâng lên vua cha là Hùng Vương thứ mười sáu và cúng Trời Đất cùng các bậc Tiên Vương. Tranh lợn Đông Hồ nổi tiếng của vùng Kinh Bắc cũng góp phần thể hiện nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi của người Việt cổ.

 

Ở Việt Nam có rất nhiều giống lợn. Nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ thường nuôi giống lợn ỉ, toàn thân màu đen, hoặc có khoang trắng, lông thưa, mõm ngắn, lưng võng, bụng sệ, chân nhỏ và thấp. Lợn ỉ sau bảy, tám tháng nuôi, lúc trưởng thành nặng khoảng sáu, bảy mươi kí lô. Mỗi lứa, lợn nái có thể đẻ tới hàng chục con.

 

Lợn ỉ rất dễ nuôi. Chúng thường ăn bèo cái, khoai nước xắt nhỏ nấu chung với tấm cám. Các loại rau ăn sống là rau lang, rau mưống hoặc cây chuối băm nhỏ. Thịt lợn ỉ rất ngon, da mỏng, thịt nạc mềm và ngọt nên được nhiều người ưa chuộng. Các gia đình ở nông thôn mỗi năm nuôi hai lứa lợn, mỗi lứa dăm con, vừa có phân bón ruộng, vừa là nguồn thu nhập đáng kể.

 

Đồng bào các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi Tây Bắc, Việt Bắc hay nuôi lợn Móng Cái, thân nhỏ, mõm dài, lông cứng và nặng chỉ độ dăm chục kí. Lợn Móng Cái có thể nuôi theo kiểu thả rông, không cần chuồng trại và chúng ăn được nhiều loại thức ăn dễ kiếm, do đó thích hợp với kiểu chăn nuôi gia đình tự cung tự cấp.

 

Trong vài chục năm gần đây, quy mô ngành chăn nuôi của nước ta phát triển khá mạnh. Nhiều giống lợn ngoại được nhập và nuôi theo phương thức công nghiệp, trong đó phổ biến nhất là giống lợn Y-oóc-sai của nước Anh. Lợn Y-oóc- sai màu da trắng hồng, lông mượt, đầu nhỏ, tai dựng, thân dài, bụng thon và bốn chân cao, vững chãi. Sau từ năm đến sáu tháng nuôi theo đúng quy cách, (cám hợp chất, tiêm phòng dịch, chế độ chăm sóc đầy đủ, khoa học…) trọng lượng của một con lợn trưởng thành có thể đạt từ một trăm kí lô trở lên. Người tiêu dùng hiện nay ưa chuộng thịt lợn Y-oóc-sai siêu nạc.

thuyết minh về con lợn

Lợn là con vật nuôi quen thuộc mang lại nhiều lợi ích cho con người, Từ thịt lợn, người ta có thể chế biến ra các loại thức ăn ngon và bổ. Trong bữa cơm hằng ngày của mọi gia đình, không thể thiếu thịt lợn. Trong bữa tiệc ngày giỗ, ngày Tết, các món ăn phần lớn cũng được chế biến từ thịt lợn. Đối với người nông dân thì sau con trâu là đầu cơ nghiệp phải kể đến con lợn loài vật nuôi mang lại lợi ích không nhỏ về mặt kinh tế và cũng là loài vật gắn bó với cuộc sống ở nông thôn.

Quỳnh Chi
Xem chi tiết
ngoc minh
Xem chi tiết