Những câu hỏi liên quan
Masu Konoichi
Xem chi tiết
Kiệt ღ ๖ۣۜLý๖ۣۜ
15 tháng 5 2016 lúc 8:20

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

a) Nguyên nhân;

- Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc.

- Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.

b) Diễn biến;

- Mùa xuân năm 40 ( tháng 3 dương lịch ). Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội ), nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu.

- Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.

c) Kết quả:

- Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi. 

Bình luận (3)
Nguyen Thi Mai
15 tháng 5 2016 lúc 8:34

Mình góp ý chút về câu trả lời của bạn Kiệt ღ ๖ۣۜLý๖ۣۜ : Kết quả của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu thất bại

Bình luận (0)
Kiệt ღ ๖ۣۜLý๖ۣۜ
15 tháng 5 2016 lúc 8:49

đầu tiên vẫn thắng lợi mà bạn

Bình luận (0)
nguyễn hoàng dũng
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
28 tháng 11 2016 lúc 14:43

KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG

Nguyên nhân :

+ Do lòng yêu nước và căm thù giặc

+ Do oán hận trước ách đô hộ của nhà Hán

Diễn biến :

Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát , Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ,... Nghĩa quân làm chủ Mê Linh rồi chiếm Cổ Loa , từ Cổ Loa tấn công Luy Lâu trung tâm của chính quyền đô hộ . Bị đánh bất ngờ quân Hán không dám chống cự , bỏ hết của cải , vũ khí , lo chạy thoát thân . Tướng Tô Định sợ hãi , cắt tóc cạo râu , mặc giả thường dân trốn về Trung Quốc .

Kết quả :

Trong vòng chưa đầy 1 tháng cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi

Ý Nghĩa :

+ Sau hơn hai thế kie bị phong kiến Phương Bắc đô hộ ,đây là lần đầu tiên nhân dân ta đã giành được độc lập .

+ Thể hiện tinh thần yêu nước đoàn kết đánh đuổi giặc ngoại xâm .

chúc bn hc tốt!

 

 

Bình luận (2)
Công chúa ánh dương
23 tháng 1 2018 lúc 19:14

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

a) Nguyên nhân;

- Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc.

- Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.

b) Diễn biến;

- Mùa xuân năm 40 ( tháng 3 dương lịch ). Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội ), nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu.

- Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.

c) Kết quả:

- Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.

Bình luận (0)
lê thị minh hồng
3 tháng 4 2018 lúc 12:03

do chính sách áp bức

Bình luận (0)
Yến Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Hoàng Việt
Xem chi tiết
Kieu Diem
25 tháng 3 2021 lúc 15:17

Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:

- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.

- Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.

- Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân.

- Trước thế giặc mạnh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).

=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc.

Ý nghĩa :

Tiêu biểu cho tinh thần yêu nước ,ý chí quyết tâm dành lại quyền độc lập, tự chủ của dân tộc ta

Việc nhân dân ta lập đền thờ đã nói lên :

- Nhân dân ta thương tiếc, kính trọng, ghi nhớ công ơn những người đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước.

- Khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.

Bình luận (0)
Dung Kiều
Xem chi tiết
₷ųʨ∡
18 tháng 3 2022 lúc 9:41

tham khảo :
 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:


Ý nghĩa lịch sử:

- Nền độc lập dân tộc được khôi phục.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. khẳng định ý thức độc lập của dân tộc.

- Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.

 

Bình luận (0)
Xem chi tiết
✎﹏ϯǜทɠ✯廴ěë︵☆
12 tháng 3 2022 lúc 5:52

Tham Khảo Câu a và b

Bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa

Bà Triệu có tên thật là Triệu Thị Trinh, là em gái của Triệu Quốc Đạt – một hào trưởng ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận Cửu Chân (nay là huyện Yên Định, Thanh Hóa). Bà là một người có sức khoẻ, có chí lớn và giàu mưu trí. Bà đã cùng anh trai tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa để mài gươm luyện võ, chuẩn bị cho khởi nghĩa vào năm 19 tuổi.

Cuối thế kỷ II đến đầu thế kỷ III, nước ta nằm dưới quyền thống trị của Sĩ Nhiếp. Vào năm 226, sau khi Sĩ Nhiếp, con là Sĩ Huy chống lại nhà Ngô, nổi binh để giữ quận Giao Chỉ. Nhà Ngô đã sai thứ sử Lữ Đại đem đại binh vượt biển sang để đàn áp Sĩ Huy. Gia đình Sĩ Huy cùng với nhiều tướng bị giết, hàng vạn nhân dân Cửu Chân khởi nghĩa cũng bị tàn sát.

Nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân bị áp bức, bóc lột rất nặng nề dưới ách thống trị của nhà Ngô. Vì vậy, mà người Giao Chỉ, Cửu Chân đã không ngừng nổi dậy để chống lại ách thống trị của nhà Đông Ngô. Trong đó, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là một cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có tác động mạnh mẽ tới dân chúng.

Diễn biến khởi nghĩa bà Triệu (năm 248)

Vào năm 248, cuộc khởi nghĩa do tướng Triệu Quốc Đạt cùng với em gái là Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) lãnh đạo được bùng nổ. Bà Triệu đã làm hịch truyền đi khắp nơi trên đất nước để kể tội nhà Ngô. Và kêu gọi nhân dân đứng dậy để đánh đuổi quân xâm lược.

Bà Triệu cùng với nghĩa quân đã vượt sông Mã xuống vùng Bồ Điền để xây dựng cứ địa. Về quân sự, nơi này có đầy đủ những yếu tố để xây dựng một căn cứ thuận lợi cho cả thế tấn công và phòng thủ. Từ đây, quân đội có thể ngược sông Lèn ra sông Mã, rồi rút lên mạn Quân Yên hoặc tới căn cứ núi Nưa khi cần. Ngoài ra, còn có thể chủ động tấn công ra phía Bắc theo lối Thần Phù để khống chế địch.

 

Nhờ vào địa hình hiểm trở ở Bồ Điền, Bà Triệu đã cùng với anh em họ Lý là Lý Hoằng Công, Lý Mỹ Công và Lý Thành Công chỉ huy nghĩa quân và xây dựng một hệ thống đồn lũy vững chắc. Nghĩa quân ngày một lớn mạnh, khắp hai quận Cửu Chân, Giao Chỉ, nhân dân một lòng hưởng ứng cuộc đấu tranh cứu nước của Bà Triệu.

Những thành ấp của giặc Ngô ở Cửu Chân lần lượt bị hạ. Nghĩa quân đã tấn công quận lỵ Tư Phố, là căn cứ quân sự của nhà Ngô tại Cửu Chân. Thừa thắng, nghĩa quân đã chuyển hướng hoạt động tại vùng đồng bằng sông Mã.

Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã nhanh chóng lan ra Giao Chỉ, vào tận Cửu Đức. Thứ sử Châu Giao bị giết, những quan lại đô hộ ở Châu Giao đã hết sức hoảng sợ. Nhà Ngô thừa nhận năm 248, toàn thể Châu Giao bị náo động.

 

Khi anh trai Triệu Quốc Đạt bị tử trận, Bà Triệu đã trở thành người lãnh đạo nghĩa quân. Nghĩa quân tiếp tục chiến đấu nhiều trận liên tiếp, thế lực của khởi nghĩa ngày càng mạnh, quân số lên tới hàng vạn người.

Trước tình hình này, chính quyền đô hộ cử Lục Dận làm Thứ sử Giao Châu mang theo 8.000 quân tiếp viện để đàn áp cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. Khi đến đất Giao Châu, Thứ sử Lục Dận đã sử dụng tiền bạc để mua chuộc một số thủ lĩnh của các cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ ở địa phương. Hoàng Ngô cùng một số thủ lĩnh và ba ngàn hộ ở Cao Lương đã đầu hàng.

Giao Chỉ được ổn định, Lục Dận dốc toàn bộ lực lượng để tấn công Cửu Chân. Cuộc tấn công được kéo dài hơn hai tháng, nhưng căn cứ Bồ Điền vẫn đứng vững. Điều này đã khiến lực lượng giặc bị tổn thất nặng nề, Lục Dận phải điều thêm binh sĩ để tăng cường bao vây.

Lục Dận tiếp tục tập trung lực lượng tấn công vào các doanh trại của nghĩa quân. Về mặt tổ chức và vũ khí thfi quân Ngô hơn hẳn quân khởi nghĩa Bà Triệu. Khiến cho quân khởi nghĩa dần suy yếu và tan vỡ.

Vào ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn, Bà Triệu và nghĩa quân đã chiến đấu vô cùng dũng cảm để phá vòng vây của địch và rút về núi Tùng. Bà đã quỳ xuống vái trời đất: “Sinh vi tướng, tử vi thần” (Sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm để tự vẫn.Hình ảnh về cuộc khởi nghĩa bà Triệu

Kết quả cuộc khởi nghĩa Bà Triệu Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bị đàn áp dã man.Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền – Hậu Lộc – Thanh Hóa).Giá trị lịch sử và ý nghĩa khởi nghĩa Bà Triệu

Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu có một ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Cuộc khởi nghĩa là mốc son trên chặng đường chống ngoại xâm của dân tộc trong suốt 10 thế kỷ. Không chỉ làm rung chuyển chính quyền đô hộ, mà cuộc khởi nghĩa còn góp phần đánh thức ý chí dân tộc, tạo bước đà cho cuộc khởi nghĩa của Lý Bí sau này.

Đây là một trong những cuộc nổi dậy tiêu biểu, mạnh mẽ và rộng lớn nhất. Cuộc khởi nghĩa này là đỉnh cao của phong trào nhân dân thế kỷ II – III. Cuộc khởi nghĩa nổ ra ngay trong thời kỳ bọn đô hộ có lực lượng hùng mạnh và đang có dã tâm đồng hóa dân ta.

 

Có thể nói, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là sự kết tinh của chặng đường đấu tranh không ngừng nghỉ, mệt mỏi của nhân dân ta. Cuộc khởi nghĩa đã để lại những bài học lịch sử về việc tổ chức lực lượng,

Bình luận (1)
KINGTIGERWOTB
Xem chi tiết
KINGTIGERWOTB
30 tháng 3 2023 lúc 20:41

SOS

Bình luận (0)
Lan Kim
Xem chi tiết
AN NA TRƯƠNG LÊ
Xem chi tiết
phạm khánh linh
9 tháng 3 2021 lúc 21:05

Nguyên nhân: Do chính sách cai trị tàn bạo của nha Đường

Diễn biến:Cuộc k/n bùng nổ ở Hoan Châu, nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan xưng đế ( Mai Hắc Đế), chọn Sa Nam làm căn cứ 

Ông liên kết với nhân dân Giao Châu và Cham-pa, tấn công Tống Bình. Viên đô hộ Quang Sở Khách chạy về Trung Quốc.

Năm 722, nhà Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp. Mai Hắc Đế thua trận.

Ý nghĩa: Thể hiện ý chí, quyết tâm cho nhân dân ta đấu tranh cho độc lập tự do của Tổ quốc

Bình luận (0)
Quang Nhân
9 tháng 3 2021 lúc 21:06

Em tham khảo nhé !

 

Nguyên nhân: Do chính sách thống trị của nhà Đường.

Diễn biến:

- Khoảng cuối những năm 10 của thể kỉ VIII, nhân phải tham gia đoàn người gánh vải (quả) nộp cống, Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy.

- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ. Ông xưng đế, nhân dân gọi là Mai Hắc Đế (vua Đen)

- Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham pa kéo quân sang tấn công thành Tống Bình. Viên đô hộ Giao Châu là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.

- Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp. Mai Hắc Đế thua trận. Quân giặc điên cuồng tàn sát nghĩa quân và nhân dân

* Kết quả: Mai Hắc Đế thua trận.

* Ý nghĩa: Sau khi khởi nghĩa Mai Thúc Loan kết thúc, dù thất bại nhưng đó đã để lại những ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là cuộc khởi nghĩa đã thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do cho dân tộc.

Hơn thế nữa, nó còn cổ vũ tinh thần chiến đấu của nghĩa quân và nhân dân ta trong những cuộc khởi nghĩa ở giai đoạn tiếp theo.

Bình luận (0)
Hquynh
9 tháng 3 2021 lúc 21:06

  *  Nguyên nhân: - Do chính sách bóc lột nặng nề của nhà Đường.
   *Diễn biến:  Năm 722 khởi nghĩa bùng nổ, nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu, nhân dân ái Châu, Diễm Châu hưởng ứng, Mai Thúc Loan xây dựng căn cứ ở Sa Nam ( Nghệ An) và xưng đế gọi là Mai Hắc Đế. Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Chăm Pa tấn công thành Tống Bình và giành thắng lợi. - Giặc: Sau đó nhà Đường cử 10 vạn quân sang đàn áp .                   

* Kết quả: Mai Hắc Đế thua trận

ý nghĩa:Tuy thất bại nhưng thể hiện được cũng thấy được sự bất khuất,không chịu khuất phục trước thế mạnh trước kẻ thù của từng tầng lớp xã hội dân tộc ta. Khởi nghĩa Phùng Hưng: - ý nghĩa:Phản ánh nỗi bất bình của nhân dân ta trước những chính sách tàn bạo của quân xâm lược

Bình luận (0)
Ánh Ngọc
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Ngọc Quỳnh
8 tháng 2 2020 lúc 14:11

*Nguyên nhân:

- Chính sách đô hộ, đồng hóa rất tàn bạo của triều địa nhà Ngô

*Diễn biến:

- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.

- Từ căn cứ Phú Điền, nghĩa quân nhanh chóng đánh chiếm các thành của bọn đỏ hộ ở quận Cửu Chân rồi từ đó đánh rộng ra khắp Giao Châu. Sử nhà Ngô chép: "Năm 248, toàn thể Giao Châu đều chấn động".

- Nhà Ngô cử Lục Dận đem 6000 quân sang đàn áp.

*Kết quả:

- Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.

- Bà Triệu hy sinh trên núi Tùng ( Phú Điền - Hậu Lộc - Thanh Hoá ).

*Ý nghĩa:

- Khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí quyết dành lại độc lập của dân tộc.

=> Yêu nước ngày nay là đem hết tinh thần và nghị lực, sức mạnh và tài năng của từng người, từng tập thể và cả cộng đồng dân tộc để bảo vệ độc lập dân tộc, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển đất nước; vươn lên mạnh mẽ trong sản xuất, kinh doanh theo phương châm "ích nước, lợi nhà”; tăng cường đoàn kết dân tộc thành một khối thống nhất cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh và đoàn kết với nhân dân thế giới trong sư nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong suốt quá trình hội nhập đề vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Tinh thần yêu nước phải nằm vươn tới mục tiêu: dân giàu. nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh mà Đảng ta đã đề ra.

Chép trong vở có mà :v

Bình luận (0)
 

*Nguyên nhân:

- Chính sách đô hộ, đồng hóa rất tàn bạo của triều địa nhà Ngô

*Diễn biến:

- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.

- Từ căn cứ Phú Điền, nghĩa quân nhanh chóng đánh chiếm các thành của bọn đỏ hộ ở quận Cửu Chân rồi từ đó đánh rộng ra khắp Giao Châu. Sử nhà Ngô chép: "Năm 248, toàn thể Giao Châu đều chấn động".

- Nhà Ngô cử Lục Dận đem 6000 quân sang đàn áp.

*Kết quả:

- Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.

- Bà Triệu hy sinh trên núi Tùng ( Phú Điền - Hậu Lộc - Thanh Hoá ).

*Ý nghĩa:

- Khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí quyết dành lại độc lập của dân tộc.

=> Yêu nước ngày nay là đem hết tinh thần và nghị lực, sức mạnh và tài năng của từng người, từng tập thể và cả cộng đồng dân tộc để bảo vệ độc lập dân tộc, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển đất nước; vươn lên mạnh mẽ trong sản xuất, kinh doanh theo phương châm "ích nước, lợi nhà”; tăng cường đoàn kết dân tộc thành một khối thống nhất cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh và đoàn kết với nhân dân thế giới trong sư nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong suốt quá trình hội nhập đề vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Tinh thần yêu nước phải nằm vươn tới mục tiêu: dân giàu. nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh mà Đảng ta đã đề ra.

  
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa