nguyên tử Y có tông số hạt proton , nơtron và electron là 37. biết số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mạng điện dương là 1 hạt. tìm số p,e,n trong nguyên tử Y( giải chi tiết , có bước tính ra đáp án)
Nguyên tử Ycó tổng số các hạt proton, nơtron và electron là 37. Biết Số hạt không mang điện nhiều hơn sốhạt mang điện dương là 1 hạt. Tìm Số hạt p,e và n trong nguyên tử Y?. Thanks
P+E+N=37 => 2P+N=37
N-P=1
=> N =13 , P = E =12
Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Xác định số p,e,n
gọi só hạt proton, electron và notron lần lượt là p,e,n
ta có \(p=e\)
\(=>p+e=2p\)
Theo đề ta có:
\(\left\{{}\begin{matrix}2p+n=52\\n-p=1\end{matrix}\right.\)
\(=>p=17\) và \(n=18\)
=> số hạt proton, electron và notron lần lượt là 17,17,18
Mình cần hướng dẫn chi tiết về dạng bài này
Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử kim loại X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 12. Hai kim loại X, Y lần lượt là ?
Ta có: PX + EX + NX + PY + EY + NY = 142
Mà: P = E (Do nguyên tử trung hòa về điện)
⇒ 2PX + NX + 2PY + NY = 142 (1)
- Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42.
⇒ 2PX + 2PY - NX - NY = 42 ⇒ NX + NY = 2PX + 2PY - 42 (2)
Thay (2) vào (1), ta được: 4PX + 4PY = 184 (*)
- Số hạt mang điện của Y nhiều hơn của X là 12.
⇒ 2PY - 2PX = 12 (**)
Từ (*) và (**) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}P_X=E_X=20\\P_Y=E_Y=26\end{matrix}\right.\)
Tra bảng tuần hoàn được X là Ca, Y là Fe.
. Nguyên tử của một nguyên tố R có cấu tạo bởi 115 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Tìm số hạt proton ,electron, nơtron của nguyên tử R . ( Đáp số : P=35=E, N=45 )
chỉ mình với các bạn
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=115\\p=e\\p+e-n=25\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=e=35\\n=45\end{matrix}\right.\)
Câu 10: Tổng số hạt proton, nơtron, electron có trong một loại nguyên tử của nguyên tố Y là 54, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 1,7 lần. Tìm số p,e,n?
Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong một loại nguyên tử của nguyên tố Y là 54
⇒ p + e + n = 54
do (p = e) \(\Rightarrow\) 2p + n = 54 (1)
Vì tổng số hạt mang điện gấp 1,7 lần số hạt ko mang điện
⇒ p + e = 1,7n
⇔ 2p - 1,7n = 0 (2)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\)p = e = 17 ; n = 20
Một nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt electron, proton và nơtron là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10.
a) Tính số hạt electron, proton và nơtron trong nguyên tử X.
b) Cho biết tên gọi, kí hiệu hoá học và nguyên tử khối của X.
a) Theo đề bài ta có: \(p+n+e=34\) \(\Rightarrow2p+n=34\left(1\right)\)
Ta có: Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10\(\Rightarrow p+e-n=10\Rightarrow2p-n=10\left(2\right)\)
Từ \(\left(1\right),\left(2\right)\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=11\\n=12\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow e=p=11\)
b) Nguyên tử khối của X: \(p+n=11+12=23\left(đvC\right)\)
Vậy X là Natri, kí hiệu là Na
Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 40, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Số electron có trong nguyên tử X là
12.
10.
13.
11.
mọi người cho em đáp án kèm lời giải thích và cách làm ạ
Câu 5: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 115. Trong đó số hạt không mang điện tích nhiều hơn số hạt mang điện tích dương là 10 hạt. Tìm p,e,n, A?
\(\left\{{}\begin{matrix}P+N+E=115\\P=E\\N-P=10\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}2P+N=115\\N-P=10\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}P=E=35\\N=45\end{matrix}\right.\\ \Rightarrow A=P+N=35+45=80\left(đ.v.C\right)\)
Câu 10. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 12. Số proton trong hai nguyên tử X, Y lần lượt là?
Gọi số hạt mang điện trong X và Y là a( a nguyên dương)
Gọi số hạt không mang điện trong X và Y là b( b nguyên dương)
Ta có :
$a + b = 142$ và $a -b = 42$
Suy ra a = 92 ; b = 50
Ta có:
$2p_Y - 2p_X = 12$
$2p_X + 2p_Y = 92$
Suy ra: $p_X = 20 ; p_Y = 26$